Bây giờ Đức có thể giữ châu Âu hợp lực được không?
Timothy Garton Ash | Trà Mi
Thắng lợi lớn của Angela Merkel trong việc làm trung gian đàm phán chương trình phục hồi kinh tế cho EU sau Covid-19 có thể đánh dấu sự hồi sinh của một giấc mơ chính trị chung
Mấy hôm trước, tôi có một giấc mơ. Tôi mơ thấy mình đang ngồi trên một bãi biển vào mùa hè năm 2030 và nhìn lại cách Đức đã cứu châu Âu.
Thủ tướng Đức đã làm trung gian đàm phán chương trình phục hồi kinh tế cho châu Âu sau cuộc khủng hoảng Covid-19 năm 2020, với các khoản viện trợ và khoản vay lớn để giúp các nền kinh tế Nam Âu đã gặp khó khăn, dựa trên việc cho vay chung ở châu Âu. Nó còn giữ được mối quan hệ mang tính xây dựng giữa EU và Anh thời hậu Brexit, giúp công dân Ba Lan và Hungary bảo vệ nền dân chủ tự do, khiến Vladimir Putin bối rối khi châu Âu thực hiện nghiêm túc một chính sách năng lượng chung, sử dụng quyền lực pháp lý của EU để kiềm chế Facebook, định hình một chiến lược chung đối với Trung Hoa và đưa ra một ví dụ hàng đầu thế giới về chính sách xanh mới của châu Âu.
Đức đã thực hiện tất cả những việc đó bằng cách làm việc như một nước “đứng đầu trong số những nước ngang hàng với nhau” với những nước khác ở châu Âu, trong khi hợp tác với Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác trên thế giới. Khi thực hiện chương trình nghị sự đầy tham vọng này, Đức đã giữ một phong cách chính trị văn minh, đồng thuận và được sự ủng hộ của chính người dân nước Đức. Thật là một thành tựu cho Đức và cả Châu Âu vào đầu những năm 2030. Thật là một sự tương phản với những năm đầu thập niên 1930.
Giấc mơ giữa ban ngày của tôi đã được thúc đẩy bằng 1,8 triệu euro (1,6 triệu bảng Anh), ngân sách bảy năm cho EU và thỏa thuận phục hồi [kinh tế] qua trung gian đàm phán của thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng với Tổng thống Emmanuel Macron và giới lãnh đạo nhưng cơ chế của EU, trong một hội nghị thượng đỉnh marathon hồi đầu tháng này. Cánh cửa đến bước đột phá này đã mở ra được do một sự thay đổi lập trường lớn của Đức, chấp nhận sự đoàn kết công khố/tài chính là điều cần thiết. Một năm trước, tuyệt vọng với rất nhiều thay đổi lớn của một chính phủ liên hiệp lớn ở Berlin đến nỗi tôi đã lập luận rằng cách duy nhất để có được những đổi mới cần thiết và quan trọng ở châu Âu là chính phủ đó phải ra đi. Lịch sử đã chứng minh tôi sai như lịch sử có thói quen chứng minh mọi người đã sai – với một sự thay đổi hoàn toàn bất ngờ.
Với những gì Hegel gọi là sự khéo léo của lẽ phải trong lịch sử, sự thay đổi đã được mong đợi từ lâu của Đức đã kết tinh do một loại virus không ai biết bắt nguồn từ châu Á và phán quyết của tòa án hiến pháp Đức. Việc thứ nhất (virus) đã nói rõ với ngay cả với một công chúng Đức hoài nghi rằng các quốc gia Nam Âu đang phải chịu một thảm họa không ai có thể nói là lỗi của chính họ, và do đó đáng có được sự đoàn kết kinh tế. Việc thứ nhì (phán quyết của tòa án hiến pháp Đức) đã bắn một phát súng cảnh cáo vào vòm của Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho thấy rõ rằng mọi thứ không thể chỉ để cho chính sách tiền tệ của ngân hàng quyết định. Một phản ứng tài chính trên toàn châu Âu cũng là điều cần thiết. Chính xác như tôi đã dám hy vọng trong một bài bình luận đầu năm nay, Merkel đã nắm lấy cơ hội bằng cả hai tay.
Xin cúi đầu thán phục bà.
Nhưng cũng có những phát triển dài hạn là nền tảng cho giấc mơ đầy hy vọng của tôi. Berlin hiện có một số lớn các chính khánh, viên chức chính phủ, nhà báo, nhóm chuyên gia cố vấn và những viện nghiên cứu quan trọng, đang suy nghĩ và nghiên cứu kỹ lưỡng về chiến lược của Châu Âu nên như thế nào – và không chỉ cho nhiệm kỳ chủ tịch EU hiện tại của Đức. Nếu một chính phủ liên hiệp đen-xanh (CDU / CSU-Green) hình thành sau cuộc tổng tuyển cử mùa thu tới, điều đó sẽ chỉ củng cố cam kết của chính phủ Đức với châu Âu. Trong cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Châu Âu về các chuyên gia chính sách đối ngoại trên toàn EU, 97% những người được hỏi cho biết Đức là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở EU, và 82% xác định đây là quốc gia được “tiếp xúc nhều nhất”.
Ở châu Âu, Đức là quốc gia không thể thiếu được.
