Đoàn quân Bóng tối của Myanmar

David Scott Mathieson | DCVOnline

Quân đội không bao giờ quan tâm đến hòa bình hay tiến trình chuyển đổi dân chủ – và bà Aung San Suu Kyi cũng vậy.

Du đãng Myanmar tham gia một cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự gần chùa Sule ở Yangon, Myanmar, vào ngày 9 tháng 2 năm 2021. Ảnh của Myat Thu Kyaw / NurPhoto qua Getty Images

Cuộc đảo chính ở Myanmar đã đưa quân đội, hay Tatmadaw, trở lại nắm toàn quyền kiểm soát đất nước, sau một thập kỷ trên danh nghĩa là dứi sự lãnh đạo của một chính quyền dân sự. Hiến pháp năm 2008 được viết rất cẩn thận để hạn chế khả năng của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi có thểc thách thức đặc quyền của quân đội về mặt chính trị, kinh tế hoặc pháp lý, bất chấp đã thắng trong cuộc bầu cử một cách áp đảo vào năm 2015 và thậm chí còn thắng lớn hơn nữa vào tháng 11 2020, với sự ủng hộ của công chúng.

Các cuộc biểu tình đang diễn ra trên toàn quốc chống lại cuộc đảo chính là đáng chú ý vì mức sâu rộng của chúng — hơn 300 cuộc biểu tình khác nhau ở các thị trấn và thành phố vào một số ngày — và đại diện cho một quốc gia đa dạng: Có mặt hầu hết mọi tầng lớp xã hội có thể hình dung được đều đã phản đối, từ công chức và hoàng hậu đàn ông đến doanh nghiệp, nhạc sĩ, các cộng đồng sắc dân, và thậm chí một số nhân viên cảnh sát, ở khắp các lứa tuổi và cho thấy một loạt các khẩu hiệu phản đối chói lọi với sự hài hước bất cần. Quân đội cho đến nay là nhóm duy nhất không xuống đường.

Tại sao Tatmadaw lại từ bỏ một thỏa thuận hiến pháp rộng rãi như vậy — vốn trao cho họ ghế trong quốc hội, ba bộ chủ chốt, quyền lực kinh tế rộng lớn và không bị trừng phạt vì những tội ác trong quá khứ và hiện tại — bằng một cuộc đảo chính rập khuôn? Giới lãnh đạo cuộc đảo chánh đã nghĩ gì? Đó là câu hỏi quan trọng.

Cuộc đảo chính nhắc nhở tất cả mọi người, cả bên trong Myanmar và trên toàn thế giới, rằng chúng ta biết rất ít về thể chế đã cai trị bằng chiêu bài này hay cách khác kể từ năm 1962. Trong những năm theo chủ nghĩa biệt lập 1962–88, và qua thời kỳ thống trị của Hội đồng Luật Nhà nước và Khôi phục Trật tự, những người đã tổ chức cuộc đảo chính cuối cùng sau các cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc vào năm 1988, làm bùng phát các cuộc biểu tình hiện tại, Washington đau khổ và phát biểu, coi Myanmar là một vấn đề chính sách đối ngoại của lưỡng đảng: tiền đồn của chế độ chuyên chế, bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản, và là một biểu tượng đẹp quyến rũ của cuộc đấu tranh cho nhân quyền, đã chín muồi cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt vô hiệu.

Chính quyền Obama coi “tiến trình chuyển đổi theo thỏa thuận” sau năm 2011 từ chế độ quân sự sang chế độ dân sự có điều kiện là một chiến thắng dễ dàng được ăn mừng, và bà Suu Kyi là một tín hiệu của hy vọng táo bạo. Các đường địa chấn rõ ràng của một quân đội không được chỉnh sửa là không thuận tiện, vì vậy đã không được quan tâm. Vụ tàn sát hàng loạt và trục xuất người Hồi giáo Rohingya vào năm 2017 đã làm đông lại luận cứ đó.

