Nếp sống đạo một thời (3a)

Nguyễn Văn Lục

Sự sợ hãi cộng sản là do tính chất thanh trừng, khủng bố, bí mật và tàn bạo độc ác của họ.

Chương ba

Đạo đã một thời bị bách hại dưới Triều Nguyễn

Thiên Chúa giáo khi đến Việt Nam đã gặp nhiều thử thách và nỗi gian truân do hiểu lầm cũng có mà do chính sách bài đạo cũng có và nhất là do sự ngu dốt cũng có. Có rất nhiều nguyên nhân mà nay nghĩ lại thấy khó mà tránh khỏi đụng chạm. Nếu đừng chủ quan thiên lệch thì sự khác biệt giữa đôi bên như nước với lửa. Người ta đã từng phải nhìn nhận Đông là Đông, Tây là Tây.

Tôi có cơ hội đọc lại các Hồi Ký của các nhà “thám hiểm”người Tây Phương trong những giai đoạn ấy nên đầu óc tôi “thoáng”hơn. Và chắc chắn không đọc là tôi không mở ra được. Những hồi ký tôi đã đọc như của Pierre Poivre (Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine. Transcrit et présenté par Henri Cordier) rồi John Barrow (A Voyage to Cochinchine in the years 1792 and 1793) thế kỷ 18 thời các Chúa Đàng Trong, Đàng Ngoài.

Đọc Pierre Poivre mới hiểu thấu những khó khăn cản trở, những “cú sốc văn hóa” đến bực dọc mà ông gặp phải trong việc giao thương với các Chúa Đàng Trong. Chẳng hạn người mình về mặt vệ sinh quá tệ. Giao thiệp thì lươn lẹo, vòi vĩnh đủ kiểu như một thứ tham nhũng bây giờ. Các Chúa, các quan thì quá nhiều vợ vây quanh nên chẳng làm được trò trống gì. Các trò giải trí thì dã man, tàn bạo đến kinh ngạc. Giao thương là đem lại lợi nhuận cho cả hai phía. Vậy mà tiền đút lót, quà cáp biếu xén các Chúa đủ thứ mà cũng vẫn bị đàn hạch, thuế má đến chuyến di trở thành thua lỗ.

Hiểu như thế thì chuyện truyền giáo còn khó khăn bội phần. Giảng đạo mà cuối cùng trở thành như đi ăn cắp, ăn trộm, trốn lui trốn lủi, tá túc vào nhà giáo dân trăm phần khổ sở?

Nguoofn: https://archive.org
Nguồn: https://archive.org

Nhưng cuốn sách làm tôi cảm kích và xúc động nhiều nhất là cuốn của John Crawfurd, “Journal of an embassy. From the Governor-general of India the courts of Siam and Cochinchina”, NXB London, H. Colburn and R.Bentley, 1830. Nó cho thấy sự uyên bác của tác giả về nhiều mặt, đồng thời nó cho thấy sự ngu dốt của vua quan mình. Đây là thời kỳ nhà Nguyễn Gia Long với Lê Văn Duyệt ở trong Nam và Minh Mạng ở ngoài Huế.

Nói chung, đọc họ, thật sự mới mở được tầm mắt, hiểu được đất nước con người của chúng ta như thế nào. Và nhất là nếu hiểu biết được đời sống của linh mục ông chúng ta chưa ra khỏi đời sống ăn lông ở lỗ, ngu dốt và lạc hậu chúng ta sẽ bớt quá khích ngông cuồng, bớt coi mình như cái rốn vũ trụ, bớt huênh hoang tự cao tự đại.

Phải thú thực là sau khi đọc xong John Crawfurd, tôi rất thích thú. Vì nó giàu chất liệu, cung cấp kiến thức về biển, khí hậu, thiên nhiên, con người đủ loại. Những trang lý thú là cung cách ứng xử của các vua Xiêm với những nhận xét chí lý của tác giả. Đó là một cuộc du lịch tìm về quá khứ vô tiền khoáng hậu. Nhưng tôi cũng rất buồn cho đất nước mình. Và từ đó mới biết khiêm tốn và nhận ra đấy mới thực sự là đất nước con người Việt Nam.

Do đó, tôi nghĩ chuyện hiểu lầm giữa đôi bên là không thể nào tránh được. Trong đó, sự ngu dốt là nguồn cơn của mọi vấn đề. Nếu vua nước ta mà có đôi chút sáng suốt tối thiểu như các vua Xiêm thì đất nước đã tránh khỏi biết bao can quan hoạn nạn. Nó phải như thế thôi. Trách ai bây giờ? Một trong những hiểu lầm ấy là việc thờ cúng tổ tiên.

Nhưng khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa Đàng Trong, Đàng Ngoài rồi đến triều đình Huế – và các thừa sai ngoại quốc, chúng ta cần phân chia ra từng thời kỳ nhờ đó đánh giá đúng mức hơn các giai đoạn.

Vậy có thể chia Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam theo các thời kỳ sau đây:

Thời kỳ các thừa sai Dòng Tên 1615-1663

Đây là giai đoạn truyền giáo được liên tục và cũng có đầy đủ các tài liệu về khu truyền giáo được gửi về Trung tâm Truyền giáo ở Ao Môn với các nhà Chúa Trịnh- Nguyễn. Nhưng trước đó nhiều năm, ngay từ thời vua Lê Thánh Tông 1533, đã có cố đạo I-Nu-Khu (Ignace), người Bồ Đào Nha (Portugal) từ Ma Cao đến để truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1550. Tiếp theo sau đó là cố Alexandre De Rhodes đến Bắc Kỳ, Đàng Ngoài vào năm 1625 trước Hội Thừa sai Ba Lê 35 năm.

Nhưng thời cố A. De Rhodes, còn rất nhiều những hiểu lầm, nghi kỵ giữa đôi bên. Chẳng hạn đạo dạy một vợ, một chồng trong khi ở Việt Nam đàn ông có tục đa thê. Các ông bèn thưa với các Chúa là đạo có hại cho xã hội. Ngay các cung nữ hầu hạ các Chúa cũng nổi lên chống lại lời giảng của giáo sĩ. Bởi vì, nếu nhà Chúa theo đạo, thì sẽ sa thải hết các cung phi có khi con số lên tới cả trăm. Vậy là Chúa nghe theo lời khuyên dụ của cung phi và tránh không muốn gặp cố đạo. Chúa ra lệnh cấm đạo.

Cố A. De Rhodes kể lại như sau:

“Ở đây, tôi trốn ở nhà mấy giáo dân. Rồi họ để tôi trong một chiếc thuyền trong bốn tháng trời, chúng tôi lúc thì theo mấy giòng sông, khi thì ven theo bờ biển. Ban ngày chúng tôi ở xa bến, ban đêm lên đất liền, vào nhà giáo dân để đem hết sức giúp họ.

Trong thời gian này, chúng tôi bị dồn vào thế thiếu thốn mọi sự, đành phải cậy nhờ giáo dân. Họ đã rất rộng rãi cung cấp cho chúng tôi mọi thức cần dùng. Đồng thời được tin có tàu người Bồ đã đợi sẵn ở cửa Chúa có hai linh mục dòng đến đón vì được tin ở Ma Cao cho biết chúng tôi bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Chúng tôi quá đỗi vui sướng khi được gặp và được ôm các ngài, vui mừng biết kể sao hết. Chúng tôi tưởng như đang ở trên thiên quốc, khi bốn anh em dòng gặp nhau ở đất nước này, nơi Thiên Chúa ban cho biết bao công dân mới.”

(Alexandre De Rhodes. “Hành Trình và Truyền giáo”. Divers voyages et Missions. Bản dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ [Thành phố Hồ Chí Minh : Ủy ban đoàn kết Thiên Chúa giáo, 1994], dịch theo ấn bản Cramoisy, 1653, trang 83)

Hành trình Truyền giáo. Nguồn: OntheNet

Những kinh nghiệm truyền giáo mà những người như cố A. De Rhodes gặp phải đã giúp các nhà truyền giáo sau này có kinh nghiệm tránh né. Khi bị trục xuất, linh mục Alexandre De Rhodes đã tới Roma ngày 27-6-1649 và đã đệ lên Bộ Truyền giáo một bản tường trình với những đề nghị cụ thể qua kinh nghiệm truyền giáo của ngài.

Có thể nói vai trò của De Rhodes trong việc định hình một đường hướng truyền giáo thích hợp và khôn ngoan là lớn lắm. Nhờ thế, những nhà truyền giáo đi theo gót chân ông tránh được nhiều vấp ngã và sai lầm.

