Malcolm Browne: chuyện một tấm hình

Patrick Witty | Trà Mi lược dịch

Malcolm BrowneKý giả nhiếp ảnh gia Malcolm Browne đã qua đời vào ngày 27 tháng 8 năm 2012, 81 tuổi. Ông là ký giả nổi tiếng với bức hình gây sốc cho thế giới về một nhà sư tự thiêu ở Sài Gòn; Malcolm Browne đã được trao tặng Giải báo chí Pulitzer – Đưa tin Quốc tế cũng như giải Tấm hình Trong năm của Báo chí Thế giới vào năm 1963.

Năm 2011, Browne nói chuyện với biên tập viên hình ảnh quốc tế Patrick Witty của tạp chí Time tại nhà của ông ở Vermont.

Malcolm Browne, phóng viên ở Sài Gòn cho hãng thông tấn Associated Press, ngồi phía trước bức ảnh của ông chụp một tu sĩ Phật giáo của Việt Nam tự thiêu sau khi bức ảnh đã được chọn là tấm hình tin hạng nhất thế giới trong năm tại cuộc thi World Press Photo lần thứ Bẩy ở The Hague, Hòa Lan. Browne, nổi tiếng qua những bản tin của ông về cuộc chiến Việt Nam và những tấm hình ảnh nổi tiếng đã gây sốc khiến chính phủ Kennedyphải đánh giá lại chính sách. Ông đã qua đời ngày 27 tháng 8 năm 2012, 81 tuổi. Nguồn: AP Photo, 14 tháng 12 1963.
Malcolm Browne, phóng viên ở Sài Gòn cho hãng thông tấn Associated Press, ngồi phía trước bức ảnh của ông chụp một tu sĩ Phật giáo của Việt Nam tự thiêu sau khi bức ảnh đã được chọn là tấm hình tin hạng nhất thế giới trong năm tại cuộc thi World Press Photo lần thứ Bẩy ở The Hague, Hòa Lan. Browne, nổi tiếng qua những bản tin của ông về cuộc chiến Việt Nam và những tấm hình ảnh nổi tiếng đã gây sốc khiến chính phủ Kennedyphải đánh giá lại chính sách. Ông đã qua đời ngày 27 tháng 8 năm 2012, 81 tuổi. Nguồn: AP Photo, 14 tháng 12 1963.

Patrick Witty: Chuyện gì đang xảy ra ở Việt Nam đưa đến ngày ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng, cảnh HT  Thích Quảng Đức tự thiêu?

Malcolm Browne: Khi đó tôi đã ở Việt Nam một vài năm, lúc mà tình hình đã bắt đầu rối loạn ở miền Trung. Tôi quan tâm nhiều đến Phật tử của Việt Nam hơn trước, vì với tôi, họ có vẻ có thể là động lực của những gì sẽ xảy ra sau đó. Rồi tôi có quan hệ thân thiết với khá nhiều nhà sư lãnh đạo một phong trào đang được hình thành.

Vào khoảng mùa xuân (1963), các nhà sư bắt đầu đánh tiếng rằng họ sẽ có một phương thức đặc biệt để đối kháng và đó có thể là một cuộc tự mổ bụng hay cuộc tự thiêu của một trong những nhà sư. Dù là chọn lựa nào trong hai cách đó đều là điều chúng tôi phải để chú ý đến.

Khi mà các nhà sư gọi điện cho các phóng viên nước ngoài(1) ở Sài Gòn để báo cho họ là chuyện lớn sẽ xảy ra là lúc hầu hết các phóng viên nước ngoài đã chán ngấy với lời đe dọa kiểu đó và sau một thời gian đã có khuynh hướng không quan tâm tới nữa. Nhưng tôi thấy chắc chắn rằng họ sẽ làm điều gì đó, họ không phải chỉ tháu cáy, vì vậy thực sự tôi đã là phóng viên phương Tây duy nhất có mặt đưa tin trong cái ngày chết người đó [11 tháng 6, 1963].

PW: Kể cho tôi nghe lại chuyện sáng hôm đó đi. Chắc chắn ông không chờ đợi thấy một cái gì đó rất ấn tượng, nhưng ông cảm thấy bị thu hút vì cú điện thoại đêm hôm trước phải không?

MB: Tôi đã được cho biết nó sẽ là một cái gì đó ngoạn mục, vì tôi biết những nhà sư này không lừa gạt. Họ thật sự chuẩn bị làm một việc gì đó khá mãnh liệt. Trong một xã hội khác thì đó có thể như là cho nổ một quả bom hoặc một cái gì đó tương tự như thế.

