Donald Trump và kẻ thù của nhân dân Mỹ

David Remnick | Trà Mi

Khi nhóm lãnh đạo của phong trào Bolshevik – Lenin, Stalin, và đồng chí của họ dùng nhóm chữ “naroda vrag” hay “kẻ thù của nhân dân”, đó là một biệt danh đáng ngại bao trùm một loạt những “kẻ phá hoại” và những “phần tử nguy hiểm trong xã hội”.

Tổng thống Trump có vẻ quyết tâm khai thác đến cùng sự mất lòng tin của công chúng đối với giới truyền thông, nếu chỉ để đánh lạc hướng khối người ủng hộ ông vì những thất vọng chắc chắn sẽ đến. Ảnh: Pablo Martinez Monsivais / AP

Khi nhóm lãnh đạo của phong trào Bolshevik – Lenin, Stalin, và đồng chí của họ dùng nhóm chữ “naroda vrag” hay “kẻ thù của nhân dân”, đó là một biệt danh đáng ngại bao trùm một loạt những “kẻ phá hoại” và những “phần tử nguy hiểm trong xã hội”. Kẻ thù của nhân dân gồm giáo sĩ, trí thức, người theo chủ nghĩa quân chủ, người ủng hộ Trotsky, “trí thức vô tổ quốc theo phương Tây” và phú nông. Bị gắn nhãn hiệu là “kẻ thù của nhân dân” là những người sẽ phải đối đầu với sự diệt vong gần như không thể tránh được; với một số phận như vậy không lâu sau người ta sẽ nghe tiếng gõ cửa giữa đêm, rồi nhà tù, rồi trại tập trung, hay chết ở một con mương lạnh ngắt, hoặc bất cứ một kết thúc thê thảm nào khác. Để bị xem là một “kẻ thù của nhân dân” không có nghĩa là người ta phải có tư tưởng hoặc hành vi chống đối; nó chỉ có nghĩa rằng kẻ độc tài đã đưa nạn nhân vào đề án lớn của họ để làm gương, bảo đảm cho sự tuân phục của người dân.

[Sau Lenin, Stalin, là những đồng chí cộng sản Khmer Đỏ; cũng với nhãn hiệu “kẻ thù của nhân dân”, tập đoàn Polpot đã thảm sát 1,5 triệu người dân Campuchia ở mọi tầng lớp xã hội. Tiếp theo đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn dùng cái nhãn “kẻ thù của nhân dân” họ đã đày đoạ, giam giữ hàng trăm ngàn “nguỵ quân”, người của nguỵ quyền” – quân cán chính Việt Nam Cộng hoà – không xét xử, ở những trại tù tập trung rải rác khắp Việt Nam. Nhiều người đã bỏ xác ở đó, có người đã ở trong tù của chế độ trên rừng thiêng nước độc hơn 10 năm trời sau ngày Cộng sản “thắng” miền Nam. – TM]

Trước Lenin, Stalin là Robespierre, một trong những kiến ​​trúc sư của Triều đại của Khủng bố của những đảng viên của khối Jacobin, thời cách mạng Pháp 1879, để phe đối lập phải “khiếp sợ” , và dụng cụ của Robespierre là những biệt danh, sự công bình, và máy chém. Robespierre tuyên bố,

“Nợ của chính phủ cách mạng với tất cả những công dân tốt là việc bảo vệ của quốc gia. Nhưng chính phủ cách mạng chẳng có nợ gì với kẻ thù của nhân dân trừ cái chết.”

