Thảm họa COVID-19 ở Viện dưỡng lão của Quebec: 6.700 người đã có thể không thiệt mạng


PETER ST. ONGE & MARIA LILY SHAW | Trà Mi

Chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thách thức nghiêm trọng tiếp theo có thể xảy ra, hẳn thế, nhưng trên hết là cung cấp, năm này qua năm khác, sự chăm sóc nhân đạo và chu đáo mà tất cả người dân Canada có quyền mong đợi.

Nhân viên nhà quàn chuyển một thi hài khỏi Nhà dưỡng lão (CHSLD) Sainte-Dorothée ở Laval hôm thứ Hai, 13 tháng 4, 2020. Đây là trung tâm chăm sóc dài hạn có số bệnh nhân nhiễm COVID-19 cao nhất trong tỉnh bang. Ryan Remiorz/The Canadian Press
Phúc trình Kinh tế này do Peter St. Onge, Thành viên cao cấp tại Viện MEI, phối hợp với Maria Lily Shaw, Chuyên viên kinh tế tại MEI, soạn thảo. Loạt bài về Chính sách Y tế của MEI nhằm mục đích xem xét mức độ mà quyền tự do lựa chọn và tính kinh doanh dẫn đến những cải tiến về phẩm chất và hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả bệnh nhân.

Cho đến nay người Quebec đã phải gánh chịu một thiệt hại khủng khiếp do đại dịch COVID-19, tồi tệ nhất ở Canada. Tỉnh bang hiện đã có hơn 10.000 người chết, khiến Quebec là một trong những nơi có tỷ lệ chết cao nhất trên thế giới.1 Một lý do chính dẫn đến kết quả này là các cơ quan y tế của Quebec chuyển bệnh nhân của các bệnh viện đã quá đông kinh niên đến các trung tâm người cao niên thường xuyên thiếu nhân viên. Trên thực tế, trong trận đại dịch, hai hệ thống đã tràn ngập nhưng quan trọng này đã đâm vào nhau, khiến những người cao niên ở Quebec chết hàng loạt. Tỉnh bang này phải làm gì để có thể quản lý tình hình một cách khác hơn để ngăn chặn thảm họa này?


Cái giá khủng khiếp ở Viện Dưỡng Lão

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2021, 75% người chết do COVID-19 ở Quebec và 59% ở các vùng còn lại của Canada, xảy ra cho cư dân ở những trung tâm chăm sóc dài hạn (LTC).2 Ngược lại, những cư dân như vậy chỉ chiếm 43 % số người chết do COVID-19 ở Pháp, 34% ở Anh và 28% ở Đức3 (xem Hình 1). Với 10.313 người chết do COVID-19 ở Quebec tính đến đầu tháng 3,4 Nếu Quebec có tỷ lệ người chết tại LTC tương tự như các quốc gia châu Âu, thì từ 5.800 đến 6.700 người cao tuổi có thể đã được cứu sống. Ngay cả khi tỷ lệ chết ở LTC của Quebec chỉ cần tương đương với tỷ lệ trung bình của những nơi khác của Canada, thì khoảng 4.000 người cao tuổi có thể đã không chết.5

Nhìn cách khác, nếu những nơi khác ở Canada phải chịu tỷ lệ chết tại LTC tương tự như Quebec, thì đã có thêm 7.500 người cao niên thiệt mạng.6

Hình 1


Cần lưu ý rằng ngoài những ước tính nàycòn có những cái chết do chậm trễ điều trị các bệnh khác như ung thư hoặc bệnh tim,7 trong dịch COVID-19. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây của Anh ước tính tỷ lệ chết vì ung thư do điều trị chậm trễ tăng 20% do giới hạn tài nguyên vì COVID-19.8 Cho rằng người Canada có khoảng 85.000 cái chết do ung thư mỗi năm,9 con số như vậy tương đương có thêm gần 17.000 người chết do ung thư nữa ở Canada.

