Bóng tròn của Pháp có vấn đề Ả Rập?

Robert Zaretsky | DCVOnline

euro16Tuần trước, vào đêm trước mùa tranh giải vô địch bóng tròn châu Âu năm nay, một trong những cầu thủ phá lưới nhiều nhất, Karim Benzema – một công dân Pháp con một gia đình người di cư Algeria – đã kích động cả nước Pháp.

PORTO ALEGRE, BRAZIL - JUNE 15: Karim Benzema of France (2nd L) celebrates with Karim Benzema (số 10) cùng đồng đội trong đội tuyển Pháp sau khi tung lưới lần đầu tại World Cup 2014 với quả phạt đền trong trận đấu với Honduras – Jun 15, 2014 ở  Porto Alegre, Brazil. Nguồn ảnh: Ian Walton/Getty Images
Karim Benzema of France (2nd L) celebrates with Karim Benzema (số 10) cùng đồng đội trong đội tuyển Pháp sau khi tung lưới lần đầu tại World Cup 2014 với quả phạt đền trong trận đấu với Honduras – Jun 15, 2014 ở Porto Alegre, Brazil. Nguồn ảnh: Ian Walton/Getty Images

Không phải với một cú sút tuyệt vời cho đội bóng quốc gia của Pháp, mà bằng một nhận định với một tờ báo tiếng Tây Ban Nha, Benzema khẳng định, thực tế, có “một phần phân biệt chủng tộc của Pháp.” Các sự kiện dẫn đến nhận xét của ông, và những gì diễn ra sau đó, đã biến Benzema từ một một cầu thủ đá bóng vào lưới để mưu sinh (lương gần 200.000 € một tuần) thành nhân vật chính của bộ phim chính trị sôi nổi – tùy vào quan điểm của một người, “cuộn phim” đã tiết lộ một cái gì đó mục rữa trong tâm hồn của Benzema, trong nước Pháp, hay có lẽ, trong cả hai.

Các sự kiện xung quanh vụ này một là nhơ nhuốc hai là không thể tranh cãi: Một vài tuần trước đây, Liên đoàn bóng tròn Pháp (FFF) tuyên bố Benzema sẽ không có mặt thi đấu cho đội banh Pháp tại Euro Cup sắp tới. Chủ tịch của FFF, Noël Le Graët, dẫn một vụ án của Benzema là lý do. Mùa thu năm ngoái, giới truyền thông Pháp tiết lộ Benzema đã đồng loã trong một vụ tống tiền Mathieu Valbuena, một đồng đội cũng là bạn cũ. Một vài tên đầu gấu đã liên lạc với Valbuena và đòi 100.000 € để không tung ra công chúng một video tình ái của Valbuena và bạn gái. Khi Valbuena không chùn lòng, một trong những tên tống tiền, một người bạn của Benzema, yêu cầu Bezema nói với Valbuena đó là một đề nghị Valbuena không thể từ chối. Theo một cuộc đối thoại có ghi âm, cũng như lời thừa nhận của chính ông, Benzema đã làm như vậy. Tòa án Pháp lên án Benzema như một người đồng loã tống tiền. Vì vậy, FFF đã loại Benzema ra khỏi đội bóng quốc gia, và Valbuena không giao du với Benzema như bạn nữa. Valbuena thú nhận, “Tôi cảm thấy, như thể tôi đã được đối xử như một thằng ngu.”

Mathieu Valbuena trong màu áo của Les Bleus. Nguồn: wikipedia.org
Mathieu Valbuena trong màu áo của Les Bleus. Nguồn: wikipedia.org

Nhiều người ở Pháp nay cho rằng Benzema trả miếng. Trong một cuộc phỏng vấn tuần trước với tờ báo thể thao Tây Ban Nha Marca, Benzema Được hỏi về một nhận xét một vài ngày trước đó của cầu thủ quốc gia bóng đá Pháp nổi tiếg Eric Cantona – ám chỉ về tình trạng của Benzema – cho rằng HLV trưởng của đội bóng Pháp Didier Deschamps đã phân biệt chủng tộc. (Điều Cantona không nói ra là lịch sử lâu dài tình trạng thù địch giữa Deschamps và mình.)

Benzema chọn chữ trả lời khéo léo cũng như khi ông đá quả phạt đền. “Không, tôi không nghĩ vậy, nhưng ông [Deschamps] đã cúi đầu trước áp lực từ một phần phân biệt chủng tộc của Pháp.” Câu trả lời của Benzema đã biến một câu chuyện bẩn thỉu về một ngôi sao bóng đá đang sôi nổi thành một cuộc tranh luận dữ dội về vai trò của sự phân biệt chủng tộc trong xã hội, chính trị, thể thao Pháp.

Đội bóng tròn quốc gia của Pháp không xa lạ gì với những tranh cãi như vậy. Trong hai mươi năm qua, nó là một thước đo độ thăng trầm bộ mặt của Pháp như một quốc gia đa văn hóa. Gần 20 năm trước, khi Pháp tổ chức World Cup 1998, đội bóng tròn của Pháp đã bị đánh giá thấp – một đội banh đa sắc gồm nhiều cầu thủ châu Phi, gốc Ả Rập và Pháp – đã đánh bại đội banh được nhiều người ưa chuộng của Brazil để giành chức vô địch và tạo niềm phấn khởi cho cả nước. Đó là một chiến thắng đã cho phép người Pháp tin “đoàn kết trong đa dạng” không phải chỉ là một khẩu hiệu – và những cộng đồng đa dạng làm nước Pháp, thay vì suy yếu, đã mạnh hơn. Trong một khoảnh khắc, màu sắc quốc gia cũng không còn là màu xanh, trắng và đỏ – nhưng là màu đen, trắng, và Ả Rập, là quốc gia tự hào ôm vào lòng tính đa văn hóa. Sự lạc quan này lại được nâng cao một lần nữa, hai năm sau đó, khi đội tuyển túc cầu của Pháp trở thành vô địch châu Âu, đem về Euro Cup 2000.

Nhưng những thắng lợi ở cầu trường đó chẳng là gì so với những sự căng thẳng trong thế giới bên ngoài sân vận động. Nền kinh tế của Pháp khi đó đã trì trệ; những rạn nứt xã hội mà Jacques Chirac đã hứa hàn gắn khi ông trở thành tổng thống vào năm 1995, trên thực tế, đã lớn hơn nữa dưới thời ông lãnh đạo. Đáng chú ý, năm 2000 khi đội banh Pháp thắng giải Euro thì hơn một phần ba số người được hỏi trả lời “có” cho câu hỏi trong cuộc thăm dò dư luận, “Có quá nhiều cầu thủ gốc nước ngoài trong đội tuyển quốc gia hay không?” Năm sau, trong một trận đấu tại Paris giữa Pháp và Algeria – trận bóng đầu tiên hai nước, liên kết với nhau vì một quá khứ thuộc địa-thực dân không đẹp – nhóm thanh niên trẻ người Bắc Phi trên khán đài la ó khi khúc quốc ca Pháp, “La Marseillaise”, trỗi lên, và buộc ban tổ chức phải ngưng trận đấu khi Pháp đang dẫn trước 4-1 khi vẫn còn 15 phút của trận bóng, vì họ đã nhẩy qua rào cản và đổ vào sân banh. Cái cảnh hàng ngàn thanh niên từ các vùng ngoại ô nghèo tràn vào sân banh – mặc dù nó có vẻ có thể họ làm như vậy không phải là một hành động phản đối mà chỉ vì muốn vui chơi – đã làm nhiều công dân Pháp bất bình. Đến năm 2002, Jean-Marie Le Pen, người lãnh đạo phân biệt chủng tộc của cánh hữu, Đảng Mặt trận Dân tộc, người vài năm trước đây đã chế giễu những hiện tượng mầu đen, trắng, và Ả Rập là “không có gì liên quan” với lý tưởng về một nước Pháp của ông, đã vào vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống năm đó.

Alain Finkielkraut - Paris 2015 Nguồn ảnh: AFP / JOEL SAGET
Alain Finkielkraut – Paris 2015
Nguồn ảnh: AFP / JOEL SAGET

Chirac sau đó đã đánh bại Le Pen với 82 phần trăm số phiếu. Nhưng chiến thắng của Chirac cũng vô nghĩa như chiến thắng của đội tuyển quốc gia Pháp trong trận đấu với Algeria. Một quốc gia trước đây người ta tin rằng nó có thể thực hiện được sự thống nhất trong đa dạng hiện nay tình cờ cho thấy nó đang chia rẽ trong thù nghịch. Vào năm 2005, một trí thức nổi tiếng của Pháp, Alain Finkielkraut, tuyên bố đội banh của Pháp đã Trở thành trò cười của Châu Âu: không phải kỷ lục thắng-thua, nhưng vì thành phần cầu thủ. Bất cứ ai cũng có thể thấy, Finkielkraut đã nói với tờ báo Haaretz của Israel, sắc màu nổi tiếng đen, trắng, và Ả Rập, trên thực tế bây giờ là “đen, đen, đen.” Cùng quan điểm với Finkielkraut thị trưởng Montpellier, thuộc đảng Xã hội, Georges Freche, đã tuyên bố thật không “bình thường” khi chín trong số 11 cầu thủ của đội banh Pháp ra sân trước tiên là người da đen.

Marine Le Pen: “Khi nhìn đội bóng quốc gia, tôi không thấy Pháp và cũng chẳng thấy mình.”
Marine Le Pen: “Khi nhìn đội bóng quốc gia, tôi không thấy Pháp và cũng chẳng thấy mình.”

Đồng thời, chính khách cả hai cánh tả và hữu bắt đầu lên tiếng chỉ trích các cầu thủ không hát bài “La Marseillaise” trước khi bắt đầu trận đấu. Zinedine Zidane, ngôi sao của đội bóng Pháp trong những năm 1998 và 2000, người gốc Algeria, hiếm khi hát bài quốc ca của Pháp. Michel Platini, đôi chân vàng của bóng tròn Pháp trong những năm 1980 (nhưng nay đã là một chức sắc bị thất sủng của FIFA), cũng nói rằng nhiều đồng đội của ông cũng chẳng buồn hát quốc ca trước khi ra trận. Tuy nhiên điều này đã không ngăn được Marine Le Pen – con gái của Jean-Marie nói trên, sau trở thanh người lãnh đạp Đảng Mặt trận Dân tộc – phát biểu những lời than gây chú ý: “Khi nhìn đội bóng quốc gia, tôi không thấy Pháp và cũng chẳng thấy mình.”

Đến năm 2010, con gái Le Pen không phải là người duy nhất ở Pháp than phiền về đội bóng. Trong thời gian tại World Cup năm đó tại Nam Phi, đội tuyển Pháp đã từ chối không tập dợt. Họ phản đối việc HLV trưởng trục xuất đồng đội của họ, Nicolas Anelka, người, trả lời chỉ trích của một huấn luyện viên, bằng một câu nói nặng hơn câu “Đi chỗ khác chơi!” Cuộc đình công Kéo dài 10 ngày – đủ dài để bảo đảm sự thất bại của đội tuyển Pháp ở vòng đầu của giải túc cầu thế giới, cudng với sự nổi giận của quần chúng Pháp ở nhà. Với bi kịch này, đội tuyển bóng tròn Pháp đã rôi xuống tận cùng hố thẳm, biến tất cả họ, trở thành những thằng ngốc có lợi cho những người khai thác những căng thẳng ngày càng tăng về vấn đề bản sắc dân tộc tại Pháp. (Đối với Anelka, ông đã chấm dứt sự nghiệp vài năm sau khi trong một trận đấu năm 2014 cho đội West Bromwich, ông dơ tay chào kiểu phát xít của diễn viên hài Pháp và chống Do thái khét tiếng Dieudonné.)

