Một câu hỏi không có gì là khó: “Thưa Tổng thống, ưu tiên của ông là gì?”

Susan B. Glasser | DCVOnline

Trump đang tái tranh cử, nhưng, không giống như bốn năm trước, ông không thể cho biết tại sao.

Đã không hứa hẹn gì với người dân Mỹ, vì thế Trump sẽ không chịu trách nhiệm gì hết, đó là lý do mà nó thường làm Tổng thống trong các nền dân chủ giả vờ chạy trốn những trách nhiệm thế này.

“L’état, c’est moi”: Louis XIV của Mỹ. Ảnh minh họa: Daily Intelligencer; Photos: Hyacinthe Rigaud, Louis XIV, Louvre Museum; Saul Loeb/AFP/Getty Images (Trump)

Nó không phải là một câu hỏi mẹo, hoặc thậm chí là một câu hỏi khó. Đối với bất kỳ ứng cử viên nào khác, đó là đưa bóng một cách nhẹ nhàng nhất, và chậm nhất. Nhưng khi người dẫn chương trình Fox News Ainsley Earhardt hỏi Donald Trump vào một buổi sáng

“Thưa Tổng thống, Nghị trình nhiệm kỳ thứ hai của ông là gì? Ưu tiên của ông là gì?”  

Ainsley Earhardt

Việc ông ấy không có khả năng trả lời là một trong những khoảnh khắc tiết lộ nhiều nhất trong cuộc vận động tái tranh cử của Trump cho đến nay. Trump nói

“Tôi muốn tiếp tục đi lại từ chỗ dừng chân. Chúng ta đã ở chỗ tốt như chưa bao giờ.”

Donald Trump

Trump, một cách buồn bã, mơ về nước Mỹ tiền đại dịch đang trong trí tưởng tượng của ông ấy, lúc mọi người đều có việc làm và thị trường chứng khoán rất tốt. Đối diện với những cái chết không thể kiểm soát được vì coronavirus và một nền kinh tế đang sụp đổ vì nó, Trump đang tuyệt vọng mong được cơ hội làm lại. Ngoài ra, ông không có gì để nói về lý do tại sao cử tri nên bầu cho ông làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ, mặc dù ông đã mất hơn ba trăm từ để nói về điều đó. Điểm mấu chốt dường như là Trump đang hứa hẹn thêm bốn năm “nhiều việc làm”, và ngăn chặn các đồng minh của Hoa Kỳ, đặc biệt là Đức, “ăn cướp của chúng ta”. Và chỉ bấy nhiêu.

Cuộc trao đổi khổ sở này, mà ngay cả những người dẫn chương trình Fox cuối cùng cũng phải cắt đứt, sau một vài phút khó chịu, được chú ý rất ít trong số nhiều xuyên tạc và phẫn nộ kinh khủng do Trump đưa ra trong tuần này. Thậm chí đó không phải là tin đáng chú ý từ cuộc phỏng vấn đặc biệt của Fox, đã đặt trọng tâm một cách chính đáng về tuyên bố vô lý của Tổng thống cho rằng coronavirus “sẽ biến mất” và các trường học nên mở cửa lại vì trẻ em gần như miễn dịch (không lây nhiễm) đối với COVID-19.

Trong suốt tuần, trạng thái gần như ảo tưởng về đại dịch của Trump đã phơi bày một cách thô kệch, đáng chú ý nhất là trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Jonathan Swan của Axios, với những câu hỏi đơn giản nhưng đầy nghi ngờ về virus đã rọi đèn sáng trưng cho mọi người thấy một Tổng thống không có khả năng hiểu được các sự kiện căn bản về cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng hoặc đưa ra một kế hoạch quốc gia để giải quyết vấn đề. Khi được hỏi về con số quá lớn và đang gia tăng về những người Mỹ đã chết Trump nói với Swan,

“Chuyện đã rồi.” (“It is what it is.”)

Donald J. Trump
Nguồn: www.mediaite.com

Câu trả lời đó có thể đi vào lịch sử như một trong những phản ứng tàn nhẫn buốt xương nhất của Donald Trump.

