Liệu Tập Cận Bình sẽ đem xe tăng qua Hong Kong hay không?

Trần Giao Thủy

Từ khi một số rất lớn dân Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối dữ dội dự luật dẫn độ (được đưa ra thảo luận vào tháng 4, 2019) và đòi có dân chủ hơn từ tháng 6 đến nay, nhiều người đã suy nghĩ và đặt câu hỏi,

“Liệu Xi Jinping có đem xe tăng qua dẹp biểu tình ở Hong Kong – như Deng Xiaoping đã làm ở Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 1989 hay không?”

Có lẽ nhiều người sẽ cười và cho rằng đó chỉ là một câu hỏi bi quan, vô căn cứ. Lo bò trắng răng!

Nhưng đã gần hai tháng, người dân Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình, tăng phần bạo động; họ chiếm cứ công sở, chiếm bót cảnh sát, cảnh sát bị cáo buộc đã dùng bạo lực, tấn công nhà báo, v.v.. Rồi cuộc biểu tình chuyển sang ủng hộ dân chủ, đòi tự do hơn và ít lệ thuộc hơn vào chính quyền ở Hoa lục bắt đầu hồi tháng 7, có tuyệt thực, có sự tham dự của người lớn tuổi; đến cuối tháng, dân Hong Kong đã tụ tập, ngồi phản đối ở phi trường. Sang tháng 8, nhiều thành phần xã hội khác nhau đã xuất hiện trong những cuộc biểu tình, từ khối chuyên viên tài chính, đến y giới và công chức; sau cuộc tổng đình công ngày 5 tháng 8 là sự tham gia của giới luật gia, rồi giáo dân Thiên Chúa giáo và tiếp tục những cuộc biểu tình ở Phi trường chống lại bạo lực của cảnh sát[1].

Sở dĩ có những người cười chế nhạo và không quan tâm cho lắm đến việc Xi Jinping có thể đem Giải phóng quân Nhân dân (PLA) sang “dẹp loạn” Hong Kong vì những điểm sau đây.

Điều 14, Đao Luật Cơ bản của Hong Kong (trang 5-6)
  • Thứ nhất, Hong Kong đã có sẵn Giải phóng quân gọi là Lực lượng Đồn trú tại Hong Kong (Hong Kong Garrison). Tuy nhiên Luật Cơ bản của Hong Kong (Basic Law), như một loại Hiến pháp dành riêng cho Đặc khu Hành chính này, đã xác định rất rõ, PLA chỉ can thiệp để bảo vệ Hong Kong khi có nguy hại trực tiếp đến nền an ninh quốc gia.
  • Thứ hai, lực lượng đồn trú Hong Kong nằm dưới quyền chỉ huy và phải báo cáo cho cả Bộ Tư lệnh Mặt trận Phương Nam và Quân ủy Trung ương ở Bắc Kinh, và thông báo cho Chính phủ Hong Kong về bất kỳ hành động nào trong hoặc xung quanh Đặc khu Hành chính này.
  • Thứ ba, Đạo luật Garrison[2] (Garrison Law) lại ràng buộc Lực luợng đồn trú nhiều hơn nữa. Đây là một đạo luật do Quốc hội Nhân dân Trung Hoa ban hành có những quy định cụ thể về nhiệm vụ và quy tắc kỷ luật của quân nhân đồn trú, quyền tài phán và các vấn đề khác, gồm cả những điều khoản sau đây:
Lực lượng quân sự đồn trú tại Hong Kong sẽ không can thiệp vào các vấn đề địa phương và Chính phủ Hong Kong có trách nhiệm duy trì trật tự công cộng.

Tóm lại, đã có quan điểm cho rằng, Xi Jinping chỉ đem xe tăng qua Hong Kong nếu, một là Beijing cho rằng nền an ninh quốc gia đang bị đe dọa; hoăc hai là chính chính phủ Hong Kong đặc biệt và trực tiếp lên tiếng yêu cầu PLA đến hỗ trợ lực lượng cảnh sát địa phương để duy trì trật tự công cộng, và ba là lý do để quyết định gửi quân đội và vũ khí sang Hong Kong phải quan trọng hơn cái giá phải trả là những thiệt hại to lớn về kinh tế và danh dự của Xi Jinping.

Nhưng, căng thẳng giữa người biểu tình và cảnh sát ngày càng tăng cao thì khả năng Beijing đưa quân sang Hong Kong đang có thể không còn phải là chuyện không tưởng hay lo bò trắng răng nữa.

Tập trung vào những thông điệp mới đây của Beijing, người theo dõi thời cuộc có thể chú ý đến một vài sự kiện sau đây.

Ngày 24 tháng 7, Beijing tuyên bố rằng chính phủ Hong Kong có thể dùng quân đồn trú của PLA (ở Hong Kong) để lập lại trật tự[3].