Các nhà sư nhận thức rất rõ được hệ quả của một cuộc tự thiêu. Hôm ấy, khi tôi đến chùa thì tất cả đã được tổ chức, đang được tiến hành – các nhà sư và ni cô tụng kinh, một loại kinh rất phổ biến tại các đám tang, vân vân. Bằng một dấu hiệu từ người lãnh đạo, tất cả bắt đầu ra đường và đi bộ tới trung tâm Sài Gòn. Khi chúng tôi đến nơi, các tu sĩ nhanh chóng quay thành một vòng tròn xung quanh giao điểm của hai đường phố chính ở Sài Gòn [ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt]. Một chiếc xe hơi đến nơi. Hai tu sĩ trẻ bước ra. Một vị sư già, nghiêng một chút dựa vào một trong hai nhà sư trẻ tuổi, cũng bước ra. Vị sư già đi ngay đến giữa giao lộ. Hai nhà sư trẻ đem đến một thùng nhựa đựng xăng. Ngay sau khi vị sư già ngồi xuống, hai tu sĩ trẻ đổ xăng lên khắp người ông. Vị sư già lấy ra một bao diêm, đốt lửa, và thả vào lòng của ông và ngay lập tức chìm trong biển lửa. Tất cả mọi người chứng kiến đều kinh hãi. Nó kinh hoàng như tôi đã nghĩ.

Tôi không biết chính xác khi nào vị sư qua đời vì người ta không thể đoán bằng cách nhìn dáng ngồi hoặc nghe giọng nói hay bất dấu hiệu gì từ phía nhà sư. Ông không hề hét lên vì đau đớn. Dường như ông giữ khuôn mặt khá bình tĩnh đến khi nó bị cháy nám đen vì ngọn lửa khiến không ai có thể thấy rõ nữa. Cuối cùng các nhà sư cho rằng ông đã chết và họ đem đến một chiếc quan tài, một quan tài bằng gỗ tự chế.

PW: Và có phải ông là nhiếp ảnh gia duy nhất có mặt ở đó?

MB: Theo như tôi biết thì đúng như thế. Nhưng tôi biết có một số người Việt Nam cũng có chụp một số hình ảnh mà họ đã không gởi được ra ngoài – họ không có đường liên lạc viễn thông hoặc bất cứ phương tiện gì tương tự.

PW: Ông nghĩ gì khi ông đang nhìn qua máy ảnh?

MB: Tôi chỉ nghĩ về thực tế đó là một chủ đề tự chiếu sáng cần chụp với khẩu độ f10 hay gì đó, tôi không nhớ rõ lắm. Tôi đã sử dụng một máy ảnh rẻ tiền của Nhật Bản, hiệu Petri. Tôi đã rất quen thuộc với nó, nhưng tôi muốn chắc chắn rằng không những tôi chỉ có đúng khẩu độ và tốc độ trên máy ảnh, và điều chỉnh tiêu cự cho rõ nét, mà còng phải gắn phim thật nhanh để bắt kịp hoạt cảnh. Tôi chụp đến mười cuộn phim vì tôi đã bấm máy liên tục.

PW: Ông đã cảm thấy thế nào?

MB: Quan tâm chính của tôi là đưa những tấm hình vừa chụp được ra ngoài Việt Nam. Tôi nhận thấy đây là một cái gì đó quan trọng một cách không bình thường, tôi phải đưa chúng đến ngay văn phòng chi nhánh của AP càng sớm càng tốt. Và tôi cũng biết rằng đó là một điều rất khó thực hiện ở Sài Gòn trong một thời gian rất ngắn.

PW: Ông đã làm gì với nghững cuộn phim?

Thời biểu di chuyển của 10 cuộn phim do Malcolm Browne của AP chụp ở Sài Gòn, Việt Nam, ngày 11 tháng sáu năm 1963. Các ghi chú thời gian trích từ thư Malcolm Browne gởi Tổng Giám đốc Wes Gallagher của AP ngày 30 tháng 9 năm 1963, Văn phòng Thông tín viên Nước ngoài, Văn khố Công ty AP. Nguồn AP.
Thời biểu di chuyển của 10 cuộn phim do Malcolm Browne của AP chụp ở Sài Gòn, Việt Nam, ngày 11 tháng sáu năm 1963. Các ghi chú thời gian trích từ thư Malcolm Browne gởi Tổng Giám đốc Wes Gallagher của AP ngày 30 tháng 9 năm 1963, Văn phòng Thông tín viên Nước ngoài, Văn khố Công ty AP. Nguồn AP.