Tuy nhiên, tỉnh giấc mơ giữa ban ngày trong một cơn mưa lạnh lẽo, việc mà mùa hè nước Anh chẳng khi nào thiếu, tôi thấy hai khó khăn lớn trên lộ trình trước mặt. Kể từ khi nước Đức thống nhất lần đầu tiên, một thế kỷ rưỡi trước đây, quốc gia này đã phải vật lộn với vấn đề mà Kurt-Georg Kiesinger, một thủ tướng liên bang trong những năm 1960, gọi là “tầm cỡ quan trọng” của họ. Tên gần như vậy, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, nói một cách súc tích hơn: “[Đức] quá lớn cho châu Âu, quá nhỏ cho thế giới.” Công thức Kissinger thật lỗi lạc nhưng không hoàn toàn đúng. Đức quá lớn để chỉ là một quốc gia châu Âu khác, nhưng nó không đủ lớn để trở thành một nước bá chủ ngay cả ở châu Âu, chứ đừng nói đến thế giới.
Như thế, với một chiến lược của Đức dù khôn ngoan thế nào đi nữa, nó sẽ không thể thực hiện được nếu không có các đối tác quốc tế. Những thách thức khổng lồ của sự biến đổi khí hậu và siêu cường độc tài mới nổi Trung Hoa – đối với thế giới đầu thế kỷ 21 như những gì mà Đức của Wilhelmine ở đầu thế kỷ 20 ở châu Âu – nghĩa là những thách thức này không thể giải quyết được trừ khi người ta có một Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden trở lại với chủ nghĩa quốc tế xây dựng và sự tham gia chiến lược của các cường quốc như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Các vấn đề riêng của Châu Âu không thể giải quyết được nếu không có sự tham gia tích cực không chỉ của Pháp và Tây Ban Nha mà cả Ý (có thể hiểu được là họ đang phải quan tâm đến các vấn đề nội bộ của riêng họ), Ba Lan (hiện đang rêu rao một luận điệu chống Đức cũ rích), Hòa Lan và các nước khác. Về chính sách đối ngoại và an ninh, châu Âu cũng cần có ảnh hưởng của Anh – đó là lý do chiến lược lớn để Merkel cố gắng làm trung gian để được một thỏa thuận Brexit mà tôi tin rằng vẫn có thể có được vào mùa thu này.
Một ẩn số lớn khác là dư luận Đức. Trên bề mặt, dường như có một sự đồng thuận vững chắc ủng hộ châu Âu, của khối quốc tế trong xã hội Đức. Nhưng sóng ngầm là một số khuynh hướng đáng lo ngại. Thế giới bên ngoài luôn cảnh giác với bất kỳ sự hồi sinh nào có thể có của một khuynh hướng một nước Đức lớn hơn, nhưng phổ biến hơn vẫn là khuynh hướng một Thụy Sĩ lớn hơn: hãy để chúng tôi một mình để giàu có và tự do. Định kiến của người Đức về người Nam Âu trong Eurozone đang ăn xin những người Bắc Âu đạo đức và chăm chỉ đã không tự dưng biến mất. Cách thức hậu thuẫn bầu cử tăng vọt của khối quốc gia bài ngoại Alternative for Germany (AfD) sau cuộc khủng hoảng người tị nạn là một dấu hiệu đáng quan tâm. Cũng thế, các báo cáo ghi lại rõ ràng về sự đồng cảm với khuynh hướng cực hữu trong giới quan đội và cảnh sát. Và xã hội Đức đương đại vẫn chưa trải qua thử thách về thời gian thực sự khó khăn ở trong nước.
Bị Donald Trump lên án là một kẻ “thiếu trách nhiệm” thật là điều đáng nổi giận, nhưng sự cực đoan về xúc cảm của sự tha hóa người Đức của Hoa Kỳ vượt xa chủ nghĩa chống Trump một cách hợp lý. Độ cận thị về tư tưởng và địa chính trị thực sự được tiết lộ kết quả của cuộc thăm dò của Viện Körber gần đây chỉ có 37% người Đức cho rằng có quan hệ chặt chẽ với Mỹ quan trọng hơn với Đức so với quan hệ thân thiết với Trung Hoa, trong khi một tỉ số đáng kinh ngạc, 36%, nói rằng quan trọng hơn để có quan hệ với Trung Hoa và 13% ủng hộ thế đứng ở giữa hai siêu cường.
Đức không thể đơn giản trịnh trọng kêu gọi những đối tác quốc tế cần thiết, nhưng đây là thứ đang ở chính trong tay của họ. Một cựu đại sứ nổi tiếng của Đức tại Trung Hoa, Volker Stanzel, đã lập luận, chính sách đối ngoại không còn có thể chỉ để lại cho giới ưu tú quyết định. Nó cần được neo trong một quá trình giáo dục và tranh luận dân chủ rộng lớn hơn nhiều. Điều đó lại càng đúng hơn bởi vì “tấm cỡ quan trọng” của Đức, và do bóng tối của quá khứ, vai trò quốc tế mà công chúng Đức cần phải hiểu và ủng hộ là sự kiện lịch sử bất thường, khó khăn, cân bằng một cách cẩn thận này. Vì Đức không bao giờ có thể là bá chủ, chỉ là một tiền vệ túc cầu vững vàng, khéo léo, có thể giữ cả đội banh cùng nhau hiệp lực – và thậm chí còn có thể không nhận được những tràng pháo tay khi phá lưới.
Tuy nhiên, đôi khi những tiền vệ đó là những người hùng thực sự của đội banh.
Tác giả | Timothy Garton Ash là nhà báo viết chuyên mục cho nhật báo The Guardian ở Anh Quốc.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Can Germany now hold the European team together? | Timothy Garton Ash | The Guardian | 30 Jul 2020.