Năm 1917, khi nhóm Bolshevik giành được quyền lực, Vladimir Ilyich Lenin đã đăng một luận văn trên tờ Pravda tựa đề là “kẻ thù của nhân dân”, trong đó ông đề cao chính sách khủng bố bạo lực của nhóm Jacobin là “bài học.” Lenin viết, đảng của ông, “Những Jacobins của thế kỷ XX”, nên làm theo, nếu không bằng máy chém, thì bằng vụ bắt giữ hàng loạt những “đầu nậu tài chính và bọn tài phiệt”. Khi nắm quyền, Lenin đã tàn bạo hơn nhóm Jacobin thời cách mạng Pháp. Ông xây dựng các tiền đồn đầu tiên ở quần đảo Gulag. Stalin, người thừa kế Lenin – tràn đầy năng lượng – mở rộng hệ thống trại tù tập trung từ phía tây nước Nga tới Biển Okhotsk, mười múi giờ về phía đông.

Bây giờ, Donald Trump, Tổng thống của nền dân chủ lâu đời nhất trên trái đất, một tỉ phú bất động sản và tài tử TV tính thực, đã không dùng Pravda mà sử dụng vũ khí công bố chuyên quyền mà ông ưa chuộng – tweet – để công bố giới truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ.”

Dưới đây là nguyên văn công bố của Tổng thống Donald J. Trump:

Donald J. Trump ✔ @realDonaldTrump
Giới TRUYỀN THÔNG GIẢ MẠO (@nytimes, @NBCNews, @ABC, @CBS, @CNN thất bại) không phải là kẻ thù của tôi, họ là kẻ thù của nhân dân Mỹ!
16:48 – 17 tháng 2 năm 2017
44.982 44.982 tweet lại 139.858 139.858 thích

Nhiều tháng qua đã có những lời bình tĩnh khuyên những người nóng tính đừng vội phản ứng thái quá với Trump. Chúng ta phải để ông ấy có cơ hội, có thời gian. Chúng ta không nên, trong tình trạng báo động, so sánh Trump với tất cả những kẻ độc tài rẻ tiền hoặc và kẻ độc đoán xấu xa đã bôi nhọ lịch sử. Thực tế và truyền thống của Văn phòng Bầu dục sẽ hạ cơn thịnh nộ của Trump. Những người phụ tá, con rể, và con gái của Trump sẽ “làm dịu” lại những bốc đồng của ông ấy. Bên cạnh đó, ông ta không thực sự có ý muốn nói như ông đã tuyên bố. Ngay cả như Trump đã liên tục ký những sắc lệnh lạnh xương – tất cả vì tư vấn của Steve Bannon – chúng ta đã được trấn an rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Trump đang chỉ đơn giản thực hiện các chương trình nghị sự như ông đã hứa trong khi vận động tranh cử. Bình tĩnh. Đừng vội phản ứng với mỗi cái tweet của Trump. Đừng mắc bẫy.

Sau đó, ông Trump mở cuộc họp báo trong tuần vừa qua, buổi họp báo độc diễn đầu tiên của Trump trong nhiệm kỳ, và nó đã mang tính thời đại. Mặt ngoài, đó là một dịp để công bố bổ nhiệm ứng viên thay thế cho người đã phải rút lui khỏi đề nghị làm Bộ trưởng Lao Động; nhưng không, Trump lại dùng cơ hội đó để nhiều lần và dai dẳng hài tội giới báo chí là không trung thực, đầy tội lỗi, và “tin tức rất giả mạo” do báo giới tạo ra. Không ai có thể quên được cuộc họp báo này. Với tất cả sự thô tục, sự tự ngưỡng mộ và mệnh lệnh của ông (“Im lặng, ngồi xuống, im lặng, ngồi xuống!”) Trump giống như một người quá say tại một quán bar, người sắp sửa phải quyết định lấy một trong ba lựa chọn trước mắt: a) Một là đấm vào mặt một ai đó, b) hai là bị một người nào đó đấm gục, hoặc c) ba là ngất đi và tỉnh dậy trên bộ ván cứng và xa lạ.

Nhưng địa điểm họp báo không phải là một quán bar. Đó là Toà Bạch Ốc, và điều này khó có thể là một trò đùa. Hình ảnh Trump đứng trước bục giảng giống nhu một kẻ độc tài kiểu cũ hô hoán một chiến lược tu từ rất quen thuộc.

