CIA Colby: JFK lật đổ ông Diệm là lỗi lầm chiến tranh tệ nhất

Nguyên Nghĩa

“Tôi cho sai lầm tệ nhất trong chiến tranh Việt Nam là việc lật đổ (Tổng thống Việt Nam Ngô Đình) Diệm do Mỹ bảo trợ khởi đầu từ sau “cuộc bạo loạn ở Huế (của Phật tử vào tháng 5 năm 1963).”

William Colby
Tổng thống Kennedy (t). Tổng thống Ngô Đình Diệm (p)

CIA Colby: Dumping Of Diem By JFK Worst War Error

“The Hue riot (by Buddhists in May 1963) led to what I consider the worst mistake of the Vietnam war: the American-sponsored overthrow of (South Vietnamese President Ngo Dinh) Diem.”

William Colby
Tin UPI/CIA Operation Center

Vào ngày 15 tháng 12 năm  2016, Thư Viện CIA đã phổ biến bản văn của UPI với tiêu đề: CIA Colby: JFK lật đổ Diệm là lỗi lầm chiến tranh tồi tệ nhất – CIA Colby: Dumping Of Diem By JFK Worst War Error. […]

Diệm bị lật đổ và bị giết trong cuộc đảo chính bởi các tướng lĩnh miền Nam. Colby nói:

‘Câu chuyện về cuộc đảo chính đã được nói đến và không cần phải nhắc lại ở đây. Tuy nhiên, cuộc đảo chánh rõ ràng là có liên quan đến người Mỹ  và quyết định được đưa ra xuất phát bởi  Nhà Trắng, chứ không phải bởi cơ quan CIA’. 

William Colby

Kennedy lúc đó là Tổng thống.

Colby đã  lãnh đạo CIA tại Việt Nam trong nhiều năm, trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc, ông ta (Colby) nói Diệm là người có khả năng chính trị để đánh bại Cộng sản chứ không phải  các tướng đã giết ông ta. Colby cho biết Nhà Trắng không hài lòng về điều này.[1]

Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc Giám đốc cơ quan CIA đã lên tiếng rằng

Diệm là người có khả năng chính trị để đánh bại Cộng sản chứ không phải  các tướng đã giết ông ta.

Diem and not the generals who killed him had the political ability to defeat the Communists.

William Colby

Phần trình bày sau tóm lược trích đoạn từ các văn kiện được giải mật và phổ biến bởi Bộ Ngoại Giao, bởi Thư Viện CIA và bởi hồ sơ Pentagon Papers lưu trữ tại Văn Khố quốc gia về chiến tranh Việt Nam, nhất là kế sách chống Cộng của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.

Bài viết trước, theo TS Kissinger:

Chúng tôi đã sẵn sàng ấn định ngày rút toàn bộ lực lượng của chúng tôi ra khỏi Việt Nam và Đông Dương như ông (Chu Ân Lai) đã đề nghị trước đây.[…] để lại tương lai cho người dân Đông Dương tự định đoạt.[2]

Henry Kissinger

Sự kiện trên đã chứng tỏ rằng điều mà TT Diệm lo lắng trước đó (1961) đã trở thành sự thật .

“… sợ rằng nếu tình hình xấu đi Mỹ có thể bỏ rơi Việt Nam. Nếu không có cam kết chính thức về mặt quân sự, họ có thể rút quân đi bất cứ lúc nào và do đó sự cam kết chính thức (về quân sự) thậm chí cũng rất quan trọng về mặt tâm lý.”[3].

Tổng thống Ngô Đình Diệm

Đoạn văn trên được trích từ tài liệu của Bộ Ngoại giao phổ biến mấy năm gần đây, ghi lại  chi tiết hơn là đoạn văn tại Văn Khố Quốc Gia (National Archives – Pentagon Papers – công bố năm 2011).

“Vào ngày 18, (Oct., 1961) Diệm nói rằng ông không muốn quân đội của Hoa Kỳ chiến đấu cho bất kỳ nhiệm vụ nào (trên lãnh thổ Việt Nam). Ông nhắc lại yêu cầu về một hiệp ước quốc phòng song phương, viện trợ nhiều hơn cho QLVNCH các thiết bị hỗ trợ chiến tranh.”[4]

Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao, Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State – Saigon, October 1, 1961,

“Trong cuộc thảo luận dài với Đô đốc Feel, Tướng McGarr và tôi tối hôm qua, Tổng thống Diệm đã đưa ra câu hỏi. Ông yêu cầu về một hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ.[…] Mục đích của điện văn này là mong nhận được phản ứng sơ bộ cấp thời từ Washington về yêu cầu của Diệm (mà ông ta mô tả  giống như hiệp ước song phương giữa Mỹ và Đài Loan).”[…][5]

