Đức cảnh cáo Việt Nam về những hậu quả của việc ‘bắt cóc kiểu thời chiến tranh lạnh’

DCVOnline | Tin DW

Đức nói rằng họ đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam trong vụ bắt cóc một cựu giám đốc điều hành dầu khí trở thành người xin tị nạn chính trị ở Berlin. Sigmar Gabriel mô tả sự việc này như là chuyện của những cuộn phim về chiến tranh lạnh.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, Nguồn: picture-alliance/dpa/K. Nietfeld

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, trong một cuộc họp báo hôm thứ sáu, nói rằng vụ bắt cóc ở thủ đô Đức là “điều mà chúng tôi sẽ không … và không thể tha thứ được”.

Đức cho biết doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thành bị bắt vào tháng Bảy và tức tời bị đưa về Việt Nam, nơi ông đang bị cáo buộc tội tham nhũng và biển thủ – những tội danh mang án tử hình. Tuy nhiên, Hà Nội khẳng định ông Thanh 51 tuổi đã tự quay về đầu thú.

Phát biểu tại Wolfsburg, Gabriel nói với các phóng viên, chính phủ Đức đang cân nhắc tiếp tục các bước trừng phạt lại Việt Nam sau khi đã yêu cầu một nhân viên tình báo Việt Nam ở Berlin rời khỏi nước Đức. Gabriel nói,

“Chúng tôi yêu cầu ông ấy rời khỏi Đức vì chúng tôi tin chắc rằng ông ta là một người có liên quan tới việc bắt cóc. Tất cả [dữ kiện chúng tôi có] đều ủng hộ giả định này rằng ông, với sự giúp đỡ của cơ quan mật vụ Việt Nam và dùng nơi cư trú của ông ta tại toà Đại sứ Việt Nam ở Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn [chính trị].”

Ông Gabriel nói thêm,

“Thanh đã bị bắt và đưa ra khỏi nước Đức bằng những phương pháp mà chúng tôi tin rằng chỉ thấy ở những cuốn phim trinh thám về chiến tranh lạnh.Và đây là điều chúng tôi không thể khoan nhượng được.”

Cựu giám đốc điều hành dầu khí Trịnh Xuân Thanh đã mất tích hồi tháng trước tại Berlin trước khi tái xuất tại Hà Nội. Nguồn: picture-alliance/dpa/K. Nietfeld

Người bị truy nã

Vào đầu năm nay nhà chức trách Việt Nam đã yêu cầu Đức dẫn độ ông Thanh, người bị buộc tội quản lý kém tại một chi nhánh của tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam, và gây thiệt hại khoảng 150 triệu USD (127 triệu euro). Tuần này, công an Việt Nam đã cho hay rằng ông Thanh đã đưa ra đầu thú hôm tứ Hai, sau 10 tháng bị lùng bắt.

Nhưng luật sư của Thanh tại Berlin nói rằng dường như không có chuyện đó xảy ra. Bà đã nói với tờ Berliner Zeitung của Đức hôm thứ Sáu rằng bà tin rằng Thanh đã bị bắt cóc và sau đó được đưa đi bằng xe cứu thương đến một quốc gia ở Đông Âu trước khi đưa lên máy bay về Việt Nam. Các nhân chứng cũng cho biết họ thấy những người đàn ông vũ trang đã đẩy ông Thanh và một người phụ nữ đồng hành vào xe hơi bên ngoài khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten của Berlin. Sau đó vài ngày, cả hai xuất hiện tại Hà Nội.

Việt Nam phủ nhận cáo buộc của Đức là đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Tự về đầu thú?

Đài Truyền hình nhà nước Việt Nam hôm thứ Năm phát hình ảnh của một ông Thanh mệt mỏi với mái tóc rối bù. Và lới dẫn nói rằng ông đã rự quay về đầu thú.
Ông nói trong một bản tin giờ chính trênTruyền hình Việt Nam:

“Tôi đã không suy nghĩ chín chắn và đã quyết định trốn đi, và trong thời gian đó, tôi nhận thấy rằng cần phải quay trở lại với sự thật và … nhận lỗi lầm của tôi và xin lỗi”.

Bản tin của đài DW: http://p.dw.com/p/2heHS

Chính phủ Đức cáo buộc cơ quan tình báo Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu để ông Thanh được phép bay trở về Đức để xin tị nạn. Ông Thanh sắp sửa ra điều trần về yêu cầu xin tị nạn của mình vào ngày 24 tháng 7 – chỉ một ngày sau khi ông ta biến mất.

Ông Thanh là Chủ tịch Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Việt Nam cho đến năm 2013, khi ông được bổ nhiệm vào một số vị trí cao cấp cao trong chính phủ. Ông được bầu vào Quốc hội vào tháng 5 năm 2016, nhưng đã bị bãi nhiệm khỏi cơ quan lập pháp đa số là đảng viên Cộng sản trước kỳ họp đầu tiên vào tháng sau đó.

Nm / gsw (Reuters, AP, dpa)

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Germany warns Vietnam of consequences for ‘Cold-War-style kidnapping’. Deutsche Welle (Reuters, AP, dpa). August 4, 2017.

1 Comment on “Đức cảnh cáo Việt Nam về những hậu quả của việc ‘bắt cóc kiểu thời chiến tranh lạnh’

  1. TRỊNH XUÂN THANH ĐẾN VÀ ĐI

    Trịnh Xuân Thanh nghĩ cũng vui
    Vào nhà người khác rung đùi ngồi chơi
    Khi vào cóc phép của ai
    Trốn chui trốn nhủi thành ra lại ngầu

    Kế rồi nổi tiếng ào ào
    Bởi ai bắt cóc có nào mà hay
    Chỉ khi về tới Việt Nam
    Bảo mình về thú mới càng ngu ngơ

    Thảy đều đi đến bất ngờ
    Đếch cần xin phép qua ai câu gì
    Quả là phong cách tùy nghi
    Nếu không bắt cóc dễ gì vậy sao

    Nhưng giờ dầu nghĩ thế nào
    Cũng thành quan trọng nói sao cho vừa
    Khai ra toàn bộ dây đưa
    Đường ngầm đã có xong rồi được đi

    TIẾU NGÀN
    (06/8/17)