Joel Simon, Giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, đã chỉ ra rằng những kẻ chuyên quyền từ Chávez đến Erdoğan, từ Sisi tới Mugabe, tất cả đều theo một mẫu chung. Họ tấn công và đe dọa báo chí với cường độ có tính toán và đáng lo ngại; báo chí từ đó lại chọn một giai điệu và vai trò đối lập hơn. Simon nói với tôi, “Và như vậy là mở đường cho bước đi tiếp theo của kẻ chuyên quyền. Sự hỗ trợ cho giới truyền thông ngày càng giảm và các tập đoàn lãnh đạo bắt đầu đặt ra những hạn chế khác. Đây là một chiến lược cũ.”

Simon chỉ ra điểm thiếu sáng kiến của Trump, nhắc lại việc cả hai Néstor Kirchner của Argentina, và Tabaré Ramon Vázquez của Uruguay, gọi báo chí là “khối đối lập chính trị không được bầu.” Và, như Simon đã viết, Hugo Chavez, người đầu tiên đã dùng Twitter như một cách nói chuyện trực tiếp với quần chúng không cần qua báo giới và tuyên truyền “những thực tế khác” (“alternative facts”) cho khối người ủng hộ mình. Trump, như cha mẹ nuông chiều nói về một đứa trẻ biếng nhác, là cháu nó “không phải là đưa thích đọc [báo].” Ông Trump đã có thể không nghe được hết những tiếng vọng lịch sử trong lời tuyên bố “kẻ thù của nhân dân Mỹ” trong tweet của mình. Nhưng ông biết lòng tin của người Mỹ vào “giới truyền thông” – một từ tổng quát bao gồm từ tạp chí TIMES đến NewsMax – đang xuống thấp thảm hại. Trump quyết tâm khai thác nó đến cùng, nếu chỉ để đánh lạc hướng khối người ủng hộ cơ bản của ông không cảm thấy những thất vọng chắc chắn sẽ đến. Vào tối thứ bảy, ông đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Melbourne, Florida, và lặp lại chủ đề quen thuộc: đặt mình đồng hạng với Lincoln và Jefferson, ông nói với đám đông,

“Nhiều vị Tổng thống vĩ đại nhất của chúng ta đã phải đấu tranh với báo giới và đích danh tố cáo họ.”

Chương trình của Trump luôn luôn là để phân hoá. Ông nói, “Họ có nghị trình của riêng, và nghị trình của họ không phải là chương trình làm việc của đồng bào.”

[Tuy nhiên tài liệu lịch sử cho thấy quan điểm của Tổng thống Jefferson rất rõ về mực quan trọng của báo chí. Trong lá thư ngày 16 Jan. 1787, Thomas Jefferson gới cho Edward Carrington, có đoạn như sau:

“and were it left to me to decide whether we should have a government without newspapers or newspapers without a government, I should not hesitate a moment to prefer the latter.”

(Nguồn: The Founders’ Constitution,  Volume 5, Amendment I (Speech and Press), Document 8
http://press-pubs.uchicago.edu/founders/documents/amendI_speechs8.html,
The University of Chicago Press. The Papers of Thomas Jefferson. Edited by Julian P. Boyd et al. Princeton: Princeton University Press, 1950–)

“và nếu để tôi quyết định xem chúng ta nên có một chính phủ không có báo chí hay có báo chí mà không có một chính phủ, tôi không ngần ngại chút nào để chọn tình trạng sau.” — TM]

