Đế Quốc Mặt Trời Đỏ

Xia, Ming | Hồ Như Ý dịch

Khi tôi thoát khỏi chủ nghĩa ngu muội, dưới sự dẫn dắt bởi ánh nắng của mặt trời chân lý, tôi biết rằng, “Mặt trời đỏ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ bất quá là một bóng ma được phản chiếu ở trên vách đá trong hang động tăm tối từ một đám những kẻ tà ác mà thôi.

Về dịch giả: Hồ Như Ý từng du học tại Trung Hoa, hiện đang làm việc tại Malaysia, thông thạo Anh, Hoa ngữ. Sách đã dịch:

  • Ngọn lửa hoang dã, tác giả: Long Ứng Đài
  • Siêu cường chết chìm: Lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc , tác giả Lưu Hiểu Ba 

Cuộc chia chác cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hongtaiyang DiGuo)

Đế Quốc Mặt Trời Đỏ. Hồ Như Ý/ Nxb: Đồng Dao

Lời kết: Đi tìm ánh nắng trong tăm tối

   2015.02 

Trung Quốc trong thế kỷ 21 không chỉ làm cho cả thế giới đau lòng khi đối mặt với chúng ta là một nhà nước đảng trị tà ác. Càng làm cho người ta đau lòng hơn là, tuyệt đại đa số người Trung Quốc không ý thức được sự tà ác của quốc gia đơn đảng này, không biết được rằng nhà nước đơn đảng này không đáng để người dân tôn trọng và phục tùng nó. Điều đáng lo ngại nhất là hàng nghìn hàng vạn người Trung Quốc không những không tỏ ra khinh bỉ đối với một chính quyền như vậy, hoặc là họ tồn tại qua ngày, kéo dài hơi tàn, hoặc là bán thân cầu vinh, đồng lõa với cái ác, ngược lại họ nhắm mắt lại trước một số ít người có lương tri, có dũng khí, có tinh thần trách nhiệm, họ nhắm mắt làm ngơ trước trước những nhân sĩ trí thức đang vì bản thân cũng như vì dân tộc Trung Hoa mà cõng trên lưng chiếc thánh giá để rồi gánh lấy kiếp nạn, thậm chí còn hôi của nhân lúc cháy nhà, đeo bám vào chính quyền trợ Trụ làm ngược, khiến cho chính không thể thắng tà. Giống như những gì nhà tư tưởng người Anh Edmund Burke[①] đã nói: “Điều kiện cần thiết để tà ác chiến thắng chính là người tốt không làm gì cả.”

Định nghĩa tà ác và những phương thức biểu hiện

Cái gì là tà ác? Terry Eagleton trong cuốn “Bàn về tà ác – On Evil” (trang 2,3) đã nói, “Bản thân việc gọi một hành vi tà ác chính là mang ý nghĩa không thể thuyết phục bằng lời lẽ. Tà ác là không thể dùng ngôn ngữ biểu đạt. Nó chính là một sự tồn tại, giống như thân thể quấn quanh mình một con mãng xà tiến vào trong một toa tàu đông đúc. Không tồn tại bất kỳ cảnh sắc, sân khấu nào có thể giải thích nó một cách rõ ràng.” Ông ta nói tiếp, “Càng khiến cho người ta bất chấp lý lẽ, chính là càng tà ác. Ngoại trừ bản thân, tà ác không có liên quan tới bất kỳ thứ gì (ví như nguyên nhân). Trên thực tế, từ này đã trở thành một từ đa nghĩa, ‘không hề có lý do nào” là một trong số đó.” John Kekes trong trang 2 của cuốn sách “Căn nguyên của tà ác – The Roots of Evil” đã định nghĩa tà ác: “Sự tà ác của một sự việc được cấu thành từ ba phần: Ác ý của người gây ra tội ác, hành vi của họ tạo thành hậu quả nghiêm trọng, sự tổn thương mang tính cực đoan, bất kỳ lý do nào biện hộ các hành vi của họ đều không được chấp nhận.” Một số hành vi là tà ác, không chỉ là bởi vì chúng là những việc xáu, mà là bởi vì “chúng đe dọa tới tình trạng căn bản của cuộc sống văn minh.”

Như chúng ta biết, những người có tâm trí bình thường trên toàn thế giới đều sẽ đồng ý rằng, nạn diệt chủng của Adolf Hitler thực hiện đối với người Do Thái và những dân tộc mà ông ta gọi là “dân tộc thấp hèn” khác, đem người Do Thái bỏ vào lò hơi ngạt, dẫn tới cái chết của 6 triệu người Do Thái là hành động tà ác. Nhưng mà, có rất nhiều người Trung Quốc không cho rằng Mao Trạch Đông trong tình huống không có kẻ thù từ bên ngoài, lại cũng không có thiên tai nghiêm trọng ở trong nước đã giết hại hơn 30 triệu người trong 3 năm diễn ra nạn đói lớn là một hành động tà ác. Càng có nhiều người Trung Quốc cũng không cho rằng “Tam phản ngũ phản”, “Phản hữu”, 10 năm diễn ra “Cách Mạng Văn Hóa” cộng thêm nạn đói lớn đã tạo thành cái chết của 100 triệu người Trung Quốc là một sự tà ác. Nhưng tôi muốn nói là, tát cả những điều này, cộng thêm thảm sát năm 1989, sự bức hại Pháp Luân Công kể từ năm 1999, mổ cướp lấy nội tạng từ những người sống, kế hoạch hóa sinh đẻ thực thi trong 30 năm qua cũng như biện pháp triệt sản cưỡng ép, kế hoạch ngăn chặn di dân vân vân tất cả đều là tội ác.

Đối với những kẻ tà ác như Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông mà nói, người ta không quá quan tâm đến những con số. Cho nên, hàng nghìn hàng vạn người, hàng triệu người, thậm chí là trăm triệu người đều là biến mất trong loại “trừu tượng” này. Vô số “người tốt” trong “trừu tượng” cũng quên đi những tội ác được tạo ra bởi những kẻ tà ác kể trên. Bởi vậy, chúng ta cần thiết phải đem “những con số thống kê trừu tượng” trả lại nguyên gốc thành những sinh mạng trong cuộc sống. Một loạt tác phẩm như cuốn “Những nạn nhân trong Cách Mạng Văn Hóa” của Vương Hữu Cầm, “Lao Cải” của Ngô Hoàng Đạt, “Mộ Bia” của Dương Kế Thằng, “Sự thật đằng sau hành động thanh tẩy tanh máu ở Thiên An Môn” của Ngô Nhân Hoa, “Ghi chép về án oan ở Trung Quốc” của Liêu Diệc Vũ, “Sát Kiếp” của Tsering Woeser, “Khi con chim sắt bay lượn trên bầu trời” của Lý Giang Lâm đang không ngừng công việc tái hiện lịch sử, từ chối sự lãng quên. Lịch sử máu tanh của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thứ lịch sử tràn ngập tà ác, tràn ngập những kẻ thủ ác nắm giữ quyền lực.

Chu Ân Lai – nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một thời gian dài với quyền lực chỉ đứng sau Mao Trạch Đông có một người con gái nuôi tên là Tôn Duy Thế. Cô lớn lên ở Diên An, là sinh viên du học ở Moscow, cô đã trở thành một nghệ sĩ xinh đẹp, có danh xưng là “Công chúa đỏ”. Về sau, khi cô tháp tùng Mao Trạch Đông thăm Liên Xô với tư cách là phiên dịch đã bị Mao Trạch Đông cưỡng hiếp trên đoàn tàu hỏa dành riêng cho ông ta. Cha nuôi của cô Chu Ân Lai muốn cô không được tiết lộ về sự việc, sau đó nhanh chóng đem cô gả cho người khác. Về sau, lấy cớ cô có ngôn luận phản đối lãnh tụ vĩ đại, cô bị bắt giữ, hơn nữa chính Chu Ân Lai đích thân ký tên lên lệnh bắt giữ. Tôn Duy Thế có khả năng bị xử tử, cũng có khả năng bị bức hại đến chết. Nói tóm lại, sau khi cô chết, còng tay và cùm chân cũng không được gỡ bỏ. Vào lúc đó, cô đang ở giai đoạn hoàng kim của cuộc đời, chỉ có 46 tuổi. Đây chính là tà ác. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều là những kẻ tàn ác.

Thượng Quan Vân Chu là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Bến Thượng Hải trong thời kỳ Dân Quốc. Sau khi Mao Trạch Đông cướp chính quyền và thành lập chính quyền, ông ta thường tới Thượng Hải nghỉ mát, biến Thượng Quan Vân Chu trở thành tình nhân của mình. Sau đó vào thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, Giang Thanh làm lớn chuyện, Thượng Quan Vân Chu bị đánh thành “mật vụ”, chịu đủ mọi giày vò nhục nhã, bà còn bị giày vò bởi bệnh ung thư vú, vào thời điểm năm 1968 khi Cách Mạng Văn Hóa lên tới cao trào, trong cơn tuyệt vọng đã nhảy lầu tự sát, vào thời điểm đó Thượng Quan Vân Chu mới chỉ 48 tuổi. Đây chính là tà ác, cả Mao Trạch Đông và Giang Thanh đều là ác nhân.

Nghệ sĩ bộ môn kịch Hoàng Mai Hí nổi tiếng Nghiêm Phụng Anh, người đã đưa tác phẩm “Thiên Tiên Phối” đến với công chúng toàn Trung Quốc, trong thời kỳ đầu ngay sau khi Mao Trạch Đông phát động Cách Mạng Văn Hóa đã bị bức hại. Tội danh là “nhân vật có trong danh sách đen”, “đại diện cho phong kiến, tư bản, phe xét lại”. Năm 1968, sau khi Nghiêm Phụng Anh bị bức hại đến chết khi mới 38 tuổi, đại diện quân đội Lưu Vạn Tuyền hạ lệnh mổ xác giải phẫu tử thi. Dùng lưỡi rìu mổ xẻ từ cuống họng trở xuống, mổ từ cuống rốn đến khung xương chậu, nói là muốn “tìm kiếm máy phát điện báo giấu trong cơ thể”. Lưu Vạn Tuyền nói một cách vô sỉ không biết xấu hổ: “Nghiêm Phụng Anh, tôi không xem qua kịch của cô diễn, cũng chưa xem phim của cô đóng, hôm nay tôi nhìn thấy nguyên hình của cô rồi.” Đây chính là tà ác. Mao Trạch Đông cùng với nanh vuốt của ông ta Lưu Vạn Tuyền đều là ác nhân.

