Mâu thuẫn Trí Quang

Nguyễn Văn Lục

“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay đảng cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng.”

Đỗ Trung Hiếu, “Phật giáo Thống Nhất (Hồ sơ) Thống Nhất Phật giáo”, do Tin Pari 1994, trang 50.
Nguồn: Quê Mẹ, Paris 1995

Sự nghịch lý trong việc dùng tự thiêu như một khí cụ tranh đấu trước 1975 và thái độ im lặng ngồi dịch sách sau 1975 của Trí Quang. Điển hình là im lặng trong vụ “Quốc hữu hóa” Phật giáo năm 1981

Trước khi viết, tôi cảm thấy một động lực thôi thúc bên trong như lời nhủ thầm: Đây là lúc phải nói hết sự thật. Phải tìm hiểu những động cơ nào để một ông thầy tu dùng tự thiêu như một vũ khí tranh đấu? Giáo lý nào cho phép dùng các bó đuốc người như một khí cụ đấu tranh? Đạo đức nào có thể biện minh cho việc dùng thân xác người làm công cụ cho các mục tiêu chính trị khuynh đảo?

Cháy Cháy Cháy. Nguồn: Agnes Cecile

[DCVOnline | Tự thiêu được một số tông phái của Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo chấp nhận, và đã được thực hành trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là ở Ấn Độ, vì nhiều lý do, kể cả gồm jauhar [hay Jowhar hoặc Juhar là hành động tự thiêu hàng loạt của phụ nữ ở các vùng của tiểu lục địa Ấn Độ, để tránh bị bất kỳ kẻ xâm lược ngoại bang nào bắt, bị buộc làm nô lệ và hãm hiếp, hay sắp thua trận hay để phản kháng chính trị. Tự thiêu đã có lịch sử lâu dài trong Phật giáo Trung Hoa. Các thuật ngữ có liên quan đên tự thiêu  亡身, vong thân, hoặc 忘身, quên thân, hoặc 遺身 và  捨身, xả thân. Source: Benn, James A (2007), Burning for the Buddha, University of Hawaii Press, p. 59, ISBN 0824823710.]

Trong dịp về Việt Nam năm 2006, tôi có dịp ra thăm Huế. Cảnh và người dân Huế đối với tôi là quá quen thuộc. Một cách nào đó, tôi lại có dịp ở nhà một người bạn thân ở đầu đường Bạch Đằng, nơi có chùa Diệu Đế ở số 100B, được vua Thiệu Trị phong làm quốc tự. Nhưng chùa Diệu Đế cũng nổi bật như một chứng tích lịch sử khác đầy đau thương oan khuất vì những ngày tháng tranh đấu của nhà sư Trí Quang.

Chùa Diệu Đế (Huế). Nguồn: phattuvietnam.net

Người bạn dẫn tôi đến chốn này, khi đó hẳn đang triền miên trong ký ức dĩ vãng với những bạn bè thân quen cùng tranh đấu một thời như Phan Chánh Đông, Phan Đình Bính, Bửu Tôn, Huỳnh Ngọc Ghênh, Bảo Cương. Và còn biết bao tên tuổi đã làm nền cho môt thời tuổi trẻ như Tôn Thất Mạnh Lương,Thái Nguyên Hạnh, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Lương Cự, Tôn Thất Thông, Trần Văn Lư, Huỳnh Thị Lạc, Nguyễn Thị Dục, Phan Ngọc Anh, Phương Khanh.. Tôn Thất Kỳ, và nhất là Vĩnh Kha.

Nhiều người trong đám này đã không còn nữa! Như Vĩnh Kha, Phan Đình Bính, Phan Chánh Đông, Huỳnh Ngọc Ghênh, Bảo Cương và Hoàng Văn Giàu, và nhiều người khác. Một số đang lưu lạc nơi xứ người, hoặc còn lại trong nước, phần lớn theo thầy (nhà sư Trí Quang) chọn im hơi lặng tiếng.

Hai người chúng tôi như ở hai thái cực. Bạn tôi tưởng nhớ chốn xưa đánh dấu một chặng đường tuổi trẻ với niềm luyến tiếc. Tôi đi tìm dấu vết các vụ tự thiêu xảy ra nơi đây. Chả còn gì. Dấu thời gian đã sóa sạch. Còn ai nhớ đến họ! Tôi tự hỏi, họ hy sinh cho cái gì? Cho ai? Và họ được cái gì? Còn lại số phận cha mẹ, anh em, họ hàng bạn bè họ mất đi một người con, một tuổi trẻ, một hy vọng tương lai. Ai là người có dã tâm đốt chết đời họ?

Tôi đành mượn lời một ký giả ngoại quốc, nhà báo Stanley Karnow kể lại trong cuốn Viet Nam, A History. The first Complete Account of Viet Nam War (1991), Penguin Books. Một cuốn sách làm ông nổi tiếng vì tính cách tương đối ôn hòa của ông so với một số ký giả trẻ khác. Ông là nhà báo tốt nghiệp đại học Harward, học tiếp ở  Sorbonne, và Institut d’Études Politiques ở Paris.  Karnow thông thạo tiếng Pháp và có mặt ở Việt Nam vào tháng 6-1959. Cũng nhờ đó, ông được chứng kiến sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Cũng như nhiều ký giả khác, trừ ký giả lão thành Alsop với lập trường bênh vực chế độ VNCH,  Karnow có lập trường thiên tả, chống chiến tranh và vì thể một cách nào đó, ông ủng hộ giới Phật giáo Ấn Quang, trong đó có Thích Trí Quang. Vì thế, ông được cảm tình của giới lãnh đạo Phật giáo trong đó có ông Trí Quang.

Đối với ông, cuộc chiến Việt Nam là một thảm kịch nhân loại trước khi nói đến vấn đề chủ nghĩa này nọ, việc tranh đấu của bên này bên kia. Khi nói đến thảm kịch nhân loại là nói đến sự bi đát, sự chết chóc đủ loại.

Nhưng chết ngoài mặt trận thì khác hẳn cái chết tự nguyện dùng chính thân xác mình làm bó đuốc.

Đó là cái bi kịch con người nhân lên hai lần đã xảy ra ở nhiều nơi, trong đó Diệu Đế là nơi Trí Quang đặt tổng hành dinh.

Vào khoảng tháng 5-1966, trong cao trào chống đối chính phủ ở cao điểm. Cao trào ấy đang có những dấu hiệu của một nguy cơ đi tới sự thoái trào. Thích Trí Quang càng thúc đẩy thêm các cuộc biểu tình, tuyệt thực nhất là tự thiêu như nhận xét của Karnow,

“By late may 1966, as the Buddhist movement appeared to be faltering, ít militants resorted to last-ditch gestures. They staged parades, hunger strikes, and other demonstrations in Saigon, Danang, and elsewhere and their initially peaceful quickly degenerated into riots.”

Stanley Karnow, Ibid., trang 464

Tính cách bạo động của phong trào tranh đấu Phật giáo là có thật. Là điều hiển nhiên không chối cãi được. (Xem Giấc Mơ Lãnh tụ, DCVOnline) Việc ông Kỳ lệnh cho đại tá Nguyễn Ngọc Loan dẹp bàn thờ là việc chính đáng. Khi Hoàng Nguyên Nhuận (tức Giàu) hỏi ý kiến về vấn đề Nguyễn Cao Kỳ, Thượng tọa Thích Tâm Châu gián tiếp trả lời Hoàng Nguyên Nhuận tại phi trường ở Huế để về Saigon,

“Cậu nên nhớ, cả trăm năm nay, bây giờ mới có một người Bắc làm thủ tướng.”

Ngự Chiêu Vũ, “1963-2003. Bốn mươi năm nhìn lại”, Garden Grove, CA: Giao Điểm, trang 478.

[DCVOnline | Nói “cả trăm năm nay, bây giờ mới có một người Bắc làm thủ tướng” là không đúng vì từ lúc Việt Nam có Thủ tướng (Trần Trọng Kim, 1945) đến thời CTUBHPTƯ Nguyễn Cao Kỳ (1965-67) mới có 20 năm, trừ khi kể cả các ông quan nhất phẩm thời phong kiến.]

Điều đó gián tiếp cho thấy TT Tâm Châu không chấp nhận bạo động ở Huế.

Đây cũng là quan điểm trùng hợp với CIA trong một bản phúc trình có nhan đề,  “Thich Tri Quang And Buddhist Political Objectives In South Vietnam”, hay “Thích Trí Quang và những Mục đích Chính trị của Phật giáo đồ ở Việt Nam”, do Trà Mi dịch, đăng trên DCVOnline ngày 19-1-2019.

Chạy theo xu hướng bạo động, giới trẻ Phật tử Huế đã đốt thư viện của Mỹ và tòa Lãnh Sự. Nhiều biểu ngữ chống Mỹ. Bửu Tôn còn cho thành lập “Tiểu đoàn quyết tử” [cùng tên với Tiểu đoàn quyết tử của Cộng sản hoạt động trong những năm 1946-1952]

lấy tên là Tiểu đoàn Nguyễn Trọng Thức để cố thủ Huế. Lá bài chót là đem bàn thờ xuống đường. Họ còn cấu kết với những thành phần cộng sản như Võ Đình Cường,  Nguyễn Trực, Tống Hồ Cầm, Ngô Kha, v.v.

Chỉ trong khoảng ba tuần lễ, người ta đã chứng kiến 10 vụ tự thiêu, nhiều hơn con số dưới thời ông Diệm và Trí Quang bất lực không kiểm soát được tình thế [Karnow, Ibid. trang 464.] Vậy mà ngày nay còn có những kẻ mù quáng tôn vinh thầy chủ trương bất bạo động.

Những cuộc bạo động đủ mọi hình thức như thế đã xây ra mà đám trí thức “chồn lùi” ở Huế vẫn ngạo mạn trơ trẽn, “thày Trí Quang tranh đấu bất bạo động!”

Chưa kể mối bất hòa nội bộ giữa Trí Quang và Thích Thiện Minh đi đến việc Thich Thiện Minh bị ám sát hụt, gẫy chân. Ai là kẻ chủ mưu ra lệnh?

Trong dịp Stanley Karnow ra Huế, theo lời ký giả, ông đã được chứng kiến tận mắt vụ tự thiêu tại chùa Diệu Đế.

Karnow  tường thuật lại vụ ni cô Thanh Quảng tự thiêuở chùa Diệu Đế,

“Tôi đã chứng kiến vụ đầu tiên trong loạt tự thiêu  này vào buổi sáng ngày 29 tháng Năm tại chùa Diệu Đế ở Huế […] Ni cô Thanh Quảng vào chùa từ sáng sớm với vài người bạn. Ni cô ngồi tọa thiền để một người bạn tưới xăng lên người. Ni cô đã châm quẹt. Tức thì một ngọn lửa đã bùng lên, một người bạn khác đã đổ dầu bạc hà [hay dầu khuynh diệp] để át mùi của thịt bị thiêu sém. Tôi đến còn nhìn thấy thân ni cô bốc cháy vẫn ngồi thẳng, chắp tay cầu nguyện.”

Stanley Karnow, Ibid., trang 464.

Và Stanley Karnow viết tiếp,

“The religious rite was fast becoming a political episode.

Một nghi thức tôn giáo đã chóng trở thành một màn chính trị.”

Stanley Karnow, Ibid., trang 464.

“Chung quanh, phật tử chứng kiến đã quỳ xuống cất lời tụng niệm xin Phật giảm cho ni cô nỗi đau thể xác. Cùng lúc những phóng viên của đài phát thanh địa phương đi lại thâu băng những lời cầu nguyện của đám đông để sau đó phát thanh lại .”

Stanley Karnow, Ibid., trang 464.

Tất cả là một màn trình diễn lớp lang, một tổ chức có bài bản, mỗi người có nhiệm vụ của mình. Như thể không phải lần đầu. Như thể đã xảy ra tương tự ở các nơi khác.

Trong khi đó thì Thích Trí Quang đang ở đâu? Đây là câu trả lời:

“Soon Tri Quang appeared to distribute to the foreign correspondents present copies of a letter that the nun had adressed to President Johnson condemning America’s “irresponsible” support for the Saigon regime. Tri Quang blamed Jonhson for her death and indicted him for having ‘masterminded the repression of the Vietnamese people.’”

Stanley Karnow, Ibid., trang 464

Bên xứ người, đánh một con vật như con chó cũng có thể bị thưa ra tòa. Cắt tiết một con vịt bị coi là dã man, kinh tởm. Trẻ con ăn cá mà nhìn thấy mắt con cá, chúng không dám ăn nữa.  Vì thế, là một người Tây Phương, có truyền thống văn hóa tôn trọng sự sống Stanley Karnow nhìn cảnh da thịt cháy khét lẹt làm sao ông chịu đựng nổi.

Mạng người là quý, vô giá. Nó không thể mang đổi chác, trả giá với bất cứ lý tưởng chính trị nào. Mạng một con người như hòa thượng Thích Quảng Đức hy sinh thiết nghĩ đã đủ rồi. Quá đủ rồi.  Mà bây giờ quá nhiều người đã chết một cách vô ích?

Cái chữ “Soon” của nhà báo Karnow ngụ ý nhiều điều. Ông Trí Quang — người chủ mưu thiêu sống người — bình chân như vại, ngồi trong chùa bình tĩnh, thản nhiên chuẩn bị tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các nhà báo ngoại quốc. Ông không hề quan tâm, dù một cái liếc mắt nói chi đến một giọt lệ đến cái xác cháy còn nằm ở kia. Con mắt sắc như dao, đầy sát khí, ngồi tựa trên một cái bàn của Trí Quang, như rong một tấm ảnh có lẽ ông rất tâm đắc; làm sao có thể có một chút từ tâm nơi con người ấy? Ai còn nghĩ đến gia đình của ni cô Thanh Quảng? Tổ chức tự thiêu đã được dàn dựng, thu băng để kích động quần chúng Phật tử sau buổi tự thiêu này.