Benzema cũng đã từng là trung tâm của cuộc tranh cãi “La Marseillaise”: Hồi tháng 1 năm 2015, khi quốc ca trỗi lên ở một trận đấu giữa Real Madrid và FC Barcelona để tưởng nhớ nạn nhân của các vụ khủng bố Charlie Hebdo và Hypercacher. Khi những nốt nhạc cuối cùng vừa dứt, Benzema quay đầu và nhổ nước bọt – một cử chỉ đã làm mạng xã hội Pháp bốc lửa. Benzema đã nói đó trước là ông sẽ không bị buộc phải hát theo. (Mặc dù đã không đưa ra lý do cho sự im lặng này, Benzema tuyên Một vài năm trước đó Algeria là “đất nước của tôi.” Từ “pays” tiếng Pháp có thể là một quốc gia nơi người ta là công dân hay một quốc gia người ta có quan hệ nghĩa tình.) Ngoài những cảm nhận thật hay được xem là coi thường nước Pháp, Benzema còn có rắc rối với pháp luật trong một vụ án năm 2014 vì đã trả tiền mua quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. (Vụ án sau cùng đã bị bác bỏ.)

Đáng chú ý, không có bất đồng về tính khí của Benzema: Hầu hết mọi người đồng ý hành vi của Benzema trong vụ Valbuena xứng đáng với sự trừng phạt. Rất ít những người biện hộ cho Benzema miêu tả ông như một nạn nhân vô tội bị phân biệt chủng tộc; chỉ vài người ca ngợi lòng vị tha của Benzema khi quan tâm đột ngột về vấn đề này. Trước đây Benzema không bao giờ để tâm để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong xã hội Pháp.

Biếm hoạ của Olivier Arnaubec.
Biếm hoạ của Olivier Arnaubec.

Tuy nhiên, trong khi tính khí của Benzema là việc đã giải quyết xong, lời buộc tội phân biệt chủng tộc trong giới thể thao Pháp của Benzema chưa vào chung kết. Nó chỉ đơn giản là người ta chưa đủ chứng cớ để kết luận, như Le Pen, là Benzema “che đậy sự sa đoạ của riêng mình đằng sau lời lên án chống lại người Pháp.” “Người Pháp” kể cả khoảng 5 triệu người Hồi giáo Pháp, đại đa số là người gốc Bắc Phi hay Trung Đông, sống trong một đất nước đang phải vật lộn rất công khai với câu hỏi Hồi giáo phù hợp với xã hội [Pháp] như thế nào. Hai tháng trước, một cuộc thăm dò của tờ Le Figaro tiết lộ có một sự khó chịu về sự hiện diện của Hồi giáo ở Pháp, trước đó chỉ giới hạn ở người phe cánh phải hay nhóm cực hữu, đã tràn qua phía bên kia của quang phổ chính trị. Trong năm 2010, 39 phần trăm cử tri của khối xã hội đồng ý rằng Islam giữ vai trò “quá lớn” ở Pháp; ngày hôm nay, 52 phần trăm cử tri tin như vậy. Gần ba mươi năm trước, một trong ba công dân Pháp thuận ý xây dựng thêm các nhà thờ Hồi giáo; ngày hôm nay, ít hơn mộtphần mười hỗ trợ chính sách này. Vân vân và vân vân.

Thể thao không được miễn dịch vì sự gia tăng của tình cảm phân biệt chủng tộc và dân sinh tại địa phương với người di cư. Giới hâm mộ bóng tròn ở Pháp đã từng coa những cử chỉ phân biệt chủng tộc nhắm cầu thủ da đen. Rất ít ai có thể chứng thực điều này hơn Patrick Vieira, trung vệ xuất sắc của đội banh Pháp năm 1998. Sinh ra ở Senegal lớn lên tại Pháp, Vieira Không phải chỉ tục bị chế nhạo phân biệt chủng tộc như một cầu thủ, sau đó, khi là huấn luyện viên trưởng của đội bóng trẻ của Manchester City, đã phải ngưng một trận đấu ở Croatia Khi một cầu thủ của ông bị chế nhạo phân biệt chủng tộc ngay trên sân cỏ.