Đương nhiên, chúng ta phải kể cả không chỉ ung thư mà còn nhiều bệnh mãn tính khác cần được điều trị và can thiệp kịp thời, từ bệnh tim đến bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer và đột quỵ. Hơn nữa, Vương quốc Anh có sức chứa của bệnh viện căn bản cao hơn đáng kể so với Canada, trung bình nhiều hơn 50% số bệnh nhân xuất viện trên đầu người,10 có nghĩa là những cái chết do được điều trị chậm trễ như vậy có thể thực sự sẩy ra nhiều hơn ở Canada.

Quebec đã sai ở đâu?

Một cuộc khảo sát toàn diện do Viện Thông tin Y tế Canada (CIHI) thực hiện cho thấy rằng các quốc gia giảm được tỷ lệ người chết trong lĩnh vực LTC đã thiết lập trong các trung tâm để có những khu cách ly, có huấn luyện và kiểm soát nhiễm trùng, có các toán kiểm soát phản ứng nhanh, tăng cường nhân sự và xét nghiệm quy mô để tìm người nhiễm bệnh.11 Những can thiệp này đều tốn nhiều sức lao dộng, có lẽ đã giải thích tại sao có những trung tâm cao niên thiếu nhân công ở Quebec và những nơi khác ở Canada, theo báo cáo của CIHI, không có những tính năng nêu trên một cách có hệ thống.

Ngoài việc bố trí nhân viên trực tiếp, trong thời kỳ đại dịch có những đổi mới ở các nước đồng đẳng như để nhân viên của LTC sống tại chỗ12 và cố ý tản quyền quyết định cho mỗi trung tâm.13 Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật nhất với các nước đồng đẳng là con số lớn người cao niên Canada và đặc biệt là Quebec sống trong môi trường nhóm (ở trung tâm LTC) hơn là sống ở nhà. Theo một nghiên cứu xuyên quốc gia của Oxford,14 ít hơn 2% người cao niên ở Ý sống trong các viện dưỡng lão, trong khi ở Anh, khoảng 3,5% sống trong các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện. Ngược lại, theo CIHI, 7% người cao niên trên khắp Canada sống trong các cơ sở LTC chính thức, với con số tăng lên 9,5% ở Quebec, cao nhất trong số các tỉnh bang.15

Sự chênh lệch quá lớn này có nghĩa là một tỷ lệ cao hơn những người cao niên đã gặp rủi ro vì Quebec không tuân theo những tập quán tốt nhất về an toàn và huấn luyện, dụng cụ bảo vệ, thăm viếng và quản lý tài nguyên. Về bản chất, con số lớn người cao niên dễ bị tổn thương này đã trở thành “củi mồi” trong hoàn cảnh thiếu thốn lâu dài và thiếu nhân lực oqr Quebec trong cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người cao tuổi, khiến cho thảm họa có lẽ không thể tránh khỏi.

Bệnh viện quá đông bệnh nhân đã làm vấn đề phức tạp thêm

Trên thực tế, trong nhiều chục năm trước dịch COVID-19, Quebec đã phải vừa chịu sự nguy hiểm vì những trường hợp cần được giải phẫu đã thực hiện trễ hơn so với đề nghị16 và các trung tâm người cao niên thiếu nhân viên đến mức cư dân phải ăn thức ăn nguội.17 Những dữ kiện này ở một tỉnh bang chi tiêu rất nhiều cho hệ thống y tế công cộng của mình là điều đang kinh ngac.18

Ngay cả khi xem xét toàn bộ hệ thống y tế của Canada, thời gian chờ đợi để gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên môn dường như chỉ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Thời gian chờ đợi trung bình để gặp bác sĩ chuyên môn đã tăng 136% từ năm 1993 đến năm 2018.19 Hơn nữa, một cuộc khảo sát CIHI năm 2017 liên tục xếp hạng hệ thống của Canada là hệ thống tệ nhất trong số mười một hệ thống y tế cho mọi người. Ví dụ, 29% người Canada cho biết họ đã phải đợi từ 4 giờ trở lên trong lần mới đến phòng cấp cứu, so với tỷ lệ từ 1% đến 20% ở các nước ngang hàng. Khi nhìn vào hệ thống của Quebec, con số đó tăng lên 51%.20