Mục đích để làm gì? Đổ tội cho Jonhson phải trách nhiệm về cái chết của ni cô Thanh Quảng. Khôi hài thật. Ni cô hẳn là không biết một chữ tiếng Anh, từ đâu đến được đem về đây như một con dê tế thần. Ai là người thay ni cô viết thư cho Tổng thống Johnson? Tội  nghiệp cho ni cô đã tin tưởng vào lời khuyến dụ của Trí Quang, đã liều mình hiến thân cho mưu dồ chính trị của Trí Quang. Nhiều lúc tôi tự hỏi, nếu rơi vào trường hợp  phải chứng kiến cảnh này, tôi sẽ phải hành xử thế nào?

Dù chỉ tưởng tượng cảnh ni cô Thanh Quảnq tự thiêu tại ngôi chùa Diệu Đế này, tưởng tượng mùi khét của thịt bị thiêu sém thì thật kinh hoàng quá sức chịu đựng. Nó như một phi thực bắt người ta mường tưởng đến cảnh phiến quân Hồi giáo cũng xử tử và thiêu sống những kẻ thù của họ như vậy. Mục đích của đôi bên có thể khác nhau nhưng sự tàn bạo chỉ là một.

Nếu rơi vào trường hợp  phải chứng kiến cảnh này chắc tôi sẽ ói mửa, chịu không thấu. Ngôi chùa Diệu Đế này rất sâu. Vào bên trong mới được biết phần cuối cùng là nơi trú ngụ của ông Trí Quang. Chỗ thâm cung bí sử này đã xảy ra những chuyện gì? Tôi mong sẽ có một ngày, một chú tiểu, một người hầu cận hay một ai đó có dịp bộc bạch những điều mà họ đã mục kiến!

Tôi cũng tự hỏi mình tại sao chính ông Trí Quang không tự thiêu? Hoặc các đệ tử  ruột của ông, hay tất cả cùng tự nguyện đôàng loạt tự thiêu, cúng dường Tam Bảo thì đẹp biết là bao? Tại sao không phải là một ai khác mà là ni cô Thanh Quảng?

Sẽ có hàng ngàn lời ca để chúc tụng nghĩa cử siêu phàm và cao đẹp ấy chung một lý tưởng, chung một tấm lòng nếu họ tình nguyện tự thiêu? Tại sao ông lại khích dộng những người quê mùa, hiền lành, chất phác, thay vì những sinh viên, trí thức đã nêu tên ở trên, chết thay cho ni cô nhỉ?

[DCVOnline | Hôm nay, ai còn nhớ hay biết về ni cô Thanh Quảng đã tự thiêu ở chùa Diệu Đế sáng ngày 29 tháng Năm, 1966? Ngay sau khi ni cô Thích nữ Thanh Quảng vừa tự thiêu, Thượng Tọa Trí Quang đã họp báo bầy tỏ sự bất bình của ông:

“Thủ tướng Kỳ thành công khi đàn áp cuộc nổi loạn của Phật giáo đồ ở Đà Nẵng gần đó, là một ‘tội ác’ đối với những người theo đạo Phật tương đương với ‘tội ác gây ra cho thành phố Hiroshima’. Trí Quang nói, hơn nữa, nó do “Tổng thống Hoa Kỳ chủ mưu.” […]

“Nhưng trên thực tế, không giống như năm 1963, những vụ tự thiêu ghê gớm cho đến nay đã trở thành vô ích trong việc thúc đẩy chiến dịch lật đổ chính quyền Nguyễn Cao Kỳ của Trí Quang. Lý do: đại đa số Phật giáo đồ Việt Nam rõ ràng không tin rằng việc tự thiêu là hợp lý hoặc cần thiết, và nỗi kinh hoàng đã nhường chỗ cho sự bực tức và thậm chí là một sự chán nản trong một nước đã quen thấy những cái chết kinh khủng. Tuần trước, một người Việt Nam giải thích, “Mọi người quay nhìn chỗ khác vì bây giờ các nhà sư không có lý do chính đáng. Họ có lý do chính đang năm 1963.” Và cả những nhân vật được đạo diễn đẻ thành người tử vì đạo cũng không tạo ra làn sóng chấn động ở Hoa Kỳ đã lan truyền trên báo chí và công chúng vào năm 1963, tạo ra áp lực thuyết phục Washington bỏ Diệm.”.

TIME, South Viet Nam: The Light That Failed,  Friday, June 10, 1966.]

Dễ hiểu thôi, bởi vì như lời tướng Kỳ, Trí Quang là người làm chính trị đâu phải nhà tu hành. Một chính khách khuynh đảo muốn thâu tóm quyền lực với tham vọng ngất trời.

Thích Trí Quang 1966. Nguồn: OntheNet

Bạn đọc đến đây, tự hỏi xem, lòng dạ Trí Quang ở thời khắc ấy, ông có còn chút từ tâm, tính người không?  Liệu có thể ai đó cho tôi biết, tâm trạng ông Trí Quang lúc đó ông nghĩ gì? Nếu quả thực, ông là người có đạo hạnh thì ít nhất ông ta phải quỳ chung với Phật tử, chia sẻ giờ phút biệt ly đau đớn thể xác của ni cô Thanh Quảng.

Không, ông ẩn trốn trong phòng và chỉ thong thả xuất hiện khi vụ tư thiêu đã hoàn tất. Chắc là ông đã dặn nhóm đệ tử, khi nào xong việc thì vào báo cho ông biết!

Và cách hành xử của ông, nó có khác chi những bọn khủng bố thời nay không? Tôi thiển nghĩ, nó chỉ là một, chỉ khác thời điểm thôi, khác khung cảnh thôi và một tên gọi khác thôi.

Để trả lời cho việc tố cáo này, Tổng thống Jonhson nói những cuộc tự thêu đó là “bi thảm, không cần thiết.”

Vâng. Chẳng những không cần thiết mà còn là dã man nữa.

Lời nhận xét này cũng là để phản biện lại ý của Trần Kiêm Đoàn là ‘tự thiêu là để làm sáng lương tâm con người!’

Sáng ở chỗ nào? Ai sáng ai? Thời VNCH có quá nhiều ngọn đuốc soi đường. Sau 1975-với 40 ngàn sư sãi, ni cô phần lớn là sư quốc doanh, thầy cúng, vậy phải cần bao nhiêu ngọn đuốc để chỉ cứu đám sư sãi này?

Vì thế, ngày hôm nay còn bất cứ ai ca tụng ông Thích Trí Quang là đạo hạnh, tranh đấu bất bạo động, là từ bi, là chấn hưng Phật giáo, là gì gì đều đã rộng miệng không hề biết ngượng. Việc trước tiên là những người đó phải tự xét lại mình.

Liệu chính họ có còn mang tính người hay không? Taị sao họ làm ngơ, không một người nào dâm công khai viết lại về ba năm xáo trộn 1964-1966?

Liệu trong số những trí thức Phật tử ,xin phép được liệt kê danh tính sau đây, vẫn lên giọng như một ban đồng ca, ca tụng thày hết lời, sẽ tình nguyện tự thiêu làm ngọn đuốc soi dường theo như Trần Kiêm Đoàn đề xướng hay không?

Câu hỏi này tôi xin hỏi lại Cao Huy Thuần, Thái Kim Lan, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Kiêm Đoàn, Tạ Văn Tài. Hình như họ có ba đặc điểm chung, trước hết phải là dân miền Trung, thứ hai phải là thứ phật tử thuần thành, và thứ ba đều ngả về phía bên kia.

