“Kỳ thị có Hệ thống” nghĩa là gì

act.TV | DCVOnline | Huong Lan Nguyen

Không may, câu chuyện không ngừng ở đây. Một phần lớn của sự kỳ thị có hệ thống tại Mỹ là những thành kiến ngấm ngầm. Đó là những thành kiến trong xã hội mà người ta không biết là họ đã có sẵn.

https://www.facebook.com/tran.thuy.3363/videos/10213680648850628/

Đây là Jamal. Jamal là một chú nhỏ sống trong một khu phố nghèo.

Bạn của Jamal là Kevin, sống ở một khu giàu có.

Tất cả hàng xóm của Jamal đều là người Mỹ gốc châu Phi.

Và tất cả hàng xóm của Kevin toàn là người da trắng.

Vì cả khu học chính của Jamal được tài trợ bằng tiền thuế địa ốc, trường của Jamal không được tài trợ đầy đủ. Lớp của Jamal quá đông học trò. Thầy cô giáo của Jamal không được trả lương đúng mức. Và Jamal không có thầy dạy kèm giỏi hay những sinh hoạt ngoài giờ học lành mạnh.

Khu học chính của Kevin cũng được tài trợ bằng thuế địa ốc. Vì vậy trường của Kevin được tài trợ rất tốt.

Lớp học của Kevin không khi nào qua đông học trò. Thầy cô của Kevin được trả lương rất hậu hỉ. Và Kevin lại có người dạy kèm rất giỏi và có thật nhiều sinh hoạt tốt ngoài giờ học.

Kevin với Jamal ở cách nhau chỉ vài con đường. Thế thì tại sao hai người lại sống trong hai thế giới khác nhau đến như vậy? Với những cơ hội để thành công thật khác nhau.

Câu trả lời nằm trong lịch sử kỳ thị một cách hệ thống của nước Mỹ.

Để hiểu vấn đề rõ hơn, chung ta hãy nhìn lại đời sống của ông bà của Kevin và Jamal.

Mấy chục năm sau cuộc Nội chiến, nhiều cơ quan chính phủ bắt đầu vẽ bản đồ chia thành phố thành nhiều khu vực đáng hay không đáng để đầu tư. Việc làm này gọi là “khoanh đường đỏ”, và thường đóng khung lại toàn bộ những khu phố của người da đen để họ không được đầu tư của chính phủ và của tư nhân. Ngân hàng và nhưng công ty bảo hiểm đã dùng những bản đồ này hàng nhiều thập niên để không cho người da đen mượn nợ và không cung cấp những dich vụ tài chính khác hoàn toàn dựa trên sắc tộc.

Trong quá khứ, mua được một căn nhà và được đi học đại học là cách dễ nhất để một gia đình người Mỹ xây dựng tài sản. Nhưng khi ông bà của Jamal muốn mua một căn nhà, ngân hàng đã từ chối không cho mượn nợ vì họ sống trong một khu vực đã bị “khoanh đường đỏ”. Do đó ông bà của Jamal đã không thể mua được một căn nhà, và đại học cũng không cho họ theo học dựa trên luật “phân cách”, lựa chọn học lên cao đối với họ thật là hiếm có.

Mặt khác, ông bà của Kevin được cho mượn nợ lãi suất thấp để mua căn nhà đầu tiên của họ và được nhận vào một vài trường đại học hàng đầu, có truyền thống chỉ nhận sinh viên da trắng. Những điều này đã mớ cửa cho họ có rất nhiều cơ hội để học có thể truyền lại cho con cháu sau này.

Mãi đến những năm 1980, một nghiên cứu về thị trường địa ốc ở Atlanta cho thấy ngân hàng vẫn sẵn sàng cho những gia đình da trắng có lợi tức thấp mượn nợ hơn là cho những gia đình da đen trung lưu và thượng lưu mượn tiền.

Kết quả là ngày hôm nay, cứ mỗi 100 đô la một gia đình người Mỹ da trắng có thì mỗi gia đình người da đen có được 5.04 đô la.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy việc “khoanh đường đỏ” hiện nay vẫn ảnh hưởng đến giá trị của nhà cửa tại những thành phố lớn như Chicago.

Những việc này giải thích tại sao Kevin và Jamal đã thừa hưởng những hoàn cảnh rất khác nhau.

Không may, câu chuyện không ngừng ở đây. Một phần lớn của sự kỳ thị có hệ thống tại Mỹ là những thành kiến ngấm ngầm. Đó là những thành kiến trong xã hội mà người ta không biết là họ đã có sẵn.

Hãy trở lại với Kevin và Jamal. Bất chấp mọi khó khăn, Jamal đã trở thành học sinh duy nhất ở trường trung học của mình được nhận vào một đại học danh tiếng mà Kevin và những người bạn cùng trường đang theo học. Nhưng sau khi Kevin và Jamal tốt nghiệp, Jamal để ý thế hồ sơ cá nhân của mình không được chú ý đến nhiều như hồ sơ của Kevin du cả hai đều tốt nghiệp cùng một ngành và cùng cả điểm trung bình. Không may cho Jamal, nghiên cứu cho thấy những hồ sơ lý lịch cơi những tên “có vẻ” da trắng được chú ý đến gấp đôi nhưng hồ sơ có tên ‘có vẻ” của người da đen.

Thành kiến ngầm này là một trong những lý do tại sao tỉ lệ thất nghiệp của người da đen gấp đôi tỉ lệ không có việc làm của người da trắng, ngay cả trong số những người đã tốt nghiệp đại học, hiện nay.

Quý vị có thể nhìn thấy sự kỳ thị sắc tộc ở mọi mặt của đời sống. Từ sự bất bình đăng về tài sản đến tỉ lệ bị tù, đại diện chính trị, và giáo dục tất cả là những ví dụ về sự kỳ thị có hệ thống.

Chẳng may, thách đố lớn nhất cho hiện tượng này là không có bất kỳ một cá nhân nào hay một thực thể nào chịu trách nhiệm cho sự kỳ thị có hệ thống khiến vấn để trở thành rất khó để giải quyết.

Như thế chúng ta có thể làm gì? Trước tiên, chung ta phải cố gắng trở nên hiểu biết hơn về nhưng thành kiến ngầm của chính mình. Những thành kiến ngầm nào chúng ta đã có mà không biết? Thứ đến, hãy cùng nhau công nhận rằng hệ quả của chế độ nô lệ và đạo luật Jim Crow vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến việc có cơ hội đồng đều ngày hôm nay.

Như vậy, chúng ta cần ủng hộ nhưng thay đổi trong hệ thống để tạo ra nhiều cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người. Tăng tài trợ cho các trường công lập, mức tài trợ này cần độc lập với thuế địa ốc là một điểm tốt để bắt đầu. Như vậy nhưng khu giàu và nghèo có thể có được cơ hội đồng đều để nhận được tài nguyên.

Vấn đề của hệ thống vẫn có những giải pháp cho hệ thống. May thay, tất cả chúng ta đều là thanh phần của hệ thống nghĩa là tất cả chúng ta đều có vai trò làm cho hệ thống tố đẹp hơn.

“Kỳ thị có Hệ thống”. Nguồn: act.TV

Nếu đăng lại, in ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: act.tv | DCVOnline dịch | Huong Lan Nguyen trình bày

Systemic racism affects every area of life in the US. From incarceration rates to predatory loans, and trying to solve these problems requires changes in major parts of our system. Here’s a closer look at what systemic racism is, and how we can solve it.

Additional Viewer Resources: