Những thông điệp mâu thuẫn của Bắc Hàn khiến Trump phải suy nghĩ lại về hội nghị thượng đỉnh

Saša Petricic (CBC) | DCVOnline

Ba tuần trước hội nghị thượng đỉnh chưa từng có giữa Mỹ – Bắc Hàn, Trump sẽ gặp Tổng thống Nam Nam Hàn Moon Jae-in.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đóng Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in tại Toà Bạch Ốc ngày 29 tháng 6 năm 2017. Hai vị lãnh đạo sẽ họp vào thứ ba 22 tháng 5 để thảo luận về một hội nghị thượng đỉnh có kế hoạch giữa Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, có thể có nguy cơ sau một sự thay đổi đột ngột trong giai điệu từ Bình Nhưỡng. Nguồn: Carlos Barria/Reuters

Mục đích ban đầu của chuyến viếng thăm Toà Bạch Ốc của Tồng thống Nam Hàn Moon Jae-in là để bàn luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chiến lược chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sắp xảy ra — một cuộc đàm phán đột phá giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn. Theo ngôn ngữ của Trump, là “một khoảnh khắc rất đặc biệt cho Hòa bình Thế giới”.

Donald J. Trump

@realDonaldTrump
Cuộc gặp gỡ đang được mong đợi giữa Kim Jong Un và tôi sẽ diễn ra tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cả hai chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó trở thành một khoảnh khắc rất đặc biệt cho Hòa bình Thế giới!

Không ai còn lạc quan như vậy nữa về việc Trump có thể thuyết phục được người lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, khi Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đến Washington hôm nay, hai vị lãnh đạo gần như chắc chắn sẽ tự hỏi liệu Trump có nên gặp Kim ở Singapore vào ngày 12 tháng Sáu này hay không. Nó có thể trở thành điều gây ngượng ngùng hay không?

Trump đã làm các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ ngạc nhiên khi ông chấp nhận lời mời của Kim tham dự hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Ba. Nhưng được biết cuối tuần vừa qua Tổng thống Mỹ đã phải vật vã vì quyết định này. Ông đã hỏi các phụ tá của mình về nhuwcng điều lợi hại của cuộc họp, sau đó gọi điện thoại cho Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in ở Seoul vào tối thứ Bảy để tư vấn.

Dường như ít có khả năng thành công hơn

Theo tờ Washington Post, tờ báo đầu tiên đưa tin về cuộc điện đàm dài chưa tới nửa tiếng đồng hồ; Trump yêu cầu Moon giải thích thái độ đột ngột gay gắt của Bắc Hàn này trong tuần qua. Bình Nhưỡng thề sẽ không để bị dồn vào một góc và đe dọa hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh nếu Trump khăng khăng đòi Bắc Hàn phải “bỏ chương trình hạch tâm” — tổng giải giới hạch tâm.

Bắc Hàn cũng đột ngột rút ra khỏi cuộc họp với Nam Hàn, và phàn nàn về cuộc tập diễn quân sự chung của hai quân đội Mỹ và Nam Hàn.

Cả Seoul và Washington đều không bình luận về chi tiết của cuộc trò chuyện cuối tuần. Văn phòng của Tổng thống Moon sẽ chỉ nói “hai vị lãnh đạo sẽ làm việc chặt chẽ và kiên định để tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh Bắc Hàn – Hoa Kỳ.”

Dường như ít có khả năng thành công hơn so với thời điểm nagy sau cuộc gặp gỡ giữa Moon và Kim ở Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) vào tháng trước và việc phóng thích ba người Mỹ bị Bình Nhưỡng giam giữ cách đây ba tuần như một thiện chí của Bắc Hàn

Muốn Hoa Kỳ nhượng bộ

Giói chức Mỹ và Nam Hàn cũng đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu Bắc Hàn có giũa lời cam kết phá hủy cơ sở thí nghiệm hạch tâm ở Punggye-ri gần biên giới Trung Quốc trong tuần này hay không. Bắc Hàn đã hứa sẽ mời các nhà báo của Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đến chứng kiến sự phá hủy cơ sở này, và các hình ảnh chụp bằng vệ tinh cho thấy dường như khán đài đang được xây dựng gần đó.