MB: Cả vấn đề là làm sao đưa bộ phim đếm một điểm giao chuyển. Chúng tôi phải đưa những cuộn phim ra ngoài bằng đường hàng không, hoặc một cách nào đó. Khi đó chúng đã không bị kiểm duyệt. Chúng tôi phải dùng đến chim bồ câu để có đem những cuộn phim qua Manila. Và ở Manila họ co phương tiện để chúng đi bằng đường vô tuyến.

PW: Ông nói “chim bồ câu”, chính xác có nghĩa là gì?

MB: Chim bồ câu ở đây là một hành khách trên một chuyến bay thương mại mà mình phải nhờ đem giùm một gói hàng nhỏ. Thời gian, tốc độ rõ ràng là điều cốt yếu. Vì vậy, chúng tôi phải đưa chúng ra sân bay. Những cuộn phim đó đã lên một chuyến bay đi Manila ngay sau đó.

PW: Khi mười cuộn phim đến nơi, có ai từ văn phòng của AP nói cho ông biết là những hình ảnh đó đã được phát hành trên toàn thế giới hay không?

MB: Không.

PW: Ông không biết?

MB: Không, chúng tôi không biết, giống như bắn vào một lỗ đen vậy. Chúng tôi chỉ biết được rằng nó đã đến nơi sau khi được tin nhắn chúc mừng chúng tôi đã gửi những hình ảnh như vậy. Không phải báo nào cũng đăng. The New York Times đã không đăng. Họ cảm thấy những hình đó quá kinh khủng, không thích hợp cho một tờ báo buổi sáng.

PW: Hiện nay tôi đang nhìn vào những tấm ảnh đó trên màn hình của tôi. Nói cho tôi biết những gì tôi không thấy – những gì ông đã nghe, ngửi thấy?

MB: Đó là mùi nhang (hương) áp đảo. Khói nhang tạo nên một mùi rất mạnh, một mùi không dễ chịu, nhưng nó có nghĩa là để cúng dường, xoa dịu tổ tiên và những ý nghĩa đó. Tôi phải nói nhang là mùi mạnh nhất trừ mùi xăng, dầu cặn và mùi thịt cháy bốc cháy. Những âm thanh chính là tiếng than khóc và đau khổ của các nhà sư, những người đã biết vị sư già từ nhiều năm trước và đang thương tiếc ông. Sau đó, là tiếng hét qua loa phóng thanh của nhân viên sở cứu hỏa đang cố gắng tìm cách dập tắt ngọn lửa quanh mình nhà sư, không để ông phải chết. Lúc ấy là một mớ bòng bong rối rắm.

PW: Tôi đã đọc một lần những gì Tổng thống Kennedy nói về bức ảnh của ông. Ông ấy nói, “Không có tấm hình tin tức nào trong lịch sử đã tạo ra nhiều cảm xúc khắp thế giới như tấm hình đó.”

MB: Vâng, có thể như vậy, đó là một trích dẫn trung thực từ Tòa Bạch Ốc.

PW: Ông có xem các bức ảnh đó là đỉnh điểm của thành công trong nghề làm báo của mình không?

MB: Nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý, tôi chỉ muốn nói như thế. Đó là không nhất thiết là câu chuyện khó nhất mà tôi từng đưa tin, nhưng chắc chắn nó là một phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi.

Tất cả hình ảnh dưới đây do ký giả Malcolm Brown chụp ở ngã tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ngày 11 tháng 6, 1963 cho hãng thông tấn AP.

© 2015 DCVOnline


Nguồn: Malcolm Browne: The Story Behind the Iconic Burning Monk Lightbox, TIME,  Tuesday, August 28, 2012.
“Tập ảnh tư liệu lịch sử ngày 11-6-1963 hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu”. Thư viện Hoa Sen. 01/04/2013
– AP, THE BURNING MONK, A defining moment photographed by AP’s Malcolm Browne

 

(1) Vào lúc 9 giờ tối ngày 10 tháng 6 nhà sư Thích Đức Nghiệp tại chùa Xá Lợi  điện thoại Browne và các phóng viên khác để báo cho họ về một sự kiện vào sáng hôm sau. “Ông Browne, tôi hết sức khuyên ông nên đến. Tôi chờ đợi một sự kiện rất quan trọng sẽ xảy ra, nhưng tôi không thể nói cho ông biết đó là gì.”