(Xem thêm Lm Nguyễn Hồng, “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam”, Quyển II, trang 20)

Vai trò các nhà truyền giáo thuộc Hội truyền giáo Ba Lê

Có thể nói tóm tắt, các giáo sĩ dòng Tên mà người tiêu biểu nhất là linh mục De Rhodes là người đã mở đường, người đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nên Giáo hội Thiên Chúa giáo ở cả Đàng Trong đến Đàng Ngoài. Các thừa sai Ba Lê sau này mang nối tiếp sứ mệnh ấy.

Napoléon III đã ra lệnh tấn công Pháp-Tây Ban Nha vào thành lũy sắc màu rực rỡ ở Sài Gòn (1989) trong cuộc đấu tranh kéo dài để chinh phục Hoàng Tử Tự Đức. Nguồn: Warfare History Network

Tôi đặt ra ở đây một giả thiết là nếu Roma trong giai đoạn này không giao cho các nhà truyền giáo người Pháp sang Việt Nam mà trao trách nhiệm truyền giáo cho một dòng như Dòng Tên, hoặc Đa Minh hoặc Phan Xi Cô hoặc giao cho sứ đoàn Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (Spain) vốn đã có mặt sớm nhất ở Việt Nam thì liệu rằng khi người Pháp có quyết định sang xâm chiếm Việt Nam hay không. Vua quan của triều đình Việt Nam lúc ấy liệu có thể vịn lấy cớ ấy để cấm đạo không? Các thừa sai người Bồ Đào Nha sẽ tỏ ra trung lập thì liệu phản ứng của Triều Đình Huế với Minh Mạng-Tự Đức sẽ vịn vào cớ gì để cấm đạo, và sát hại người Thiên Chúa giáo?

Và xét về mặt lịch sử truyền gíao ở Việt Nam thì các thừa sai ngoại quốc đã có mặt ở đây từ thế kỷ 16, nào phải đợi đến hơn 200 năm sau để là nguyên cớ cho người Pháp xâm chiếm Việt Nam. Và giả dụ nếu Pháp không nhảy vào Việt Nam thi liệu các nước Anh, Bồ Đào Nha có để yên cho Việt Nam hay không?

Không người Pháp nhảy vào trước thì sẽ có người Anh. Bài học ấy đã xảy ra ở Trung Hoa. Và người ta không tự hỏi xem liệt cường xâu xé Trung Hoa có phải vì lý do tôn giáo hay vì lý do chia chác quyền lợi thuộc địa? Câu hỏi quan trọng hơn nữa, liệu chủ nghĩa thực dân – chỉ là một chủ nghĩa đi xâm chiếm thuộc địa — hay cùng lúc nhằm phát triển và truyền bá Thiên Chúa giáo?

Những giả thiết trên cần được đặt ra một cách nghiêm chỉnh hơn để tránh cho những người Thiên Chúa giáo cái tội bán nước. Những người theo đạo ban đầu đều là những người dân quê nghèo nàn, quê mùa, dốt nát, không quyền hành. Liệu họ có đủ tư cách để bán nước hay không? Lấy cái gì để bán?

Đấy là người ta không lý gì đến nội bộ nước Pháp với cuộc Cách mạng Pháp trong đó có chủ trương chống giáo trị. Thiên Chúa giáo bị loại trừ ra khỏi cơ cấu quyền hành và thế tục hóa ngay trên chính quê hương của các giáo sĩ người Pháp; giáo sĩ bị bách hại, xua đuổi khắp mọi nơi. Vậy thì khi Thiên Chúa giáo bị bách hại ở Việt Nam, có lý do gì để người Pháp mang quân sang đánh Việt Nam chỉ để bảo vệ khoảng 100 giáo sĩ người Pháp?

Chuyện xâm lược có cần lưu ý đến diện và phản diện không? Giữa cái được nói ra và cái không được nói ra thì cái che dấu, không nói mới là cái chính. Ở đây, xin đặc biệt nói đến vai trò truyền giáo người Pháp (M.E.P.) Họ có mặt sớm nhất ở Việt Nam, rồi Trung Hoa, Ấn Độ, Miến Điện.

Trích dẫn tóm tắt dưới đây là thông điệp của Giáo Hoàng Alexandre VII gửi cho giáo sĩ Francois Pallu và Pierre Lambert de la Motte, hai vị là người đã sáng lập cơ quan truyền giáo hải ngoại ở Paris với những hướng dẫn vào năm 1659 như sau:

“Đừng bao giờ vội vàng, không nên bằng bất cứ hình thức nào thuyết phục những dân tộc này thay đổi những lễ nghi, những tập quán và phong tục, chỉ trừ khi nào những tập tục ấy đi ngược lại tôn giáo và luân lý. Còn gì vô lý hơn là áp đặt lên những người Trung Hoa, những tập tục của người Pháp, Người Y Pha Nho, người Ý hay những xứ khác ở Âu Châu? Đừng du nhập vào xứ sở họ những gì của xứ sở chúng ta, ngoại trừ Đức Tin, Đức tin này không không loại trừ hay xúc phạm đến những lễ nghi hay thói quen thường ngày của họ với điều kiện chúng không phải là những điều đáng nguyền rủa, mà ngược lại là chúng ta mong muốn gìn giữ và bảo tồn những lễ nghi đó… Đừng bao giờ đem so sánh những cách sinh hoạt của các dân tộc này với các cách sinh hoạt của người Âu Châu… Ngược lại chúng ta phải cố gắng thích nghi với chúng. Hãy thán phục và ngợi khen điều gì đáng được ngợi khen. Còn điều gì xét ra không đáng được ngợi khen thì không ngợi khen giống như những kẻ nịnh hót, các người phải tỏ ra khôn ngoan và đừng đưa ra một phán đoán nào, và trong mọi trường hợp không kết án một cách dại dột hoặc quá đà.”

(Ne presse jamais, ne persuadez en aucune facon ces peuples en aucune facon ces peuples de changer leurs rites, leurs coutumes, les moeurs, à moins qu’ils ne soient évidemment contraires à la religion et à la morale. Quoi de plus absurde que de transporter chez les Chinois, La France, l’Espagne, l’Italie ou quelques autres pays d’Europe? N’introduisez pas chez eux nos pays, mais la foi, cette foi qui ne repousse ni ne blesse les rites ni les usages d’aucun peuple, pourvu qu’ils ne soient pas détestables, mais bien au contraire veut qu’on les garde et les protège.. Ne mettez donc jamais en parallèle les usages de ces peuples avec ceux de l’Europe; bien au contraire, empressez-vous de vous y habituer. Admirez et louez ce qui mérite la louange. Pour ce qui ne le mérite pas, s’il convient de ne pas le vanter à son de de trompe comme font les flatteurs, vous aurez la prudence de ne pas porter de jugement, ou en tout cas de ne rien condamner étourdiment ou avec excès.”

(Trích trong “Le risque de la Mission. Martyrs Francs-Comtois au Việt Nam”. Éditeur: Dominique Guéniot, trang 31)

  • 1660, linh mục Pierre La Motte khởi hành sang Việt Nam mang theo thông điệp chỉ dẫn nêu trên.
  • 1665 thiết lập chủng viện đầu tiên ở Xiêm La để đào tạo linh mục bản xứ.
  • 1666 thiết lâp một chủng viện nổi De Deydier trên sông Hồng.
  • 1668, hạt giống đầu tiên, truyền chức linh mục cho một linh mục bản xứ.

Thông điệp dẫn trên đã chỉ dẫn một cách cặn kẽ những thái độ và những điều cần phải làm trong vai trò một người đi truyền giáo. Nếu có sai sót là do diễn dịch sai hoặc quá đà của một số cá nhân giáo sĩ.

Nhưng người ta phải tự hỏi bằng cách nào mà giới thừa sai đã thu phục được lòng người và được dân chúng noi theo đến như sùng bái? Trong khi đó, vua quan bị dân chúng sợ hãi và chán ghét? Phải chăng, Thiên Chúa giáo với lý thuyết đạo đã đem lại niềm tin và sự an ủi nơi người tân tòng? Tôi không hoàn toàn nghĩ như vậy. Vì người dân bản xứ đã có sẵn một nền tảng đạo giáo lâu đời kéo dài cả chục thế kỷ cắm rễ sâu vào tâm thức người dân như một nếp sống khó lay chuyển. Vậy mà các thừa sai bằng cách nào đã chọc thủng được bức tường thành kiên cố ấy và đem lại môt không khí tin mừng phấn khởi và đầy hấp dẫn? Hẳn là phải có một lý do nào đó?

Nhưng chính sách của Thiên Chúa giáo thì đã có các thông tư chỉ dạy khá rõ ràng cho các sứ đoàn truyền giáo.