Nhưng không nên bỏ qua việc Trump phải vật vã trả lời một câu hỏi quan trọng và thẳng thắn như vậy về những gì ông sẽ làm trong nhiệm kỳ thứ hai, bởi vì nó đi vào cốt lõi của lý do tại sao cuộc vận động của ông và quốc gia mà ông coi như đang cai trị gặp rắc rối như vậy. Là một người đương nhiệm, Trump chắc chắn đang bị kẹt: ông khó có thể vận động bằng thành tích của mình, khi Hoa Kỳ đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời Đại suy thoái và gần một trăm sáu mươi ngàn người Mỹ đã chết vì coronavirus. Trump không thể mãi mãi trốn trách nhiệm; đây là một thảm họa xảy ra dưới sự lãnh đạo của ông ấy – và bất kể ông ấy gọi nó là virus Trung Hoa bao nhiêu lần hay cảnh báo người Mỹ rằng Joe Biden sẽ biến nước Mỹ thành một địa ngục vô thần – và ông ấy biết rõ như vậy.

Câu trả lời nhạt hơn nước ốc của Trump không chỉ là phản ảnh của một vấn đề nan giải về thông điệp chính trị. Đây là một dấu hiệu của sự suy thoái, cả về khả năng của Tổng thống trong việc trả lời một câu hỏi đơn giản và còn là một lời cảnh báo cho nền dân chủ Mỹ, vì một phần lớn cử tri dường như chấp nhận việc họ ủng hộ một người lãnh đạo chỉ có thể huênh hoang về chính mình trong cuộc vận động tranh cử.

Có phải việc Trump không có khả năng đưa ra một chi tiết nào để nói về bốn năm tới là một phản ảnh của thực tế mà chính ông ấy đang nghĩ rằng ông ấy sẽ thất cử hay không?

Có lẽ thế, nhưng nó cũng là một thước đo cho thấy Trump đã lún sâu đến mức nào trong vũng lầy chủ nghĩa “L’état, c’est moi”, chủ nghĩa “Ta là nhà nước!”

Vận động tái tranh cử  mà không đưa ra một chi tiết nào về chương trình làm việc là một là tấm bảng chỉ đường ít nhất cũng là khát vọng độc tài.

Trump của bốn năm trước là một ứng cử viên quy ước hơn nhiều, ít nhất là theo nghĩa này. Ông đã có một khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, và đã có một chương trình đi với khẩu hiệu đó, dù phản cảm hay không thực tế thế nào đi nữa. Ông đã thực hiện lời hứa trong cuộc vận động. Ông lặp đi lặp lại chúng nhiều lần. Một số rất cụ thể và có thể thực hiện được, và thậm chí có thể nói là tạo nên một thế giới mạch lạc:

“Barack Obama là một Tổng thống khủng khiếp đại diện cho một giới ưu tú suy đồi, toàn cầu hóa đang xuất cảng việc làm của đồng bào và mở biên giới của dất nước cho bọn tội phạm. Tôi sẽ làm điều ngược lại.”

Vào mùa thu năm 2016, Trump đã có bài phát biểu gọi là “Hợp đồng với cử tri người Mỹ”, trong đó ông hứa sẽ rút khỏi hiệp ước thương mại đa quốc gia thời Obama tên là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, và phê duyệt đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada đang gây tranh cãi, đó là tất cả những điều ông đã làm sau khi nhậm chức. Một lời hứa hữu ích về mặt chính trị và rất cụ thể, mà Trump đưa ra trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 là bảo đảm với những khối người Mỹ bảo thủ rằng ông sẽ chọn các thẩm phán liên bang và các Thẩm phán Tòa án Tối cao từ danh sách được Federalist Society phê chuẩn. Ông cũng đã làm điều đó.