Trương Chí Tân, một nữ cán bộ của tỉnh ủy Liêu Ninh vào năm thứ hai sau khi bắt đầu Cách Mạng Văn Hóa đã bị hạ phóng biệt phái xuống trường đào tạo cơ sở, bởi vì phản đối Cách Mạng Văn Hóa nên bị đánh thành phần tử phản cách mạng. Trong nhà tù, cô bị đánh đập, tóc trên đầu bị nhổ sạch, quan chức chính phủ nhiều lần gửi những nam phạm nhân tiến hành nhiều lần cưỡng hiếp, cưỡng dâm tập thể. Trước khi tiến hành xử tư cô, cô đã phải chịu hình phạt “ngồi phòng giam nhỏ” trong nhiều ngày liên tiếp (phòng giam nhỏ tới mức chỉ có thể ngồi, không nằm được), hơn nữa lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh khi đó là cháu trai của Mao Trạch Đông – Mao Viễn Tân hạ lệnh cắt cổ họng. Vào thời điểm đó cô đã bị bức hại tới mức thần kinh không được bình thường, ngồi ở trong đống phân và nước tiểu, dùng bánh màn thầu chấm thấm cả máu kinh nguyệt và ăn. Khi chết mới chỉ 45 tuổi. Đây chính là tà ác. Mao Trạch Đông, Mao Viễn Tân và những kẻ đồng lõa đều là ác nhân.

Nếu chúng ta tiếp tục liệt kê, dịch giả nổi tiếng Phó Lôi cùng vợ là Chu Mai Phức, chỉ huy giàn nhạc giao hưởng Thượng Hải Lục Hồng Ân, giáo sư lịch sử Đại học Phục Đán Vương Tạo Thạch vân vân … tất cả họ hoặc là bị ép phải tự sát, hoặc bị hành quyết, hoặc bị đánh chết, tất cả đều là vật hy sinh của tà ác. Bước vào thế kỷ 21, xã hội văn minh đã xác định đem quyền con người xem là giá trị phổ quát hơn nữa đưa “tội ác chống lại loài người” phổ cập đưa vào trong bộ luật của các quốc gia. Căn cứ vào nhiều văn kiện của Liên Hiệp Quốc, Tòa án Công lý Quốc tế[②] và Tòa án Hình sự Quốc tế[③], những hành vi mang tính hệ thống và trên quy mô lớn nhằm gây tổn thương cho dân thường dưới đây được xem là “tội ác chống lại loài người”: mưu sát, diệt chủng, cướp ép nô dịch, hồi hương và di dời hàng loạt nhân khẩu, giam giữ và vi phạm các công ước quốc tế khi tước đoạt quyền tự do nhân thân, dùng nhục hình, cưỡng hiêp, nô lệ tình dục, cưỡng ép bán dâm, cưỡng ép mang thai, cưỡng ép triệt sản, cùng sử dụng bạo lực mang tính nghiêm trọng, cưỡng ép làm mất tịch hoặc khiến cho người khác biến mất, cách ly chủng tộc vân vân.

Nhưng Trung Quốc trong thế kỷ 21, chính sách quốc gia về sinh đẻ kế hoạch đã nuôi dưỡng đội quân thi hành chính sách sinh đẻ kế hoạch với ít nhất 50 triệu người, bọn họ trở thành nhân tố mang tính chế độ nhằm cưỡng ép triệt sản, cưỡng ép phá thai của các thai phụ trong thời kỳ cuối của thai kỳ. Ví dụ, thiếu phụ 25 tuổi Cung Khởi Phượnng đến từ thành phố Liên Nguyên tỉnh Hồ Nam, mang thai 7 tháng tuổi nhưng vào năm 2012 đã bị cưỡng ép phá thai. Mặc dù cô đã nhiều lần khẩn cầu sự xót thương từ vị bác sĩ chuẩn bị tiêm thuốc trụy thai cho cô, nhưng cô vẫn bị mấy người đè lên trên giường, tiêm vào thuốc trụy thai. Cung Khởi Phượng đã phải chịu đau đớn trong suốt 25 giờ đồng hồ, bào thai vốn lẽ là đứa con trai thứ hai của cô nằm trong bụng đã bị phá thai như vậy. Những câu chuyện tương tự ở các địa phương từ Thiểm Tây, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông đều có. Trên toàn quốc khắp nơi xuất hiện các khẩu hiệu kế hoạch hóa gia đình phản ánh sự tàn nhẫn đã được bình thường hóa: “Đại cách mạng kế hoạch sinh đẻ, kêu vang khiến chó gà không yên thân”, “Cần phá thai lại không phá, dỡ nhà dắt bò”, “Đẻ nhiều vượt kế hoạch, khuynh gia bại sản”, “Nguyện thêm 10 ngôi mộ, không tăng thêm 1 người”, “Đánh hạ xuống, phá hạ xuống, đánh rớt thai, chính là không để sinh ra thêm”, “Thà rằng máu chảy thành sông, không cho phép đẻ nhiều thêm 1 người”.

Mổ lấy nội tạng sống của tù nhân thụ án tử hình, thậm chí là mổ lấy nội tạng của người bệnh cũng như các học viên Pháp Luân Công cũng đều là một loại tội ác chống lại nhân loại. Trong hơn 10 năm qua ở Trung Quốc, mỗi năm số lượng người bị hành quyết lên tới hàng nghìn người cho tới hàng chục nghìn người (ví dụ nếu có phong trào, chiến dịch trấn áp thì số lượng sẽ nhiều tới mức dọa người). Bọn họ sẽ trở thành nguồn cung cấp cho cấy ghép nội tạng. Nhà văn người Mỹ Ethan Gutmann trong cuốn sách “Đồ Sát” đã đưa ra lời buộc tội rằng, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2008, số lượng học viên Pháp Luân Công bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tước đoạt cơ quan nội tạng sống lên ít nhất là 65000 người. Công xưởng sản xuất tiêu bản xác người Von Hagens Đại Liên bị nghi ngờ có hoạt động mổ lấy nội tạng sống, tham gia vào triển lãm tiêu bản xác xác người toàn cầu, thậm chí bị buộc tội trở thành hiện trường phạm tội nơi xử lý xác của người tình Bạc Hy Lai vốn đột nhiên mất tích khi đang mang thai.

Chế độ hộ tịch đã được thực thi ở Trung Quốc trong mấy chục năm qua, cộng thêm cái gọi là hệ thống “lưu manh” với các trạm thu giữ, trao trả, tiến hành kiếm soát mang tính kỳ thị đối với người Tạng, người Uyghur, thậm chí đem cả khu vực Tây Tạng và Tân Cương biến thành khu vực với trạng thái quân quản, tiến hành đại thảm sát tại hai khu vực này, lạm sát giết người vô tội. Ví dụ, ngày 30 tháng 9 năm 2006, một nhóm người Tạng khi đang chạy trốn khỏi Trung Quốc tại biên giới với Nepal đã bị cảnh sát biên phòng có vũ trang bắn giết. Một nhiếp ảnh gia người Romania đã ghi lại được cảnh một người Tạng trúng đạn và tử vong, một người Tạng trúng đạn bị thương. Từ sau năm 2009, ở Tân Cương cũng xảy ra nhiều sự kiện cảnh sát vũ trang, cảnh sát nổ súng vào những người Uyghur. Từ tháng 2 năm 2009 đến đầu năm 2015, người Tạng (chủ yếu là tăng nhân tăng ni cùng với người du mục) đã có tổng cộng hơn 130 vụ tự thiêu vì bức hại và đàn áp tôn giáo. Đây chính là những hậu quả tàn ác được tạo thành bởi cách ly chủng tộc.

Dưới sự thúc đẩy của động cơ “Thu nhập tài chính đất đai” (nguồn thu tài chính từ bán đất), làn sóng cưỡng chế di dời càn quét khắp mảnh đất Hoa Hạ, hàng nghìn hàng vạn cư dân, nông dân trở thàn những người bị hại. Bọn họ không có nơi nào để gõ cửa kêu oan, đến Bắc Kinh kêu oan thì bị bắt vào trong trại giam giữ bất hợp pháp “An Nguyên Đỉnh”, chịu đủ mọi cực hình giày vò. Chỉ trong năm 2003, tại quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra mười mấy sự kiện tự thiêu, trong đó có một số vụ là bởi vì cưỡng chế thu hồi đất đai gây nên. Đối mặt với sự cưỡng bức di dời, không còn nơi để đi, ngày 13 tháng 11 năm 2009, cư dân Thành Đô là Đường Phúc Trân đã tự thiêu trên nóc nhà mình sau đó rơi xuống đất tử vong. Tháng 9 năm 2010, tại huyện Nghi Hoàng địa cấp Phủ Châu tỉnh Giang Tây, một gia đình gồm mẹ con nhà họ Chung (người mẹ La Chí Phượng, con gái Chung Như Cầm và người bà con là Diệp Trung Thành) đã châm lửa tự thiêu trên mái nhà. Ngày 21 tháng 4 năm 2011, nhà họ Uông ở Chu Châu, tỉnh Hồ Nam đã châm lửa tự thiêu khi chiếc máy xúc tiến vào phá dỡ ngôi nhà của họ. Hành động tự thiêu của người Hán trong hơn mười năm qua đạt tới số lượng hàng chục vụ.

