Khu vực đa dạng ngôn ngữ nhất của Montreal nói đến 46 thứ tiếng không chính thức ở nhà

DCVOnline | Tin CBC

Dân cư ở đây nói rằng họ thích  nói tiếng mẹ đẻ với người khác trong cộng đồng.

Trung tâm sinh hoạt cộng đồng dành cho phụ nữ Nam Á tại một buổi sinh hoạt ngoài trời vào thứ 6 trong khu vực ngôn ngữ đa dạng ở Côte-des-Neiges như cuộc điều tra dân số năm 2016 cho thấy. Nguồn: Sean Henry/CBC.

Theo một cuộc khảo sát năm 2016, một khu vực nhỏ của Côte-des-Neiges, chỉ có 6.600 người sử dụng 46 ngôn ngữ không chính thức trong nhà – làm cho nó trở thành khu găp gỡ của nhiều văn hoá và đa dạng nhất về ngôn ngữ tại Montreal.

Khu vực này có diện tích nhỏ hơn 0,5 km2 và nằm trong giới hạn của những con đường Darlington, Jean-Talon, Van Horne và đường Côte-des-Neiges.

Bản đồ Montreal và vùng phụ cận cho thấy phong cảnh ngôn ngữ đang thay đổi.

Trên đường phố, trong công viên và tại những doanh nghiệp ở Montreal, người ta có thể nghe tiếng Hiligaynon (từ Philippines), Tamil, Bamanankan và Fulah (từ Tây Phi).

Chúng tôi đã nói chuyện với những người sống trong khu vực và hỏi họ họ thấy gì đặc biệt về nó.

Ambika Sivamoorthy nói bà ấy nói được gần 4 thứ tiếng: Tamil, tiếng Anh, Sinhala và một chút tiếng Pháp. Nguồn: Sean Henry/CBC.

Bà là nhân viên làm việc cho cộng đồng tại trung tâm cộng đồng phụ nữ Nam Á trong khu vực này.

Ngôn ngữ là trọng tâm của những gì bà ấy phụ trách – bà Sivamoorthy giúp người nhập cư với các vấn đề về ngôn ngữ, chẳng hạn như giúp họ điền vào các mẫu đơn.

Sibamoorthy nói: “Khu này rất năng động, tôi đã nhìn thấy 10 đến 15 cộng đồng mà tôi có thể nhận ra sống trong khu vực này.”

Là người gốc Sri Lanka và bà nói rằng đã bị cuốn vào khu này vì có rất nhiều người Sri Lanka sống ở đó.

Tougale Lhoussale, từ Ma-rốc, nói bốn thứ tiếng. Ông Lhoussale chọn sống trong khu này bởi vì một người bạn ở đó đã giúp ông tìm thuê được một appartement. Nguồn: Sean Henry/CBC.

Ông Lhoussale chỉ đến khu vực này một vài tuần trước và đã nhận thấy sự đa dạng của nó.

Joy Migallon đang đi dạo trong khu phố với bạn trai, Pierre Olivier, hôm thứ sáu. Joy Migallon nói ba thứ tiếng và có rất nhiều bạn bè trong khu này và cô ấy thích nói tiếng Tagalog của mình. Cô ấy ở đây vì có bạn bè. Nguồn: Sean Henry/CBC.
David Clarke đã nhìn thấy khu vực biến đổi, nó đã trở thành đa văn hóa trong vài chục năm vừa qua. Nguồn: Sean Henry/CBC.

Ông nói rằngtrong những năm 1960 và 70 khu vực này không đa văn hoá như bây giờ .

“Phần lớn là người gốc Do Thái và người da đen đã sống ở đó 40-50 năm trước, bây giờ khu này giống như Liên hiệp quốc. Thế là tốt.”

Những ngôn ngữ không chính thức thông dụng nhất ở Montreal và các vùng phụ cận

Những ngôn ngữ không chính thức thông dụng nhât ở Montreal và các vùng phụ cận. Nguồn CBC News/DCVOnline.

Hầu hết ngoại ngữ dùng ở Montreal không như ở các thành phố lớn khác của Canada

Tại các thành phố lớn của Canada, các ngôn ngữ không chính thức phổ biến nhất thường là ngôn ngữ Châu Á như tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Tagalog, Punjabi và Urdu.