  • Tin nhắn viết như vậy rất đáng chú ý. Beijing nói rằng chính phủ Hong Kong nếu cần cứ ra lệnh triệu tập lực lượng đồn trú — chứ không phải là lệnh của Beijing. Dù có tin thông điệp này của Beijing hay không là một câu hỏi khác, nhưng vấn đề là chính quyền Hoa lục vẫn làm như ho đang giữ đúng chính sách “Một quốc gia, Hai hệ thống”. Nhưng đây cũng là một lời cảnh cáo người biểu tình.
  • Hơn nữa, nó lại là một cái tát nẩy lửa vào  cả hai đạo luật Cơ bản của Hong Kong (Military forces stationed by the Central People’s Government in the Hong Kong Special Administrative Region for defence shall not interfere in the local affairs of the Region hay PLA chỉ can thiệp để bảo vệ Hong Kong khi có nguy hại trực tiếp đến nền an ninh quốc gia) và đạo luật về Lực lượng đồn trú (dưới quyền chỉ huy trực tiếp từ Beijing và “Lực lượng quân sự đồn trú tại Hong Kong sẽ không can thiệp vào các vấn đề địa phương” như đã ghi rõ trong Điều14 của Đạo Luật Cơ bản của Hong Kong).
  • Trong một lá thư gởi BBT tờ Nam Hoa Tảo Báo ngày 11 tháng 8, độc giả  Barnaby Ieong[4], ở Macau nghĩ rằng. vì quyền lợi của đảng, Beijing sẽ không sử dụng lực lượng quân sự đồn trú ở Hong Kong mà sẽ dùng lực lượng cảnh sát địa phương, ngày càng ngạo mạn và hung bạo, để đối phó với các cuộc biểu tình.
  • Tuy nhiên, sau những cuộc đối đầu gay gắt hơn, tin Nam Hoa Tảo Báo ngày 1 tháng 8, cho hay Chen Daoxiang[5], tư lệnh quân Đồn trú của PLA ở Hong Kong lần đầu tiên lên tiếng về các cuộc biểu tình, cảnh cáo sẽ không khoan nhượng trong những cuộc đụng độ có bạo lực, và gay gắt lên án những cuộc biểu tình như vậy và cho biết lực lượng đồn trú của PLA quyết tâm “bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, sự ổn định và thịnh vượng của Hong Kong”.
  • Lực lượng đồn trú ở Hong Kong của PLA cũng cho phát hình một đoạn video ngắn cho thấy các cuộc diễn tập chống bạo động … có xe tăng.
Chen Daoxiang, Tư lệnh Ljwc lượn đồn trú ỏ Hong Kong của PLA. Nguồn SCMP

Vì vậy, đọc lại những mẩu tin nhắn người ta thấy:

Một là Bắc Kinh nói với người biểu tình hãy “ngưng lại”. Rồi sau đó họ leo thang lên bậc, “ngưng ngay nếu không sẽ biết”.  Tuy không ai có thể đoán được trước Xi Jinping sẽ làm gì, nhưng phần lớn người ta tin rằng dân Hong Kong sẽ không còn những lời dằn mặt hay cảnh cáo từ Bejing nữa. Tai sao? Vì Beijing đã tuyên bố “ưu tiên cấp bách nhất là khôi phục tình trạng bình thường”, mà ai cũng thể hiểu rằng Beijing muốn tuyên bố “chúng tôi sắp hết kiên nhẫn”[6]. Ngày Quốc khánh 1 tháng 10 sắp tới kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến tình trạng trở nên cấp bách hơn nữa.

Ngưng lại, nếu không chúng tôi sẽ dùng bạo lực. Nguồn: SCMP

Đối với tất cả những điểm vừa kể là viễn cảnh đem xe tăng sang Hong Kong sẽ làm mất mặt Tập Cận Bình và rõ ràng đó là thất bại lớn của chính sách “một quốc gia hai hệ thống”. Xi Jinping có sẵn sàng trả giá này để “ổn định” Hong Kong không?

Dù vậy, vẫn không ai đoán được còn bao xa nữa thì Hong Kong trở thành Thiên An Môn. Nhưng nếu vẫn tiếp tục biểu tình đòi tự do dân chủ và độc lập với Hoa lục nhiều hơn để chính phủ có lý do coi Đặc khu Hành chín này đã rơi vào tình trạng quá bất ổn, và có thể gắn thêm nhãn hiệu “ở tình trạng gây nguy hại đến nền an ninh quốc gia” thì người dân Hong Kong coi như đang thách thức độ kiên nhẫn của Xi Jinping và đảng Cộng sản Hoa lục. Tình cảm của người dân Hong Kong đang cao vời vợi, e rằng không ai lui bước trước bạo lục của cảnh sát. Hoặc có thể họ không còn quan tâm hoặc sợ hãi ciệc có thể xẩy ra một Thiên An Môn thứ hai nữa.

Vido diễn tập “dẹp lọan” của PLA. Nguồn: CNA

Dù không tin tưởng vào luật lệ của bất kỳ chính phủ độc tài nào trên thế giới, hy vọng trong tương lai gần tôi có thể nhìn lại những nhận định này và nhận rằng mình đã sai khi lên tiếng phân tích và báo động sai lầm. Đồng thời, tôi vẫn mong người dân Hong Kong đòi được tự do, dân chủ và sự độc lập hơn với chính quyền Cộng sản Trung Hoa và tiếp tục sống cuộc sống phú cường, công bằng văn minh như họ mong muốn.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOnline minh họa.

[1] 2019 Hong Kong anti-extradition bill protests
[2] Garrison Law Of The Hong Kong Special Administrative Region Of The People’s Republic Of China
[3] PLA says its forces in HK can be used to keep public order
[4] Beijing won’t deploy the PLA in Hong Kong but may use the city’s police force instead
[5] Chinese army’s Hong Kong chief says troops are ready to protect nation’s sovereignty
[6] Beijing tells Hong Kong return to normality ‘the most pressing priority’