Đạo diễn Đỗ Bân, người đã quay bộ phim tài liệu “Người phụ nữ trên đầu con quỷ nhỏ” tiết lộ về trại lao động cải tạo dành cho nữ giới Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, năm 2014 đã xuất bản cuốn sách mới “Hôm mê âm đạo: Lời khai của những người còn sống dưới cực hình ở trại lao động cải tạo Mã Tam Gia”/ Lời khai của nạn nhân Lưu Hoa nói, cô đã từng bị cởi hết quần áo và bị chích điện, “có học viên Pháp Luân Công bị chích điện vào vùng ngực, âm đạo, còn đổ mì ớt cay vào trong âm đạo, đưa lên giường người chết; có học viên bị chọc côn chích điện vào âm đạo; có học viên bị lột hết quần áo, dùng tăm bông chọc vào trong lỗ đi tiểu ở âm đạo.” Một nạn nhân bị hại khác là Chu Quế Cần nói: “Đem tôi trói ở trên giường người chết, hai chân bị dạng hình chữ bát, đem quần dài quần lót của tôi cởi ra đến đầu gối, ở phía trên đổ đồ ăn, ở dưới đổ nước tiểu vào ruột già, không cho phép đi đại tiểu tiện, tạo thành chứng viêm phụ khoa, cầm tăm bông đâm vào trong âm đạo, thê thảm vô nhân đạo.” Tháng 3 năm 2011 trong cuốn sách thơ ca “Bàn chải đánh răng”, Đỗ Bân đã mô tả trong trại giam, ngục tốt sử dụng nhục hình dùng bàn chải đánh răng đâm vào trong âm đạo tù nhân nữ. Tháng 10 năm 2000 Mã Tam Gia còn xảy ra một sự kiện tấn công tình dục rợn cả tóc gáy: 18 nữ học viên Pháp Luân Công bị lột hết quần áo sau đó ném vào trong phòng giam của phạm nhân nam và bị tấn công tình dục.

Khi Đảng Cộng sản cố gắng chuyển đổi từ đảng cách mạng thành đảng cầm quyền vĩnh viễn, nó đã triệt để trụy lạc biến thành “đảng thông dâm”. Dựa theo tiết lộ từ truyền thông, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang trong thời gian nhậm chức ở trung ương và địa phương, có ít nhất 29 tình nhân, những minh tinh, người dẫn chương trình qua tay của Chu Vĩnh Khang ít nhất 400 người, ông ta mặc sức thực hiện giao dịch quyền lực, tiền bạc và phụ nữ. Những tình nhân của ông ta có một nửa đến từ Đài truyền hình trung ương CCTV. Để có thể kết hôn với người dẫn chương trình của CCTV là Giả Hiểu Diệp, ông ta không tiếc công sức dàn dựng tai nạn xe hơi để giết người vợ trước. Trong số các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch, Bí thứ thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, Phó bí thư tỉnh ủy Sơn Đông Đỗ Thế Thành cùng một loạt quan chức cấp cao khác còn cùng nhau hưởng dụng “người tình công cộng” (theo như truyền thông đưa tin, có nhiều ca sĩ nổi tiếng, trong đó có cả Thang Xán vốn được mệnh danh là “Yêu Cơ của quân đội”, nữ thương nhân gốc Việt người Vân Nam là Lý Vy cùng những người khác). Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Giang Tô là Từ Kỳ Diệu đã ghi tên của 146 tình nhân vào trong nhật ký, trong đó có một cặp là mẹ con. Ngô Chí Minh, Phó tổng thư ký chính quyền tỉnh Giang Tô trong “Nhật ký vui vẻ” của bản thân đã ghi lại giới thiệu về 136 tình nhân, hơn nữa còn kèm theo lông mu sinh dục của hơn 100 người tình. Anh ta còn lập chí vào năm 2015 hoàn thành kế hoạch 5 năm ngủ với ít nhất 1000 phụ nữ, tỏng đó khoảng 1/3 là “phụ nữ nhà lành”. Trưởng Ban tổ chức thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam là Lý Thâm Lâm không những ngủ với hơn 300 phụ nữa, còn cạo lông mu ở bộ phận sinh dục của họ, chuẩn bị ngày sau làm thành một chiếc “bút lông mu”. Bí thư thành ủy thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông là Liên Thừa Mẫn vì để kéo dài tuổi thọ, nghe theo lời một thầy thuốc Trung y áp dụng phương pháp “Thải âm bổ dương” hoang đường, chuyên môn từ trong lớp dạy múa trường nghệ thuật Lâm Nghi chọn ra các thiếu nữ 12 -13 tuổi, tiến hành cưỡng hiếp, con số lên tới cả trăm người. Bí thư huyện ủy Đông Hải, tỉnh Giang Tô là Quan Vĩnh Kiện đã dùng việc thăng chức lên Phó huyện trưởng làm mồi nhử, ý đồ tiến hành quan hệ tình dục tại văn phòng làm việc với cấp dưới là Bí thư thị trấn Thanh Hồ tên là Từ Diễm. Nhưng bởi vì Từ Diễm phát hiện ra rằng Quan Vĩnh Kiện có bệnh tình dục nghiêm trọng nên từ chối, sau đó gặp phải trả thù từ phía Quan, mệnh lệnh cho Cục trưởng Cục công an lập bẫy, hơn 20 cảnh sát lấy lý do bắt quả tang ngoại tình đã đánh đập dã man đối với Từ Diễm, hơn nữa dùng đầu nhọn của chiếc ô che mưa đâm vào hạ thể của Từ Diễm, khiến cho âm đạo của Từ Diễm bị rách vỡ, gây tổn thương tới tử cung (bị vỡ hoàn toàn). Nếu như chúng ta tiếp tục tìm kiếm, chúng ta sẽ có đầy đủ tài liệu để viết được một cuốn “Toàn thư về sự dâm loạn của tham quan Đảng Cộng sản Trung Quốc” cũng như “Kỷ lục Guiness về sự tà ác, biến thái và hoang đường của quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nói tóm lại, từ trên xuống dưới, hệ thống quan liêu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phạm phải “tội ác chống lại nhân loại” đối với phụ nữ Trung Quốc.

 Căn nguyên sinh ra tà ác

Đảng Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đế quốc tà ác. Kết luận này bản thân nó vốn nên trở thành một kiến thức thường thức. Nhưng điều kỳ quái là, có một số người không nhìn thấy nó, nhắm mắt làm ngơ; có một số người cho rằng đây chỉ là một vài ví dụ cực đoan rất nhỏ, không làm tổn hại đến hình tượng “Vĩ đại, Quang vinh, Đúng đắn” của đảng; có người sẽ nói, từ trước tới nay, những kẻ cầm quyền trên thế giới đều là xú ác bất lương như vậy, vì thế, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không có bất kỳ đặc biệt nào. Càng là sẽ có người nói, những việc này là bởi “thế lực thù địch chống Trung Quốc”, những kẻ có dụng tâm khác bịa đặt, hắt nước bẩn. Đối với tất cả những người này, đều sẽ dùng một thước đo đạo đức hà khắc hơn để xem xét những người hy sinh đứng ra làm chứng, biện hộ cho những những kẻ gây ra tội ác, đặt ra hoài nghi thậm chí là gièm pha chê bai những người đứng ra làm chứng thậm chí tấn công nhân cách của họ, từ đó tìm kiếm lối giải thích cho cả thể chế đảng quốc. Tại sao những người bị ngược đãi dưới một chính quyền như vậy, còn có nhiều như vậy quần chúng thích chịu ngược đãi như vậy? Tại sao vẫn có hàng nghìn hàng vạn thậm chí là hàng trăm triệu người Trung Quốc (bao gồm cả bạn bè người thân của tôi) có thể bình thản đối mặt với sự tà ác không cố kị như vậy? Tại sao người ta khi đối mặt với bất lương không hề đứng ra ngăn cản, không có phẫn nộ, thậm chí còn không có khinh bỉ; đối với những người bị hại thì không hề giơ tay giúp đỡ, không có đồng tình, thậm chí là không thông cảm được? “Giữa đường gặp chuyện bất bình, rút đao tương trợ” từ khi nào đã biến mất? Trái tim của những người không nhẫn tâm, trái tim của lòng trắc ẩn, trái tim biết xấu hổ, trái tim biết phân biệt thị phi đã từ khi nào biến mất? Tại sao một chính quyền tà ác sau 60 năm với thế hệ người dân chịu đủ ngược đãi, người Trung Quốc vẫn là mắc phải Hội chứng Stockholm, một bộ mặt tình nguyện mong chờ những kẻ ác nhân một ngày nào đó trong tương lai đột nhiên cải tà quy chính, chính quyền tàn ác sẽ tự động chuyển hóa thành chính quyền tốt đẹp?

Muốn trả lời câu hỏi trên, tất cả mọi người Trung Quốc chúng ta (bao gồm cả những người đã từng là) đều không thể không đối mặt với một kết luận đáng sợ: Người Trung Quốc đã mắc phải bệnh rối loạn thần kinh tập thể (collective neurosis). Nhà thần kinh học nổi tiếng  người Áo là Viktor Frankl cho rằng, bệnh rối loạn thần kinh tập thể có thể được phản ánh ở chứng trầm cảm, hành vi xâm phạm cùng với bệnh nghiện (lạm dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, hút ma túy vân vân) đang gia tăng nhanh ở trong cộng đồng nhân khẩu (Đọc Man’s Search for Meaning trang 41). Một trong những triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này là mất đi “năng lực đồng cảm lẫn nhau” (empathy), khiến cho sự đồng tình, tình bạn, tình hữu nghị, tình huynh đệ, tình đoàn kết một lòng, dũng khí đều bị mất đi, khiến cho cá nhân mất đi lòng chính nghĩa và hành vi nghĩa hiệp, cả tập thể mất đi lòng trắc ẩn giúp đỡ kẻ yếu chống lại bạo quyền, mất đi nhận thức ý chí và năng lực giúp đỡ chính nghĩa. Đối với cả một quốc gia và dân tộc mà nói, chính trị hoàn toàn mất đi sự ủng hộ chống đỡ của một nền tảng đạo đức. Mà căn bệnh khủng khiếp này đến từ một căn nguyên thâm tầng hơn: Đi cùng với biến mất của thần linh, lương tâm và tâm hồn ở trong thân thể người Trung Quốc đang dần biến mất. Giống như lời của một thánh nhân Ấn Độ là Swami Chinmayananda khi bình luận về thánh thư Bhagavata Purana đã nói: “Chân lý khiến cho con người ý thức được rằng anh ta có một linh hồn có được thân xác, nhưng trong cơn ngu muội, anh ta cho rằng anh ta là có được một thân xác có linh hồn.” Tiến thêm một bước mà nói: Tà ác khiến cho con người trở thành một thân xác không có linh hồn. Ngoại trừ người Tạng, người Hồi theo đạo Islam, tín đồ Phật giáo, Pháp Luân Công và quần thể những người theo tín ngưỡng khác, cũng như những người vô thần đem chân thiện mỹ xem là tôn giáo, thì đại đa số người Trung Quốc (đặc biệt là những quan chức Đảng Cộng sản bức hại tôn giáo) đều là những xác thịt không có linh hồn, bọn họ đang sinh sống trong tà ác. Sự khác biệt giữa ba loại người nằm ở chỗ, một trái tim giác ngộ với cái nhìn đúng đắn là ngôi nhà, có linh hồn ở trong đó, hơn nữa có sự kết nối cùng với thiên ý đại đạo, dùng phương thức hoàn mỹ nhất (thông thường xuất hiện dưới hình thức thần linh tối cao, nhưng bản thân chân lý có thể trở thành một loại tôn giáo) để uốn nắn phương hướng thẳng đến sao Bắc Đẩu[④]. Một trái tim ngu muội chính là mất đi ý thức và sự lĩnh ngộ một cách rõ ràng đối với bản thân và thế giới, đem “tôi” và “của tôi” xem đó là ý nghĩa của sinh mệnh và căn bản của thế giới. Trong khi đó thì một trái tim tà ác, chủ yếu được khởi động bởi ác ý cùng ác nguyện, đem lại tổn hại về bản thân và tinh thần đối với chúng sinh.

