Người Nam Hàn lên mạng xã hội bầy tỏ phản ứng trong cuộc tranh chấp thương mại với Nhật Bản

DCVOnline (Tin Bloomberg)

SEOUL | #BoycottJapan đang là khuynh hướng ở Nam Hàn.

Các thương nhân Nam Hàn tham dự một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul vào thứ Sáu để tố cáo các biện pháp kiểm soát xuất cảng Tokyo vừa công bố. Các biểu ngữ ghi “Tẩy chay hàng Nhật” | AP

Tức giận vì Nhật Bản quyết định hạn chế xuất khẩu nguyên liệu sản xuất quan trọng sang đây, người Nam Hàn đã lên Instagram và các mạng xã hội khác để ủng hộ việc tẩy chay các sản phẩm tiêu dùng và du lịch của Nhật Bản.

Hơn 2.400 bài đăng cho mọi người đọc với hashtag #BoycottJapan đã được chia sẻ trên Instagram kể từ khi Nhật Bản áp dung những biện pháp hạn chế xuất cảng hôm thứ Năm, với một số hình ảnh dùng biểu tượng mặt trời mọc màu đỏ của Nhật Bản như mẫu tự “O” trong chữ “NO”.

“KHÔNG, Tẩy chay Nhật Bản: Đừng đi, đừng mua.”

Mặc dù mức ủng hộ cho bất kỳ sự tẩy chay nào cho đến nay vẫn còn hạn chế, cuộc vận động trên mạng xã hội làm nổi bật nguy cơ chiến tranh kinh tế mở giữa hai đồng minh của Hoa Kỳ. Tuần trước, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe, đã tuyên bố hạn chế bán cho Nam Hàn các vật liệu cần thiết để sản xuất các thành phần quan trọng trong sản xuất phụ phẩm kỹ thuật cao. Nam Hàn là thị trường xuất cảng lớn thứ ba của Nhật Bản, trị giá 5,79 nghìn tỷ ¥ (53,5 tỷ USD) trong thương mại năm ngoái.

Vụ xung đột thương mại mới nhất trong nhiều chục năm vì không bằng lòng với cuộc xâm lăng của Nhật Bản trong quá khứ đã xảy ra khi tòa án Nam Hàn tịch thu tài sản thuộc về các công ty Nhật Bản bị buộc phải chịu trách nhiệm về những trường hợp mà Nam Hàn cho cưỡng bức lao động trong thời kỳ thuộc địa 1910-1945. Mặc dù Abe đã phủ nhận rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu là để trả đũa, nhưng cuộc xung đột đã làm dấy lên tình cảm dân tộc ở cả hai nước.

Trong những ngày gần đây, người dùng internet Nam Hàn đã chia sẻ những vụ hủy chuyến bay đến Tokyo, Osaka và các điểm du lịch nổi tiếng khác ở Nhật Bản. Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, tương đương 584,2 tỷ vào năm 2018, người Nam Hàn chiếm 13% số tiển chi tiêu của khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản.

Dân cư mạng Nam Hàn cũng phân phối danh sách các sản phẩm của Nam Hàn để thay thế hàng hóa Nhật Bản. Người Nam Hàn đang được khuyến khích mua sắm tại SPAO, Samsung C&T Corp, 8 Seconds hoặc Top 10, thay vì Công ty bán lẻ nhanh (Fast Retailing Co.), Uniqlo. Họ cũng khuyến khích mọi người nên mua mỹ phẩm của Able C&C Co. Thay vì các mặt hàng của Shiseido Co., cũng như mua bia Hite Jinro Co., thay vi mua bia của Asahi Group Holdings Ltd.

Công ty Fast Retailing có khoảng 6,7 phần trăm doanh thu từ Nam Hàn, trong khi một liên doanh của Nam Hàn giữa Asahi và Lotte Chilsung Beverage Co. chỉ được ít hơn 1 phần trăm doanh thu của họ ở đó, theo dữ liệu do Bloomberg thu thập được.

Kei Sakurai, người phát ngôn của Asahi cho biết, “Chúng tôi đang chú ý đến bất kỳ cuộc tẩy chay nào.”

Je Hyun-jung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Hợp tác Thương mại tại Hiệp hội Thương mại Quốc tế Nam Hàn, cho biết, trong khi đó, không có lệnh cấm nào ảnh hưởng đến hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, nhưn sự bất ổn có thể phá vỡ chuỗi cung ứng và tăng chi phí kinh doanh. Jr nói,

“Đây là điều cần được giải quyết về mặt chính trị, để không có tác động gây hại cho kỹ nghệ.”

Je Hyun-jung

Trong khi đó, một hiệp hội chung cho các cửa hàng nhỏ của Nam Hàn tuyên bố tham gia vào cuộc tẩy chay.

Liên minh Siêu thị Nam Hàn, một tổ chức đại diện cho hơn 23.000 cửa hàng, cho biết họ sẽ tạm thời ngừng bán các sản phẩm của Nhật Bản, gồm có bia của Asahi và Kirin Holdings Co., và thuố lá Mild Seven của Japan Tobacco Inc. Chủ tịch Liên minh Siêu thị Nam Hàn Lim Won-bae nói trong một tuyên bố,

“Chúng tôi sẽ chiến đấu với thái độ của Nhật Bản đối với lịch sử thời chiến và các biện pháp trả đũa của họ.”

Je Hyun-jung

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Boycott Japan: South Koreans take to social media in reaction to trade spat | Bloomberg | Jul 9, 2019.