Cùng lúc, có những dấu hiệu rõ ràng Trump đang thất thế trong báo giới bảo thủ, nhóm ban đầu đã nới tay cư xử với ông, không phải vì họ cảm thấy khối báo giới tự do đã bị mê đắm vì Barack Obama. Những cuộc tấn công vào tính hợp pháp của cột trụ tư pháp, về những ý định của các cơ quan tình báo, và về tinh thần yêu nước của báo chí đã trở nên quá hiển nhiên, quá ghê tởm để được coi nhẹ là trò hề bên lề. Joe Scarborough, cựu dân biểu đảng Cộng hòa (Florida) và đồng điều hợp viên chính của chương trình “Morning Joe” tweet một cuộc gọi cho cánh phải hôm thứ Sáu: “Quý vị bảo thủ, tự nhiên lên tiếng bảo vệ cho Hiến pháp bất cứ lúc nào thấy cần. Đã đến lúc rồi đó.”

Đúng, sự thật là Trump đã bắt giam bất kỳ nhà báo nào. Ông cũng đã không đóng cửa bất cứ tờ báo hay đài truyền hình hoặc một trang web nào. Tôi đã đi làm việc tại The New Yorker hôm thứ Sáu và giúp kết thúc một vấn đề mới gồm một lá thư hắc búa đã được đưa tin sâu rộng của Nicholas Schmidle ở Washington, về vụ việc Michael Flynn, cũng như bình luận của George Packer, lưu ý rằng Trump, tại cuộc họp báo của ông, đã “cư xử như một người lãnh đạo tuột bản lề của một nước cộng hòa không ổn định và hầu như không dân chủ.” Vâng, đã có một chút rắc rối với một máy Xerox, nhưng không có ai ở sở coi nó là một mối đe dọa cho Tu chính án Số 1 [của Hiến pháp HK]. Trong khi đó, tờ New York Times và Washington Post đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh dữ dội để đưa tin vè vấn đề chính phủ mới này đã củng cố các lực lượng của thực tế và sự thật; và cũng không có ai đã tắt máy tính hoặc điện thoại của họ. Tại CNN, Jeff Zucker, Giám đốc hãng thông tấn, đã nhận được cuộc điện thoại khiếu nại chua cay của Jared Kushner về cách CNN đưa tin về cha vợ của ông, nhưng nếu thành quả của Jake Tapper và những thông tín viên khác có bất kỳ dấu hiệu nào thì nỗ lực đe dọa CNN đã không gây được chút ảnh hưởng nào. Các nhà báo tại Mother Jones, MSNBC, BuzzFeed, The Atlantic, NPR, The National Review, Dự án Marshall, ProPublica, và nhiều cơ sở truyền thông khác đang làm việc của họ với sự quyết tâm và nghiêm túc.

Ở Nga của Putin, cũng như trong mọi nhà nước thực sự độc đoán, không có “kẻ thù”, hoặc, ít nhất, không ai có khả năng để thách thức quyền lực.

Kêu gọi tất cả các phương tiện đàn áp có sẵn một nhà nước như thế – những tòa án và các cơ quan lập pháp nhà nước tuân thủ; loại bỏ các đối thủ cạnh tranh chính trị; kiểm duyệt toàn diện đài truyền hình – sẽ làm tăng vọt hạng phổ biến đang đạt được. Tổng thống Trump có thể cũng muốn có những phương tiện như vậy, cũng giống như ông mong muốn cũng được nổi tiếng như vậy. Vì tất cả sự hỗn loạn và kết quả ảm đạm của những tuần vừa qua, điều khích lệ là khi người ta thấy rất nhiều “kẻ thù của nhân dân Mỹ” – những người phản đối, thẩm phán, các nhà báo, công dân tất cả các loại, thậm chí có cả một số thành viên Quốc hội, vẫn làm công việc của họ, mặc cho những phản đối kịch liệt của Tổng thống, không nhất thiết phải là người của một đảng bên này hay bên kia nhưng là những người đặt lòng tin vào một Hiến pháp.

Ký giả David Remnick đã là biên tập viên của tờ The New Yorker từ năm 1998 và là phóng viên từ năm 1992.

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: DONALD TRUMP AND THE ENEMIES OF THE AMERICAN PEOPLE. By David Remnick, The New Yorker, February 18, 2017.