Giáo sư tâm lý học và Phân tâm học Đại học Cambridge là Simon Baron-Cohen trong cuốn sách “Nghiên cứu về khoa học tà ác” (The Science of Evil) đã chỉ ra, tà ác và sự tàn nhẫn của con người có thể được giải thích bởi “mất đi sự đồng cảm”. Cái gọi là “sự đồng cảm” (Empathy) có nghĩa là “chúng ta có năng lực nhận biết được người khác đang nghĩ cái gì, cảm nhận như thế nào, hơn nữa đưa ra phản ứng phù hợp với những cách nghĩ và cảm nhận của họ.” Ông chỉ ra, chúng ta có thể “toàn tâm toàn ý quan tâm bản thân mình”, cũng có thể “tùy thời suy nghĩ về người khác”. Trong trường hợp đầu tiên, sự chú ý của chúng ta chỉ có một tiêu điểm, ví dụ nhưu lợi ích trước mắt, mục tiêu, nguyện vọng cũng như kế hoạch của chúng ta, mà không cần quan tâm đến cách nghĩ và cảm nhận của người khác, hoặc là đem tân cách hóa, chỉ xem là một công cụ hoặc đồ vật có lợi cho bản thân. Vào lúc này, “sự đồng cảm” của chúng ta nằm ở trạng thái ngủ đông. Những người mắc bệnh tự kỷ, tự luyến ái, biến thái tâm thần cũng như những người có xu hướng phản xã hội đều thuộc về trường hợp này. Ngược lại, nếu như chúng ta ngừng việc coi người khác như là một công cụ hoặc một đồ vật, mà đem họ đối đãi một cách bình đẳng, là một chủ thể có máu có thịt, có cảm tình có phẩm giá, tránh khỏi đau khổ tìm đến lạc quan, thì sự đồng cảm của chúng ta chính là đang nằm ở trạng thái mở ra.

Một nhà tâm lý học người Hoa Kỳ khác là Paul Ekman (trong cuốn Emotional Awareness xuất bản 2008) đã đem “sự đồng cảm chia thành bốn giai đoạn: Nhận biết cảm xúc (emotion recognition), cộng hưởng cảm xúc (emotional resonance), sự đồng tình – từ bi, chủ nghĩa vị tha. Đầu tiên chúng ta cần phải có năng lực nhận biết, biết được tình trạng khó khăn và nỗi khổ của người khác; tiếp đó, chúng ta cần có khả năng cảm thụ thật sự nỗi khổ của người đó; tiếp nữa, chúng ta cần sản sinh ra lòng từ bi để đi giải quyết giúp người khác thoát khỏi đau khỏ; cuối cùng, chúng ta cần có được tinh thần vị tha, bởi vì giúp người khác thoát ra khỏi khổ đau có thể mang đến những bất tiện, nguy hiểm và hy sinh đối với chúng ta.

Giáo sư Simon Baron-Cohen cùng các đồng nghiệp của ông đề xuất một hệ thống trắc thí “chỉ số đồng cảm (EQ-Empathy Quotient), có thể đem tất cả chúng ta định vị ở trên các đường cong bình thường phân bố giữa hai đầu to vào nhỏ (hình chuông Gaus). Năng lực đồng cảm tăng lên từ 0 đến 6. Trên cơ sở này, ông đề xuất hai chủng loại là giá trị 0 – giá trị âm và 0 – giá trị dương: Những người tự luyến ái bản thân, thần kinh biến thái và chống lại xã hội đa phần sẽ thuộc loại đầu tiền, trong khi đó một số người mắc chứng tự kỷ, rất nhiều người mắc hội chứng Asperger[⑤] thì thuộc về loại sau. Ví dụ, những người mắc hội chứng Asperger có được thiên phú hơn người khác ở một phương diện nào đó (ví dụ như âm nhạc, toán học, nghệ thuật vv), một mặt bọn họ thể hiện ra năng lực kinh người với mô thức và tính quy luật nhất định, mặt khác họ thường thể hiện sự gắn bó và quan tâm đặc biệt đến người khác cũng như động vật. Trong “năng lực đồng cảm” thì có thể phân chia thành “bộ phận nhận thức” và “bộ phận ái mộ”. Ví dụ, trong văn hóa quan hệ Trung Quốc, có rất nhiều người có tâm lý đầu cơ, khôn khéo thức thời có thể có được phần trước, nhưng lại không có được phần phía sau.

Giáo sư Simon Baron-Cohen đưa ra kết luận rằng “sự vận động mạnh mẽ hoặc ngủ đông của về sự đồng cảm của hệ thống (hay mảng) dây thần kinh sọ não đã quyết định chỉ số năng lực đồng cảm của chúng ta cao hay thấp. Ông chỉ ra, “tà ác được sản sinh bởi sự những sai lầm về đồng cảm khi vận hành hệ thống dây thần kinh sọ não” (trang 170). Mà tất cả những điều này được tạo thành từ một loạt các yếu tố như quá trình trưởng thành, môi trường sống, giáo dục, gen, hệ thống sinh lý, thần kinh. Ông đã đề xuất 12 nhân tố quyết định đối với “hệ thống dây thần kinh sọ não sản sinh ra sự đồng cảm”: ý đồ/ phát nguyện (Intention), những mối đe dọa phải đối mặt (Threat lựa chọn nghênh chiến/ chạy trốn), văn hóa thưởng phạt (Cultural sanctions), ý thức hệ/ tín ngưỡng, kinh nghiệm trưởng thành ở độ tuổi thiếu niên, đứng trong đám đông/ phục tùng, sự khác biệt ở bên trong và bên ngoài quần thể sống, cảm xúc tiêu cực (phẫn nộ, thù hận, ganh ghét, tâm lý trả thù vv), gen, hệ thống thần kinh sinh lý, Hormone/ nội tiết tố, trạng thái cơ thể (mệt mỏi, thiếu ngủ, đói khát vv).

Ở đây chúng ta có thể sử dụng “Cách Mạng Văn Hóa” được Mao Trạch Đông phát động nhằm giải thích một cách cụ thể. “Cách Mạng Văn Hóa” là tội ác nhân loại được tạo nên bởi sự điên loạn tập thể của người Trung Quốc khi hệ thống dây thần kinh sọ não sản sinh ra sự đồng cảm bị phá hỏng. Trước tiên, Mao Trạch Đông có ý đồ muốn thông qua phương thức “thiên hạ đại loạn” nhằm đạt được mục đích là duy trì địa vị quyền lực của bản thân. Khong những Mao cảm nhận được uy hiếp từ phía Lưu, Đặng và những nhân vật khác thuộc phái đi theo tư bản, mà những thay đổi từ phía Liên Xô cùng với sự tồn tại của Hoa Kỳ đều hình thành sự uy hiếp đối với ông ta. Ông ta đem những mối uy hiếp này chuyển tải sang cho người Trung Quốc, đặc biệt là thanh niên. Văn hóa giang hồ truyền thống tầng lớp dưới đáy xã hội Trung Quốc khuyến khích và lãng mạn hóa sự nổi loạn, chủ nghĩa Marx Lenin của ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản đặt thêm vào đó mâu thuẫn địch ta, đấu tranh giai cấp, bạo lực cách mạng cùng nhau khuyến khích thêm khuynh hướng bạo lực. Sự sùng bái cá nhân đối với Mao càng là đem đến sự phục tùng mù quáng của toàn dân, tầng lớp thanh niên trong điều kiện quốc gia đóng cửa, thiếu hụt về thông tin và họ đã được nhen nhóm lên những xúc động, phẫn nộ, thù hận, đố kỵ, tâm lý báo thù để rồi bùng nổ, hội tụ thành tà ác của lịch sử. Nếu như dùng lý thuyết của Simon Baron-Cohen để quan sát, Mao Trạch Đông có được đặc trưng điển hình của “kẻ có tinh thần biến thái” (Type P) thuộc về giá trị 0 âm: Đồng cảm nhận thức là số dương, đồng cảm ái mộ là số âm, phẩm chất đạo đức là số âm.