Bản huấn dụ của Giáo Hoàng Alexandre VII đối với tôi là rất quan trọng do sự sáng suốt và kinh nghiệm thừa sai của những người như linh mục Alexandre De Rhodes. Nó là những chỉ dẫn sáng suốt mở ra một tương lai cho việc truyền giáo tránh bớt được những “đụng chạm văn hóa” mà xét ra có thể tránh được. Chẳng hạn linh mục Alexandre De Rhodes đã phàn nàn:

“khi một người dân Ấn Độ đã theo đạo, giáo sĩ đã bắt buộc họ cởi bỏ y phục mà họ vẫn quen mặc. Điều đó làm cho người theo đạo cảm thấy khổ sở. Tôi không hiểu tại sao người ta lại đòi hỏi một điều mà không bao giờ Chúa đòi hỏi. Hơn nữa nó còn làm cho họ xa lánh phép rửa và Thiên đàng.”

(Trích lại trong Lm Nguyễn Hồng, Ibid., trang 38)

Trước khi có Missions Etrangères de Paris (MEP) thì ngay từ thời vua Lê Thánh Tông 1533, đã có cố đạo I-Nu-Khu (Ignace), người Bồ Đào Nha đến từ Ma Cao để truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1550, trước Hội Thừa Sai Ba Lê hơn một thế kỷ.

Tiếp theo là cố Alexandre De Rhodes đến Bắc Kỳ, Đàng Ngoài vào năm 1625 trước Hội Thừa sai Ba Lê 35 năm. Nhưng giai đoạn cố A. De Rhodes, còn rất nhiều những hiểu lầm, nghi kỵ giữa đôi bên. Chẳng hạn đạo dạy một vợ, một chồng trong khi ở Việt Nam đàn ông có tục đa thê. Các ông bèn thưa với các chúa là đạo có hại cho xã hội.. Ngay các cung nữ hầu hạ các chúa cũng nổi lên chống lại lời giảng của giáo sĩ. Bởi vì, nếu Chúa theo đạo, thì sẽ xa thải hết các cung phi có khi con số lên tới cả trăm. Vậy là chúa nghe theo lời khuyên dụ của các bà và tránh không muốn gặp cố đạo. Chúa ra lệnh cấm đạo.

Theo lời kể lại của cố A. De Rhodes như sau:

“Ở đây, tôi trốn ở nhà mấy giáo dân. Rồi họ để tôi trong một chiếc thuyền trong bốn tháng trời, chúng tôi lúc thii theo mấy giòng sông, khi thì ven theo bờ biể. Ban ngày chúng tôi ở xa bến, ban đêm lên đất liền, vào nhà giáo dân để đem hết sức giúp họ.

Trong thời gian này, chúng tôi bị dồn vào thế thiếu thốn mọi sự, đành phải cậy nhờ giáo dân. Họ đã rất rộng rãi cung cấp cho chúng tôi mọi thức cần dùng. Đồng thời được tin có tàu người Bồ đã đợi sẵn ở cử Chúa có hai linh mục dòng đến đón vì được tin ở Ma Cao cho biết chúng tôi bị trc xuất khỏi Đàng Ngoài. Chúng tôi quá đỗi vui sương khi đuo0jcư gặp và được ôm các ngài, vui mừng biết kể sao hết. Chúng tôi tưởng như đang ở trên thiên quôc, khi bốn anh em dòng gặp nhau ở đất nước này, nơi Thiên Chúa ban cho biết bao công dân mới.”

(Alexandre De Rhodes. Hành Trình và Truyền giáo. Divers voyages et Missions. Bản dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ, 1653, trang 83)

Những kinh nghiệm truyền giáo mà những người như cố A. De Rhodes gặp phải đã giúp các nhà truyền giáo sau này có kinh nghiệm tránh né.

Trong những huấn thị của Bộ Truyền giáo có những chỉ thị rõ ràng như:
– Trước khi lên đường
– Trên đường đến địa sở truyền giáo
– Ở địa sở truyền giáo

Khi ở địa sở truyền giáo thì có bốn nguyên tắc hành dộng:
– Huấn luyện hàng Giáo sĩ bản địa.
– Liên lạc chặt chẽ với Tòa Thánh.
– Tránh không dây mình vào chính trị và Quốc Gia
– Tôn trọng văn hóa và thói tục của người dân, tìm cách thích ứng theo sự không ngoan.

Trên nguyên tắc thì thế, nhưng trên thực địa thì vẫn không tránh được những va chạm đụng đến văn hóa, phong tục, lễ nghi giữa Thừa sai ngoại quốc và địa phương.

Đụng chạm lớn nhất là về vấn đề đạo ông bà, việc thờ cúng tổ tiên mà không dễ gì một sớm, một chiều có thể giải quyết được. Đối với người Trung Hoa cũng như người Việt Nam.. Việc hiếu thảo được biểu lộ qua sự sinh nhất là sự tử. Biết bao nghi thức cần được tôn trọng và tuân giữ.

Tuy nhiên, xét ở một mặt từ ngữ, thử tìm hiểu xem khi người theo đạo Hiếu dùng chữ Thờ kính ông bà có nghĩa gì? Về điều này, nếu dựa trên tiếng Pháp xem ra rõ rệt hơn. Tiếng Pháp có hai chữ: Adorer và Vénérer. Adorer là thờ kính như thờ kính Chúa của người Thiên Chúa giáo và chỉ thờ kính một Thiên Chúa mà thôi. Vénérer là tôn kính. Như thế, khi người theo đạo ông bà dùng chữ thờ kính thì chữ đó không cùng một nghĩa với chữ thờ kính theo nghĩa tôn giáo của người Thiên Chúa giáo. Trước sau, người theo đạo ông bà khi dùng chữ thờ kính thì chữ đó gần nghiã với chữ tôn kính mà thôi. Vái lậy trước bàn thờ tổ tiên chỉ biểu tỏ sự tôn kính ông bà tổ tiên mà không coi ông bà là thần thánh hay một đấng tối cao nào cả. Ngay cả việc cầu khẩn ông bà tổ tiên phù trợ thì cũng không có nghĩa ông bà, tổ tiên có năng lực quyền bính nào cả. Ông bà tổ tiên chỉ có thể “phù trợ” con cái được mọi điều tốt lành.

Nếu chúng ta đồng ý với việc giải thích như thế thì việc thờ kinh lạy Thiên Chúa và việc thờ kính tổ tiên không có gì đi trái với tín lý của người theo Đạo. Nhưng vì sự hiểu lầm như thế đã kéo dài hàng thế kỷ mà trong đó tiêu biểu là câu chuyện xảy ra giữa một ông quan dưới triều đình Nguyến Ánh Gia Long.

Trong Đại Nam Quốc Triều sử ký có chép lại câu truyện ông quan Đinh Trung và vua Gia Long dưới nhan đề: 31. Vua nói ép ông Đinh Trung lạy tổ tiên vua như sau.

“Ông quan Đinh Trung là người theo đạo Chúa và tin rằng chỉ cúi lạy trước Chúa mà không cúi lạy trước tổ tiên. Việc được trình lên Nguyễn Ánh và bị vua quở rằng: “Nuôi mày bấy lâu nay cùng ban chức cao trọng mà mầy vô ơn bội nghĩa chẳng chịu lạy tổ tiên ta làm sao? Ta chẳng ép mày bỏ đạo hoặc lạy Bụt thần mà có ý ép mày lạy tổ tiên. Thì nào có tội gì.”Ông Đinh Trung rằng: “Lạy Đức Bề trên, tôi sẵn sàng lạy Đức Bề Trên mà lại khinh dể tổ tiên Đức Bề trên sao được. Nhưng mà các Đấng ấy đã qua đời rồi, thì tôi tin thật chẳng có sức mà ủng hộ cho ai đặng cùng chẳng hiện xuống trong hoàng cung mà hưởng những của tế ấy. Vậy tổ tiên của đức bề trên chẳng có mặt đây, thì tôi chẳng lạy, phép đạo cấm sự ấy, vì là điều dối trá.”

Tuy nhiên, lời góp ý của Thầy Giám Mục Vê rô thời đó theo tôi là điều quan trọng không kém.

Ngài nói với Nguyễn Ánh rằng: “Lậy tổ tiên thể ấy thì cũng chẳng có tội gì.”

Giám Mục Vê rô chỉ Bá Đa Lộc

Cũng trong Đại Nam Quốc Triều sử ký đã chép lại nhiều câu chuyện đồn thổi bịa đặt về các thừa sai như múc mắt mấy người gần chết, v.v.. Mấy cái bánh lễ phát cho người mới xưng tội là thứ bùa mê thuốc lú làm cho nó mê đạo.

Những việc tuyên truyền phá đạo quá đỗi như đổ vạ cho đạo nhiều điều xấu xa quá lẽ sau này đúc kết lại trong cuốn: “Gia tô Tây dương bí lục” được phóng tác như một thứ chuyện kiếm hiệp hay chuyện chưởng với đầy chuyện hoang tưởng, vv..

Sau này, vào năm 1981, chính quyền cộng sản lại cho in lại “Tây Dương Gia Tô Bí Lục”. Ngô Đức Thọ dịch và giới thiệu. Ở Hoa Kỳ Lê Trọng Văn cũng cho in lại thêm 12 phụ lục vào năm 1990.

Việc giao Đông cung Thái tử cho Bá Đa Lộc đã bị nhiều quan trong triều đình dèm pha lên vua. Bá Đa Lộc đã phải kiên nhẫn và nhịn nhục, tránh mọi có thể đua tới xích mich hay hiểu lầm.

Câu chuyện trong triều đình Huế thời Gia long trở thành nỗi kinh hoàng dưới thời Minh Mạng và Tự Đức sau này, kéo dài hàng thế kỷ.

Vai trò của các thừa sai Paris tại Việt Nam (Missions Etrangères de Paris, MEP)

Ở đây, xin đặc biệt nói đến vai trò truyền giáo người Pháp MEP, Họ có mặt sớm nhất ở Việt Nam, rồi Trung Hoa, Ấn Độ, Miến Điện

Các linh mục bản xứ của Hội Hội Thừa sai Ba Lê, ở miền tây Bắc Kỳ. Nguồn: MEP

Năm 1660, linh mục Pierre La Motte khởi hành sang Việt Nam mang theo thông điệp chỉ dẫn của Giáo Hoàng Alexandre VII. Năm 1665 thiết lập chủng viện đầu tiên ở Xiêm La để đào tạo linh mục bản xứ. Năm 1666 thiết lâp một chủng viện nổi De Deydier trên sông Hồng. Năm 1668, hạt giống đầu tiên, truyền chức linh mục cho một linh mục bản xứ.

Tôi nghĩ thông điệp dẫn ở phần trên đã chỉ dẫn một cách cặn kẽ những thái độ và những điều cần phải làm trong vai trò một người đi truyền giáo. Nếu có sai sót là do diễn dịch sai hoặc quá đà của một số cá nhân giáo sĩ.

Nhưng người ta phải tự hỏi bằng cách nào mà giới thừa sai đã thu phục được lòng người và được dân chúng noi theo đến như sùng bái? Trong khi đó, vua quan bị dân chúng sợ hãi và chán ghét? Phải chăng, Thiên Chúa giáo với lý thuyết đạo đã đem lại niềm tin và sự an ủi nơi người tân tòng? Không hoàn toàn như vậy. Vì người dân bản xứ đã có sẵn một nền tảng đạo giáo lâu đời kéo dài cả chục thế kỷ cắm rễ sâu vào tâm thức người dân như một nếp sống khó lay chuyển. Vậy mà các thừa sai bằng cách nào đã chọc thủng được bức tường thành kiên cố ấy và đem lại môt không khi tin mừng phấn khởi và đầy hấp dẫn?

Hẳn là phải có một lý do nào đó?

Đọc lại các lá thư của các thừa sai gửi về cho Bề trên, cho bạn bè hay gia đình, tôi tìm ra đáp số. Không phải lý thuyết Tin Mừng của đạo mà do chính đời sống của các thừa sai, sống khó nghèo, chia sẻ những nỗi cơ cực của dân nghèo đã đánh động tâm tư họ. Họ theo vì đời sống của các thừa sai hơn là vì bất cứ lý thuyết xa xôi nào khác.

Bài học theo đạo đơn giản chỉ có vậy mà cho đến hiện nay, nhiều linh mục, tu sĩ vẫn không thuộc bài khi thấy giáo dân xa lìa họ!

Cho nên, thành phần dân chúng theo đạo là các nông dân hoặc dân làm nghề chài lưới là những người Thiên Chúa giáo đầu tiên mở đường cho sự phát triển đạo sau này. Họ là những hạt nhân của Thiên Chúa giáo trước đây và cả sau này nữa.

Nhưng đến đời nhà Nguyễn, do một chính sách bài đạo dựa trên yếu tố chính trị. Triều đình cố tình gán ghép chế độ thực dân Pháp đi đôi với chính sách truyền đạo mà thực ra việc truyền giáo đã đi trước hơn hai thế kỷ.

Tuy nhiên, sự giải thích và cắt nghĩa cũng như biện hộ cho việc cấm đạo của vua quan nhà Nguyễn xem ra được nhiều giới sĩ phu tán thành, biến cái điểm yếu, cái sở đoản của mình thành yếu tố chính nghĩa chính trị.

Nhưng người ta sẽ phải cắt nghĩa thế nào khi Thiên Chúa giáo đã vào Việt Nam trước đó hơn hai thế kỷ khi chưa có chính sách thuộc địa của người Pháp? Và người ta càng khó cắt nghĩa là giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đều có các thừa sai đến truyền đạo. Sự có mặt của các thừa sai ở Đàng Trong tương đối được tự do hành đạo lẽ ra số dân Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong phải vượt trội so với số dân Thiên Chúa giáo tại Bắc Kỳ mới phải? Không, nó ngược lại.

Đế cắt nghĩa điều này, có lẽ cần có một giải thích và khảo hướng dựa trên những điều kiện địa lý, điều kiện sinh sống làm ăn và tính cách vượt thế tục mang tính chất cứu rỗi, giải thoát con người ra khỏi lầm than khống khổ.

Người đân Đàng Trong, miền Nam, vẫn được coi là mảnh đất nói hoa chương một chút là “làm chơi ăn thật” mà cứ đọc những lời phủ dụ ba hoa của Sơn Nam trong các sách của ông tất rõ. Nhiều di dân từ các vùng như miền Trung đã tìm thấy mảnh đất miền Nam như một vùng đất hứa. Mảnh đất đó lại có sẵn các đạo mang tính “miệt vườn”và tính “nghĩa khí”, vay mượn và pha chế theo cái tâm tình của dân địa phương như các đạo Hòa Hảo, Cao Đài và nhiều giáo phái nhỏ khác. Như đạo Xuyên, đạo Lập, đạo Sĩ, đạo Thánh, đạo Chợ ngay cả đạo Dừa. Họ có thiếu thức gì đâu? Họ có đủ cả và tâm lý dân gian cho thấy không cần thiết phải có thêm một tôn giáo ngoại lai nào nữa.

Tháng 7 năm 1948 – Đội nữ quân nhân Hòa Hảo tập luyện đánh  kiếm trong rừng. Nguồn: LIFE

Chẳng những thế, sự phát triển các đạo này mà gốc gác của các người sáng lập rất là đáng “nghi ngại”. Người Pháp, ở trong Nam, cai trị ở miền Nam mới hiểu rõ hơn ai hết, mới có cái nhìn tích cực và phóng khoáng về những đạo giáo “pha chế” này như đạo Cao Đài. Vừa làm kinh tài, vừa làm chính trị, vừa kết hợp băng đảng dựa trên cái “đạo lý giang hồ” làm nguyên tắc hành dộng. Nhiều khi, khởi thủy họ vốn là các băng đảng, rồi các hội kín mà các vị lãnh đạo vốn xô dạt từ các vùng đất cũ chỉ chuyên làm nghề ăn cướp.

Nhưng vào đến vùng đất mới thì kẻ cướp vốn dĩ là kẻ cướp ở vùng đất cũ, nay biến thành thứ “đạo lý giang hồ” chủ trương cướp người giàu để chia cho người nghèo! Nghĩa khí ấy được nhiều người dân tin tưởng!

Cướp là để chống lại cái ác!

Nói chung đó là những đạo dựa trên khái niệm “ước Mơ”mà chưa thực sự được “hệ thống hóa” trở thành quy luật. Vì thế nó cũng dễ hòa đồng và dễ chấp nhận, Cái tinh thần dễ hòa đồng ấy giúp một số giáo dân chạy “giặc” từ miền Trung vào ẩn náu ở miền Nam có chỗ dựa. Trong Nam, có những làng lương-giáo mà khi có biến, quan quân triều đình thường là người miền Trung vào, đến lục soát thì dân Lương chường mặt ra, “đỡ đạn”cho người Thiên Chúa giáo ẩn nấp ở phía sau.

Vì thế mới cắt nghĩa được tại sao không có nạn “Văn Thân” ở trong Nam.

Triển khai rộng ý tưởng đó ra thì sau này cho thấy cuộc tranh đấu Phật giáo-Thiên Chúa giáo nổ ra thu gọn lại, cái nòng cốt vẫn là giữa Phật giáo miền Trung với Phật giáo di cư hơn là Phật giáo Nam Kỳ.

Trong khi đó, dân Đàng Ngoài, miền Bắc, làm ăn cật lực, đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn, sưu cao thuế nặng, và tầng lớp bóc lột từ vua quan đến địa chủ phong kiến luôn đè lên đầu lên cổ họ.

Vì thế, trong văn học miền Bắc mới có chuyện Chí Phèo của Nam Cao, Nằm Vạ của Bùi Hiển, Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Về phạm vi tôn giáo, khi con người ở trong một hoàn cảnh thế cùng mạt rệp, thế cùng khổ chỉ còn tin vào mạt thế luận (Eschatologie) như một giải pháp cứu rỗi thì Thiên Chúa giáo đáp ứng được đòi hỏi ấy chăng? Không phải những bài giảng trên tòa giảng là yếu tố quyết định cho người ta theo đạo mà chính là cuộc sống chia xẻ của các thừa sai đưa người ta vào đạo. Chẳng những thế, đạo luôn luôn nhắc nhở đến một tin mừng cứu rỗi không phải ở trần gian này mà ở thế giới đời sau tốt đẹp hơn. Vì thế sau này có những bài hát đạo mở đầu với câu ước vọng như: Mẹ ơi, hãy đem con về Trời!

Theo các thư tường trình của các thừa sai thì vào năm 1786, ở Đàng Ngoài chỉ có một giám mục và hai thừa sai ngoại quốc với 29 linh mục bản xứ và mấy trăm thày giảng và nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Số giáo dân thì cứ khoảng 20 người mới có một người có đạo. Nhìn lại những thời kỳ mở mang nước Chúa qua các thừa sai hiếm hoi mới hiểu được câu nói: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít!

Những giải thích ở trên có thể là một đề nghị cho một giải đáp thỏa đáng tại sao số người Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long theo đạo Chúa ít hơn rất nhiều so với đồng bằng sông Hồng thời kỳ đầu truyền đạo. Cũng cùng cách giải thích như thế, người ta có thể cắt nghĩa tại sao số người thi đậu tại vùng Đồng Bằng sông Cửu Long quá ít ỏi so với người thi đậu ở phía Bắc.

Sự giải thích ở trên dẫn đưa một cách thuận lý là danh sách số các Thánh Tử Đạo 117 người được vinh danh dưới thời Minh Mạng là 55 người, thời Tự Đức là 50 người. Nhưng trong số đó chỉ có 5 vị gốc gác ở miền Nam, còn lại hầu hết là gốc Bắc, đặc biệt tỉnh Nam Định. Trong tỉnh Nam Định lại đặc biệt hơn nữa là làng Ngọc Cục. Làng này, xét về mặt thi cử thì không có đến một người thi đậu trong suốt trăm năm nhà Nguyễn, nhưng lại đóng góp tích cực số người được phong thánh.

Sở dĩ như vậy là vì, ông Lê văn Duyệt khi còn tại chức đã có một chính sách cởi mở đối với người theo Đạo tuân theo lời trăn trối của vua Gia Long. Minh Mạng ra lệnh cấm đạo là đi trái với di huấn của Tiên Vương. Cũng vì thế, có sự mâu thuẫn giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt sau này.

Trong các thời kỳ cấm đạo, nhiều gia đình Thiên Chúa giáo gốc dân chài ở miền Trung, đã bỏ nhà bỏ cửa rong ruổi trên một chiếc thuyền xuôi Nam. Sau này, nhiều dân Nam Kỳ gốc Trung đã lập thành làng xã ở trong Nam. Đó cũng là trường hợp dòng họ cụ Huỳnh Văn Lang. Một số khác cũng đã dùng đường Biển sang Thái Lan và nay trở thành những làng người Việt trên đất Thái đã nhiều thế hệ trôi qua.

Chỉ riêng, dân Thiên Chúa giáo Bắc Kỳ trong các thời kỳ cấm đạo không biết chạy nơi nào, đành liều chết ở lại và chịu án tử hình.

Trước khi chấm dứt phần đời sống đạo dưới thời vua chúa triều Nguyễn, xin dẫn chứng một vài đoạn văn để lại một minh chứng về đời sống đạo tốt đẹp của thời bình minh đạo Chúa.

“Và chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa những bài giảng ở thôn quê với những bài giảng trước đây ở kinh thành. Ở kinh thành nhiều người đến vì tọc mạch, chỉ có ít người được khích động bởi lời Thiên Chúa và sinh hoa kết trái, còn ở thôn quê, mặc dầu số người đến nghe ít hơn, nhưng vì họ chủ ý tới nghe nên có nhiều người trở lại hơn, kết quả là theo tỉ lệ thời gian, chúng tôi rửa tội được nhiều người ở thôn quê hơn ở kinh thành.

Ở đây không bỏ sót chuyện một gia chủ rất tốt săn sóc gia nhân làm các việc đạo đức. Mỗi ngày, ông dậy trước hết mọi người, rất sớm và thu họp tất cả trước bàn thờ ông dựng với một ảnh đẹp. Ông lớn tiếng “xướng kinh” bằng tiếng bản xứ và mọi người đọc theo như thế chừng nửa giờ đồng hồ. Trước khi đi ngủ cũng vậy.”

(A. De Rhodes, Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài, Ibid, trang 139-140)

Qua những dòng Nhật ký và chứng từ ở trên, tôi nhận thức rõ được một điều: Khi mình không còn gì nữa, hay khi mình bị vây hãm bóc sạch tất cả thì hình như bây giờ mọi thứ đều thuộc về mình. Và tất cả những gì con người không thể nói ra bằng lời nói, không thể biện bạch thì nó lại thể hiện rõ trên khuôn mặt, trên ánh mắt nhìn. Tôi chỉ nhìn và mường tượng ra khuôn mặt người tín hữu qua các thời đại mà biết được rằng họ rất giàu về đời sống tâm linh.

Đời sống đạo sau bức màn sắt

Đối người viết bài này, chương ba mở đầu cho những “giai đoạn cấm đạo kiểu cộng sản” và giáo hội Thiên Chúa giáo vốn có một thời kỳ thịnh trị, an bình sau giai đoạn thời Minh Mạng, Tự Đức. Tiêu biểu nhất của con đường khổ nạn này xảy ra cho giáo hội miền Bắc sau 1954 và sau này cũng đến lượt giáo hội miền Nam 1975.

Một con đường thập giá đầy thử thách, bi lụy, cô độc với tù đầy giam cầm mà từ ngữ được dùng thời 1954 tỏ ra biểu tỏ đầy đủ ý nghĩa của nó, Giáo hội sau bức màn sắt. Nhưng theo MEP thì bức màn sắt hạ xuống ngay từ 19-12-1946.

“le 19 décmbre 1946, le “rideau de Fer” tombait sur le Nord, d’Annam, controlée entièrement par le Viet Minh et depuis, c’est le silence à peu près total sur les missions de Vinh et de Thanh Hóa.”

(Kể từ 19-12—1946, “Bức màn sắt rơi xuống toàn thể các tỉnh phía Bắc. Trung Phần bị Việt Minh kiểm soát hoàn toàn và kể từ đó, chỉ còn là sự im lặng hoàn toàn trên các vùng truyền giáo ở Vinh và Thanh Hóa.)

(Trích MEP, CRT de 1948, Vinh. P.80, 81.Trích lại trong Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Indépendance 1945-1954, trang 140)

Có cộng sản là có bức màn sắt mà không cần phải đợi đến năm 1954.

Có lẽ Trần Thị Liên muốn nêu bật ý kiến cho rằng Bức Màn sắt đã thực sự xảy ra rất sớm cho các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh, tức là phía Bắc Trung Phần, ngay từ 19-12-1946 vì các vùng này vẫn nằm trong tay cộng sản?

Đời sống đạo nơi đây như thế nào? Giáo dân bị bách hại ra sao? Các hàng linh mục còn ai? Nhà thờ bị phá hủy như thế nào? Rất tiếc là cho đến nay, ít có tài liệu chính thức nào cho phép chúng ta tìm hiểu đầy đủ về Giáo hội của các tỉnh phía Bắc miền Trung.

Đây phải chăng là nỗi đau riêng của các vùng Thanh Nghệ Tĩnh?

Sau này cuộc di cư của các vùng Thanh Nghệ Tĩnh năm 1954 cũng để lại nhiều tiếng tăm vang dội về lòng can đảm và sự quyết tâm ra đi của họ. Đến thế hệ hậu duệ con cháu sau này những năm gần đây, một lần nữa chứng tỏ họ nêu cao tinh thần bất khuất, không chịu để cho cộng sản chèn ép, đe dọa.