Tại sao chúng ta hiểu sai về Tatmadaw? Một lý do là họ chỉ đơn giản là không tính toán các sở thích và lựa chọn của họ theo những cách mà người ngoài — phương Tây hoặc châu Á — những người thường mắc sai lầm khi dự phóng ​​các chương trình nghị sự của riêng họ và cơ sở hợp lý việc lấy quyết định của Tatmadaw. Hàng loạt những đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và giới ngoại giao cao cấp đã tự huyễn hoặc mình trong nhiều năm, nghĩ rằng họ đã tạo ra một “bước đột phá” hoặc đạt được “sự hiểu biết” với giới lãnh đạo quân sự cao cấp, chỉ để tìm thấy mối quan hệ của họ bị giới lãnh đạo quân đội không thể làm xiêu lòng chà đạp. Suu Kyi thậm chí còn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tatmadaw, một kẻ ngụy biện không đưa ra được bất kỳ biện pháp khéo léo nào và có thể đã ru ngủ giới ngoại giao nghĩ rằng họ có thể có một số ảnh hưởng tích cực đến quân đội.

Trong nhiều năm, giới phân tích, học giả và nhà báo đã suy đoán về các phe phái trong nội bộ và nhận thấy sự rạn nứt trong giới lãnh đạo cao nhất, với giả định rằng Tatmadaw giống như quân đội của Thái Lan và Philippines, nơi sự cạnh tranh phe phái bắt nguồn từ các lớp học viện quân sự khác nhau và khát vọng cạnh tranh của các thế hệ. Nhưng Tatmadaw đã thành công đáng kể trong việc bảo đảm sự liên kết về thể chế.

Người ngoài có thể chế giễu những khẩu hiệu tuyên truyền thô thiển như “Ba nguyên nhân chính của quốc gia” (không tan rã quóc gia, không tan rã đoàn kết dân tộc và chủ quyền bất diệt). Nhưng đối với Tatmadaw, những lý tưởng rộng lớn này là mục tiêu cốt lõi; chúng xuất hiện trong hầu hết các ấn phẩm cấp quốc gia và trong các bài phát biểu của Min Aung Hlaing, thủ lĩnh của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 và là tổng tư lệnh của Tatmadaw.

Sẽ hữu ích hơn nếu coi sự rạn nứt căng thẳng nội bộ của quân đội là giữa các giai cấp, hơn là các phe phái. Giai cấp sĩ quan là tầng lớp tinh nhuệ, ưu tú và lính tráng là những người nông dân chịu đựng nhưng trung thành. Vậy mà trong 70 năm nội chiến liên miên, chưa từng có cuộc nổi loạn nào từ bên dưới; và chỉ một lần, vào những năm 1970, các sĩ quan cấp trung đã thách thức lãnh đạo cao nhất.

Một trong những dấu ấn của giai đoạn đầu của tiến trình chuyển đổi dân chủ là lời hứa về sự tham gia “quân sự-quân sự” với Tatmadaw. Hoa Kỳ đã cố áp dụng phuowng án này nhiều thập kỷ trước ở Myanmar, cũng như với các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới, trong sự kết hợp giữa “sứ mệnh khai hóa” đế quốc cũ và xây dựng liên minh trong Chiến tranh Lạnh. Nó không thành công. Washington viện trợ cho Tatmadaw chống ma tuý, cung cấp 80 triệu đô la cho mua máy bay trực thăng, hóa chất làm rụng lá và máy bay thả thuốc diệt sâu bọ từ đầu những năm 1970 đến năm 1988. Các lô hàng Heroin tăng lên, một phần là do quân đội sử dụng viện trợ không chỉ để tấn công phiến quân sắc dân thiểu số mà còn lén lút hỗ trợ dân quân chống ma tuý. Niềm tin rằng viện trợ quân sự và sự tham gia của Hoa Kỳ sẽ “chuyên nghiệp hóa” Tatmadaw, dù có mục đích tốt, nhưng không mang lại kết quả gì. Quân đội Myanmar không quan tâm đến việc được đọc về luật chiến tranh hoặc các đức tính của việc được đặt dưới sự giám sát của dân sự.