Thiếu một trong ba thứ ấy thì không thể nào xứng đáng là đệ tử của Trí Quang được.

Tôi cũng chắc là mặc dầu vậy, không ai trong đám ấy tội vạ gì làm công việc tự thiêu đó. Bởi vì bản thân các người ấy đều là “bọn Pha Ri Siêu thời đại” bọn người “ăn quỵt lịch sử”, nói mà không làm. Các người chỉ là một bọn ngoa ngôn, phét lác, giả hình, giả nhân, giả nghĩa mà lòng dạ độc ác không mang tính người!

Danh sách có thể còn dài, xin tiếp tục điền vào chỗ còn trống.

Tôi, và những người cùng quan điểm nên gọi Thích Trí Quang bằng danh xưng gì cho thích hợp dùng việc thiêu người cho các mục tiêu chính trị khuynh đảo của ông?

Ông Diệm độc tài. Nhưng bàn tay ông chưa dính máu người vô tội. Ông Diệm xét về mặt đạo đức hơn hẳn Trí Quang nhiều bậc. Ông Trí Quang được vinh danh thối là không có chùa, không có đệ tử! Ông Diệm là tổng thống chẳng những không có nhà, không vợ con, không có con hoang vô thừa nhận và cũng không có tài sản.

Chỉ cần nhìn gương mặt phúc hậu của ông Diệm so với gương mặt gian ác của Trí Quang đủ biết kẻ chính người tà.

 Số phận Trí Quang và Phật giáo Việt Nam sau 1981

Trong vai trò lãnh đạo Phật giáo, Trí Quang chỉ đứng sau Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Người ta thường gán cho cho ông vai trò “chấn hưng Phật gíáo”. Thử xem, dưới thời Ngô Đình Diệm có bao nhiêu ngôi chùa được tu bổ và xây dựng mới? Trí Quang đã nhận bao nhiêu tiền của Ngô Đình Cẩn dùng để tu bổ các chùa? Các chùa lớn ở Saigon được xây dụng từ thời nào? Dưới sự thống lãnh của Thích Trí Quang từ cuối năm 1963, có một ngôi chùa nào mới được xây dựng ở Saigon? Chế độ VNCH đã thủ tiêu, ám sát nhà sư nào chưa như trường hợp thân nhân của thượng tọa Thích Quảng Độ bị cộng sản thủ tiêu chưa?

Nói thuần túy về mặt Đạo, giai đoạn chấn hưng Phật giáo chỉ được kể từ năm 1932 do bác sĩ Lê Đình Thám đã sáng lập Hội Phật Học Việt Nam đầu tiên. Và công của của người góp phần đào tạo là Pháp sư Mật Khế, đại sư Trí Độ. Sau 1954, ông ra Hà Nội.

Năm 1951, một hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ nhất tại Chùa Từ Đàm, Huế lấy tên là THPGVN, chưa có mặt Trí Quang.

Năm 1964, Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ hai tại chùa Xá Lợi Sài gòn gồm 11 tăng đoàn, cư sĩ Bắc Tông, Nam Tông từ phía Nam vĩ tuyến 17. Hội nghị lấy tên là GHPGVNTN. Ông Trí Quang có vai trò gì và làm được gì trong giai đoạn này?

Năm 1981, Hội nghị thống nhất Phật giáo thì ông đã bị loại ra ngay từ đầu rồi!

38 năm qua, tính từ năm 1981 sau khi TT. Trí quang bị cô lập và giáo hội Phật giáo miền Nam trước 1975 bị xóa sổ tôi chưa hề được đọc một cách chính thức bất kỳ sự lên tiếng phản đối nào về việc Phật giáo trở thành quốc doanh từ những trí thức nồng cốt của ông Trí Quang như: Hoàng Văn Giàu,Trưởng đoàn sinh viên Phật Tử Huế, tỵ nạn ở Úc (1938-2016). Thái Kim Lan, Phó trưởng đoàn sinh viên Phật tử Huế, lúc ở Muchen, Đức, nhưng phần lớn thời gian ở Huế. Cao Huy Thuần, Tổng thư ký tờ báo tranh đấu Lập Trường vào khoảng tháng 8-1964, hiện ở Pháp, đi lại Việt Nam nhiều lần.

Họ đã một thời khói lửa hò hét sẵn sàng tuyệt thực để bênh vực đạo pháp. Họ đâu cả rồi? Họ từng về Việt Nam với tư cách Phật tử gì?

Cả ba, dù sống tự do ở ngoại quốc, nhưng tuyệt đối không đề cập đến việc “quốc hữu hóa” đạo Phật này của nhà cầm quyền cộng sản.  Họ sợ gì mà không lên tiếng? Đó là thắc mắc từ bao lâu nay mà cho đến nay, tôi vẫn không tìm thấy một câu trả lời!

Nó đặt ra vấn đề cái mạnh và cái yếu thực sự của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Hình như nó chỉ mạnh trong một thế giới tự do.  Chỉ mạnh với Diệm-Nhu, với Thiệu-Khiêm, nơi đó người dân được quyền đòi hỏi, được biểu tình,  được xuống đường dù đôi khi bạo động. Nhiều phần họ tin chắc rằng tối về nhà ngủ mà không sợ bị bắt, bị thủ tiêu.

Nhưng GHPGVN trở nên khiếp nhược bị khuất phục trong một thể chế toàn trị cộng sản. Gương các nhà sư và giới Phật tử Hà Nội từ năm 1954 như một tấm gương rõ nét nhất.

Và để như một so sánh, giáo hội Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 7% dân số. Nhưng ít nhất, giáo hội ấy còn đứng vững trên hai đôi chân của mình. Hội đồng giám mục họp mỗi năm để đưa ra đường lối chỉ đạo và chỉ có bổn phận thông báo cho chính quyền các kết quả phiên họp. Việc tuyển sinh và đào tạo linh mục, một trong những điều kiện sống còn của tôn giáo, vẫn nằm trong quyết định của Giáo Hội. Việc chống đối và đòi hỏi vẫn xảy ra trong suốt nhiều năm qua trong cố gắng cải thiện và đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Người ta phải tự tìm hiểu tại sao có sự khác biệt giữa hai tổ chức tôn giáo để tìm ra cái mạnh cái yếu nằm ở chỗ nào.

Mặc dầu vậy, phần đông, họ không chịu nhận cái hèn, cái khiếp nhược ấy.

Như Thái Kim Lan có thể ca tụng sự im lặng trong suốt 44 năm của Trí Quang, ngồi trong xó chùa, dịch sách? Sao trước 1975, thày không chịu khó ngồi dịch sách cho dân chúng nhờ? Thái Kim Lan hẳn cũng có học triết lý dân thân của J.P.Sartre. Cái đó, Sartre gọi là thái độ ngụy tín. Trong chương mở đầu của cuốn Critique de la raison dialectique, ông viết rằng dưới sức ép của thời cuộc và thực tế, nó buộc con người phải dấn thân vào những tranh đấu chính trị xã hội. Đó là một chọn lựa nhập cuộc can đảm.

