Sữa và phát triển kinh tế

The Economist | DCVOnline

Khả năng tiêu hóa sữa có thể giải thích tại sao châu Âu giàu có.

Khóc cũng bằng thừa

Nguồn: The Economist

Con người có thể tiêu hóa lactose, carbohydrate trong sữa chỉ khi sự giúp sức của một enzyme gọi là lactase. Nhưng hai phần ba dân số ngừng sản xuất lactase sau khi cai sữa. Một phần ba may mắn còn lại – những người “có lactase dai dẳng” – tiếp tục sản xuất lactase ở tuổi trưởng thành. Một bài báo gần đây (“The role of lactase persistence in pre-colonial development”, của C. Justin Cook, Journal of Economic Growth, December 2014.) cho rằng điểm đặc biệt về gen này giúp giải thích tại sao một số nước lại giàu có và những nước khác lại nghèo.

Justin Cook của Đại học California, Merced, sử dụng dữ liệu về các dòng di cư trong lịch sử để ước lượng thành phần dân tộc của 108 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Âu vào năm 1500. Sau đó ông ước tính tỷ lệ dân số có thể tiêu hóa sữa bằng cách sử dụng dữ liệu về sự chấp nhận lactose của các nhóm dân tộc khác nhau (mà ông cho rằng đã không thay đổi nhiều qua nhiều thế kỷ). Ông Cook ước tính các quốc gia tiền thuộc địa ở Tây Âu thường có tỷ lệ lactase dai dẳng cao nhất. Chẳng hạn, khoảng 96% người Thụy Điển có nó. Mức thấp nhất là ở Châu Phi vùng dưới Sahara và ở Đông Nam Á.

Sự gia tăng lactase dai dẳng một độ lệch chuẩn đã làm tăng mật độ dân số lên tới 40%. Những người có thể tiêu hóa sữa, trên mặt lý thuyết, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn những người không thể tiêu hoá sữa. Họ có thể khai thác năng lượng lỏng từ gia súc, len, phân bón, sức cày cấy và thịt mà những người khác chăn nuôi. Sữa còn có thể đã giúp bằng những cách khác: chất béo, protein, vitamin và khoáng chất làm cân bằng cho thức ăn uống trước thời thuộc địa, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nếu được sử dụng thay thế sữa mẹ, sữa động vật có thể làm giảm thời gian cai sữa, và do đó giảm khoảng giữa những kỳ mang thai của các bà mẹ. Tất cả điều này cho thấy rằng các xã hội uống sữa có thể chịu được mật độ dân số cao hơn (mặc dù vẫn còn khó hiểu khi sự phát triển của lactase có ở một số vùng tại Châu Phi, nhưng không lan rộng).

Khi mọi người sống gần với nhau (mật độ dân số cao), về mặt lý thuyết, sẽ phát sinh tăng trưởng. Giới cai trị thấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thi hành luật pháp, gồm cả quyền sở hữu tài sản dễ dàng hơn. Các thành phố có thể phát triển, cho phép công nhân chuyên môn hóa. Sự đổi mới công nghệ bùng nổ; quân đội lớn hơn có thể bảo vệ những gì được sản xuất. Do đó, thắc mắc nhỏ, những nơi có mật độ dân số cao trong thời tiền thuộc địa ngày nay có xu hướng tương đối giàu có hơn. Hiển nhiên không có một yếu tố nào có thể giải thích được các kết quả kinh tế dài hạn, nhưng thuyết của ông Cook có thể đáng suy ngẫm.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Milk and economic development. No use crying. The Economist Bản in | Tài chính và kinh tế. Ngày 28 tháng 3 năm 2015.