Người dân Myanmar không quá cả tin. Sự thù hận lan rộng đối với Tatmadaw đã ăn sâu vào văn hóa, và cuộc đảo chính đã làm tăng thêm sự thất vọng đó. Sự không tin tưởng đối với Tatmadaw có những hình thức khác nhau: Các Phật tử thành thị, đa số là người Bamar tức giận về một quân đội ăn cướp thường được coi là những lợi ích kinh tế gây thất vọng; cộng đồng dân ở nông thôn vô cùng phẫn nộ về việc chiếm đất và các chính sách nông nghiệp kém hiệu quả; và các cộng đồng đa dạng ở các khu vực dân tộc thiểu số phẫn nộ trước sự áp bức họ bằng một chiến dịch “xây dựng quốc gia” thông qua sự sự nô dịch hoá.

Tatmadaw là một quân đội hậu thuộc địa, kể từ khi Myanmar giành được độc lập vào năm 1948, đã hoạt động như một lực lượng thuộc địa ở nhiều khu vực dân tộc thiểu số. Chiến tranh tàn bạo chống lại dân thường từ lâu đã là một đặc điểm của cuộc nổi dậy của nó chống lại hàng chục đội quân nổi dậy đa sắc tộc.

Tiến trình hòa bình trên toàn quốc bắt đầu vào năm 2012 hứa hẹn một bước đột phá. Được dẫn dắt bởi một cựu tướng quân Tatmadaw, với sự hậu thuẫn rõ ràng của Tổng thống lúc bấy giờ là Thein Sein nhưng sự ủng hộ nhiệt liệt của Min Aung Hlaing và Tatmadaw, nó đã dẫn đến Thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc vào tháng 10 năm 2015 với tám nhóm nổi dậy ký kết. Nhưng NCA không có giá trị trên toàn quốc, cũng không thực sự là một cuộc ngừng bắn. Một tập hợp các nhóm nổi dậy nhỏ với ít binh sĩ hoặc tính hợp pháp chính trị, nó đã loại bỏ những thế lực chính: Một số cuộc nổi dậy lớn nhất, một số có bảo đảm theo hiến pháp về chế độ bán tự trị và hàng nghìn binh sĩ, đã không tham gia. Xung đột vũ trang ở nhiều khu vực tiếp tục diễn ra trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của Suu Kyi, thường bị che khuất bởi các Hội nghị Hòa bình Quốc gia hàng năm xa hoa, phần lớn mang tính biểu tượng. Từ năm 2018, một cuộc nổi dậy mới ác liệt của Quân đội thiểu số ở Rakhine Arakan bùng phát cho đến cuối năm 2020, khiến hơn 200.000 dân thường phải di tản, giết chết 300 người khác và có khả năng gây thương vong cho hàng nghìn quân Tatmadaw.

Điều rõ ràng đối với giới lãnh đạo của các nhóm vũ trang phi nhà nước — rằng ban lãnh đạo Tatmadaw đã không cam kết cho một nền hòa bình bền vững — đã bị mất vào tay giới tài trợ phương Tây, những người đã bỏ ra hàng chục triệu tài trợ cho một tiến trình rõ ràng đang thất bại. Tiến trình hòa bình trên toàn quốc, được gọi là hòa giải dân tộc, đã bị lung lay vì sự sự không khoan nhượng của Tatmadaw. Một lần nữa, trên bình diện quốc tế, một quân đội trì độn đã được hiểu sai. Tuy nhiên, Tatmadaw và NLD đều đơn giản — Tatmadaw không thực sự quan tâm đến hòa bình, và Suu Kyi cũng vậy.