Chọn lựa ngồi dịch sách như Trí Quang là một chọn lựa không chọn lựa gì cả, mặc thế sự, bịt tai, bịt mặt, lừa dối chính mình để tìm một thứ lương tâm an bình trước bão táp thời cuộc.

Người bình dân thì lý luận đơn giản hơn gọi đó chỉ là một thái độ hèn, chấp nhận cúi đầu trước bạo lực. Theo một chiều nghịch đảo, càng chức cao, càng có quyền hành, khi hữu sự càng trở nên hèn hơn ai hết. Cứ xem cuộc tháo chạy di tản sau 1975, ai là người bỏ chạy trước tiên?

Nói chi đến những thành phần khác như Lê Tuyên (Hiện ở Mỹ), cựu chủ bút tờ Lập Trường. Đám Nguyễn Đắc Xuân, Hòang Phủ Ngọc Tường, cũng như nhóm Giao Điểm (sách hiếm).

Ông Vũ Ngự Chiêu từng trích dẫn nhận xét của Hồ Chí Minh trong vụ đàn áp Phật Giáo năm 1963 là:

Tội ác dã man của chúng (họ Ngô) trời đất không dung tha.”

Tuyển tập :1963-2003. 40 năm nhìn lại. Giao Điểm 2003, Vũ Ngự Chiêu: “Tại sao có cuộc tranh đấu của Phật giáo?” trang 197.

Ông Vũ Ngự Chiêu đã không cho biết ông trích ở nguồn nào lời tuyên bố của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cứ cho là lời tuyên bố ấy có thật đi. Thì việc xóa toàn bộ di sản Phật giáo, biến thành Phật giáo Quốc doanh sao không thấy ông lên tiếng gì?  Và còn hàng trăm trí thức Phật tử đủ cỡ đã từng lên án chế độ Đệ I Cộng Hòa là đàn áp Phật giáo, tôi cũng không thấy một ai lên tiếng về kiếp nạn Phật giáo kể từ 1981.

Cũng trong tập sách “1963-2003. 40 năm nhìn lại” này, Cao Huy Thuần gọi chế độ ông Diệm là toàn trị. Như thế là ông Diệm đã đi trước cả chế độ cộng sản vì áp dụng chế độ toàn tri? Cao Huy Thuần chỉ là loại nịnh bợ cộng sản, nói lấy được. Vậy thì chế độ cộng sản hiện nay phải gọi bằng tên gì?

(Tuyển Tập, Ibid., Cao Huy Thuần: Toàn trị và ngoại thuộc, trang 172-196.)

Nói chung thì tôi khá quen thuộc, đọc nhiều bài của họ với lối viết, lối trình bày của các người như Hoàng Văn Giàu (hay Hoàng Nguyên Nhuận) Cao Huy Thuần, Trần Kiêm Đoàn cũng như Thái Kim Lan, v.v. Họ có thói quen ngụy biện, nói xuôi nói ngược kiểu nào cũng được. Họ tìm cách che đậy đủ kiểu và nếu cần khen hoặc nịnh lấy được.

Thói ngụy biện của họ không phải là vấn đề  của một cá nhân nữa. Nó thuộc bình diện văn hóa địa phương truyền thống, vốn sống dưới một chế độ phong kiến vua quan bị chèn ép, đội trên đạp dưới. Sự dối trá là lẽ sống còn truyền thừa từ đời nọ sang đời kia rồi.

Phải hiểu điều này thì mới hiểu tại sao họ có thể viết vặn vẹo, che dấu, bóp méo, che đậy sự thật như vậy.

Tôi thật không có một lời gì muốn nói thêm về tư cách hèn của con người của Cao Huy Thuần  này. Hèn hết cỡ. Về Việt Nam khúm núm nịnh bợ Tôn Nữ Thị Ninh!

Ngay cả TT. Thích Tâm Châu từng kết án nặng nề TT. Thích Trí Quang trong cuốn Bạch Thư của ông. dù ở Hải ngoại, ông cũng không hề có một lời về kiếp nạn Phật giáo từ năm 1981.

Đó là điều làm tôi hết sức ngạc nhiên và khó hiểu. Và vẫn mong mỏi có một cuốn sách có tầm cỡ viết về nạn Phật giáo dưới sự cai trị của cộng sản.

Tôi chỉ nêu ra một trường hợp chứng minh cho thấy cái hèn của Trí Quang, sau 1975, nói đúng ra là vào tháng 11-1975 xảy ra một vụ tự thiêu tập thể của 12 vị tăng ni ở Thiền viện Dược sư, tại Rạch Gòi, thuộc tỉnh Cần Thơ để phản đối cộng sản đàn áp Phật Giáo. Nếu dưới thời VNCH thì họ sẽ ồn ào lắm. Ở đây, chỉ có  ba Thượng Tọa Huyền Quang, cố thượng tọa Thiện Minh và Hòa Thuợng Thích Quảng Độ  đơn độc phản đối.

Không thấy tên Trí Quang.  Trí Quang khôn khéo lờ như không biết.

TT Thich Quảng Độ đã xuống điều tra cho biết,

“Thiền Viện Dược sư đã bị san bằng và xới đất lên trồng chuối. Sau khi 12 tăng ni tự thiêu, cán bộ địa phương kéo 12 cái xác ra để bên lề đường cho những người qua lại được thấy, sau đó hai ngày, họ phun săng rồi đốt tất cả phần còn lại của mười hai xác chết được dồn vào hai cái quan tài và họ đi chôn ở đâu không ai biết.”

Sau ba ngày làm việc, ông Huỳnh Châu Sổ (Phó Thanh tra Trung ương từ Hà nội vào) kết luận:

  • Huệ Hiền, tức vị trụ trì Thiền Viện Dược sư đứng đầu trong 12 tăng ni tự thiêu, trước đây làm chỉ điểm cho CIA cho Mỹ ngụy, sau ngày miền Nam được giải phóng, y sợ bị cách mạng trừng trị nên đã tự tử và bắt 11 người khác chết theo.
  • Trước đây, Huệ Hiền được Mỹ cung cấp lương thực đầy đủ, nhưng nay thấy không còn phương tiện sinh sống nay phải tự tử tập thể.
  • Huệ Hiền đã dâm ô hủ hóa với mấy ni cô, sợ việc đổ bể, nên y tự tử và đốt chùa cùng với 11 người khác..

Các nhân chứng đều nói hệt như vậy và nhất là Sư Huệ Thành, thầy của Đại Đức Huệ Hiền cũng công nhận như vậy. Sau đó, họp bảo tôi ký vào văn bản đúc kết, tôi đã không ký, vì nội dung biên bản đúc kết hoàn toàn trái ngược với bức thư tuyệt mệnh của Đại Đức Thích Huệ Hiền đề ngày 29-9, Ất Mão( 2-11-1975 nên tôi không ký. Để chứng minh, tôi đọc nguyên văn bức thư tuyệt mệnh như sau:

“Ngày 29 âm lịch thán 9 âm lịch, 1975.

Nam Mô Đông phương giáo chủ lưu li Quang Như Lai tác đại chứng minh.