Thật vậy, tình trạng thiếu bệnh viện và thời gian chờ đợi quá lâu ở Quebec là một vấn đề đã bị bỏ quên trong nhiều chục năm qua. Giới truyền thông Quebec từ lâu đã đưa tin về những hậu quả bi thảm của những vấn đề này, chẳng hạn như một phụ nữ Montreal 86 tuổi chết sau khi nằm trên một băng ca ở hành lang bệnh viện trong bốn ngày,21 hoặc một chục bệnh nhân tim chết vào năm 2019 trong khi chờ đợi được giải phẫu.22 Họa vô đơn chí, năm 2021 diễn viên Quebec đang lên Rosine Chouinard-Chauveau qua đời ở tuổi 28 trong khi nằm trong danh sách chờ giải phẫu quan trọng.23

Vì tình trạng thiếu tài nguyên liên tục này, sau thời gian đầu của đại dịch khi bệnh nhân tránh đến các phòng cấp cứu vì sợ nhiễm COVID-19, đến cuối tháng 5 năm 2020, nhiều người vượt qua được nỗi sợ hãi hoặc không thể chờ đợi thêm nữa, và gần như một nửa số phòng cấp cứu ở Montreal đã đạt hoặc quá sức chứa.24 Ngay cả khi cuộc khủng hoảng COVID-19 tệ nhất ở Quebec vào đầu tháng 5, trong khi một số bệnh viện ở các quốc gia khác gần như không có người,25 bệnh viện ở Montreal đã phải đưa bệnh nhân đến Trois-Rivières, cách hơn 100km.26

Có thể dự đoán được rằng các ER (phòng cấp cứu) thường xuyên đong ghẹt ở Quebec, kết hợp với cường độ và tốc độ của đại dịch, không còn ngõ thoát nào để phải đi đến quyết định định mệnh đó là chuyển bệnh nhân ở bệnh viện quá đông vào nhưng trung tâm người cao niên. Thật không may, để tăng sức chứa số bệnh nhân COVID-19 dự tính sẽ tràn ngạp, ngay cả những bệnh nhân yếu nhất của bệnh viện cũng đã được đưa vào các trung tâm người cao niên. Các trung tâm đó đã bị choáng ngợp vì phải chuẩn bị cho đại dịch trong hoàn cảnh thiếu nhân viên27 và thiếu trang thiết bị căn bản để bảo vệ và phòng ngừa nhiễm trùng và cũng thiếu cả phần huấn luyện,28 hiện còn khan hiếm tại các bệnh viện mà những bệnh nhân này vừa bị chuyển đi.29
Trong số những người bị trục xuất hàng loạt khỏi bệnh viện là những bệnh nhân nằm lâu, những người thường có thể chiếm 1/5 giường bệnh30 và những người có thể trạng cực kỳ yếu và do đó dễ bị COVID-19. Đợt bệnh nhân bất ngờ cần nhiều sức lao động và tài nguyên này đã buộc những người dễ bị tổn thương nhất ở Canada phải vào ngay những nơi mà virus đang lây lan như cháy rừng.

Cuối cùng, trong chuỗi bi kịch nàybùng lên do sự thúc đẩy bảo vệ sức chứa của bệnh viện, Quebec đã hạn chế việc chuyển những người bệnh từ các trung tâm cao niên về lại bệnh viện, giữ họ ở những trung tâm chăm sóc người cao tuổi quá đông ít có khả năng chữa trị hoặc thậm chí chỉ đơn giản là cách ly họ và giữ cho họ không lây nhiễm cho những người cao tuổi khác ở trung tâm. Như một bác sĩ nhi khoa ở Montreal đã tóm tắt, Quebec “vô tình tạo ra một tình trạng để các cơ sở có thể chứa virus và giữ nạn nhân của nó bên trong để mắc bệnh và chết.”31 Chính sách này cuối cùng đã phản tác dụng, làm trầm trọng thêm vấn đề tài nguyên ban đầu do sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 ở các trung tâm người cao niên đã gửi một số lớn người cao niên mới bị nhiễm bệnh vào lại hệ thống bệnh viện đó.32