Tôi nghĩ nếp sống đạo, đời sống tinh thần, đời sống xã hội của các vùng Thanh Nghệ Tĩnh vẫn giữ được vẻ nguyên trạng của nó mặc dầu có nhiều khó khăn về kinh tế đủ mặt. Hiện nay, theo tôi được biết qua một linh mục quản nhiệm xứ ở các nơi đó cho biết: Nhiều thanh niên, giới trẻ – đến bốn phần 5 trong số họ – đã phải đành đoạn rời bỏ phần đất hương hỏa tinh thần, đượm “mùi đạo” để đi kiếm ăn nơi xa xôi. Gần nhất là lên Đà Lạt làm thuê làm mướn. Xa xôi nữa là trôi dạt ra ngoại quốc, nhất là tại Nam Hàn và Đài Loan. Phần không nhỏ thuộc loại di dân kinh tế bất hợp pháp. Số còn lại ở trong các làng xã chỉ còn lại những người lớn tuổi, ông già bà cả và trẻ con mới lớn lên.

Sợ rằng sau này, gốc rễ với những con người đầy khí phách sẽ bị tan loãng đi mất! Tôi vẫn có ước mơ có một lần nào đó được đặt chân lên mảnh đất này!

Phần lớn điều mà người ta biết được về tình trạng giáo dân sống dưới ách cộng sản ở khu vực này từ những năm từ 1946-1954 là qua các bản Thông tin từ Fides, phần khác trong các số Missionnaires d’Asie của các Thừa sai Ba Lê, Paris hoặc do kể lại đây đó của bác sĩ Tom Dooley khi những người này tới được Hải Phòng. Và bác sĩ Tom Dooley đã viết lại qua cuốn Deliver us from Evil. (Hãy giải thoát chúng tôi ra khỏi địa ngục.)

Các bản tin này thu tập được các tin tức từ các đồng bào phần lớn là di cư Thiên Chúa giáo. Họ trở thành các nhân chứng sống động đã đào thoát được để di cư vào miền Nam năm 1954.

Nổi tiếng trong truyện đào thoát này là các giáo dân ở Ba Làng qua sự tường thuật lại của phái viên Fides từ tháng 1 đến tháng 2, năm 1955.

Fides ghi lại:

“Les habitants de cette région se trouvaient sous la domination des Viet minh depuis 1945: Ils les connaissaient donc bien. Ils n’apprirent les accords que le 18 décembre, 1954).”

(Dân chúng trong vùng này từng sống dưới ách của cộng sản từ năm 1945 nên họ hiểu rõ hơn ai hết. Nhưng họ chỉ biết có Hiệp Định Genève từ ngày 18 tháng 12 (1954).

(Trích Fides ngày 5 tháng giêng 1955, trang 38. Trích lại trong Piero Gheddo: Catholiques et Bouddhistes au Viet Nam, trang 88)

Các người Thiên Chúa giáo tại làng Lưu Mỹ, thuần Thiên Chúa giáo, lên tới 3000 người. Họ bị cộng sản ngặn chặn bắt cầm tù các ông Trùm trưởng. Rồi bằng mọi cách, họ tổ chức vượt thoát bằng đường biển trên các thuyền, hay từ các tấm mảng ghép lai. Khi lên thuyền rồi thì một vài thanh niên đã đốt cháy cả làng trước khi leo lên thuyền.

Đây là một cuộc di cư có tổ chức chu đáo đầy hùng tráng thà chết để đi tìm tự do giữ đạo và chứng tỏ sự quyết tâm của giáo dân. Nhưng qua đó, gián tiếp trong suốt giai đoạn từ 1945 đến 1954, dù bị bách hại, những người Thiên Chúa giáo này vẫn giữ được đạo.

Trong một số báo Fides khác cho hay:

“Phong trào chống lại Thiên Chúa giáo, đặc biệt tại giáo phận Vinh trở nên quyết liệt. Người Thiên Chúa giáo bị coi là “thọc gậy bánh xe vào lịch sử chủ nghĩa Mác Xít. Đó là những thành phần mà tim óc đã bị hủ hóa cần phải được đi cải tạo lại. Trong chiến dịch chống phá giáo phận Vinh, nhiều người Thiên Chúa giáo đã bị đẩy vào các trại cải tạo. Người ta được biết mới đây, nhiều linh mục trong giáo phận Vinh với 70 chủng sinh và 700 thanh niên đã bị đẩy vào các trại cải tạo.”

(Trích Fides. Thông cáo ngày 15- tháng 8-năm 1955, trang 254. Trích lại trong Piero Gheddo, Ibid, trang 117)

Cũng như tại Đồng Hới, một vị trí nằm cạnh vĩ tuyến 17, 30.000 giáo dân đã quyết tâm ra đi vào miền Nam bằng thuyền hay đường bộ.

Được đọc những tài liệu ngoại quốc này, tôi tin tưởng rằng những người Thiên Chúa giáo ở các vùng xa xôi hẻo lánh, bị Việt cộng khống chế trong nhiều năm, tưởng rằng họ đã bị khuất phục và sống cam chịu. Không, họ vẫn kiên trì bám trụ, nhiều khi không còn linh mục xứ, rồi không có bất cứ một tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài, họ vẫn tiếp tục sống âm thầm, chịu đựng và rồi để có một ngày đạt kết quả.

Tôi không thể nào không mường tượng ra sự so sánh giữa thời bắt đạo thời nhà Nguyễn và thời kỳ triệt hạ đạo thời cộng sản. Mục đích khác, mục tiêu khác, chính sách khác, phương tiện khác, biện pháp khác, khôn ngoan và xảo quyệt hơn. Nhưng đối diện với các việc đàn áp thì cũng vẫn là một người Thiên Chúa giáo, một tinh thần và một ý chí, một lý tưởng.

Phần Bức màn sắt như chúng ta đã biết chỉ dập xuống trên toàn miền Bắc khi có Hiệp định Genva năm 1954.

Sự hợp tác lúc khởi đầu giữa Thiên Chúa giáo và Việt Minh

Lúc đầu, phải nhìn nhận có một sự “hợp tác” nào đó giữa người Thiên Chúa giáo và chính quyền cộng sản. Như nhận định của Bernard Fall:

“Không còn nghi ngờ gì nữa, giáo hội Thiên Chúa giáo đã có một thời là những thành phần đi hàng đầu của chủ nghĩa Quốc Gia dân tộc Viêt Nam.”

(Bernard Fall, Le Viet Minh, 1945, 60, Colin, Paris 1960, p.165)

“Nhiều tu sĩ linh mục (21 vị) lúc bấy giờ ở Paris, bên Pháp mà người đứng đầu nhóm là Lm Cao Văn Luận, đã ký thỉnh nguyện thư, sau này ông là Viện trưởng Viện Đại Học Huế, tại miền Nam. Ông là người hô hào, tụ họp các linh mục khác và kêu gọi hàng giám mục Việt Nam trong nước đứng về phía tranh đấu, dành độc lập cho Việt Nam.”

(Bản tin tranh đấu của nhóm lm này được đăng trên số báo “Missi”, 1947, n.9-10, p.165. Trích Piero Gheddo, trang 50-51.)

Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945. Nguồn: OnttheNet

Tình dân tộc của người Thiên Chúa giáo, cũng như rất nhiều công dân Việt Nam, đã đẩy họ vào một thế đứng bắt buộc phải chống lại thực dân Pháp và một cách tự nhiên ngả theo phong trào Việt Minh. Đặc biệt là trường hợp Giám mục Lê Hữu Từ ở Phát Diệm. Cũng như trường hợp ông Ngô Tử Hạ, một thương gia Thiên Chúa giáo giàu có ở thành phố Hà Nội đã ủng hộ Hồ Chí Minh trong việc thiếp lập một chính phủ liên hiệp quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều người Thiên Chúa giáo đã nghi ngờ mối liên hệ cộng sản-Thiên Chúa giáo ngay từ buổi ban đầu chỉ là một cuộc hôn nhân gượng ép và giả dối. Một nhà tu hành vốn xuất thân dòng tu khổ hạnh Châu Sơn như Gm Lê Hữu Từ, ra khỏi dòng tu, dấn thân nhập thế và nổi bật trong cả hai mặt đạo-đời. Về mặt đạo, ông tiêu biểu cho một khuynh hướng Thiên Chúa giáo dấn thân, nhập cuộc.

