Việt Nam chận những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vì dự luật về Đặc khu Kinh tế khiến lòng dân sôi sục

DCVOnline | Tin Reuters, Agence France-Presse

“Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ trong một ngày.”

Lòng người dân Việt Nam đang sôi sục vì đề nghị của chính quyền Việt Nam cho các công ty nước ngoài thuê đất dài hạn; việc này được coi là món quà béo bở cho các công ty nước ngoài và đặc biệt là những công ty của Trung Quốc

Hà Nội: Biểu tình chống dự luật Đặc khu Kinh tế | Công an đã bắt hàng chục người đưa lên xe buýt. Nguồn: Reuters

Công an Việt Nam đã bắt giữ hơn một chục người biểu tình tại thủ đô Hà Nội hôm Chủ nhật và ngăn chận những cuộc biểu tình ở những thành phố khác chống lại kế hoạch thành lập đặc khu kinh tế mới mà dân chúng lo ngại sẽ bị giới đầu tư Trung Quốc chi phối.

Việt Nam cho biết vào tháng Năm năm ngoái, họ dự định lập ba đặc khu kinh tế, có nhiều ưu đãi lớn hơn và ít hạn chế hơn cho giới đầu tư so với những điều kiện hiện có trong nước.

Dự thảo luật không xác định giới đầu tư tiềm năng nước ngoài là doanh nhân của những quốc gia nào và có thể thuê đất đến 99 năm trong những đặc khu kinh tế; nhưng những người biểu tình lo rằng những đặc khu kinh tế như vậy sẽ bị nước láng giềng Trung Quốc chi phối.

Những người biểu tình mang biểu ngữ chống Trung Quốc, trên một con phố đông đúc gần Hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội có một biểu ngữ ghi,

“Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ trong một ngày.”

Một phóng viên của AFP đã thấy công an chìm (mặc thường phục) kéo khoảng 20 người biểu tình và đưa họ vào những xe buýt đậu gần đó.

Phóng viên không thể liên lạc với nhà chức trách để nghe lời bình của họ.

Những người biểu tình cầm  biểu ngữ với nội dung ‘Không cho cho Trung Quốc thuê đất’ trong một cuộc biểu tình chống lại dự thảo luật về Đặc khu Kinh tế tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Báo chí nhà nước đưa tin những cuộc biểu tình hôm Chủ nhật đã xẩy ra sau vụ bắt giữ hai người ở miền Nam hôm thứ Bẩy vì họ phát truyền đơn kêu gọi phản đối dự thảo luật.

Hình ảnh trên những mạng truyền thông xã hội cũng cho thấy các cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác ở Việt Nam; lời kêu gọi biểu tình phản đối dự thảo luật cho thuê đất đã lan truyền trên Facebook từ tuần trước.

Không rõ chính quyền có bắt giữ thêm những người biểu tình khác.

Hôm thứ Bẩy, chính phủ CHXHCNVN cho biết họ đã yêu cầu Quốc hội hoãn lại cuộc bỏ phiếu quyết định về dự thảo luật để nghiên cứu thêm về dự luật cho thuê đất ở Đặc khu Kinh tế.

Hình ảnh biểu tình trên Twitter

Anh Chí
@AnhChiVN
Có nhiều cuộc biểu tình ở một số tỉnh và thành phố trên khắp Việt Nam chống lại #SEZs & #CybersecurityLaw (#ĐặckhuKinhtế & #LuatAnNinhMajng)

Lòng dân chống dự luật Đặc khu Kinh tếngay giưa Sài Gòn: “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ trong một ngày.” . Nguồn: @AnhChiVN

Trong một tuyên bố, chính quyền Cộng sản Việt Nam nói,

“Dự luật được thiết kế để tăng cường sự phát triển mạnh ở ba đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt, gồm Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong, ở Khánh Hòa và Phú Quốc ở tỉnh Kiên Giang, và làm nơi thí nghiệm tổ chức.”

Dự thảo luật ban đầu cho biết đất đai trong những Đặc khu kinh tế có thể được cho thuê đến 99 năm, nhưng tần trước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói với giới truyền thông địa phương tuần trước rằng só năm cho thuê sẽ giảm xuống, dù ông không nói cho thuê trong bao lâu.

Các cuộc biểu tình xẩy ra trong lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông vì những tranh chấp lãnh thổ do đường chisng vạch và những hành động đắp đao và vũ trang của Trung Quooscngoafi khơi Việt Nam

Hình ảnh trên Twitter

Người sài gòn
@VietNamTweeter
Nóng: Làn sóng phản đối trực tuyến ập vào #Vietnam phản đối dự luật (15 tháng 6) cho phép người nước ngoài thuê Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong trong 99 năm và biến chúng thành Đặ khu Kinh tế. Nhiều người gọi nó là mở cửa sau cho Trung Quốc vào nhà và một hành động phản quốc.

Nguồn: @VietNamTweeter, 6 tháng 6 năm 2018

 

Biểu tình ở Sài Gòn, Nha Trang, Hà Nội chống dự luật Đặc khu Kinh tế, An ninh Mạng. Nguồn: @ngaphambbc

Việt Nam nằm trong số một số quốc gia trong khu vực có tuyên bố chủ quyền ở Biển phía Nam Trung Hoa, nơi ước tính có khoảng 5 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng hóa thương mại đi qua mỗi năm.

Những cuộc biểu tình trở thành bạo động trong năm 2014 sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Shi You 981 đến Biển Đông, làm ít nhất 21 người thiệt mạng và 100 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ nhắm vào các nhà máy của Trung Quốc, mặc dù nhiều công ty bị phá hủy là yafi sản của các công ty từ các nước khác, vid dụ như Đài Loan..

Từ đó chính phủ đã tìm cách ngăn chận những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, nhưng họ vẫn phản đối công khai với đường chín vạch và sự hiện diện của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguyễn Chí Tuyển Anh Chí), một blogger bất đồng chính kiến tại Hà Nội sinh hoạt trên trên Facebook, cho biết ông hiếm khi thấy sự quan tâm của công chúng đối với Quốc hội, một cơ quan lập pháp thường chỉ là con dấu cao su cho Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Lần này họ đã nhận được rất nhiều sự chú ý của người dân, không chỉ của những người hoạt động hay bất đồng chính kiến mà là những người dân thường.” Ông nói thêm rằng lòng chống Trung Quốc đã thúc đẩy người dân thêm tức giận.

Công chúng biểu lộ sự bất đồng công khai hiếm thấy ở một quốc gia độc đảng, với một nhóm lãnh đạo bảo thủ từ năm 2016 đã đưa ra lập trường tích cực hơn để chống lại giới vận động dân chủ.

Một người hoạt động cho môi trường Việt Nam đã bị bỏ tù 14 năm hồi tháng hai vì những cuộc biểu tình chống lại một vụ ô nhiễm do kỹ nghệ gây ra đã giết chết hàng tấn cá trong năm 2016, và đã ra những cuộc biểu tình trên toàn quốc.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam tries to contain anti-China protests as plan for new economic zones sparks anger
Public anger mounts over a proposal to grant companies lengthy land leases, which some view as sweetheart deals for foreign and specifically Chinese firms
. Reuters, Agence France-Presse | Sunday, 10 June, 2018.