Vấn đề không phải là tiền

Làm thế nào để khắc phục vấn đề bệnh viện quá tải và các trung tâm người cao niên thiếu nhân viên của Canada? Một giải pháp thường được đề nghị là chi nhiều tiền hơn, với giới phê bình đang cáo buộc các chính khách dùng ngân sách “thắt lưng buộc bụng”.33 Sự thật là các chính phủ trên khắp Canada trong nhiều chục năm đã tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe một cách ồ ạt (xem Hình 2), nhanh hơn nhiều so với mức phát triển dân số hoặc kinh tế. Vào năm 2019, mức chi tiêu này tăng với tốc độ 4,3%, nhanh hơn gấp 4 lần so với dân số.34 Thật vậy, khác xa với sự thắt lưng buộc bụng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Canada ngày nay là một trong những hệ y tê cho mọi người đắt đỏ nhất trên trái đất, chi tiêu nhiều hơn gần 30% so với mức trung bình của OECD.35

Hình 2

Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Canada cũng tăng nhanh hơn đáng kể so với nền kinh tế. CIHI ước tính chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe năm 2019 ở mức 11,5% GDP của Canada, tăng từ mức 7% trong những năm 1970. Ngay cả ở Quebec, bất chấp được cho là thắt lưng buộc bụng, tổng chi tiêu cho y tế đã tiêu tốn một phần ngày càng tăng của GDP trong nhiều thập kỷ, tăng từ 9,5% năm 1998 lên 12,4% vào năm 2019.36

Trong khi đó, chi tiêu công cho chăm sóc dài hạn cũng đã tăng trong nhiều chục năm ở tất cả các nhóm tuổi. Trên thực tế, tỷ lệ này đang tăng nhanh nhất đối với những người cao tuổi trẻ nhất, những người từ 65 đến 69 tuổi, những người thường độc lập nhất và do đó, ít tốn kém nhất.37 Cuối cùng, chi tiêu cho LTC của Canada cũng thuộc hàng cao nhất trong tất cả các quốc gia giàu có. Một nghiên cứu đánh giá mười chín quốc gia kỹ nghệ hóa và phát triển cho thấy rằng ngay cả sau khi kiểm soát số người thụ hưởng, chi tiêu công của Canada cho các tổ chức LTC tính theo tỷ lệ phần trăm GDP vẫn cao hơn tất cả, trừ hai quốc gia giàu có.38


Cải cách tận gốc điều cần thiết

Từ chăm sóc sức khỏe đến chăm sóc người cao tuổi, sự thất bại kiên định này trong việc chuyển các ngân sách hào phóng thành kết quả có thể chấp nhận được cho thấy rằng điều cần thiết là cải cách hệ thống ở mức độ sâu hơn.

MEI chúng tôi năm ngoái đã xuất bản một luận văn nghiên cứu39 tập trung vào bốn đổi mới về cấu trúc như vậy đối với chăm sóc sức khỏe: quyết định và phân bổ tài nguyên linh hoạt hơn; tài trợ đi theo bệnh nhân; mở rộng việc sử dụng các tài nguyen hiện có như y tá, dược sĩ và y học từ xa; và giảm bớt các rào cản đối với việc kinh doanh khả năng mới. Các nguyên tắc tương tự có thể được áp dụng cho dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, giúp cho việc phân bổ tài nguyên và lấy quyết định linh hoạt hơn và đáp ứng nhanh hơn đối với người cao niên, đồng thời loại bỏ các rào cản đối với các hình thức đổi mới có thể phục vụ người cao tuổi tốt hơn và làm cho hệ thống linh hoạt hơn trước các cuộc khủng hoảng. Nghiên cứu học thuật gần đây40 gợi ý rằng những cải cách như vậy có thể cải thiện dịch vụ ở Quebec trong khi thực sự giảm chi phí, bằng cách cắt giảm sự lãng phí lớn trong hệ thống chăm sóc người cao tuổi hiện tại của chúng ta.

Giữa những thách thức của đại dịch, các nhà hoạch định chính sách, chuyên viên quản trị và nhân viên tuyến đầu của Canada đã nỗ lực hết sức mình, thường phải chịu rủi ro và hy sinh cá nhân rất lớn. Không ai có thể nghi ngờ rằng mọi người tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và hệ thống chăm sóc người cao niêm của Canada đều thực sự quan tâm và muốn giúp đỡ những người do những cơ sở đó phục vụ.

