Tại sao Trung Quốc coi Canada như một con gà

Errol Mendes | DCVOnline

Canada đang ở giữa gộng kềm của hai siêu cường đang xung đột.

Trump (Hoa Kỳ), Trudeau (Canada) và Xi (Trung Hoa). Nguồn: Windsor Star

Cuộc chiến này đã nhấn nút bắt Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei và con gái của người sáng lập của công ty kỹ thuật không lồ, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Canada, một quốc gia tuyên xưng là “pháp trị”, không có sự lựa nào khác ngoài việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, vì Canada có một hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ.

Những cáo buộc đối với bà Meng Wanzhou là nghiêm trọng: Hoa Kỳ cáo buộc Huawei và bà Mạnh Vãn Chu đã vi phạm các biện pháp cấm vận Iran và tham gia vào các vụ lừa đảo ngân hàng trầm trọng. Trung Quốc xem việc bắt giữ Meng Wanzhou là hành động nhu nhược của Canada làm theo sự chỉ đạo của Hoa Kỳ như là một phần của cuộc chiến thương mại và be bờ đối với Trung Hoa.

Để chứng tỏ họ có thể một lúc đương đầu với Hoa Kỳ và Canada, Trung Hoa đã quay sang dùng một câu tục ngữ cổ: giết gà dọa khỉ (Sát kê hách hầu). Khái niệm này khá đơn giản: Đối diện với một kẻ nổi loạn hoặc bất hợp tác – con khỉ – người ta chỉ cần tra tấn và giết một con gà để cho con khỉ thấy bạn tàn bạo và không đùa như thế nào. Con khỉ sẽ đứng vào hàng.

Ngay bây giờ, Trung Hoa coi Canada là con gà và những hình thức tra tấn là Trung Hoa đang hành hạ và gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Canada bằng cách ngăn chận từ cải dầu, thịt bò đến thịt heo. Trung Hoa cũng đã coi thường một cách tàn nhẫn đối với phẩm giá con người của hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor, đang bị giam giữ trong những điều kiện không kém như đang bị hành hạ, bật đèn sáng 24 giờ mỗi ngày, ít được gặp nhân viên tòa lãnh sự. Trong khi đó, bà Mạnh Vãn Chu, người mà Trung Hoa coi là đang bị bắt làm con tin, được phép ở lại biệt thự riêng ở Vancouver của bà. Ngoài ra, còn hai người Canada đã bị kết án tử hình vì các tội liên quan đến ma túy.

Nếu chiến lược của Trung Hoa là gây áp lực với Canada để yêu cầu Hoa Kỳ rút yêu cầu dẫn độ, thì dường như nó không có hiệu quả. Canada đã tuyên bố rằng nền pháp trị đang bị đe dọa, không chỉ khấu đầu trước một siêu cường đòi hỏi khắt khe. Thật vậy, chính Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là người đầu tiên nêu ra việcc có thể rút lại  yêu cầu dẫn độ nếu nó là một phần của một thỏa thuận thương mại có lợi [cho Mỹ]. Canada rơi vào một vị trí cực kỳ thách thức –  bị kẹt giữa hai siêu cường, và cả hai dường như không phải là nước tuân thủ luật pháp quốc tế.

Canada phải làm thế nào để có thể tránh được số phận của một con gà? Có một số cách để chống lại.

Đầu tiên, Canada nên đưa Trung Hoa ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới. Bằng cách dựng đứng lý do để ngăn chặn hàng xuất cảng của Canada – “sinh vật nguy hiểm” là những gì Trung Hoa dùng để biện minh cho lệnh cấm cải dầu – Trung Hoa đã chứng minh họ không phải là một đối tác thương mại đáng tin cậy.

Thứ hai, các tập đoàn Trung Hoa hoạt động tại Canada (và các quốc gia khác) phải hiểu rằng nếu họ không thể tuân thủ luật pháp và quy trình quốc gia mà không có sự can thiệp của Bắc Kinh (Beijing), thì tương lai của họ sẽ bị hạn chế tại những quốc gia này. Ngoài ra, việc bắt giữ con tin ở Trung Hoa là một cách giúp đỡ các công ty của họ trên thế giới phải bị Canada  lên án gắt gao trên mọi diễn đàn thế giới, nơi Trung Hoa là đối trọng với Hoa Kỳ. Ví dụ như Nhóm G20 mà lãnh đạo sẽ họp vào tuần này tại Nhật Bản, và Liên Hiệp Quốc.

Cuối cùng, Canada nên yêu cầu con khỉ,  Hoa Kỳ, phải có nhiều hành động thực tế hơn. Con gà có thể gây ảnh hưởng hữu hạn với con khỉ để đi đến sự hợp tác này, gồm cả việc đe dọa quyết định cuối cùng của Canada  đối với hiệp định thương mại mới của Bắc Mỹ, Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada.

Cấm thịt xuất cảng của Canada vào Trung Hoa phải là hành động đàn áp sau cùng. Canada phải đanh những quân bài mạnh nhất chống lại Trung Hoa để không bị liệt vào hạng của một con gà mãi mãi.

Giết gà dọa khỉ. Nguồn: OntheNet

Tác giả Errol Mendes là giáo sư luật hiến pháp và quốc tế tại Đại học Ottawa. Ông đã là trưởng một dự án nghiên cứu 15 năm, do Canada tài trợ, với Đại học Bắc Kinh vào những năm 1990 về luật pháp quốc tế và nhân quyền.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Why China sees Canada as a chicken| Bill Powell | The Newsweek | Jun 24, 2019.