Giới quan sát ở Nam Hàn nói không ai nên ngạc nhiên vì những tín hiệu mâu thuẫn đang xẩy ra.

Vào ngày 9 tháng 5 năm 2018, theo ảnh của chính phủ Bắc Hàn, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đã bên trái, đang bắt tay với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc họp ở Bình Nhưỡng, Bắc Hàn. Trong hai cuộc họp như vậy, Pompeo vẫn không thể hiểu rõ ý định của Kim. Nguồn: Cơ quan Thông tấn Trung ương Nam Hàn/Associated Press.

Cheon Seong-whun, tốt nghiệp Đại học Waterloo, cựu cố vấn cho chính phủ Nam Hàn và hiện là một nghiên cứu viên tại Viện Asan của Seoul cho biết,

“Đây là trò cân não điển hình của Bắc Hàn. Đó là một thế cờ đã được suy nghĩ kỹ, được hoạch định từ lâu và có chủ ý của Bắc Hàn, nhằm mục đích duy trì sức mạnh vũ khí hạch tâm.”

Ông nói mục tiêu của Bắc Hàn nhằm buộc Washington phải nhượng bộ càng nhiều càng tốt trước khi vào hội nghị thượng đỉnh.

Quan điểm khác biệt về ‘phi hạch tâm’

Đặc biệt, các chuyên gia ở Seoul nói rằng mục đích của Kim là chỉ giảm một số khiêm tốn trong kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để đổi lấy lời hứa từ Mỹ sẽ không đưa bất kỳ tàu, tàu ngầm và máy bay có khả năng hạch tâm nhân nào đề bán đảo Đại Hàn, cũng như cam kết rút quân khỏi nơi đây như đã có từ lâu. Hiện có khoảng 28.000 lính Mỹ tại Nam Hàn.

Cheon cho biết, theo Bắc Hàn thì đó phu hạch tâm hóa, trong khi Hoa Kỳ đã sử dụng thuật ngữ này với ý nghĩa là “bỏ chương trình hạch tâm” — tổng giải giới hạch tâm, hoặc như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói, giải giới “hoàn toàn, có thể kiểm chứng được, và không thể đảo ngược.”

Đó cũng là mục tiêu của các các chính quyền Hoa Kỳ trước đây và kết quả chứng minh là không thể đạt được như thế và một vài quan sát viên ở Nam Hàn tin rằng Bình Nhưỡng kể như chương trình hạch tâm của họ gần như đã hoàn tất.

Trump đã nghĩ rằng ông có thể đạt được mục tiêu này trong các cuộc đàm phán với Kim. Nhưng ngay cả một số cố vấn của ông cũng lo ngại ông sẽ chấp thuận được ít hơn chỉ vì lợi ích được một thỏa thuận mà ông có thể phô trương, có lẽ với mục tiêu nhận Giải Nobel Hòa bình, như ông đã nói, “mọi người đều nghĩ” là ông xứng đáng.

Trên lưng cọp

Giới quan sát Nam Hàn như Shin Chang-hoon cũng lo ngại rằng Moon sẽ thúc Trump tiếp tục đến một hội nghị thượng đỉnh “vô lý” vì ông đãđã đặt coi sự nghiệp của mình gắn liền với nền hòa bình giữa hai miền Nam-Bắc.

Shin, một chuyên gia về không phát triển vũ khí hạch tâm và là nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Chiến lược Hàng hải Nam Hàn cho biết,

“Moon Jae-in đóng vai người mai mối và ông ấy đã nâng cao sự mong đợi của cả hai bên. Bây gờ đang trên lưng một con hổ mà ông ấy khôngthể kiểm soát được.”