Đây không phải là vấn đề chỉ tay hoặc đổ lỗi; nhưng công việc là sửa chữa các vấn đề về cấu trúc trong các dịch vụ chăm sóc y tế của Canada trong nhiều chục nam qua đã ngăn cản tà nguyên gia tăng đến với những người có nhu cầu thực sự. Những dịch vụ đó đã trở nên quá yếu khi đối mặt với thách thức lớn của đại dịch COVID-19. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thách thức nghiêm trọng tiếp theo có thể xảy ra, hẳn thế, nhưng trên hết là cung cấp, năm này qua năm khác, sự chăm sóc nhân đạo và chu đáo mà tất cả người dân Canada có quyền mong đợi.

Tác giả | Peter St. Onge là phó giáo sư tại Đại học Feng Chia của Đài Loan, từng là thành viên của Viện Mises, và là đồng sở hữu chủ của một quỹ đầu tư tư nhân ở Washington, DC. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế ở Đại học George Mason, và Cử nhân Kinh tế và Khoa học Chính trị của Đại học McGill.

Maria Lily Shaw, chuyên viên kinh tế tốt nghiệp Cao học kinh tế tại Đại học McGill. Trước khi học cao học, Shaw học tại Đại học Montréal và tốt nghiệp cử nhân kinh tế.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Quebec’s COVID-19 LTC Disaster: Up to 6,700 Lives Could Have Been Saved | Peter St. Onge & Maria Lily Shaw | MEI | April 8, 2021.

1Author’s calculations. Institut national de santé publique du Québec, Données, Table 2.1- Évolution du nombre cumulatif de décès liés à la COVID-19 au Québec selon le milieu de vie et la date de décès, consulted March 2, 2021.; Worldometers, Coronavirus, Countries, consulted March 2, 2021.

2National Institute on Ageing, NIA Long Term Care Covid-19 Tracker, Canadian Summary, Ryerson University, consulted March 2, 2021.

3Adelina Comas-Herrera et al., Mortality associated with COVID-19 in care homes: international evidence, International Long Term Care Policy Network, February 1st, 2021, p. 22.

4Institut national de santé publique du Québec, op. cit., footnote 1.

5Author’s calculations, rounded to two significant digits. Of Quebec’s 10,313 deaths, 75% (7,735) have been in LTC homes and 25% (2,578) outside of them. Our calculations hold deaths outside of LTC homes constant at 2,578 while lowering deaths in LTC homes to reflect the lower ratios in the other jurisdictions. Government of Canada, “Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Epidemiology update,” March 1st, 2021, p. 1.

6Author’s calculations, rounded to two significant digits, similarly holding RoC deaths outside of LTC homes constant at 4,799. Ibid.

7Allison Jones, “Delayed cardiac surgeries due to coronavirus may have caused 35 deaths in Ontario: minister,” Global News, April 28, 2020.

8Jacqui Wise, “Covid-19: Cancer mortality could rise at least 20% because of pandemic, study finds,” The British Medical Journal, April 29, 2020.

9 Author’s calculations. Canadian Cancer Society, Cancer Information, Cancer statistics at a glance, consulted March 2021; Statistics Canada, Table 13-10-0392-01: Deaths and age-specific mortality rates, by selected grouped causes, 2021.

10 Author’s calculations. Canadian Institute for Health Information. “Benchmarking Canada’s Health Care Systems: International Comparisons – Data Tables, Table 5 Health system descriptors for peer countries, Canada and Quebec,” 2019.

11Canadian Institute for Health Information, “Pandemic Experience in the Long-Term Care Sector: How Does Canada Compare with Other Countries?” June 2020, p. 5.

12Adam Taylor, “As covid-19 cases surge, global study paints grim picture for elder-care homes,” The Washington Post, October 16, 2020.

13Jos Schols et al. “Dealing with COVID-19 in Dutch nursing homes,” The Journal of Nursing Home Research Sciences, Vol. 6, May 2020, p. 1.