Suu Kyi theo đuổi “hòa giải dân tộc” không phải là giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến không ngừng với các dân tộc thiểu số và bảo đảm các quyền chính trị, xã hội và kinh tế vốn đã bị đàn áp từ lâu. Đối với Suu Kyi, đúng hơn, đó là giữa đảng chính trị dân sự Bamar dân tộc của bà và quân đội do Bamar thống trị – một cuộc trả giá giữa hai nhóm ưu tú. Sự vô tâm của bà trước sự đau khổ của người Hồi giáo Rohingya, nhưng điều đó được phản ảnh bằng sự thiếu đồng cảm với nhiều cộng đồng dân tộc vốn đã bị người Tatmadaw ngược đãi từ lâu. Tiến trình hòa bình thất bại không chỉ vì Tatmadaw quá sùng đạo mà còn vì sự thờ ơ của Suu Kyi, khi bà mong đợi sự phục tùng của các sắc tộc thiểu số trước tầm nhìn của bà về một Myanmar thống nhất.

Điều đáng lẽ phải là việc hiển nhiên — và bị hạ thấp một cách có chủ đích trong tiến trình chuyển đổi — là sự tàn bạo của Tatmadaw. Sau 20 năm phỏng vấn các nạn nhân của quân đội trong các khu vực xung đột, cũng như tù nhân chiến tranh và những người đào ngũ, tôi thấy rõ rằng văn hóa lạm dụng được thể chế hóa của Tatmadaw là điều không thể phủ nhận được. Các mô hình rõ ràng về việc sử dụng tra tấn, đốt phá, bạo lực tình dục, tuyển mộ lính trẻ em, lấy con người  lfm lá chắn và rà phá bom mìn tàn bạo đã được ghi nhận ở hầu hết các khu vực xung đột, từ tiểu bang Rakhine chống lại người Hồi giáo Rohingya đến các tiểu bang Shan, Kachin và Karen. Gần như không ai có trách nhiệm giải trình — cho dù thông qua hệ thống tư pháp quân sự hay dân sự — đối với những hoạt động bình định bạo lực lâu đời này. Chưa hết, trong một biểu hiện khác của sự chia rẽ và cai trị trong nước, người dân Myanmar sống ở các trung tâm đô thị thường bác bỏ các báo cáo về các vụ vi phạm phổ biến đối với dân thường trong các khu vực xung đột.

Lòng tham của quân đội đã rõ ràng bằng chứng cớ và sự phẫn nộ của quần chúng. Ban lãnh đạo cao cấp đã tự làm giàu từ việc cướp bóc tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngọc bích và khai thác gỗ; Bằng việc tham gia vào vuệc mua bán bất động sản và xây dựng; và với tiền lại quả từ việc buôn bán ma tuý. Hàng trăm dân quân ủng hộ Tatmadaw mà nó sử dụng để bảo đảm quyền kiểm soát địa phương thường hoạt động như cơ bắp cho các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, biến miền bắc Myanmar thành vùng sản xuất tinh thể methamphetamine trị giá 40 tỷ USD.

Trong nhiều thập kỷ, việc chiếm đất khắp nơi của Tatmadaw đã khiến nó kiểm soát được bất động sản có giá trị để phát triển và kinh doanh nông nghiệp. Lái xe bất cứ nơi nào ở vùng nông thôn Myanmar cùng với giới hoạt động địa phương sẽ được nghe những tiết lộ về nạn cướp bóc quân sự; lợi nhuận từ các mỏ than và uranium, cao su và bê tông thường được chuyển qua các công ty mẹ do Tatmadaw kiểm soát. Các cuộc chiếm giữ đất đai cũng thiết lập một mạng lưới các căn cứ đóng vai trò là bộ xương kiểm soát quân sự dọc theo các mạng lưới giao thông quan trọng, nhắc nhở nghiêm túc về sự hiện diện đàn áp của Tatmadaw.

Tatmadaw là một đoàn quân bóng tối, logic bên trong của nó là một câu đố, sự tàn bạo của nó đối với dân cư trong nhiều thế hệ là một biểu hiện rõ ràng về tính cách đàn áp của nó. Chỉ có một điều rõ ràng về giới lãnh đạo quân sự: Họ không quan tâm người ta nghĩ gì về họ.

Tác giả | David Scott Mathieson là một chuên gia phân tích độc lập đã làm việc về các vấn đề xung đột, hòa bình và nhân quyền ở Myanmar trong hơn 20 năm.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Myanmar’s Army of Darkness | David Scott Mathieson | The Nation | February 12, 2021.