Đệ tử chúng con xuất gia, Thiền Viện Dược Sư, kính dâng lên chư Phật Bồ tát Thánh hiền tăng lời tâm huyết phát nguyện của đệ tử tăng ni toàn chùa, thiêu thân ngày 29 tháng 9 năm Ất Mão, tức ngày 2 tháng 11 năm 1975.

  • Để bảo vệ tiền đồ Phật pháp, chánh pháp Như lai bất diệt:
  • Để bảo vệ phẩm giá và đức hạnh người xuất gia trường cửu:
  • Để bảo vệ ngôi Tam Bảo Thiền viện Dược sư bất diệt:
  • Tha thiết kêu gọi Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt-Nam. Mặt trận Giải phóng tôn trọng triệt để tụ do tôn giáo tín ngưỡng của các tôn giáo đúng mức:
  • Tha thiết kêu gọi tăng ni đồng bào Phật tử các giới Việt Nam thân yêu, phải nhứt quyết, nhứt tâm bảo vệ trái tim Bắc và Nam  theo lòi di chúc của Hồ chủ tịch vĩ đại Bắc và Nam chỉ một trái tim.”

Đỗ Trung Hiếu. Phật giáo Thống Nhất ( Hồ sơ). Thống Nhất Phật giáo. TIN Pari 1994, trang 24-25.

Kết quả dành cho ba vị sư chống đối nhà nước là: Thượng tọa Huyền Quang bị cách ly, bị quản thúc suốt 20 năm, ngồi chơi xơi nước và bị canh chừng. Thượng tọa Quảng Độ bị trục xuất về quê nhà, xã Vũ Đoài, 1982 với bà mẹ. Mười năm sau, TT Quảng Độ tiếp tục đâu tranh đến 1995 ông bị kết án tù, 1988 ông được đặc xá, về Thanh Minh thiền viện, và được vận động đi Mỹ. Ông không đi. Do áp lực chính trị, vào ngày 15/9/2018 Thích Quảng Độ, đã bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Ông quyết định trở về quê tổ của mình ở Thái Bình. Phần TT Thiện Minh cũng bị đi tù, nhưng số phận rủi ro, 1978 chết trong tù mà nguyên do chưa rõ.

“Trong lá thư gửi cho Đỗ Mười, Tổng Bí thư đảng, ngày 19-8-1984, Hòa Thượng Quảng Độ cho biết là sư phụ ông, hòa thượng Thích Đức Hải, bị sát hại năm 1949. Sư Bá cũng bị Việt Minh sá hại năm 1946. Sư tổ thì thắt cổ tự tử năm 1954. Phần Hòa thượng  bị giam ở nhà giam Phạm Đăng Lưu từ ngày 6-4-1977 đến ngày 12-12-1978. Sau đó bị lưu đầy ra xã Vũ Đài, tỉnh Thái Bình. Cộng chung ông bị đầy 10 năm 27 ngày. Ông được thả năm 1992.

“Nhưng dù có bị bắt chăng nữa thì tôi cũng cứ nói lên niềm tin vững chắc của tôi là chủ nghĩa cộng sản sẽ không tồn tại lâu dài. Không phải bây giờ tôi mới có niềm tin ấy, mà nó đã xảy sinh trong tôi ngay từ lúc 10 giờ sáng ngày 19-8-1945. Thích Quảng Độ. Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. (Hồi đó tôi 18 tuổi).”

(Trích tài liệu Đỗ Trung Hiếu, Ibid., phần mở đầu.)

Phần Trí Quang, người lãnh đạo tối cao của Phật giáo, nhờ im lặng không lên tiếng, tiếp tục ngồi an toàn dịch kinh, mà chữ nghĩa viết lách, chữ Việt còn lủng củng, chưa thông. Thế là đạo hạnh hay ma lanh quỷ quái, hèn nhát?

Ông Đỗ  Trung Hiếu, từng nhiều năm làm công tác Phật giáo ở Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, rồi bị khai trừ khỏi đảng và đi tù; Ông Hiếu có dịp là nhân chứng trong cuộc dàn dựng một tổ chức Giáo Hội Quốc Doanh. Và ông có dịp kể lại từng chi tiết về việc này. Tập tài liệu  được coi như là tài liệu cấm, chỉ có Photocopy do nhóm Tin Nhà ở Paris phổ biến giới hạn.

Phổ biến tâp tài liệu Đỗ  Trung Hiếu, ngoài việc giúp những người muốn biết sự thật về giai đọan này còn mong cho giới trẻ sau này hiểu biết về giai đoạn kiếp nạn Phật giáo mở đầu cho sự sa đọa và tha hóa của Đạo Phật hiện nay.

Những gì bị che lấp vùi dập cần được rao to trên các mái nhà. Con đường dân chủ, chính nghĩa trước hết và trên hết đòi hỏi những con người có tinh thần dân chủ và trọng chính nghĩa, trọng sự thật lên tiếng.

Im lặng là đồng lõa.

Người ta vẫn nói như thế, nhưng thực tế ít ai dám làm khi cần. Có người như loài chó câm không biết sủa. Chó không biết sủa không còn là chó. Người không biết lên tiếng khi cần lên tiếng trước sai trái thì cũng không phải là người.

Cộng sản đã cố tình muốn loại bỏ GHPGTN như đã làm trước đây ở Hà Nội.

Theo ông Đỗ Trung Hiếu,

“Trước năm 1954, chùa Quán sứ là trụ sở Trung ương của Giáo Hội Phật giáo miền Bắc, trong đó có viện Phật học đào tạo tăng ni, trường trung học Khuông-Việt dạy chương trình thế học. Nhà in Đuốc Tuệ in nguyệt san Phương Tiện.

Nhưng khi cộng sản tiếp thu Hà Nội thì chúng giải tán Viện Phật Học, tăng ni ở đâu về đó lo việc tăng gia sản xuất, bị đình chỉ hệt như trong miền Nam năm 1975, trường trung học Khuông Việt đóng cửa, thư viện khóa kin, nguyệt sản Phương Tiện đình bản và nhà in Đuốc Tuệ bị chiếm dụng.

Nghĩa là tất cả mọi hoạt dộng của Giáo Hội hoàn toàn bị đình đốn, hệt như trong miền Nam 1975.”

(Đỗ Trung Hiếu, Ibid., trang 23)

Trần Xuân Bách là bậc thầy đề ra các chính sách tôn giáo vận ở miền Bắc và đây là kết quả dưới cái nhìn của ông Đỗ Trung Hiếu khi đi theo phái đoàn tham quan các tôn giáo ở miền Bắc:

“Hầu hết chùa. nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư ( sư ông, sư bà) lẩm cẩm, sợ sệt, một bá cáo cụ, hai bá cáo cụ.

Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc.

Phật tử hầu như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ.

Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn chứ không phải sự thành công của tôn giáo vận.”

(Đỗ Trung Hiếu, Ibid., trang 53-54)

Bạn đọc muốn biết rõ thêm về Thiên Chúa giáo, xin tìm đọc các bài viết của tôi trên DCVOnline.net về Giáo Hội Công giáo miền Bắc. Hoặc tìm đọc cuốn sách của giám mục Phao Lô Lê Đắc Trọng, “Chứng từ của một giám mục. Những câu truyện về một thời,tủ sách Diễn Dần giáo dân” (2009).