14Miel Ribbe et al., “Nursing homes in 10 nations: a comparison between countries and settings,” Age and Ageing, The International Journal of the British Geriatric Society, Vol. 26, 1997, p. 6.

15Canadian Institute for Health Information, op. cit., footnote 11, p. 8.

16Éric Yvan Lemay, “12 patients meurent à force d’attendre leur chirurgie,” Le Journal de Montréal, July 3, 2019.

17CBC News, “Faced with staffing shortage, Drummondville CHSLD turns to volunteers,” January 7, 2019.

18Canadian Institute for Health Information, op. cit., footnote 10.

19Bacchus Barua and David Jacques, Waiting Your Turn: Wait Times for Health Care in Canada, 2018 Report, Fraser Institute, December 2018, p. 2.

20Canadian Institute for Health Information, How Canada Compares: Results from the Commonwealth Fund’s 2016 International Health Policy Survey of Adults in 11 Countries – Accessible Report, 2017, pp. 13-14.

21CTV Montreal, “Woman dies after four days in the ER,” March 8, 2010.

22Éric Yvan Lemay, op. cit., footnote 16.

23Selena Ross, “Young Quebec actress dies while awaiting surgery postponed amid COVID-19,” CTV News, February 19, 2021.

24Matt Gilmour and Selena Ross, “10 out of 21 of Montreal’s ERs are at or over capacity, increasing infection risk,” CTV News, May 29, 2020.

25Don Thompson, “California hospitals cite $14 billion in losses, seek aid,” AP News, May 4, 2020.

26Aaron Derfel, “Analysis: Swamped Montreal hospitals told to send COVID-19 patients off-island,” Montreal Gazette, May 6, 2020.

27Protecteur du Citoyen, 2019-2020 Annual Report, September 20, 2021, p. 132.

28The Canadian Press, “Quebec releases scathing reports into long term care homes where dozens died,” City News, September 24, 2020.

29Lauren Vogel, “Canada’s PPE crisis isn’t over yet, say doctors,” Canadian Medical Association Journal, April 29, 2020.

30Barbara Sibbald, “What happened to the hospital patients who had ‘nowhere else to go’?” Canadian Medical Association Journal, Vol. 192, June 1st, 2020, p. 1.

31Alan Freeman and Samuel Freeman, “Why Quebec is at the centre of Canada’s COVID-19 epidemic,” Ipolitics, April 14, 2020.

32Jonathan Montpetit, “Montreal hospitals running short on space, 2 weeks from reopening,” CBC News, May 6, 2020.

33Basem Boshra, “Years of government austerity to blame for 31 deaths at seniors’ residence, Quebec’s largest union says,” CTV News Montreal, April 12, 2020.

34Canadian Institute for Health Information, National Health Expenditure Trends, 2020, p. 26.; Statistics Canada, Table 17-10-0005-01: Population estimates on July 1st, by age and sex, 2020.

35Author’s calculations. OECD, Data, Health, Health resources, Health spending, March 2021.

36Canadian Institute for Health Information, “National Health Expenditure Trends, 1975 to 2019: Data Tables – Series B, Total, Table B.1.3 Total health expenditure as a percentage of provincial/territorial GDP by province/territory and Canada, 1975-2019,” January 28, 2021.

37Author’s calculations. Canadian Institute for Health Information, “National Health Expenditure Trends, 1975 to 2019: Data Tables – Series E1, 2017-2018, Table E.1.21.2 Estimate of total per capita provincial/territorial government health expenditures by age and sex in current dollars, by province/territory and Canada, 2018,” January 28, 2021.

38Manfred Huber and Ricardo Rodrigues, A framework for measuring long-term care expenditure in Europe, 30th General Conference of the International Association for Research in Income and Wealth, January 2008, p. 27.

39Peter St. Onge and Maria Lily Shaw, For a Strong and Resilient Post-COVID Health Care System – Reforms to Expand Surge Capacity, December 2020, pp. 33–44.

40Nicholas-James Clavet et al., Le financement du soutien à l’autonomie des personnes âgées à la croisée des chemins, Chaire de recherche sur les enjeux économiques intergénérationnels, January 2021, pp. 35-36.