Tất nhiên, Trump đã thực hiện vô số lời hứa khác trong năm 2016 mà ông đã không thực hiện được, từ việc xây một bức tường biên giới mà Mexico sẽ trả tiền, hồi sinh kỹ nghệ than của Mỹ, cắt giảm thuế cho giới trung lưu ba mươi lăm phần trăm và tăng GDP lên đến sáu phần trăm một năm. Không có lời hứa nào vừa kể trên đã được thực hiện, và cũng sẽ không được thực hiện, bây giờ hoặc bao giờ. Nhưng vấn đề là ông đã nói với cử tri ít nhất là một cái gì đó giống như một chương trình nghị sự. Sau khi ông nhậm chức, những hứa hẹn trong khi vận động tranh cử như một loại ràng buộc Tổng thống, một người chẳng có nhiều ràng buộc. Steve Bannon, người đã giúp Trump thắng cử và cuãng là người từng gây tranh cãi với tư cách là chiến lược gia trưởng của tổng thống trong một thời gian ngắn trong năm 2017, đã chụp ảnh trong văn phòng của ông ta ở tòa Bạch Ốc với tấm một bảng trắng liệt kê những “lời cam kết” của Trump. Trong các cuộc tập hợp kiểu vận dộng tranh cử trước đại dich coronavirus, Trump thường nói về “những lời hứa đã hứa, những lời hứa được thực hiện”.

Tất cả những điều đó khiến Tổng thống quyết định không có chương trình nghị sự nhiệm kỳ thứ hai khiến các cuộc vận động của ông nay quá nổi bật. Hãy nhớ rằng: Trump biết sẽ có những câu hỏi như thế, và ông vẫn không có gì để trả lời. Nó không phải là một sai lầm tại thời điểm này, hoặc một sự lộn xộn: nó có mục đích. Trong một số cuộc phỏng vấn trước đây, trên thực tế, Trump đã từng được hỏi câu hỏi về nhiệm kỳ thứ hai. Lần nào cũng vậy, ông đã lúng túng, trả lời lủng củng. Vào cuối tháng 6, ông ta nói với người bạn Fox và người bạn tín cẩn Sean Hannity của ông ấy rằng ông ta nên được tái cử vì có “kinh nghiệm”, trong một câu trả lời với trăm bốn mươi từ, như một tô rau trộn hổ đốn. Một vài ngày sau, được một cơ hội khác, với Eric Bolling của Tập đoàn phát thanh Sinclair, Trump vẫn không thể trả lời, cuối cùng cũng chọn được công thức mơ hồ là

“Chúng tôi đã làm rất nhiều, nhưng chúng tôi có rất nhiều việc có thể làm.”

Donald Trump

Ngay cả bây giờ, hơn một tháng sau, Trump vẫn chưa đưa ra câu trả lời nào khác hay hơn, dẫn đến kết luận rằng ông không có khả năng trả lời câu hổi đó hoặc không muốn trả lời. Hay – và điều này cũng đáng lo ngại –  ông ta có thể cảm thấy không cần thiết, tin tưởng vào khối cử tri Cộng hòa trung thành của ông, không bị lung lay sau cuộc luận tội, bệnh dịch và suy thoái kinh tế, sẽ tiếp tục ủng hộ ông ta bất kể ông ta nói gì và làm gì. Các cuộc thăm dò gần đây đã xác nhận điều này: xếp hạng phê duyệt của Trump, đến nay vẫn ở khoảng 40% với phần lớn khối cử tri Hoa Kỳ, gần như vẫn là con số trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Dù lý do là gì đi nữa, có vẻ như Trump không buồn giả vờ nữa.