Nhưng những hành vi phân biệt chủng tộc, tuy xấu xa không kém, nhưng lại ít được để ý hơn vụ Benzema, một phần do nỗi ám ảnh quốc gia đối với Hồi giáo. Không ngạc nhiên khi một số ít người trong giới quan sát – tỏ ra cảm thông với những lời chỉ trích của Benzema – đồng thời công khai chỉ trích hành vi của ông, cũng bị tấn công. Jamel Debbouze, một diễn viên hài người Pháp gốc Maroc vô cùng nổi tiếng, là ví dụ nổi bật nhất. Ban đầu Debbouze cho rằng giới trẻ ở ngoại thành bị dán nhãn và bị khinh miệt, phần lớn là con cái của những người di cư Bắc Phi, cần có Benzema trong đội tuyển quốc gia. Debbouze nói “Cho đến khi chưa có gì có thể cải thiện được đời sống ở ngoại ô” thì quả là một sai lầm “khi không có một cầu thủ nào đại diện cho chúng tôi trong đội tuyển quốc gia”. Hơn nữa, Debbouze cho rằng, đơn giản là Benzema đã phải “trả giá” cho sự chia rẽ trong xã hội Pháp. (Choáng váng vì sự phản đối sau đó, Debbouze đã xin lỗi về những nhận xét của ông và khập khiễng, kêu gọi tất cả người hâm mộ ông ủng hộ đội banh của Pháp.) Về phần ông, Zidane, bây giờ HLV trưởng của đội Real Madrid mà Benzema là một cầu thủ, đã cân nhắc lời nói một cách cẩn thận, cho rằng, “Trong giới hâm mộ bóng tròn, người ta có thể thất vọng” vì sự vắng mặt của Benzema [trong đội tuyển quốc gia của Pháp].

Cựu bộ trưởng bộ Giáo dục Benoit Hamon nói Benzema đã “gợi lên một thực tế. Chúng ta là một quốc gia đang chối bỏ sự thật về sự gia tăng không khoan dung trong xã hội.” Hamon kết luận, ở Pháp hiện nay, “quá dễ dàng để tất cả chúng ta có thể nói là chúng ta không thích Benzema vì anh ta có gương mặt của của một người Ả Rập.” Đây cũng là nước Pháp, Hamon không cần phải nói thêm, mà Tổng thống Nicolas Sarkozy đã gọi thanh niên Ả Rập là “cặn bã” [xã hội] và Bộ trưởng nội vụ của ông, Brice Hortefeux, đã một lần nói đùa đó: “Một người Ả Rập thì được. Khi có nhiều hơn thí đó là vấn đề.”

Đội tuyển quốc gia Pháp trước trận khai mạc Euro 2016 giữa Pháp và Romania (10/6/2016). Adil Rami mang số 4.

Vào lúc này này, không có nghi ngờ gì nữa, Hortefeux có kết luận mọi việc đều OK với vì đội tuyển quốc gia Pháp hiện chỉ có một người “Ả Rập”. (Người nắm vinh dự đáng ngờ này là Adil Rami, con của những người di cư Ma-rốc, đangchơi cho đội Sevilla FC của Tây Ban Nha [Spain].)

Xác suất đội cầu Pháp đoạt giải Euro 2016 nhiều hơn là OK – và thậm chí tốt hơn khi không có ngôi sao của họ ở hàng tiền đạo. Sự có mặt của Benzema trong đội tuyển có thể gây ra sự phân tâm, và Les Bleus đã có những cầu thủ hàng tiền đạo đẳng cấp thế giới khác như Antoine Griezmann và Olivier Giroud.

Nhưng ngay cả khi đội tuyển Pháp giành được cúp vô địch – với nước Pháp, tại Pháp – người ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi trên hàng tít gần đây của tờ Le Monde: “Les Blues, đội tuyển cho nước Pháp nào?”

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Does French Soccer Have an Arab Problem?As Euro 2016 kicks off, the French national team is once again facing questions over just which France it represents.  Robert ZARETSKY | Foreign Policy, JUNE 10, 2016. DCVOnline minh hoạ bổ túc.