Người Thiên Chúa giáo được coi như một lực lượng tôn giáo đáng kể. Sau này ông lập ra Liên Đoàn Thiên Chúa giáo với chủ tịch là ông Nguyễn Mạnh Hà. Ngày tuyên phong giám mục của ông, đã không có một vị thừa sai ngoại quốc nào tham dự. Điều này cho đến nay không ai biết vì vô tình hay do một hậu ý gì khác. Trong khi đó thì có cả một phái đoàn hùng hậu về phía chính quyền cộng sản với Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Phải nói một cách công bằng là vào những năm 1945-1946, có một bầu khí phấn khởi hăng say về khát vọng độc lập nơi người Thiên Chúa giáo cho nên việc lên nắm chính quyền của Việt Minh được giáo dân coi như một cơ hội tốt cho việc thực hiện độc lập.

Lúc ấy, tổng số dân số Thiên Chúa giáo chỉ vào khoảng 1.600.000 người, với 15 giáo phận, 330 linh mục ngoại quốc và 14.000 linh mục bản xứ.

Mặc dầu vậy, mới chỉ có ba giáo phận do Gm Việt Nam đảm nhiệm: Bùi Chu có Gm Hồ Ngọc Cẩn, Phát Diệm có Gm Nguyễn Bá Tòng, rồi Gm Lê Hữu Từ và Vĩnh Long có Gm Ngô Đình Thục.

Ngày 14 tháng 4 năm 1953 – Chuyến viếng thăm của luật sư, người phát ngôn cho đảng Dân chủ Mỹ,  Adlai Stevenson (trái) được Giám Mục Phát Diệm Lê Hữu Từ đón tiếp nồng hậu  

Trong ba người thì Gm Nguyễn Bá Tòng là niên trưởng, 78 tuổi. Lê Hữu Từ 49 tuổi và người trẻ nhất là Ngôn Đình Thục 42 tuổi. Cả ba đều ngả theo khuynh hướng chính trị chống lại người Pháp. Như trong một phúc trình của người Pháp, Đô đốc Argenlieu đã nhận xét về giám mục Ngô Đình Thục như sau:

“Ce prélat dont les sympathies pour le Viet Minh ne font pas de doute. Étant donné la personnalité agissant de Mgr Thuc et la situation politique encore troublée dans les provinces cochinchinoises, ce retour me semble prématuré.”

(Trích ASHAT Indo 1011. 4191:tfeo Alexandri, BR N% 3219/2, Saigon le 11/1/1948. Trích lại trong Les catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Indépendance 1945- 1954, Tran Thi Lien, trang 42)

(Không còn nghi ngờ gì vị giám mục này có cảm tình với Việt Minh. Xét cá tính năng động của giám mục Thục cũng như hoàn cảnh chính trị rối ren của các tỉnh tại Nam Kỳ. Việc để ông Thục trở lại Vĩnh Long là điều quá sớm.)

Giám mục Thục lúc đó đang ở Biên Hòa và người Pháp đã không cho phép ông trở về Vĩnh Long quản nhiệm cũng như trước đó đã ngăn cản không cho ông dự lễ phong chức giám mục Lê Hữu Từ ngày 28-10-1945.

Riêng giám mục Nguyễn Bá Tòng đã thay mặt ba giám mục Ngô Đình Thục, Hồ Ngọc Cẩn và Lê Hữu Từ viết một lá thư bày tỏ khát vọng độc lập cho Việt Nam, gửi cho Giáo Hoàng Piô XII (Pope Pius XII), ngày 23-9-1945.

Cũng theo đánh giá của người Pháp thì có khoảng 30% hàng giáo sĩ đã ngả theo Viêt Minh.

Những nhiệt tình lúc đầu ban như thế nhưng chẳng bao lâu sau đã nguội tàn khi nhiều chủng sinh biết rõ ràng: theo Việt Minh chính là theo cộng sản.

Theo nhận xét của Bernard Fall:

“Không một người Việt Nam nào mong muốn thực dân chiếm đóng nữa và mọi người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu. Nhưng bất hạnh thay, ‘Mặt trận giành độc lập’ của Việt Minh cộng sản đã giành độc quyền cuộc kháng chiến. Dân chúng chán ghét cả chế độ cộng sản lẫn chế độ thực dân, nhưng thực tế, thường không có con đường thứ ba).

(Bernard Fall, Ibid., trang 167).

Và cũng từ đó, ranh giới phân chia cộng sản và tôn giáo càng rõ nét.

Người ta cũng không quên được, trước khi trở thành giám mục, Gm Lê Hữu Từ đã có buổi gặp riêng với Hồ Chí Minh tại Nho Quan. Cùng với người thư ký riêng là Lm Trần Ngọc Thụ. Gm Lê Hữu Từ đã gặp riêng Hồ Chí Minh một lần khác tại tu viện Châu Sơn, cùng nhau dùng bữa cơm thanh đạm của nhà dòng. Nhân dịp này, Gm Từ đã mời Hồ Chí Minh tham dự buổi lễ truyền Chức Giám mục của ông vào ngày 25-1-1945.

Trong buổi mít tinh đón tiếp Hồ Chí Minh, đám đông đã hô to ‘cụ Hồ’. Nhân dịp này, có người hỏi ông Hồ, sau khi độc lập thì chương trình của ông sẽ là gì. Ông Hồ đã không ngần ngại nói rằng: “Tôi sẽ làm như ông Moi-Sen ngày xưa đã làm cho dân tộc Do Thái.”

(Trích bài phỏng vấn Đức ông Trần Ngọc Thụ, tại Vatican, ngày 4-4-1990. Trích lại trong Tran Thi Lien, Ibid., trang 47)

Nhưng cuộc liên minh Thiên Chúa giáo-Việt Minh là một thứ hôn nhân không bền vững khi Việt Minh muốn một thứ độc quyền lãnh đạo bằng sự thuyết phục hay vũ lực, nếu cần họ triệt tiêu tất cả đảng phái quốc gia không phải là Việt Minh. Họ cũng có tham vọng muốn sát nhập Liên đoàn Thiên Chúa giáo Việt Nam vào trong một tổ chức chung là Công giáo cứu Quốc nằm trong lực lượng Quốc gia thống nhất.

Tuần trăng mật giữa Thiên Chúa giáo- Việt Minh chấm dứt.

Khi bắt đầu chiến tranh, tình trạng độc quyền càng rõ rệt. Cuộc chiến tranh Việt-thực dân Pháp chỉ có 2 đối thủ: Việt Minh-thực dân Pháp.

Chính sách của Việt Minh là trường kỳ kháng chiến nên chủ trương phá hoại mang tính chiến lược như phá hủy thành phố trước khi rút lui khỏi Hà Nội. Khi Bộ đội Việt Minh được lệnh “sơ tán” khỏi Hà Nội thì nhiều khu phố cổ cũng như Phố Nhà Chung Hà nội chỉ còn là một đống gạch đổ nát.

Tôi đã từng đi qua các phố cổ từ nhà nọ xuyên qua nhà kia để kiếm quần áo lạnh, gạo và thức ăn khô hay bất cứ thứ gì khác còn sót lại mà binh lính Pháp chưa pát giác kịp. Tình trạng đó không kéo dài được bao lâu nhưn trí nhớ của người viết không cho phép người viết ghi lại một thời gian nhất định.

Nhưng dần dần nhiều người đã hồi cư và thành phố Hà Nội hồi sinh từ lúc nào thì không biết được. Phố xá không sầm uất như xưa, buôn bán không tấp nập với các cửa hàng đủ loại. Nhưng các dịch vụ đủ loại đã có trở lại. Những hàng phở gánh sáng sớm tinh mơ lại xuất hiện. Thật khó mà quên được những bát phở Hà Nội trong giai đoạn này. Những bà rao hàng bán xôi, chè đủ loại xuất hiện lại như xưa.

Sinh hoạt thành phố như có sức vực dạy, hồi sinh. Một số trường học được mở lại, nhất là các trường Tây và các trường công như Bưởi-Chu Văn An hoặc các trường dòng như Puginier, trường Dũng Lạc, trường Dòng Chúa Cứu Thế hoặc các trường nữ như Trưng Vương hay các trường do các bà sơ điều khiển.

Hoc sinh trường Trung học Bảo hộ ở Hà Nội thời Pháp thuộc (Bưởi, đến năm 1945 đổi tên là trường trung học Chu Văn An. Nguồn OntheNet.

Dịch vụ vệ sinh đổ thùng vốn là một nét đặc thù, rất gần gũi gắn liền với cuộc sống người dân của Hà Nội không thể thiếu. Hai chiều đi ra và đi vào thành phố là biểu tượng đặc trưng của Hà Nội. Chiều đi ra là dọn dẹp xú uế và rác rưởi của Hà Nội với hàng loạt các bà gánh phân, xếp hàng một, hoặc văn minh hơn là các xe đổ thùng do xe bò kéo. Chiều đi vào là những gánh hàng hoa đủ loại, hoặc rau cỏ cũng xếp hàng một kĩu kịt từ khu Ngọc Hà đem những hương thơm đồng nội vào Hà Nội.