Trump đã bất chấp sự dự đoán so le, vào thời điểm này đoán rằng Biden sẽ đắc cử vào tháng 11, ông có thể sẽ trở nên thậm chí không bị ràng buộc hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên. Ai có thể dám đặt câu hỏi với một người đã xoay sở để đạt được hai trong số những khó khăn chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ? Trump sẽ làm gì khi biết rằng ông sẽ không bao giờ phải đối diện với cử tri nữa, rằng ông sẽ đi vào lịch sử với tư cách là người chiến thắng? Bất cứ điều gì khác mà ông ta chọn làm, đó gần như một điều chắc chắn, nếu không có đối thủ tranh cử mới để ma quỷ hóa, Trump sẽ phải tạo ra một kẻ thù hoặc nhiều kẻ thù mới để chiến đấu. Ông với xung đột như cá với nước, và chúng ta có thể dễ dàng suy đoán về người mà ông ta sẽ nhắm đến. “Những kẻ thù của nhân dân” trong làng báo, có lẽ, những người đã quá bất công với ông ta? Những “quốc gia được gọi là đồng minh”, như Đức và Nam Hàn, người mà  ngân sách quốc phòng Mỹ đã chi tiêu rất nhiều? Chiến thắng khi không ai ngờ rằng anh ta thắng chắc chắn sẽ thúc đẩy Trump mạnh dạn hậu thuẫn cho nhưng tu từ gây hấn của mình bằng những hành động gây hấn. Ông ta sẽ còn đi xa hơn là rút quân khỏi các quốc gia đồng minh trong Khối Bắc Đại Tây Dương và đối đầu với chính liên minh chứ? Khoan nhượng đối với Nga? Thực hiện một thỏa thuận tồi với Bắc Hàn? Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton của ông nghĩ như vậy và đã lên tiếng cảnh cáo công khai về những việc đó.

Nhưng chúng ta không thực sự biết – và đó là điểm chính.

Đã không hứa hẹn gì với người dân Mỹ, vì thế Trump sẽ không chịu trách nhiệm gì hết, đó là lý do mà nó thường làm Tổng thống trong các nền dân chủ giả vờ chạy trốn những trách nhiệm thế này.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng vận động tranh cử mà cả chương trình hành động chỉ là bản thân tuyệt vời của ứng cử viên là một công thức đi đến thất bại. Khi nhà báo truyền hình Roger Mudd hỏi Ted Kennedy tại sao ông muốn ra tranh cử Tổng thống, vào năm 1979, câu trả lời dài dòng của Kennedy về các “vấn đề phức tạp” và mong muốn được thấy “sự phục hồi ở đất nước này trong quần chúng để giả quyết những vấn đề mà chúng ta đang phải đối phó” đã được coi là một cú knock-out vào một tư cách ứng cử viên chưa công bố. Đó là một khoảnh khắc rõ ràng, và không tốt, cho một người mà dường như coi Tổng thống là đặc quyền nhiều hơn là một nhiệm vụ. Trump với  những câu trả lời vu vơ không trả lời vào câu hỏi đơn giản này cũng rõ ràng như vậy, mặc dù chúng có thể không chứng minh được kết quả đối với triển vọng của Trump như hậu quả vụ Kennedy trả lời nhảm đên với ông ấy.

Đến cuối tháng 8, chắc chắn, các cố vấn của Trump, sẽ phải đưa ra một cái gì đó cụ thể hơn một chút. Khi ông đọc bài phát biểu chấp nhận sự đề cử của đảng Cộng hòa, Tổng thống ít nhất sẽ phải giả vờ tranh cử để hoàn thành một việc gì đó. Cho đến nay, đã có nhiều sự chú ý đến việc ông sẽ đọc bài phát biểu ở đâu – một vấn đề nan giải, phải nói rằng, giữa một đại dịch đã buộc ông ấy phải hủy bỏ hai cuộc tập hợp với cử tri – hơn là ông ấy sẽ nói gì trong đó. Bất cứ con chữ nào xuất hiện trên teleprompter đi nữa, và liệu Trump có phát biểu ở Vườn Hồng hay không, sự thật là chúng ta đã biết chương trình của Tổng thống trong bốn năm tới, bởi vì nó cũng giống như chương trình mà ông đã có trong bốn năm qua năm.

Chương trình làm việc là Trump. Nó vẫn luôn như vậy.

Tác giả | Susan B. Glasser, một nhà báo nhân viên, là biên tập viên sáng lập của Tạp chí Politico. Vào tháng 9, với Peter Baker, bà sẽ xuất bản cuốn, “The Man Who Ran Washington.”

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Mr. President, What Are Your Priorities?” Is Not a Tough Question | By Susan B. Glasser | The New Yorker | Aug 6, 2020.