Chỉ nhắc một kinh nghiệm cá nhân khi về thăm giáo xứ của làng tôi.

Giáo dân vẫn giữ đạo, vẫn tập họp kinh kệ mỗi ngày, nhất là buổi tối mặc dầu không có cha xứ. Đặc biệt trong nhà xứ, vẫn còn một nhà kho, giữ đầy đủ tất cả tài liệu của nhà xứ từ cả thế kỷ nay. Người ta đã lục ra cho tôi, tờ giấy rửa tội.

Bản cũ soạn lại ở miền Nam

Sau  khi chiếm miền Nam thì cái gai của chính quyền cộng sản phải nhổ là: Thượng tọa Huyền Quang trong vai trò Đệ nhất Phó viện trưởng GHPFVNTN và Hòa thượng Thich Quảng Độ.

Phần TT Thích Minh Châu, Viện trưởng đại học Vạn Hạnh – người của cộng sản – thì ngay từ năm 1975 đã tách ra khỏi tổ chức của GHPGVNTN. Nay ông được bầu vào Quốc Hội của cộng sản cho đến năm 1992.Ông qua đời ngày 16 tháng 7 năm ngày 16 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 1 tháng 9 năm 2012), thọ 95 tuổi.

Nhưng không biết do đâu mà TT Thich Minh Châu đã đưa ra một thông báo  mà nội dung bao gồm một sự tố cáo như sau:

“Thượng Tọa Thích Quảng Độ  “ngang nhiên thách thức với chính phủ và Mặt trận tổ quốc Việt Nam”. Cuối cùng việc phải đến đã đến. Ngày 25-2- 1982, ông cùng với Hòa thượng Huyền Quang bị  nhà cầm quyền cộng sản bắt. Nhưng kể từ ngày đó, sinh hoạt của GHPGVNTN bị đình đốn.”

(Đỗ Trung Hiếu, Ibid., trang 31)

Cũng vẫn theo  tài liệu của ông Đỗ Trung Hiếu, trang 31, ghi lai:

“Thượng tọa Trí Tuệ, trị sự trưởng trung ương của Giáo hội nhà nước đã về chiếm Văn phòng Viện Hóa Đạo của Hòa thượng Huyền Quang, tại chùa Ấn Quang làm văn phòng Thành Hội Phật giáo của Giáo Hội nhà nước. Rồi từ đó trở đi, tất cả tổ chức của GHPGVNTN từ Trung Ương đến các địa phương đều bị buộc phải hạ bảng hiệu của Giáo Hội xuống và trương hiệu của Giáo Hội nhà nước lên, thay luôn cả trụ sở nhân viên của GHPGVNTN thành tụ sở nhân viên của Giáo Nhà nước.”

Đỗ Trung Hiếu, Ibid.,  trang 31

Vậy là xong. Vấn đề còn lại là tranh thủ hoặc loại bỏ một vài vị lãnh đạo cũ như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa Thượng Thích Trí Thủ và nhất là TT Thích Trí Quang. Sau đó thống nhất.

Sau đây là những tóm lược trong sách của ông Đỗ Trung Hiếu để bớt sự dài dòng của tài liệu.

  • Ý kiến của ông Trần Bạch Đằng là không dùng được Thích Trí Quang vì ông này có liên hệ mật thiết với CIA và Mỹ.
  • Ý của ông Xuân Thủy — vì chỉ nghe biết về Trí Quang — nên muốn gặp mặt Trí Quang ở Hà Nội. Và hứa sẽ tiếp ông ấy với tư cách Bí Thư Trung Ương Đảng. Tôi sẽ cho biết ý kiến của Đảng đối với Phật giáo Việt Nam và hỏi xem ý kiến của ông Trí Quang như thế nào.

Sau đó, Xuân Thủy ủy quyền cho ông Đỗ Trung Hiếu lo liệu việc này. Nhân lại có thất tuần (49) ngày của Hòa Thượng Trí Độ, thầy của Thượng tọa Trí Quang ở Hà nội. Và Theo lời ông Đỗ Trung Hiếu, ông đã đến chùa Ấn Quang và ngỏ lời mời ông Trí Quang ra Hà Nội. Ông Trí Quang đã hăm hở nhận lời và nhờ ông Đỗ Trung  Hiếu lo liệu cho chuyến đi này. Sau đó ông Hiếu đã điện cho ông Huy, trong ban tôn giáo ở Hà Nội báo cho ông Xuân Thủy đồng thời lo liệu phương tiện đón tiếp ông Trí Quang ra Hà Nội. Chỉ tiếc sau đó có nhân viên quá nhiệt tình đến gặp Trí Quang và hứa lo liệu vé may bay, v.v. Ông Trí Quang biết người đó là công an nên nghi ngờ có sắp đặt. Hai ngày sau, ông xin hủy bỏ chuyến đi.

Dược tin báo hủy bỏ chuyến đi, ông Xuân Thủy cười nói:

“Cọp vừa ló đầu ra miệng hang, ta lại vụng về làm cọp thụt vào rồi. Thôi đợi lúc khác.”

Đỗ Trung Hiếu, Ibid., trang 58)

Nhưng xét cho cùng, cũng may cho ông Trí Quang đã nhạy bén, nghi ngại từ chối không ra Hà Nội găp Xuân Thủy. Nếu gặp rồi, thuận thì không muốn, chống thì không dám. Và nếu chống thì số phận sẽ không khác gì cụ Huyền Quang,  Thích Thiện Minh và TT Thích Quảng Độ, đâu còn ngồi dịch sách đến hơn 40 năm.

Tiến trình “Cộng sản Hóa”  GHPGVNTN và các giáo hội khác

Tiến trình khá phức tạp và do sự can thiệp của nhiều giáo hội địa phương cũng như của nhiều cấp bậc chính quyền cộng sản. Để giản dị hóa, người viết xin được tóm lược những nội dung chính của tiến trình này trong tài liệu của ông Đỗ Trung Hiếu được đè cập đến ở trên, đến với độc giả DCVOnline.