Một con bài khác trong tất cả những rắc rối của vấn đề là vai trò của Trung Quốc.

Mối quan hệ Trung Quốc, Bắc Hàn ấm áp lên từ tháng Ba, Kim cũng đã thân thiện hơn với Bắc Kinh. Hai nước là đồng minh truyền thống, nhưng mối quan hệ của họ trở nên căng thẳng trong các vụ thí nghiệm hạch tâm và hỏa tiễn của Bắc Hàn và việc Trung Quốc thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đã làm nghẽn mạch kinh tế của Bắc Hàn, đặc biệt về mặt nhiên liệu. Những biện pháp trừng phạt này tiếp tục cho đến nay, mặc dù Washington lo ngại rằn Trung Quốc đã thực thi pháp luật lỏng lẻo dọc theo biên giới giữa hai nước.

Trong một tweet ngày hôm qua, Trump phàn nàn rằng “biên giới Trung Quốc-Bắc Hàn đã trở nên xốp hơn. Trung Quốc phải tiếp tục kiên cường và chặt chẽ ở biên giới của Bắc Hàn cho đến khi đạt được một thỏa ước.”

Donald J. Trump

@realDonaldTrump
Trung Quốc phải tiếp tục kiên cường và chặt chẽ trên biên giới của Bắc Hàn cho đến khi một thỏa thuận được thực hiện. Được biết gần đây biên giới đã trở nên xốp hơn và để nhiều thứ đã lọt qua. Tôi muốn điều này xảy ra, và Bắc Hàn sẽ rất thành công, nhưng chỉ sau khi ký kết!

Thật vậy, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có vẻ thân thiện hơn nhiều. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp đón Kim tại hai hội nghị thượng đỉnh trong những tuần qua, một trong số đó liên quan đến việc đi dạo dọc theo một bãi biển nổi tiếng với những bức ảnh cúng những đôi vợ chồng mới cưới.


Bắc Hàn và Nam Hàn đã bị chia cắt 65 năm, nhưng sự phân chia tiếp tục gây ra căng thẳng hôm nay, 5 phút

Ít được tiết lộ về các cuộc thảo luận, nhưng các chuyên gia Trung Quốc thường thông thạo về quan điểm chính thức của chính phủ nói rằng vì lợi ích của mìn, Trung Quốc khuyến khích xúc tiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn bằng cách duy trì áp lực kinh tế.

Bên cạnh đó, Cheng Xiaohe, một người phân tích nổi tiếng tại Trường Quan hệ Quốc tế tại Đại học Renmin của Bắc Kinh, nói

“nếu bị bắt vi phạm nghị quyết cấm vận, Trung Quốc có thể mất uy tín, danh tiếng và mất mặt. Có ngu lắm Trung Quốc mới vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc chỉ để hỗ trợ Bắc Hàn.”

Bắc Kinh có thể cùng mục tiêu với Bình Nhưỡng nhằm cắt giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ trên bán đảo Đại Hàn, nhưng họ không đồng tình với tham vọng hạch tâm của Kim. Cheng nói, ngoài ra, TQ lo ngại thất bại trong cuộc đàm phán sẽ “gây ra những cuộc đối đầu nghiêm trọng hơn trước đây”, gồm cả những hành động quân sự đe dọa của Hoa Kỳ, ngay trên sân sau của Trung Quốc.

Về tác giả | Saša Petricic là phóng viên châu Á của CBC, làm việc tại Bắc Kinh. Trước đây ông đã công tác ở Trung Đông, từ Jerusalem, trong gia đoạn Mùa xuân Ả Rập và cuộc nội chiến Syria. Ông đã đưa tin từ mọi châu lục cho CBC News. Instagram: @sasapetricic</>

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Wildly conflicting messages from North Korea give Trump second thoughts about summit. Saša Petricic · CBC · May 22, 2018.