Theo Foreign Relations of the United States, 1961–1963, Volume I, Vietnam, 1961- (174) Telegram From the Embassy in Vietnam to the Dept.of State- Saigon, Oct.18, 1961,

“Ngày 18 tháng 10 (1961) Tướng Taylor, Rostow và Cottrell yêu cầu Diệm cùng thảo luận với các quan chức Mỹ địa phương. Taylor mở đầu bằng cách giải thích lý do về nhiệm vụ của mình, vì quan tâm đến tất cả các hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực trong thẩm quyền rồi đưa khuyến nghị lên cho Tổng thống Kennedy, là người sẽ đưa ra quyết định.

Đáp lại yêu cầu của Taylor về tình hình ở Việt Nam, Diệm đã nêu ra những lãnh vực cần được phát triển. Điểm chính yếu là thiếu quân số trong quân đội Việt Nam. Ông nhấn mạnh, ngoài lực lượng vũ trang không đủ, còn cần được trang bị và huấn luyện lực lượng nhân dân tự vệ để bảo vệ các thôn ấp hầu ngăn chặn nguồn tiếp tế Việt Cộng tại nông thôn.[…]

Rostow đã hỏi liệu các khía cạnh chính trị bên trong và bên ngoài có thể được giúp đỡ hay không nếu nó được thể hiện rõ ràng với thế giới rằng đây là vấn đề quốc tế. Diệm không đưa ra bình luận trực tiếp về vấn đề này. Ông đưa ra hai khía cạnh chính của vấn đề:

(1) Người Việt Nam sợ rằng nếu tình hình xấu đi Mỹ có thể bỏ rơi Việt Nam. Nếu không có sự cam kết chính thức về mặt quân sự, họ có thể rút quân đi bất cứ lúc nào và do đó sự cam kết chính thức (về quân sự) thậm chí cũng rất  quan trọng về mặt  tâm lý.”

(2) Kế hoạch dự phòng nên được chuẩn bị… Mặc dù hiện tại Diệm vẫn chưa nói rõ ràng, dường như ông nói rằng ông muốn hiệp ước phòng thủ song phương […][6]

Theo “Foreign Relations of the United States, 1961–1963, Volume I, Vietnam, 1961 – Talk with Nhu, 19 October (1961)”.

“Ngô Đình Nhu mời tôi đến gặp ông ta vào sáng ngày 19/10 (1961). Tôi đã gặp Nhu trong văn phòng của ông ta  ở Dinh Độc Lập. Nội dung ý kiến của Nhu, như sau […]

Điểm yếu lớn nhất của Hoa Kỳ là thiếu vận động về tâm lý trên thế giới. Dường như không có sự thống nhất hoặc hành động về chủ đề này. Điều quan trọng là làm cho mọi người biết đến Hoa Kỳ đang muốn gì. Ví dụ, trong chuyến thăm Ma-rốc vào mùa hè này, tôi đã thấy sự thiếu sót gần như hoàn toàn về hoạt động tuyên truyền của Hoa Kỳ. Các nhà báo ở Rabat hỏi về cuộc họp của những người trung lập ở Belgrade. Sau khi đưa ra cho họ một số ý kiến thẳng thắn về những người trung lập, các nhà báo nhận xét: ‘Bạn đã cho chúng tôi thấy phía bên kia của mặt trăng’.

Thế giới tự do, bao gồm cả Chính phủ Việt Nam, đang hoạt động chống lại chủ nghĩa Cộng sản theo kiểu hành chính. Cách làm việc này không tạo ra một phong trào bình nghị. Không có phong trào bình nghị, không thể có hành động nhanh chóng. Chính phủ Việt Nam không có khả năng tạo ra một phong trào lớn, mặc dù nó đang phải làm nhiều việc.

Cách phương Tây tuyên truyền chống Cộng sản không thể tồn tại. Báo chí phương Tây thường tấn công phương Tây và đẩy phương Tây đến chỗ sai lầm. Đó là lý do tại sao mọi người ở đây đang chờ Đại tướng Taylor đi thăm, để tạo ra một cú sốc tâm lý cả ở miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam. Chuyến thăm rất quan trọng từ quan điểm tâm lý.