Nếu như chúng ta nghiên cứu một chút những năm tháng tuổi thơ của Mao Trạch Đong, chúng sẽ sẽ phát hiện ra rằng ông ta có phức cảm giết cha yêu mẹ. Những kinh nghiệm sống trong cuộc đời ông ta (đặc biệt là tất cả những người thân của ông ta đều bị tổn thương với các mức độ khác nhau) đã khiến cho ông ta trở thành một động vật máu lạnh. Đầu tiên, Mao là nạn nhân của 12 nhân tốn được nêu ở trên, đồng thời ông ta lại trở thành một kẻ thực hiện những điều tàn bạo tà ác đó. Người Trung Quốc có ít nhất 3 thế hệ đều là sinh ra và lớn lên dưới hoàn cảnh xã hội, văn hóa, ý thức hệ, gia đình ác liệt tới mức cực đoan. Dưới góc nhìn của Mao Trạch Đông và tập đoàn cách mạng đảng cộng sản, “sự đồng cảm” chính là thứ lý thuyết mang nhân tính của giai cấp tư sản, là phức cảm tiểu tư sản, không phân biệt được rõ địch ta, lập trường có vấn đề, là đại địch của cách mạng giai cấp vô sản, của đấu tranh giai cấp và “chống đế quốc (Mỹ) chống xét lại (Liên Xô)”. Nhằm triệt để thay đổi hoàn toàn thế giới quan của người Trung Quốc, Mao Trạch Đông dứt khoát xóa bỏ hết sạch triết học (chỉ giữ lại triết học chủ nghĩa Marx Lenin), luân lý học, tôn giáo học, tâm lý học và mỹ học trong hệ thống giáo dục Trung Quốc. Ngôn ngữ học cũng bị bẻ cong hoàn toàn, phục ụ cho truyền thông, liên lạc, tuyên truyền và nhồi nhét ý thức hệ, kiểm sóat tâm lý và tẩy não. Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc của ông ta đã xóa bỏ đi hệ thống tín ngưỡng thần linh của Trung Quốc (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Muslim, Cơ Đốc), chấm dứt các nghi lễ truyền thống trong xã hội, lật đổ hết luân lý đạo đức gia đình của người Trung Quốc, đập nát đi lương tâm và linh hồn còn sót lại trong thế giới nội tâm cá nhân. Khi mà mỗi con người bị tước đoạt đi ý chí tự do, chỉ là một con ốc vít trên cỗ máy thực thi mệnh lệnh khổng lồ của đảng quốc, thì trách nhiệm luân lý và trách nhiệm xã hội sẽ mất đi tiền đề chủ quan. Năng lực đồng cảm của toàn xã hội sẽ biến mất không cách nào vãn hồi. Hệ thống giá trị cương dương được cấu thành từ các nhân tố “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng” cũng như hệ thống giá trị ôn nhu được cấu thành từ các nhân tố “ôn, lương, cung, kiệm, nhượng, nhẫn” đều sẽ song song sụp đổ. Trong mấy mươi năm qua, người Trung Quốc vào mỗi thời khắc đều sẽ than thở về sự hủy diệt của Viên Minh Viên[⑥], ở trên đống phế tích vẫn tiếp tục cường điệu về nỗi sợ hãi, mối đe dọa, thù hận, phục thù, nhưng ít người ý thức được những nối mất mát về linh hồn và sự hủy diệt ngôi nhà tinh thần của người Trung Quốc.

Kiến tạo lại xã hội chính trị Trung Quốc

Con người về cơ bản là loài động vật có nhiều thuộc tính. Chúng ta vừa là động vật xã hội, động vật chính trị, động vật kinh tế, đồng thời lại là động vật đạo đức, động vật tư tưởng. Một tiêu chí quan trọng để đánh dấu sự tiến bộ của văn minh nhân loại là “chủ nghĩa tâm tính tối cao” (ở Trung văn thường được dịch là “chủ nghĩa duy tâm”) nhân thức được tính quan trọng của tư tưởng, hơn nữa coi nó là một đặc trưng căn bản để phân biệt con người và các động vật khác, vì vậy vào thế kỷ 17 triết gia người Pháp René Descartes đã tuyên bố: “”Cogito, ergo sum!/ Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại!” và nó tương phản với nhận thức của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho rằng, hoạt động tư duy của loài người cùng đặc trưng tư tưởng quyết định lấy việc liệu chúng ta có hay không trở thành động vật xã hội, động vật chính trị, động vật kinh tế và động vật đạo đức. Cũng giống như nhà triết học, chính trị học Hannah Arendt khi chỉ rõ nguồn gốc của tà ác đã ý thức được rằng, “tà ác không nhất thiết là kết quả mang tính thảm họa được đưa tới bởi những kẻ ác ma, mà cũng là được tạo thành bởi những kẻ ngu dốt cùng những kẻ điên dại” (Eichmann in Jerusalem[⑦], trang 6 phần lời tựa). Cái gọi là “Sự tầm thường của tà ác” được tạo ra bởi vô số viên chức cấp thấp không có khuôn mặt không có sọ não trong hệ thống quan liêu. “Tà ác được sinh ra bằng việc đánh mất tư duy. Một khi tư tưởng muốn tìm hiểu tà ác, kiểm duyệt tiền đề và nguyền tắc sản sinh ra nó, nó liền lập tức bác bỏ suy nghĩ. Tư duy bị cản trở, bởi vì nó không cách nào phát hiện được thứ gì từ bên trong tà ác. Đây chính là sự tầm thường của tà ác.” (Cùng tác phẩm, trang 14).

Friedrich Hegel nói, “triết học chính là suy xét, là đặc tính phổ thông của suy xét”. Trong khi đó dưới góc nhìn của Immanuel Kant, triết học bao gồm ba chi nhánh là logic, vật lý và luân lý. Chúng ta có thể nói, logic lý tính và sự đồng cảm hình thành nên hai nội dung lớn của triết học, là hai trụ cột nhận thức chính của bất kỳ xã hội lành mạnh nào. Văn minh Châu Âu lục địa, đặc biẹt là văm minh của dân tộc Đức, có xu hướng xây dựng một thế giới tinh thần từ tính logic, bởi vậy cũng trở thành đặc sắc của luân lý học. Kant đã xây dựng nên những điều luật tuyệt đối của mình bao gồm các nội dung sau: (1) Quy tắc hành vi phổ biến: “Chỉ cần hành động dựa theo những tiêu chí mà bạn cho rằng nó cũng trở thành quy luật phổ quát.” (2) Mục đích của con người: “Hành động của bạn, cần đem nhân tính bên trong con người bạn, cũng như nhân tính bên trong những con người khác, ở bất cứ thời điểm nào đều là mục đích được hướng tới, vĩnh viễn không thể nào xem nó chỉ là thủ đoạn.” (3) Ý chí tự do và đạo đức: “Tự do là nguyên nhân cho sự tồn tại của luật đạo đức, luật đạo đức là tri thức nền tảng để tự do tồn tại.” (dịch từ The Critique of Practical Reason, trang 384, Kant Critiques,2008). Hegel trong cuốn “Nguyên lý Triết học luật pháp” đã đề cập đến điều luật tuyệt đối của quyèn lợi: “Là một con người, cũng tôn trọng quyền làm người của người khác.” (Philosophy of Rights, trang 37) Ông còn nói tiếp “Nô lệ không biết được bản chất của anh ta, sự vô hạn của anh ta, tự do của anh ta. Anh ta không hiểu biết rõ được bản chất khi anh ta là một con người, bởi vì bản thân anh ta không suy xét.” (sách cùng tên, trang 30) Nhưng mà chúng ta biết, mặc dù dân tộc Đức xây dựng nên hệ thống triết học đạo đức kĩ càng nhất, nhưng nước Đức trong hai cuộc chiến tranh thế giới (đặc biệt là Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai) đều đem đến những tai họa khủng khiếp cho nhân loại.

Ở phương diện nhấn mạnh đến tâm trí, nếu như nói dân tộc Đức có khuynh hướng nghiêng về “(lý) trí”, vậy thì dân tộc Anglo-Saxon lại nghiêng về “tâm (tính)”, bước lên con đường càng lịch sử thêm đạo đức, càng thêm nhân tính. Nhà triết học người Scotland Adam Smith – người khai sinh ra lý thuyết chủ nghĩa tư bản, tay trái của ông đem đến cho nhân loại tác phẩm “Lý thuyết về tình cảm đạo đức” (năm1759), tay phải đem tới tác phẩm “Bàn về tài sản quốc gia” (năm 1776). Trong tác phẩm “Lý thuyết về tình cảm đạo đức”, Adam Smith đã sớm hơn so với Kant khi đề xuất, “Phán đoán kiên cố nhất của chúng ta đối với đúng sai trái phải là xuất phát từ những chuẩn mực và quan niệm diễn giải từ lý tính.” Nhưng mà, những “trực giác đầu tiên” của chúng ta đối với đúng sai thị phi lại không phải là “khách thể của lý tính, mà là khách thể của trực quan và cảm giác”. Adam Smith xuất phát từ lòng tùy tâm, lòng thương xót của con người, cho rằng ngay cả ở trên người “những kẻ phạm pháp lòng dạ độc ác nhất trong xã hội” cũng có thể thấy được rằng loại tình cảm này không hoàn toàn bị dập tăt.” Thông qua sức tưởng tượng của chúng ta, chúng ta có thể đặt bản thân vào trong cùng một nơi để cảm thụ lấy sự giày vò đó, chúng ta liền giống như đi vào bên trong thân thể anh ta, ở một mức độ nào đó biến thành một thể cùng với anh ta.” Đây chính là nguồn gốcc ủa “tình đồng bào”, từ đó chúng ta sản sinh ra lòng đồng tình. Adam Smith tiếp tục nói: “Hơn nữa, lòng đồng tình kích hoạt niềm vui của chúng ta, giảm nhẹ bi thương của chúng ta. Bằng cách mang lại một nguồn suốt về sự thỏa mãn, nó kích hoạt niềm vui. Sự đồng tình được xem là cảm xúc duy nhất được tiếp nhận, thông qua việc tiến vào một trái tim khác, nó làm chậm lại nỗi bi thương.” (Dịch từ The Theory of Moral Sentiment, trang 19) Quan điểm của Adam Smith đã có sự cộng hưởng mạnh mẽ với bạn thân của ông là David Hume[⑧]. Là một trong những nhà triết học luân lý đạo đức nổi tiếng nhất lịch sử phương Tây, Hume trong tác phẩm nổi tiếng “Bàn về nhân tính” đã đề xuất rằng nhân tính là nền tảng của triết học đạo đức, và kinh nghiệm đã trải qua cùng sự quan sát là phương pháp quan trọng. Dưới góc nhìn của Hume, lòng đồng tình là một đặc trưng của tâm trí, chúng ta có thể “đi sâu tiến vào cảm xúc của người khác” và “chia sẻ sự vui vẻ của người khác, gánh vác những khó chịu của người khác.” Là một loại “công cụ để truyền đạt cảm xúc”, ngay cả trong giới động vật, sự đồng tình đều sẽ được sinh ra. Có đủ bằng chứng để thuyết phục chúng ta rằng, “động vật dã thú đều có cảm nhẫn lẫn nhau đối với đau khổ và vui sướng”. (A Treatise of Human Nature, trang 255-56). Bởi vì truyền thống này của Anh Mỹ, do vậy chúng ta có thể cảm nhận được tính quan trọng của “nhân tâm”, tình bạn, tình yêu từ trong các khái niệm “xã hội tư bản” được nhắc đến sau này như William James, John Dewey, John Bordley Rawls cũng như nhà xã hội học James Coleman và nhà chính trị học Hilary Putnam. Điều này cũng cho biết một trong những nguyên nhân tại sao hệ tư tưởng cũng như thể chế chính trị xã hội Anh Mỹ có thể chủ đạo toàn cầu, trong khi đó nước Đức chỉ có thể thích ứng với điều đó.