Ra đến khu Bờ Hồ, người ta lại tìm thấy bóng dáng quen thuộc của chiếc xe tàu điện với hai toa. Hai bên có bốn cửa lên xuống tất cả. Trên nóc xe điện có một chiếc cần, đầu nó có một cái sào, đầu sào có một ròng rọc. Ròng rọc này giúp câu vào dây điện chạy theo toa tầu để cung cấp điện. Đặc biệt, tàu điện chạy chậm như tốc độ một xe đạp đạp nhanh. Nhờ thế, trẻ con có thể nhảy tàu điện bất cứ chỗ nào mà khỏi mua vé. Gặp người soát vé thì nhảy xuống đón toa sau hoặc ngược lại. Cách nhảy tàu quan trọng nhất là nhảy chạy theo toa tàu thì khi xuống đất không bị té.

Chiếc tàu hầu như chưa bao giờ được sơn quét, chiếc cửa lá liếp then còn, then mất mà không một ai bận tâm thay thế. Màu sơn đỏ đã bạc thếch bao năm tháng vẫn nguyên vẹn. Những người ngoại quốc thuộc địa từng ở nơi đây, 30 mươi năm trước, quay lại, họ sẽ ngạc nhiên là vẫn mầu sơn đó, vẫn khung cảnh đó hầu như không có gì thay đổi dù có chiến tranh. Vì thế mới có giai thoại, Nguyễn Ngọc Lan ra thăm lại Hà Nội thấy căn nhà của gia đình ông vẫn nguyên vẹn như cũ nên ông cảm hứng viết bài: Hà Nội tôi vẫn thế!!

Cho đến bây giờ nhìn lại, người viết vẫn nhận ra nét sinh hoạt xã hội và văn hóa của Hà Nội mà chỉ có ở Hà Nội mà không có ở bất cứ nơi nào khác.

Riêng nhà xứ cửa Bắc, nơi tôi trú ngụ, các gia đình giáo dân không tản cư đã đến tạm trú lần lượt trở về nhà họ. Đặc biệt có chủ nhân xe nhà đòn Đức Bảo cũng quay về sinh hoạt, được coi là sớm nhất. Chiếc xe đòn đám ma tứ mã với các con ngựa trùm vải đen, viền vải trắng chung quanh mắt ngựa và thân mình nay lại thấy lốp cốp thong thả, trang nghiêm trên các đường phố Hà Nội.

Người chết hình như là ưu tiên số một của thành phố.

Sau đó đến nhà trồng răng Minh Sinh quảng cáo rầm rộ ở Bờ Hồ đã một thời. Đến nhà thuốc Cam Hàng Bạc v.v.. Sau đúng nửa thế kỷ, năm 2005, tôi trở về thăm Hà Nội thì Nhà trồng răng vẫn còn và Hiệu thuốc Cam Hàng Bạc cũng vẫn còn cũng như chả cá Lã Vọng Hà Nội.

Vào ăn chả cá Lã Vọng thì không có nghĩa đi tìm lại dĩ vãng. Vì trước 1954, làm sao người như tôi có tiền để ăn chả cá. Vậy đây là lần đầu và cũng là lần cuối. Chủ nhà hàng chắc muôn giữ khách, đã không sửa chữa thay đổi gì bên trong. Muốn ăn phải leo lên một cầu thang hẹp bằng gỗ. Để duy trì, bảo tồn cái cũ, chủ nhà hàng giữ luôn việc khách ăn xong vứt bùa bãi giấy lau chùi xuống sàn nhà. Thật dơ và bẩn.

Nếu có thiếu vắng điều chi thì đó là thiếu vắng các chú bán lạc rang; họ không còn nữa! Nhà cửa chung quanh phố Nhà Chung Hà Nội sau 1975 dần dần không còn dành cho giáo dân nữa. Bây giờ nó đã thành mảnh đất vàng dành cho người ngoại quốc. Trường học Dũng Lạc, ở số 24 phố Nhà Chung nay cũng trở thành mảnh đất tranh chấp xen lấp của chính quyền thành phố. Vấn đề ngày hôm nay của lãnh đạo thành phố, không phải là tranh dành quyền lực thiêng liêng mà tranh giành đất đai dù nó chỉ rộng vài trăm mét vuông.

Buổi lễ chủ nhật dành cho người Việt cũng đông đảo trở lại. Lễ 10 giờ sáng dành cho người Pháp như cũ. Có thể các bà đầm kín đáo hơn. Không còn có cảnh dạo phố phường với những bộ váy dài lê thê quét đất!

Cái cảm tưởng của tôi lúc bấy giờ hầu như chiến tranh chỉ thoáng đi qua như thể không còn chiến tranh nữa. Chiến tranh ở đâu thì không biết, nhưng không ở Hà Nội, ngoại trừ sự xuất hiện của các quân nhân người Pháp.

Tôi ở lại Hà Nội sau ngày 19-12-1946 nên đã được chứng kiến những cảnh này. Xin nói cho rõ. Sự đổ nát nhà cửa không phải do bom đạn chiến tranh gây ra mà do chính sách và chủ trương của Việt Minh.

Phố Nhà Chung Hà Nội — một con phố trước mặt nhà thờ lớn, nó nối tiếp từ phố Lý Quốc Sư đến phố Tràng Thi. Thời Pháp còn gọi là Rue de la Mission đã bị Việt Minh phá tan hoang sau ngày 19-12-1946. Việt Minh rút lui đến đâu thì phá đến đó theo chiến thuật “vườn không nhà trống” không để lại bất cứ thứ gì cho thực dân Pháp. Nhưng phần thiệt hại vật chất thì dân chúng mất tất cả. Từ nhà cửa dến ruộng vườn đều sơ sác, tan nát, bỏ hoang. Rất tiếc là ngày nay, chúng ta không còn giữ lại được những cảnh tàn phá tan hoang trên “con đường sơ tán” của Bộ đội Việt Minh. Chỉ có thế. Nhưng về mặt tổ chức thì đạo giáo trở thành mục tiêu chính trị phải bị ngăn cấm.

Tiếp theo sau là các cơ sở như trường học bị đóng cửa, Chủng viện và các Đại chủng viện cũng vậy. Nhà thờ bị phá hủy hoặc biến thành kho lẫm Hợp tác xã. Nhiều làng bị đốt cháy. Theo đúng chính sách Tiêu thổ kháng chiến. Và người ta hiểu rằng đây là một công hai việc: Vừa theo đúng chính sách tiêu thổ kháng chiến để người Pháp không có chỗ dựa vào dân, nhưng mặt khác triệt tiêu các làng Thiên Chúa giáo.

Về phía người Pháp, họ đâu cần chỗ dựa hậu cần! Họ đi đến đâu thì xây dựng đồn bốt, nhà cửa, chợ búa.

Chỉ có người dân là mất nhà, mất cửa và lãnh đủ hậu quả của chính sách diệt đạo theo kiểu cộng sản. Chẳng hạn như ở xứ Cao Mai, Thái Bình, người ta cho biết có 180 người theo đạo gồm đàn ông, đàn bà, trẻ con bị nhốt trong nhà thờ và bị đốt cháy.

“Les arrestations en masse étaient devenues si fréquentes, écrit B. Fall, qu’elles étaient ouvertement admises, même par le journal officiel du gouvernement républicain. On peut lire en effet, dans Cuu Quôc (Le salut national) de 1er novembre 1946:

“Le 20 octobre, nos services de police ont arrêté, au cours d’une opération, plus de 300 personnes. Après un examen attentif, la majorité d’entre elles est restée en prison, en attendant d’être transférée dans les camps de concentration.”

(Trích Bernard Fall, Ibid., 1960, Paris, trang 69)

Những cuộc lùng bắt tập thể hầu như trở thành như cơm bữa, ông B. Fall đã viết như thế. Và còn được công khai nhìn nhận trên tờ báo chính thức của chính quyền cộng sản. Bernard Fall trích dẫn cả tờ Cứu Quốc, số ra ngày 1-11-1946, viết như sau:

“Ngày 20-10, công an của ta đã bắt trong một cuộc càn quét hơn 300 người. Sau khi điều tra kỹ càng, phần đông họ đều bị tống giam và chờ được đưa đi giam tại các trại tập trung.”

Con số chính xác về các cuộc thanh trừng và bắt giam là bao nhiêu? Hiện nay không một ai có thể biết được. Chỉ biết sự sợ hãi cộng sản lây lan đi khắp nơi là có thật. Sự sợ hãi cộng sản là do tính chất thanh trừng, khủng bố, bí mật và tàn bạo độc ác.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


DCVOnline hiệu đính và minh họa.