Ở Montreal, tuy nhiên, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý chiếm ưu thế hơn.

Phần lớn điều này có thể được giải thích đợợc vì người Quebec  thích những người nhập cư đã nói tiếng Pháp — kết quả là dòng người nhập cư lớn đã đến từ các nước Bắc Phi, cũng nói tiếng Ả Rập — hoặc nói ngôn ngữ  gần với tiếng Pháp, chẳng hạn như tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.

Các ngôn ngữ phát triển nhanh nhất cho thấy phân bố mới về người nhập cư.

Các nhóm di dân chính của Montréal trong lịch sử là người Ý, người Hy Lạp, Bồ Đào Nha và người dân vùng Caribbean.

Nhưng độ nhập cư từ các quốc gia này đã giảm đi. Cuộc điều tra dân số mới nhất cho thấy các quốc gia khác đang cung cấp cho cư dân mới cho Montreal.

Ở thành phố Montreal, ba ngôn ngữ phát triển nhanh nhất là ngôn ngữ từ Ấn Độ: Malayalam, Telugu và Marathi.

Mặc dù số lượng của họ là tương đối nhỏ (Malayalam đã tăng từ 140 trong năm 2011 lên tới 250 nguời vào năm 2016), nhưng chúng cho thấy  di dân đang Ân Độ đang tăng.

Tương tự, Laval đã có sự gia tăng lớn của dan cư nói tiếng Tamil và Bengali, nhưng số lượng người nói tiếng Swahili của Đông Phi tăng gấp đôi trong năm năm, lên đến 120 người.

Tiếng Farsi, ngôn ngữ của Iran, cũng tăng lên nhiều, tăng 43 phần trăm trong năm năm, lên 12.600 người nói tiếng Farsi trong thành phố. Nó cũng là ngôn ngữ phát triển nhanh nhất ở ngoại ô Montreal ở khu Côte-Saint-Luc và Hampstead.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Montreal’s most linguistically diverse area speaks 46 non-official languages at home Daniel Tencer. The Huffington Post Canada. This story originally ran on Jan. 24, 2017.

1 Comment on “Khu vực đa dạng ngôn ngữ nhất của Montreal nói đến 46 thứ tiếng không chính thức ở nhà

  1. NGÔN NGỮ
    VÀ VĂN HÓA CON NGƯỜI

    Loài vật có tiếng kêu
    Loài người có ngôn ngữ
    Tiếng kêu có từ ổ
    Ngôn ngữ lúc sinh ra

    Con người khác con vật
    Ngôn ngữ cũng khác xa
    Loài vật chỉ tiếng kêu
    Loài người là tiếng nói

    Tiếng kêu thì nghèo nàn
    Tiếng nói toàn phong phú
    Tiếng nói thành ngôn ngữ
    Văn hóa cũng đi theo

    Nên thế giới ngày nay
    Phải cả triệu ngôn ngữ
    Bởi con người toàn cầu
    Vẫn là đa văn hóa

    Ở các nước tự do
    Văn hóa không hạn chế
    Khiến có nhiều cộng đồng
    Tụ hội nhiều ngôn ngữ

    Như ở Canada
    Vùng Montreal chẳng lạ
    Có khu vực 6.000 người
    Dùng 46 tiếng nói

    Do hiện tượng di dân
    Nó khiến thành hội nhập
    Tự do là thế đó
    Cứ phát triển lên hoài

    Ngày nay toàn cầu hóa
    Cũng là chuyện tự nhiên
    Loài người thành tụ hội
    Vì cùng gốc mà ra

    Tiếng nói và văn hóa
    Qua lịch sử khác nhau
    Nay lại thành chan hòa
    Trở thành quốc tế hóa

    Đó diễn tiến thực tế
    Của hiện thực khách quan
    Có cần gì cộng sản
    Như thuyết Mác cà tàng

    Ngôn ngữ là nội dung
    Nó không là hình thức
    Thành ngôn ngữ tuyên truyền
    Đều là ngôn ngữ rỗng

    Giờ đã thành ngã ngũ
    Thực tế mới sống động
    Còn học thuyết điên rồ
    Thật sự toàn phản động

    Bởi cuộc sống khách quan
    Đâu phải như trong mộng
    Khoa học luôn là nền
    Ý hệ chỉ ảo mộng

    Ý NGÀN
    (16/8/17)