Hai trụ cột tư tưởng lớn cho sự trỗi dậy của văn minh phương Tây (lý tính logic và sự đồng cảm) khiến cho người ta khen ngợi. Nhưng mà châu liên bích hợp việc tốt đi cùng nhau như vậy lại không phải là truyền thống độc đáo chỉ có phương Tây mới có. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Quốc trong thời đại Trục vào hơn 2000 năm trước cũng đã thu được thành tựu như vậy. Định luật vàng của thánh nhân Khổng Tử “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân – Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác” cũng như triết lý của á thánh Mạnh tử “Bất nhẫn chi tâm, truật dịch trắc ẩn chi tâm, tu ác chi tâm, từ nhượng chi tâm, thị phi chi tâm” chính là sự hối hợp hoàn hỏa. Trong khi đó thì triết lý “Kiêm ái, phi công hòa thiên chí” của Mặc Tử cũng là đem lý tính logic cùng bác ái đồng cảm nối liền cùng nhau. Do vậy, người Trung Quốc hôm nay, bất luận lựa chọn học tập từ nước ngoài hay học tập từ cổ nhân, đều có thể dễ dàng tìm thấy ngọn hải đăng chỉ đường.

Đến đây, gốc rễ cái ác của xã hội chính trị Trung Quốc liền có thể được giải thích từ chuỗi logic như sau: Một mặt, người Trung Quốc dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản về cơ bản đã không thể hoàn thành được quá trình phát dục về tính logic và lý tính, ngược lại xuát hiện thoái hóa, dẫn đến việc người Trung Quốc về tổng thể là không bàn tới logic và lý lẽ. Phủ nhận sự tồn tại các giá trị phổ quát của nhân loại chính là một ví dụ điển hình. Mặt khác, về mặt tình cảm người Trung Quốc xuất hiện sự chuyển hướng vào bên trong: những tình cảm tốt, ví dụ như “ngũ tâm” mà Mạnh Tử nói tới, lòng từ bi, lòng hướng thiện, lòng vui sướng, lòng vô tham được nhà Phật nói tới, cũng như tinh thần hiệp nghĩa truyền thống đều đang không ngừng suy bại, khô kiệt. Ngược lại một loạt những tính cách nhưu tham, sân, si, ám, đấu hoành hành khắp nơi. Trạng thái cô lập ở mức độ nguyên tử hóa ngày càng sâu trong xã hội Trung Quốc đã phản ánh khủng hoảng sâu sắc về lòng tin. Đi cùng với sự chuyển đổi hướng nội về cảm xúc, sự khô kiệt về đạo đức, chính trị Trung quốc đang mất đi nền tảng về đạo đức và tình cảm.

Giáo sư triết học chính trị Đại học Chicago Martha Nussbaum khi thảo luận về tầm quan trọng của cảm xúc chính trị, đặc biệt là tầm quan trọng của lòng yêu thương đối với chính nghĩa, đã có trình bày như sau: “Nhưng người phản đối tôi có thể đang nghĩ rằng: Quốc gia cần kĩ thuật tính toán: tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự, làm sao để sử dụng khoa học kĩ thuật máy tính tốt hơn. Bởi vậy, quốc gia cần những thứ này, nhưng lẽ nào bọn họ không cần trái tim ư? Bọn họ cần những kĩ thuật chuyên nghiệp, nhưng trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta thân là cha mẹ, người tình, bạn bè cần có những cảm xúc, lòng đồng tình, nước mắt, tiếng cười cùng sự tò mò, lẽ nào chúng ta không cần có những thứ này? Nếu như một quốc gia giống như vậy (những người phản đối tôi thiết kế ra như vậy), vậy thì tốt nhất là tôi nên sống ở một nơi khác.” (trích từ Political Emotions, trang 397)

Đối với tầm quan trọng của đạo đức trong chính trị, giáo sư triết học chính trị Đại học Yale Ian Shapiro đã có mô tả như sau: Bất cứ chính quyền nào đều cần có tính chính danh, hợp pháp, cũng tức là có chính nghĩa, có đạo đức ở trong mắt và trong tim người dân, bởi vậy nhận được sự tôn trọng của công dân. “Dựa trên tính phổ biến của dân chủ trong thế giới ngày nay, bất kỳ sự đào sâu nghiên cứu nào đối với nền tảng đạo đức chính trị đều cần phải tập trung vào vai trò của dân chủ trong việc trao tính chính danh cho chính quyền.” (trích từ The Moral Foundations of Politics, trang 190)

Khủng hoảng lớn nhất của chính trị Trung Quốc không chỉ là mất đi lý trí và cản xúc trong chính trị, mà còn nằm ở chỗ sự tổn thất kép này còn là một công trình chính quyền được thiết kế rồi sau đó thực thi một cách có hệ thống bởi tầng lớp chóp bu của một quốc gia chuyên chế. Dưới chiêu bài của chủ nghĩa duy vật, tâm tính bị đè nén và tổn thất. Dưới vỏ bọc của biện chứng, một chính quyền có thể tiếp nhận đồng thời A và mặt trái của nó là B, ví dụ sự lãnh đạo của đảng và dân chủ nhân dân, địa vị lãnh đạo của đảng và nền pháp trị, chủ nghĩa Marx Lenin và làn sóng bài ngoài, vv. Cấm đoán tự do tôn giáo dưới khẩu hiệu vô thần luận nhưng lại đem ý thức hệ của chính quyền biến thành chân lý vũ trụ. Dưới khẩu hiệu của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một tay là phản đối chính quyền hiến pháp, một tay khác thì trấn áp xã hội dân sự. Dùng lý thuyết chuyên chính dân chủ nhân dân để xây dựng chuyên chính công nhân và nông dân, nhưng lại đem đến vô số đặc quyền và quyền lực vô hạn không kèm theo trách nhiệm đối với tầng lớp quả đầu của chính quyền. Dưới triết lý quản trị quốc gia bằng triết học mặt dày tim đen của đảng quốc, mạng internet Trung Quốc lưu truyền một đoạn vè như sau: “Bạn và chúng nó nói chuyện đạo lý, nó giở thói lưu manh với bạn; bạn nói chuyện luật lệ với nó, nó nói chuyện chính trị với bạn; bạn nói chuyện chính trị với nó, nó nói với bạn về tình hình đặc thù quốc gia; bạn nói với nó về tình hình đặc thù quốc gia, nó nói với bạn về bắt nhịp với thế giới; bạn nói với nó bắt nhịp với thế giới, nó nói với bạn về văn hóa; bạn nói chuyện về văn hóa với nó, nó nói với bạn về Khổng Tử; bạn nói với nó về Khổng Tử, nó nói với bạn về Lão Tử; bạn nói với nó về Lão Tử (tao/ bố mày đây), nó đóng giả làm cháu bạn; bạn đóng giả làm cháu nó, nó nói bạn là đồ ngu si; thật sự là bạn đã trở thành ngu si, nó liền sẽ nói với bạn những đạo lý thật sự.” Dưới môi trường chính trị như vậy, chủ nghĩa công lợi, chủ nghĩa đạo đức tương đối, chủ nghĩa khuyển Nho, chủ nghĩa thất bại, chủ nghĩ hư vô, cảm giác không có hiệu suất chính trị, sự đè nén… tất cả trở thành sự lựa chọn bất đắc dĩ của công dân Trung Quốc. Trong khi đó sự phản kháng chính trị còn sót lại không thể không xuất hiện dưới hình thức tàn tật, tự gây tổn hại tới bản thân, chống lại xã hội, thậm chí là bạo lực và chủ nghĩa cực đoan chống lại loài người. Sự tà ác hóa của chính quyền cùng sự phạm tội hóa của xã hội đã tạo nên vòng luẩn quẩn ác tính.

Làm thế nào để thoát khỏi vòng tròn ma quái này? Trong hơn 60 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, người Trung Quốc đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau: Đầu tiên, từ chối làm ác. Bất luận là người Quảng Đông chạy trốn đến Hong Kong, người Tạng lưu vong sang Ấn Độ, người Tân Cương chạy trốn sang Liên Xô, hàng loạt sinh viên và các công dân bình thường di cư ra nước ngoai, hay là các học giả, nghệ sĩ, luật sư, các doanh nghiệp dân doanh thoát ly khỏi thể chế nhà nước, tự lập thân trong xã hội, tất cả đều là một loại phản kháng. Xã hội Trung Quốc xuất hiện nhiều nỗ lực tái xây dựng đạo đức dân sự, ví dụ như quan tâm tìm đọc những lọai sách selfhelp như “Súp gà cho tâm hồn” cũng như tham gia các hoạt động luyện tập Yoga, đây tất cả đều là những hoạt động có ý nghĩa nhằm nâng cao tâm tính. Thứ hai là tái xây dựng xã hội dân sự và các đoàn thể dân sự. Các tổ chức tôn giáo là những đoàn thể có sức bền kháng cứ nhất Trung Quốc, cũng là mảnh đất quan trọng nhất để bồi dưỡng quy phạm đạo đức. Từ các giáo hội dân gian (bao gồm cả tổ chức bị chính quyền đảng cộng sản yêu ma hóa là Hội Đạo Môn), Pháp Luân Công cho đến các Giáo hội Công giáo ngầm, các lớp học Kinh Quran tại nhà, các lớp học Phật giáo, chúng ta có thể nhìn thấy được toàn khu vực hoặc cả một tầng lớp xã hội đang rời xa hệ thống kiểm soát cùng hệ giá trị của chính quyền Trung Quốc. Bọn họ đang khôi phục lại hệ thống lễ nghi xã hội, tái xây dựng truyền thống, hơn nữa đem những giá trị quan tốt đẹp của cá nhân và xã hội giáo dục cho con cái của họ. Các tổ chức bảo vệ môi trường, hội những người có ô tô, những nhóm bạn trên mạng thuộc tầng lớp trung lưu cũng trở thành nút thắt cho tình hữu nghị có sức sống trong môi trường đô thị hóa ở Trung Quốc. Các nhóm dân oan trở thành mạng lưới tổ chức hội nhóm thuộc về tầng lớp những người dưới đáy xã hội và bị khi nhục. Giữa bọn họ cũng như trong các hoạt động được bọn họ tổ chức, chúng ta đã nhìn thấy sức mạnh của sự tín nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau, đoàn kết. Thứ ba, công khai phản kháng chính quyền tà ác. Phong trào sinh viên( Phong trào sinh viên 1989 cùng với phong trào sinh viên ở Hong Kong là ví dụ), các sự kiện mang tính tập thể đều là minh chứng. Tự thiêu đã trở thành phương thức phản kháng thảm liệt nhất của người Tạng và người Hán. Thứ tư, tổ chức đảng đối lập, thúc đẩy sự chuyển hướng của xã hội, xây dựng chế độ dân chủ. Phong trào Hiến chương 08 được phát động và lãnh đạo bởi Lưu Hiểu Ba cùng những người khác, Húa Chí Vĩnh, Phổ Chí Cường cùng những người khác lãnh đạo “Phong trào công dân mới”, phong trào công khai và ngấm ngầm của Đảng Dân chủ ở các địa phương cũng là một minh chứng rõ rệt nhằm phản kháng một cách có hệ thống chống lại chính quyền tà ác. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc đã ý thức được rằng, chỉ có chính thể dân chủ mới là đạo đức nhất. Đối với cách suy nghĩ này, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng bộc lộ ra nỗi lo sợ và bất an một cách khó hiểu; nhưng đối với những con người, nhóm người có cách suy nghĩ nfay, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ngày càng khó kiểm soát được nữa.