Dư luận Việt Nam cho rằng nhiệm vụ của Tướng Taylor có sức mạnh quyết định, đó là điều mà tôi nhận ra là không đúng. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng nên có một  quyết định gì đó trong thông cáo.  Có lẽ bản tuyên bố có thể đặt ở dạng câu nói: Một cái gì đó cần làm ở Việt Nam, nhưng tôi không nói ngay bây giờ.[…]

Điểm mấu chốt trong học thuyết Cộng sản là niềm tin vào chiến thắng cuối cùng. Đó là điều cần thiết. Bạn không có thể tìm thấy điều này trong Thế giới Tự do. Mọi người dường như lo lắng trước viễn cảnh về sự chiến thắng của Cộng sản. Từ năm 1945, Thế giới Tự do đã nghĩ rằng họ có thể đánh bại Cộng sản bằng các giải pháp chiến lược. Chúng tôi muốn chiến đấu với Cộng sản đến khi chiến thắng. Điều này đúng như chúng tôi đã nói, ‘Để thắng cuộc chiến này, bạn cần phải chiến thắng’. Nhiều người nghĩ rằng điều này là dễ dàng và đây là quan điểm của phương Tây.[…]

Cộng sản ở miền Nam Việt Nam đang tiến hành chiến tranh một cách tàn bạo. Họ phụ thuộc rất nhiều vào việc khủng bố. Họ đang áp dụng học thuyết quân sự, chứ không phải học thuyết Mao Trạch Đông. Học thuyết Cộng sản hiện nay ở miền Nam Việt Nam dường như là: các chiến thắng chiến thuật sẽ tạo nên tình huống thuận lợi về chiến lược. Các hoạt động chiến thuật không phải là chính trị, nhưng dẫn đến hy vọng chiến thắng. Điều này khiến dân số mất cân bằng, không có đủ thời gian để tự tổ chức phòng thủ.

Có nhiều sự thiếu thống nhất trong lực lượng Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Một số cán bộ Cộng sản không đồng ý với chính sách khủng bố của Hà Nội. Nhưng, họ không thể thoát  ra được. Họ quá tin vào Chủ nghĩa Cộng sản. Đây là những người hầu hết đã tham gia cuộc chiến tranh 1945-1954. Trong cuộc chiến đó, họ được dân chúng yêu mến. Bây giờ, do chiến dịch khủng bố, họ sợ hãi và ghét bỏ. Nhiều tù nhân, và những người Cộng sản đào thoát, đã nói về điều này. Người Việt Nam chúng tôi không áp dụng cùng một học thuyết về các chiến thắng chiến thuật. Chúng tôi đang chuẩn bị những trận chiến quyết định.[…][7]

Về nội dung bản văn phổ biến trên Thư viện CIA, còn ghi lại đoạn văn của ông Colby như sau:

“Những gì tôi cho là sai lầm tồi tệ nhất trong  chiến tranh Việt Nam: Đó là việc lật đổ (Tổng thống Việt Nam Ngô Đình) Diệm do Mỹ bảo trợ khởi đầu từ sau “ cuộc bạo loạn ở Huế (của Phật tử vào tháng 5 năm 1963)”

“ The Hue riot (by Buddhists in May 1963) led to what I consider the worst mistake of the Vietnam war: the American-sponsored overthrow of (South Vietnamese President Ngo Dinh) Diem.” [8]

William Colby, ‘Honorable Men’

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Bài của tác giả. DCVOnline biên tập và minh họa

[1] CIA library – UPI – 09 May 1978 -Doc. Creation Date: Dec. 15, 2016-COLBY: DUMPING OF DIEM BY JFK WORST WAR ERROR  -Doc. Creation Date: Dec.15, 2016-Doc. Release Date: July 1, 2004. URL:cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP81M00980R002000100063-0.pdf
[2] Nguyên Nghĩa, “Đột kích Sơn Tây vì mục đích chính trị hay mục đích chiến lược?” DCVOnline 15.09.2019.
[3] FRUS, 1961–1963, Volume I, Vietnam, 1961 – 142. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State – Saigon, October 1, 1961, 10 a.m. URL: https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v01/d142
[4] National Archives -Pentagon Papers- công bố năm 2011 ” The Kennedy Counterinsurgency  Program ­  Pentagon  Papers  ­  p.IV.B.1 “The Kennedy Counterinsurgency  Program ­  Pentagon  Papers  ­  p.IV.B.1 trang 15/197). URL: https://nara-media-001.s3.amazonaws.com/arcmedia/research/pentagon-papers/Pentagon-Papers-Part-IV-B-1.pdf
[5] FRUS, 1961–1963, Volume I, Vietnam, 1961 – 142, Ibid.
[6] FRUS, 1961–1963, Volume I, Vietnam, 1961 – 142, Ibid.
[7] Foreign Relations of the United States, 1961–1963, Volume I, Vietnam, 1961 –182. Memorandum From the Secretary of Defense’s Deputy Assistant […] Saigon, Oct. 21, 1961. URL: https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v01/d182
[8] CIA library – UPI – 09 May 1978, Ibid.