1 Comment on “Donald Trump và kẻ thù của nhân dân Mỹ

  1. NGÔN NGỮ VÀ Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI

    Dĩ nhiên con người cũng là một dạng tồn tại sinh học, nên ngôn ngữ phải đi liền với ý thức. Điều này cũng có nơi các loài vât. Có điều ở con người ý thức và ngôn ngữ đều tinh vi phong phú hơn rất nhiều nhờ những sự phát triển tiến hóa của văn minh mà có. Trong khi đó ở loài vật chỉ đơn giản gần trạng thái tự nhiên hơn, và như thế chúng cũng ít mánh lới hay lễu lự hơn.

    Đặc biệt trong ngôn ngữ tuyên truyền hay cảm xúc chính trị của con người, thì ý thức và lời nói đặc biệt nhiêu khê nhất. Cảm xúc đó ở một số người dân đơn giản chỉ là sự lây lan máy móc. Nhưng cảm xúc đó ở những con người có mục đích chính trị nào đó, thường gắn liền với ý chí cùng các ý đồ kèm theo của họ.

    Như khi người nắm quyền, để tăng cường tính hiệu quả mục đích chính trị riêng của họ, họ thường dùng ý niệm “nhân dân” để tăng phần hoành tráng và hiệu lực cho chính lời lẽ của họ. Kẻ thù của riêng họ được thổi phồng lên thành kẻ thù của nhân dân thì kẻ thù đó quả hết đường chạy thoát. Đôi khi cũng chẳng phải kẻ thù gì, nhưng nhằm để triệt tiêu các đối lập nào đó, họ cũng dán nhãn hay phang đại danh hiệu kẻ thù của nhân dân thì thành hiệu dụng tối đa nhất.

    Đó là thói quen của những người sử dụng bạo lực chính trị trong các thời kỳ bạo động cách mạng mà nổi bật nhất là cuộc cách mạng cộng sản mác xít tức bôn sê vích ở nhiều nơi mà ai cũng biết. Nhưng đó là việc của quá khứ trong thế giới cộng sản. Nhưng tới khi họ cầm quyền rồi, việc sử dụng ý niệm đó cũng không có lý do gì tồn tại nữa, vì không ai còn tin nó nên cũng bớt đi. Chỉ trừ ra số người theo đuôi quờ quạng hay lạm dụng cơ hội nào đó thì không kể.

    Nhưng có điều thú vị hiện nay là vị Tổng Thống Mỹ mới đăc cử Donald Trump lại lần đầu tiên trong lịch sử của nước tự do tư sản cũng lại dùng điều ấy. Ông cho thói quen của truyền thông ở Mỹ là hay chơi trò phá bỉnh người nắm quyền lực mà cụ thể là đối với ông hiện nay hay trong thời gian qua, và ông quy đó không phải kẻ thù của ông mới điều đáng nói mà chính kẻ thù của nhân dân Mỹ mới là đáng nói nhất. Đúng là một ngôn ngữ mới lạ tại nước tự do như Mỹ trước giờ chưa ai nói, và đây là lần đầu tiên được sử dụng.

    Có nghĩa ông Trump rất đang giàu chất cách mạng trong những nhiệm vụ và ngôn ngữ của mình, và điều đó cũng còn hứa hẹn nhiều sự thành công mới lạ trong nhiệm kỳ Tổng Thống của mình hay sẽ để lại những dấu ấn khác thường trong nền chính trị truyền thống Mỹ mà từ trước nay chưa hề có. Vậy cứ chờ để xem thử ra sao trong các thời gian sắp đến. Và cũng để chờ xem cuộc đối đầu hiện nay giữa Tổng Thống Mỹ Trump và truyền thông Mỹ với những tờ báo lớn nhất sẽ đi tới đâu hay kết thúc ra sao.

    TẾU NGÀN
    (22/02/17)