Tìm kiếm phương thức tự chẩn đoán và tự cứu rỗi

Xuất phát từ lý trí và cảm xúc để thảo luận việc cứu rỗi Trung Quốc, thì việc tự cứu rỗi cá nhân tự nhiên trở thành điểm bắt đầu để cứu rỗi quốc gia dân tộc, trong khi đó điểm dừng chân cuối cùng ở hiện thực tương lai lại trở thành mục tiêu cuối cùng của tiến trình lịch sử. Đây là ý nghĩa sinh mệnh mà tôi tìm được.

Bởi vì những nguyên nhân phức tạp, tôi may mắn thoát khỏi quốc gia nơi đã trở thàn một nhà thương điên. Hơn nữa, trong một phần tư thế kỷ sau đó, cùng với rất nhiều thay đổi như tự do về chính trị, cũng như tránh xa khỏi ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản, nguồn lực cảm xúc đồng cảm phong phú từ môi trường xã hội xung quanh, đặc biệt là về mặt tín ngưỡng tinh thần thì có thể tự do truy cầu và thăng hoa, tiến hóa, tôi có cơ hội nhận được sự giúp đỡ, chỉ điểm của các vị đại sự, đồng thời bản thân cũng có thể thông qua nỗ lực của mình, tiến hành tự mình loại bỏ chất độc. Nhà phân tâm học nổi tiếng người Áo Viktor Frankl trong cuốn sách “Sự truy cầu của con người đối với ý nghĩa – Man’s Search for Meaning” đã đề xuất “Liệu pháp tự trị liệu thông qua đọc sách” (autobibliotherapy) (trang 161), tức là, khi con người gặp phải ý nghĩa của sinh tồn và khủng hoảng tinh thần, thì có thể thông qua việc đọc những kinh điển tôn giáo, các tác phẩm vĩ đại, những cuốn sách tư vấn tâm lý để tìm kiếm sự khích lệ, sự chỉ dẫn và nhận được cứu rỗi.

Vào một ngày nào đó tôi ý thức được bản thân đang lớn lên trong một thể chế chuyên chế với những thiếu thốn, sợ hãi, lạnh nhạt, tràn ngập hận thù, khuyến khích nghi ngờ và tố cáo người khác, tôi đã cảm thấy sợ hãi và lo sợ. Trong một thời gian dài tôi không ý thức được rằng bản thân đã phải chịu những tổn thương, trúng độc và vì vậy có sự thiếu hụt về năng lực đồng cảm. Một mực cho đến năm 2004 khi tôi tới Bắc Kinh giảng dạy, bởi vì nguyên nhân lệch múi giờ, nửa đêm tôi không cách nào ngủ được, do vậy quyết định mở một kênh truyền hình văn nghệ vốn không có tẩy nãy, tương đối nhẹ nhàng để có thể ngủ lại. Khi vừa chuyển sang kênh văn nghệ của CCTV, khung cảnh xuất hiện trên màn hình vừa vặn là cảnh Bạch Mao nữ bị Hoàng Thế Nhân cưỡng hiếp sau đó đã hét lên: “Ta hận! Ta muốn báo thù!” Tôi đột nhiên ý thức được rằng, tôi chính là đã lớn lên trong bầu không khí như vậy. Trong lúc nhất thời tôi nhớ lại, khi tôi còn là một đứa trẻ nhỏ, đứng một mình trên sân tập thể thao vào lúc hoàng hôn, nghe thấy thấy tiếng loa đang đọc cuốn tiểu thuyết dài “Dải lụa đỏ trên chiến địa”, nói về câu chuyện bi thảm địa chủ ác bá Kim Lão Oai ngược đãi công nhân trẻ em.

Điều may mắn là, vào thời điểm thiếu niên tôi đã đi tới Thượng Hải, vốn là nơi Tây hóa, có nhiều phức cảm tiểu tư sản nhất Trung Quốc để đi học, hơn nữa vào thập niên 1980 vốn là thời điểm Trung Quốc mở cửa và năng động nhất, cũng tiếp nhận được quá trình giáo dục Tây hóa nhất trong hệ thống giáo dục của Đại học Phục Đán vốn là địa điểm đổ bộ của tư tưởng phương Tây khi tiến vào Trung Quốc. Chủ nghĩa hữu thần, chủ nghĩa duy tâm (tốt nhất nên được dịch là “chủ nghĩa tâm tính tối cao”), chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân đạo, các giá trị đa nguyên… tất cả đều có thể bước vào không gian tư tưởng của tôi. So sánh với những người Trung Quốc bình thường, những tổn thương, trúng độc mà tôi gánh chịu có lẽ không tính là nặng nề nhất.

Trong suốt thời gian25 năm học tập và làm việc tại Hoa Kỳ, có ba sự kiện thúc đẩy tôi suy tư lại về bản thân, suy tư lại về văn hóa Trung Quốc, suy tư lại về cả dân tộc cúng ta (Trung Quốc). Một là, vào những năm cuối thập niên 1990 tôi bắt đầu dự án nghiên cứu về xã hội đen Trung Quốc. Tận mắt nhìn thấy sự tàn nhẫn của con người, sự xấu lậu của nhân tính, sự thờ ơ của xã hội, thế giới tinh thần của tôi bắt đầu gặp phải những tổn thương, tâm tinh gặp phải đả kích. Thứ hai là năm 2008 tôi quay về Tứ Xuyên tham gia sản xuất bộ phim tài liệu về thiên tai “Nước mắt ngang dọc ở Thiên Phủ sau thiên tại”, ở trên thực địa tôi đã nhìn thấy những thảm họa từ các công trình trường học đổ nát bởi “nền móng đậu phụ” được mang tới bởi quan chức chính phủ, cảm nhận được căn nguyên tà ác của Trung Quốc đến từ chính quyền chuyên chế thối nát. Từ đó, tôi dấn thân vào con đường cô độc của kẻ phản kháng, dùng sự sắc bén của ngòi bút để tuyên chiến với chính quyền tà ác. Cuối cùng, đi cùng với việc tôi tham gia ngày càng sâu vào phong trào dân chủ dân sự ở hải ngoại, tôi càng ý thức được rằng, mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bước tiến của phong trào dân chủ khó tiến bước, nhưng một nguyên nhân chủ yếu đó là những người lãnh đạo các phong trào dân chủ to to nhỏ nhỏ không cách nào hợp tác cùng nhau, lực lượng hải ngoại chưa bao giờ thành lập được một phong trào dân chủ hoặc chính đảng thống nhất. Vậy thì, tại sao những con người có cùng chung lý tưởng dân chủ lại không cách nào hợp tác? Nguyên nhân căn bản nằm ở chỗ quần thể này thiếu đi nguồn lực đồng cảm lẫn nhau. Nếu như chúng ta thấy rằng, bên trong chính quyền đảng cộng sản có rất nhiều những kẻ tâm thần giống như Mao Trach Đông, vậy thì, trong phong trào dân chủ lại có rất nhiều những kẻ tự yêu bản thân (type N), có thể bọn họ có được năng lực đồng cảm về nhân thức cũng như năng lực đạo đức, nhưng lại đặc biệt thiếu hụt năng lực đồng cảm ái mộ. Phức cảm tự yêu bản thân của tập thể người Trung Quốc được bồi dưỡng bởi tuyên truyền về chủ nghĩa dân tộc trong mấy chục năm, mặc dù trong phong trào dân chủ không hề thiếu những người kiên định chống cộng, nhưng đối với nhiều người mà nói, nếu như giải thoát khỏi sự mù quáng tự đại của chủ nghĩa dân tộc, mở mắt nhìn sang những nền văn minh xán lạn của các dân tộc trên thế giới, qua đó ý thức được sự chênh lệch giữa Trung Quốc và thế giới, vẫn là một điều rất khó khăn.

