ASEAN hết bế tắc, ra thông cáo chung kêu gọi phi quân sự hóa ở Biển Đông

DCVOnline | Tin Reuteurs

MANILA (Reuters) | Bộ trưởng Ngoại giao Đông Nam Á đã không còn bị bế tắc hôm Chủ nhật về cách giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, đưa ra một thông cáo chung kêu gọi tránh quân sự hóa ở biển và và lo ngại đến việc xây đắp đảo.

Vùng biển phía nam Trung Quốc từ lâu đã là vấn đề gây chia rẽ nhất cho các thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với ảnh hưởng của Trung Quốc đang lan rộng trong các hoạt động của ASEAN. Một số quốc gia đã e ngại về hững hậu quả có thể xảy ra nếu đối đầu với Bắc Kinh bằng lập trường vững chắc hơn.

ASEAN đã không đưa ra tuyên bố thông thường vào ngày Thứ Bảy, vì những gì mà các nhà ngoại giao nói là không đồng ý về việc đưa ra các tuyên bố quanh co về việc Trung Quốc nhanh chóng mở rộng khả năng phòng thủ tại những hòn đảo nhân tạo trong vùng biển đang có tranh chấp.

Theo một số chuyên gia, Trung Quốc rất nhạy cảm khi ASEAN bóng gió đề cập đến 7 rạn san hô được TQ khai hoang, 3 trong số đó có đường băng, dàn phóng hoả tiến, radar, và có khả năng tiếp nhận máy bay chiến đấu.

Bản thông cáo vào cuối ngày hôm Chúa nhật vừa qua có một lập trường mạnh mẽ hơn một bản dự thảo chưa được công bố trước đó, một phiên bản đã bị o ép của bản tuyên bố hồi năm ngoái ở Lào.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Shri VK Singh (thứ 3 từ trái) và Ngoại trưởng ASEAN cầm bản thông cáo chung trong cuộc họp Bộ trưởng Mekong-Ganga của Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 50 (ARF) tại Manila, Philippines ngày 7 tháng 8, năm 2017. Nguồn ảnh: Erik De Castro

Bản thông cáo chung “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hoá và tự kiềm chế”.

Sau các cuộc thảo luận sâu rộng, có một số thành viên bày tỏ lo ngại về việc đắp đảo “và các hoạt động trong khu vực đã làm suy giảm niềm tin và sự tin tưởng, làm căng thẳng gia tăng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định”.

Bế tắc của ASEAN đối với bản tuyên bố chung cho thấy rõ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với ASEAN vào thời điểm không ai biết chắc về các ưu tiên an ninh của chính phủ Hoa Kỳ và liệu Mỹ có cố gắng kiểm soát các hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông hay không.

Một số nhà ngoại giao ASEAN cho biết, trong số các thành viên đã thúc đẩy để có một thông cáo có các yếu tố dễ gây tranh cãi hơn là Việt Nam, nước này đã tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã có nhiều lần đụng độ với Bắc Kinh về các nhượng bộ về năng lượng.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao khác nói rằng không có bất đồng thực sự về nội dung của bản thông cáo và nhấn mạnh rằng dự thảo ban đầu được một số thành viên nhìn thấy là yếu.

Cũng trong ngày Chủ nhật, các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc đã thông qua khuôn khổ đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một hành động mà họ đánh giá là tiến bộ nhưng được các nhà phê bình coi là một thủ thuật để mua thời gian cho Trung Quốc để củng cố quyền lực hàng hải.

Martin Petty và Manuel Mogato viết tin; Gareth Jones hiệu đính.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: ASEAN overcomes communique impasse, urges non-militarisation in South China Sea. Reuteurs. AUGUST 6, 2017.