  • Giáo hội Phật giáo miền Bắc thì có nhiều tổ chức, chỉ có tên mà không có thực lực nhân sự. Trình dộ hiểu biết giáo lý Phật giáo thật thô thiển, nông cạn. Vì bị bưng bít nhiều năm không có gì để đọc. Vì thế, nhiều tăng sư kiếm được sách vở Phật giáo từ trong Nam gửi ra như cuốn Phật giáo ngày nay của Thích Nhất Hạnh, hoặc các cuốn  Lục tổ Huệ Năng và bộ Tâm ảnh lục của Trí Quang thì chia nhau đọc ngấu nghiến. Thái độ các sư tăng tại chùa Quan Sứ — theo thói quen — khi có chỉ thị của Đảng thì ngoan ngoãn răm rắp tuân theo.
  • Giáo Hội Phật Giáo miền Nam thì sĩ số đông gấp nhiều lần. Lại chia ra nhiều hệ phái. Hệ phái nào cũng muốn mình có vai trò và có vị trí quan trọng nhất trong việc thống nhất. Ai cũng muốn là giáo chủ. Đức độ tài ba thì hiếm, tham vọng địa vị thì nhiều. Ngoài Đại Thừa, Tiểu Thừa vốn chiếm số dông, có truyền thống xưa nay. Còn có Tăng già Khất Sĩ, Ni giới khất sĩ. Chủ yếu là GHPGVNTN đến GHTGNTVN, GHPGCTVN, v.v. Trình độ học Phật tương đối cao. Trong đó lại có nhiều vị lãnh đạo có uy tín như Thích Trí Quang, thượng tọa Huyền Quang, thượng tọa Quảng Độ, “Ôn Từ Đàm” — Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thượng Tọa Trí Tịnh, hòa thượng tọa Minh Nguyệt, hòa thượng Bửu Ý, hòa thượng Giới Nghiêm, thượng tọa Từ Hạnh, Ni sư Huỳnh Liên. Chưa kể người ngả theo đảng, người không, người từng theo kháng chiến. Không dễ gì ngồi với nhau được!
  • Vì thế, mọi xu hướng thống nhất Phật giáo đều có sự chỉ đạo chính thức của chính quyền cộng sản như Xuân Thủy, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Văn Linh. Và người quan trọng quyết định chung thẩm là đồng chí Trần Quốc Hoàn, Trưởng ban Dân vận Trung Ương, một con người có thành tích 30 năm từ ngành công an, quyền uy sắt máu, được coi là Thủ trưởng!
  • Chẳng hạn tóm tắt ý kiến của đồng chí Xuân Thủy như sau:  “Tổ chức Phật giáo sắp tới theo hình tháp lật ngược và phải ở trong Mặt Trận tổ quốc Việt Nam. Đạo Phật gắn với dân tộc. Nhưng thời đại ngày nay là thời đại xã hội chủ nghĩa nên phải gắn với xã hội chủ nghĩa. Nhân sự tiêu biểu là của GHPGVNTN, khối Ấn Quang, nhân sự hành dộng phải là các nhà sư của ta.”
  • Ý kiến của đồng chí Nguyễn văn Linh thì nhẹ nhàng như sau: “Nếu quý Hòa thượng cho phép, tôi xin gọi đạo Phật của chúng ta, và nếu quý Hòa thượng không ngần ngại cũng có thể gọi Đảng của chúng ta.”

Ngày dứt điểm

Thế rồi điều gì phải đến đã đến. Tinh thần của đồng chí Xuân Thủy đã được thực hiện trong Bản Hiến Chương: Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội. Cái đuôi thòng lọng nằm ở vế cuối cùng. Muốn hay không muốn cũng phải cúi đầu. Ôn Già Lam, một trong những vị đức cao trọng cuối cùng cũng phải thú nhận: “Thống nhất kiểu này, tôi cũng khó mà lui cũng khó.” (Đỗ Trung Hiếu, Ibid., trang 70)

  • Ngày 01-11-1981, tất cả đại biểu tề tựu đông đủ về Hà Nội. Đại biểu miền Bắc ở chùa Bà-Đá, đại biểu miền Nam ở chùa Quán Sứ và nhà khách chính phủ.
  • Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam thành công rực rỡ. Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Văn Đồng tiếp toàn thể đại biểu tại Phủ Chủ tịch đầm ấm và cảm dộng.
  • Hầu hết trên 140 đại biểu miền Nam ở chùa Quán Sứ và nhà khách chính phủ mở liên hoan thâu đêm, và mỗi vi8j mua từ hai đến 10 thước pháo Hà-Nội mang về Nam đốt mừng Giáo Hội Phật giáo Việt Na. Đến san bay Tân Sơn Nhứt mới tóa hỏa chuyến bay dành riêng chở đại biểu Phật giáo chất đầy chất dễ cháy, dễ nổ.
  • Nhưng các nhà sư cười: “ Không sao, Phật độ chì mà ( Trich tóm lược Đỗ Trung Hiếu, ngày 25-5-1994)

Thay lời kết luận

Trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị, hội họp, bàn thảo. quyết định. Ông Trí Quang chỉ được ông Đỗ Trung Hiếu tự quyết định viếng thăm Thích Trí Quang một lần vào bảy giờ đêm 26-10-1981, tại Chùa Già Lam. Nghĩa là trước ngày ký kết khoảng hơn một tháng. Trong dịp này, ông Thích Trí Quang nói:

Trong dịp này, hôm nay tôi muốn qua anh, ý kiến của tôi được đến người cao nhất trong Đảng phụ trách việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, hoặc nếu được anh bố trí cho tôi gặp gặp trực tiếp vị đó.

Ông Đỗ Trung Hiếu cũng thành thật thưa:

Thưa thầy, thời gian còn ít quá. Tôi không dám hứa bố trí cuộc gỡ giữa thầy với vị lãnh đạo Đảng. Còn những ý kiến gì của thầy, tôi sẽ báo cáo trung thực lên lãnh đạo. Điều gì có thể giải đáp được trong phạm vi trách nhiệm của tôi, tôi sẽ đáp ứng ngay bây giờ.”

(Đỗ Trung Hiếu, Ibid., trang 71).

Kể rừ nay, GHPGVNTN cũng như các giáo hội khác chính thức thuộc giáo hội nhà nước với bản ký kết. Bản Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam gồm Lời nói đầu và gồm 11 chuong, 46 điều do các đại diện sau đây ký.

  • Thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội Nghị:

Hòa Thượng Thích Đức Nhuận

Hòa Thượng Thích Trí Thủ

  • Thay mặt Đoàn Thư ký Hội Nghị

Thượng Tọa Thích Minh Châu.

Hà-Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1981

Bộ Trưởng Tổng Thư Ký Hội Đồng Bộ Trưởng

Đặng Thí. (dã ký và dóng dấu.)

Việc thống nhất Phật giáo là việc nội bộ của Phật giáo. Nay nó nằm trong gọng kìm chỉ huy, chế tài và quyết định của lãnh đạo của cộng sản.

Phật giáo Việt Nam kể như bị xóa sổ, chỉ còn cái hư danh.

Những vị lãnh đạo hiện nay chỉ là những thành phần tay sai nhu nhược, chỉ vì chút quyền lợi, chút hư danh. “Một điều thưa cụ, hai điều thưa cụ” (theo ý của Đỗ Trung Hiếu khi ra thăm các chùa miền Bắc.)

Các trí thức Phật giáo như những người tôi nêu tên ở trên chỉ là loại “trí thức chồn lùi” thay vì ngồi lại với nhau bàn kế sách chấn hưng Phật giáo, đòi chính quyền thực thi các quyền lợi căn thiết của Phật giáo như vấn đề đào tạo tăng ni, vấn đề tuyển chọn. Họ tỏ ra quá khiếp nhược, nhân dịp Trí Quang qua dời, họ lại lợi dụng ca tụng một cách quá trơ trẽn một ông sư vốn phần đông bị người đời chê trách và lên án.

Đánh bóng Trí Quang không tạo được một hào quang cho Phật giáo mà ngược lại càng bôi đen Phật giáo như một thứ hết thời.

Trí Quang đã hết thời từ lâu rồi.

Tương lai Phật giáo sẽ đi về đâu?

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOnline biên tập, minh họa, và phụ chú.