Đối mặt với muôn vàn những tà ác trong hiện thực chính trị như vậy, nhìn ra trước mắt vẫn chỉ nhìn thấy một màu đen dày đặc, điều này rõ ràng là đưa tới thất vọng, sự tuyệt vọng khiến cho người ta không cách nào lý giải. Nhưng điều may mắn là, Phật duyên đã đưa tôi đến bên cạnh Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2009, từ đó trở đi tôi có dịp gặp gỡ với Tôn Giả 12 lần, một số dịp còn được thỉnh giáo ý kiến của Tôn Giả, có một lần được nghe giảng Phật pháp ở nơi cư trú của ngài tại Dharamsala kéo dài 90 phút. Tôi muốn nói ở đây là, Đạt Lai Lạt Ma là người có EQ cao nhất trong số những người tôi từng gặp. Dùng cách phân loại của giáo sư Simon Cohen, ngài tiếp cận với đường cong EQ với giá trị là 6, có được “siêu năng lực về sự đồng cảm”. Trong nhiều tác phẩm của mình, đặc biệt là “Nước tôi dân tôi”, “Tự do trong cuộc đời lưu vong”, “Cao hơn cả tôn giáo”, “Xây dựng sự thân thiết đối với nhiều tôn giáo”, “Luân lý quan trong thiên niên kỷ mới”, “Trung Đạo”, “Nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới hỗn loạn”, “Con đường của lãnh tụ” và “Ý thức cảm xúc” đã cung cấp những góc nhìn giải thích dứt khoát đối với việc quản lý cảm xúc, kiểm soát sự phẫn nộ, tiêu trừ chấp ngộ, mở rộng lòng từ bi, giáo dục tâm tính, tránh xa bạo lực, xây dựng hòa bình.

Xung quanh Đạt Lai Lạt Ma còn có một nhóm các đại sư có sự hiểu biết thâm sâu đối với giáo nghĩa, triết học cũng như khoa học Phật giáo, họ cũng đã thực hiện rất nhiều công việc, cũng để lại nhiều tác phẩm. Còn nhớ là tôi đã có hai lần đến thăm triết gia có học vấn cao thâm nhất trong cộng đồng người Tạng lưu vong là giáo sư Samdhong Rinpoche. Ông đã từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu cao cấp tôn giáo và văn hóa Tây Tạng, từng giữ chức Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, hiện tại là cố vấn của Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi đọc xong tác phẩm “Chân lý không thỏa hiệp trong một thế giới thỏa hiệp” của ông, tôi đã từng thỉnh giáo một câu hỏi tại nơi cư ngụ của ông: Làm thế nào để trở thành một phật tử tu luyện tốt mỗi ngày? Ông đưa ra câu trử lời chỉ với một chữ: “Niệm – Mindful”. Ngoài ra, cuốn sách “Tây Tạng sinh tử thư – The Tibetan Book of Living and Dying” của Sogyal Rinpoche cũng là một tác phẩm tuyệt vời để nhập môn tu tập Yoga và tu luyện tâm tính. Trong khi đó, trong số các tài liệu Phật giáo liên quan đếm tu  tâm, thì cuốn sách “Phương pháp hoán đổi bản thân và người khác – The method of exchanging self and others) ( xem Mind Training Like the Rays of the Sun, trang 79) càng là pháp môn độc đáo để nâng cao năng lực đồng cảm. “Tự hoán đổi bản thân” còn gọi là “thi thụ pháp”, tư tưởng cốt lõi của nó là “đem tất cả những lợi ích và chỗ tốt cho người khác, tự bản thân gánh vác tất cả tổn thất và nguyên nhân thất bại.” Sogyal Rinpoche nói: “Trong tất cả các pháp môn mà tôi biết, thi thụ pháp (trong tiếng Tạng có nghĩa là “đưa cho và tiếp nhận”) là một trong những phương pháp có ích lợi nhất, hữu dụng nhất. Khi bạn nhận thấy rằng đang ở trong một bình cảnh, một nút thắt cổ chai, thi thụ pháp có thể mở ra để khiến bạn tiếp nhận đau khổ của người khác; khi bạn phát giác rằng bản tâm bị ngăn trở, nó có thể phá hủy đi sức mạnh ngăn trở đó; khi bạn biết được giữa bản thân cùng với người đang chịu đau khổ trước mặt có khoảng cách, hoặc là cảm thấy thất vọng, buồn bã, nó có thể giúp bạn tìm ra và thể hiện sự đáng yêu của thiên tính, ngã chấp (आत्म ग्राह ātma-grāha) và ngã ái (ātma-sneha – tự yêu bản thân) là gốc rễ của mọi khổ đau và thờ ơ vô tình. Theo như tôi biết, phương pháp để phá hủy chúng một cách có hiệu quả nhất là dùng thi thụ pháp.” (Tây Tạng sinh tử thư, trang 256-257) Chúng ta có thể khẳng định rằng, những thành tựu về nghiên cứu và rèn luyện tâm tính của Phật học Tây Tạng sẽ là nguồn lực quý giá cho người Trung Quốc, giúp đỡ chúng ta tìm lại sự đồng cảm, cảm xúc, xây dựng lại đạo đức, phục hồi lương tri, xây dựng dân chủ.

Nếu như chúng ta đồng tính với những phân tích của giáo sư Simon Baron-Cohen về mối quan hệ giữa tà ác và sự đồng cảm, vậy thì mỗi người chúng ta có thể trở thành chí sĩ nhân nghĩa để chống lại tà ác, cũng có nghĩa là bước ra bước thứ nhất để chống lại chuyên chế, thúc đẩy dân chủ. Simon Baron-Cohen trong cuốn sách của mình cũng đưa ra ba kết luận quan trọng: “Cảm xúc tương hỗ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất thế giới ngày nay”. “Cảm xúc tương hỗ là một chất xúc tác phân giải thích hợp với mọi nơi.” “Cảm xúc tương hỗ là có thể được cung cấp miễn phí.” Hiểu rõ được ba kết luận này, có thể chúng ta sẽ trở nên lạc quan hơn đối với tình cảnh của bản thân, với tiền đồ trước mắt của Trung Quốc cũng như tương lai của thế giới.

Phật giáo Tây Tạng có một cuốn sách quan trọng về tu tâm với tên gọi “Tu tâm giống như tắm dưới ánh mặt trời”. Tôi cảm thấy may mắn khi bước ra khỏi hang động và nhìn thấy ánh mặt trời. Điều càng khiến cho tôi cảm thấy may mắn hơn là, tôi đã không giống như người tù phạm được mô tả trong “Ngụ ngôn về hang động” khi anh ta không thể thích nghi được với ánh nắng mặt trời chói mắt, từ đó sợ hãi mặt trời thật sự, lại quay trở về hang động. Khi tôi thoát khỏi chủ nghĩa ngu muội, dưới sự dẫn dắt bởi ánh nắng của mặt trời chân lý, tôi biết rằng, “Mặt trời đỏ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ bất quá là một bóng ma được phản chiếu ở trên vách đá trong hang động tăm tối từ một đám những kẻ tà ác mà thôi.

© 2020 Hồ Như Ý

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Hạ Minh, “Hồng thái dương đế quốc”: Trung cộng tối hậu đích phân tang. Nhà xuất bản: Minh Kính xuất bản xã. Xuất bản ngày: 2015/04/27. ISBN thư hào: 978-1-63032-801-6

Bản Anh ngữ: Xia, M.,  “Hongtaiyang Diguo” [Empire of the Red Sun]. New York: Mirror Books, 2015.

[①] Edmund Burke (1729 – 1797) là một chính khách, nhà văn, nhà triết học người Ireland. Sau khi chuyển tới Anh sinh sống, Edmund Burke đã phục vụ nhiều năm trong Viện Thứ dân Vương quốc Anh với tư cách là thành viên của đảng Whig. Ông được nhớ đến chủ yếu là người đã ủng hộ những nhà Cách mạng Hoa Kỳ, và sau đó là phản đối cuộc Cách mạng Pháp. Sự phản đối cuộc cách mạng Pháp của Burke đã khiến ông trở thành nhân vật đi đầu thuộc phái bảo thủ trong đảng Whig, đối lập với những người ủng hộ cuộc cách mạng Pháp “New Whigs”. Edmund Burke được xem là nhà sáng lập tư tưởng của chủ nghĩa bảo thủ hiện đại, và là đại diện của chủ nghĩa tự do cổ điển.

[②] Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922.

[③] Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC) là một tòa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. Tòa án Hình sự quốc tế ngày 15/9/2016 tuyên bố sẽ thụ lý các vụ án liên quan tới các tội ác hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất đai của người dân.

[④] Nhóm sao Bắc Đẩu hay tên đầy đủ Bắc Đẩu thất tinh 北斗七星. Đây là một mảng sao gồm bảy ngôi sao trong chòm sao Đại Hùng. Mảng các ngôi sao này tạo nên hình ảnh giống cái đấu hay cái gàu sòng và nằm ở hướng bắc vì vậy một số nước gọi nó là Nhóm sao Bắc Đẩu.

[⑤] Hội chứng Asperger (Asperger disorder) là một dạng hội chứng bệnh rối loạn phát triển. Những người có hội chứng Asperger này sẽ gặp bất lợi trong cuộc sống chủ yếu do kỹ năng giao tiếp kém đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể. Những người bị hội chứng Asperger không chỉ có khuyết điểm, họ cũng có thể có ưu điểm trong những lãnh vực như nhận thức, tự quan sát, trong sự chú ý hoặc trí nhớ. Theo Asperger’s không còn được công nhận chẩn đoán mà được gộp chung thành chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder).

[⑥] Vườn Viên Minh 圓明園 là một tổ hợp các cung điện và vườn hoa nằm phía tây bắc của thành Bắc Kinh, được xây vào thế kỷ 18, là nơi các hoàng đế của nhà Thanh. Viên Minh Viên đã bị các đội quân từ Anh và Pháp phá hủy hoàn toàn năm 1860 trong cuộc chiến tranh Nha Phiến lần 2. Ngày nay, những di tích còn sót lại được coi là một biểu tượng của sự xâm lược của ngoại bang và sự làm nhục Trung Quốc.

[⑦] “Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường của cái Ác”: Năm 1961, nhận lời của tạp chí New Yorker, Hannah Arendt sang Israel theo dõi phiên toà ở Jerusalem xử tên trung tá SS Adolf Eichmann – một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa Holocaust của người Do Thái ở châu Âu. Eichmann tham gia lập kế hoạch và người trực tiếp chỉ đạo việc bắt nhốt người Do Thái trong các trại tập trung cũng như đưa họ vào các lò thiêu người. Các bài viết của bà trên tạp chí New Yorker về phiên toà này sau đó được tập hợp và bổ sung thành tác phẩm Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường của cái Ác, xuất bản năm 1963. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành kinh điển và là một kiệt tác chính trị – đạo đức học trong thế kỷ 20.

[⑧] David Hume (1711 – 1776) là một triết gia, nhà kinh tế học và nhà sử học người Scotland, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng của Scotland.