Cựu Ngoại trưởng của Indonesia cho biết: Cuộc khủng hoảng Myanmar là ‘một thử thách quyết định’ đối với ASEAN

Jessica washington | DCVOnline

Tôi hy vọng rằng có một kịch bản để giải quyết tình trạng này và kế hoạch ASEAN này phải đặt mong muốn và ý chí dân chủ của người dân Myanmar lên hàng đầu.

Marty Natalegawa nói ASEAN phải đòi quân đội Myanmar ngừng bắn thường dân vô tội

Marty Natalegawa là bộ trưởng ngoại giao của Indonesia từ năm 2009 đến năm 2014, gồm cả giai đoạn Indonesia làm chủ tịch ASEAN vào năm 2011. Kevin Abosch / Crisis Group

JAKARTA, Indonesia — Khi các Bộ trưởng Ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp qua mạng để thảo luận về tình hình ở Myanmar, một trong những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm nhất khu vực đã nói với Al Jazeera về cách ASEAN có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Tiến sĩ Marty Natalegawa là Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia từ năm 2009 đến năm 2014, kể cả  thời gian Indonesia làm chủ tịch ASEAN vào năm 2011. Trước đó, ông là tổng giám đốc về Hợp tác ASEAN tại Bộ Ngoại giao Indonesia.

Al Jazeera: Chúng ta biết rằng bạo lực đã leo thang ở Myanmar — ít nhất 18 người biểu tình ôn hòa đã thiệt mạng. Ông thấy tình trạngg này như thế nào và nó đáng quan tâm như thế nào?

Marty Natalegawa: Nó chắc chắn là một thí nghiệm quyết định cho tất cả chúng ta trong vùng này.

Chúng tôi luôn nhận thức được thực tế rằng tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar chính xác là — một tiến trình chứ không phải một sự kiện. Chắc chắn có những thăng trầm. Cần có sự kiên trì. Những diễn biến trong những tháng qua là mối quan tâm nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta trong khu vực. Thật là kinh hoàng khi thấy những hình ảnh mà chúng ta đang thấy về những người biểu tình bị quân đội bắn. Nó vô cùng đáng lo ngại.

Không nên chỉ yêu cầu chính quyền quân đội kiềm chế không dùng bạo lực. Chúng ta hải nói họ dừng lại. Đừng bắn vào thường dân vô tội. Chúng ta không nên yêu cầu họ kiềm chế — đó là một con dốc trơn. Quyền biểu tình một cách hòa bình được khắc sâu trong các tuyên bố nhân quyền của ASEAN và hiến chương của chúng tôi. Ngừng bắn vào người dân và trả tự do cho giới lãnh đạo được bầu một cách dân chủ.

Suu Kyi lại bị cáo buộc mới khi người biểu tình Myanmar biểu tình trở lại (Mar1, 2021)..Al Jazeera English

Al Jazeera: Một tháng đã trôi qua kể từ ngày đảo chính. Ông đánh giá thế nào về phản ứng của ASEAN đối với những gì đã xảy ra ở Myanmar?

Natalegawa: Nhờ công của nước chủ tịch, Brunei Darussalam, trong vòng một hoặc hai ngày sau chính biến, chủ tịch ASEAN đã đưa ra một tuyên bố… việc nước chủ tịch có thể nhanh chóng đưa ra tuyên bố đó là rất quan trọng. Nhưng đã một tháng nay, đã có hàng loạt những cuộc tham vấn ngoại giao, liên lạc giữa các bên liên quan, rõ ràng là nó đang diễn ra. Như chúng tôi đã nói, hôm nay sẽ có một cuộc họp ngoại trưởng không chính thức của ASEAN.

Hiện nay, tôi sử dụng thuật ngữ dân chủ hóa như một tiến trình hơn là một sự kiện. Tương tự như vậy, các nỗ lực ngoại giao phải hướng tới kết quả vì đôi khi các tiến trình cực kỳ tế nhị phải được thực hiện theo cách thức không chính thức, không chính thức hơn — chứ không phải là một trong những tiến trình trước sự kỳ vọng của công chúng. Tôi hy vọng đã có một kịch bản mà ASEAN sẽ tập hợp để giải quyết vấn đề này. Nó mang lại một số hy vọng, thực tế là ASEAN thừa nhận rằng đây là một vấn đề mà họ phải giải quyết.

Trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau tuyên bố được cho là của tập thể đó, đã có những tuyên bố của từng quốc gia thành viên thể hiện sự liên tục hoặc sự thay đổi quan điểm trong ASEAN. Một số cởi mở hơn với ý tưởng về sự tham gia của ASEAN, những người khác cho rằng đó là chuyện nội bộ và ASEAN không thể tham gia vào cuộc đối thoại.

Nhưng việc tổ chức cuộc họp này ít nhất cũng chứng tỏ rằng ASEAN đang kỳ vọng vào khả năng quản lý của mình.

Ít nhất 18 người thiệt mạng trong ngày đẫm máu nhất của các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar (Mar1, 2021). Al Jazeera English

Al Jazeera: Ngoài việc triệu tập một cuộc họp và bắt đầu đối thoại, các mục tiêu của ASEAN nên là gì?

Natalegawa: Cách ASEAN làm, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe. Khi chúng ta nói về ASEAN, đó không phải là mối quan hệ của bên thứ ba. Myanmar là một phần của ASEAN. Sẽ không đủ đối với ASEAN nếu chỉ lắng nghe — lắng nghe quan điểm của chính quyền quân đội — và tôi sử dụng thuật ngữ chính quyền quân đội một cách có chủ đích và có chủ ý.

ASEAN phải công khai kỳ vọng của họ với chính quyền quân đội Myanmar — rằng không được bắn vào những người biểu tình ôn hòa và những nhân vật lãnh đạo được bầu một cách dân chủ phải là một phần của giải pháp, họ không được giam giữ bất kỳ ai với những cáo buộc phù phiếm.

Giới lãnh đạo ASEAN sẽ lắng nghe đại diện của chính quyền quân đội nhưng đồng thời, ASEAN không được né tránh việc công khai ttuyeen bố quan điểm và kỳ vọng của mình.

Al Jazeera: Đâu là ranh giới giữa việc can dự với quân đội Myanmar và không muốn gây ra lo ngại cho công chúng ở Myanmar? Ranh giới giữa — lắng nghe, nói chuyện nhưng không gây lo sợ cho người dân là gì?

Natalegawa: Đó là một tình trạng khó xử lâu dài đối với bất kỳ cuộc can dự ngoại giao nào. Đó không phải là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan duy nhất của ASEAN — phải đối phó với các cơ quan hứu trách hoặc các bên đang kiểm soát tình hình trên thực tế để giải mã ý định và truyền đạt kỳ vọng.

Điều cực kỳ quan trọng đối với ASEAN là thông tin liên lạc của họ với chính quyền quân dội Myanmar phải hoàn toàn rõ ràng — hình thức giao tiếp này không mang tính chất trao đổi hay gợi ý sự công nhận hay chấp nhận. Nó không mang lại tính hợp pháp do ASEAN cấp.

Đồng thời, phải có giao tiếp với các nhân vật lãnh đạo được bầu cử dân chủ của Myanmar — tôi sử dụng thuật ngữ đó là các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ, không phải các nhà lãnh đạo đối lập – không có sự bình đẳng về đạo đức hoặc chính trị giữa những người được bầu cử dân chủ và những người bằng sức mạnh và phương tiện mà họ gạt bỏ những mong muốn của người dân.

Người dân xuống đường đi về phía tòa đại sứ Myanmar trong cuộc biểu tình đoàn kết với nền dân chủ Myanmar ở Seoul, Nam Hàn. Kim Hong-Ji / Reuters.

Al Jazeera: Bất cứ khi nào các vấn đề nảy sinh trong khu vực của chúng ta, thường có các nhà phân tích hoặc học giả chỉ ra những thất bại của ASEAN. Ông sẽ phản ứng thế nào với những lời chỉ trích đó dựa trên những gì đã xảy ra trong tháng vừa qua?

Biểu tình ở Myanmar trong lúc giới ngoại giao Đông Nam Á đang ráo riết vận động, (G|Feb. 24, 2021). Al Jazeera English

Natalegawa: Người ta luôn có thể nhìn những thứ này như ly nước nửa đầy hoặc nửa rỗng.

Người ta luôn có thể chỉ ra khuyết điểm, làm thế nào nó có thể làm tốt hơn. Cáo phó về ASEAN đã được viết nhiều lần. Là một nhân viên ngoại giao phục vụ hơn 30 năm, tôi nhớ nhiều lần người ta nói ASEAN không có trọng lượng. Nhưng ASEAN luôn chứng tỏ được khả năng phục hồi của mình.

Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi đã có thể quản lý các vấn đề nội bộ của mình theo cách mà không có lợi ích quyền lực lớn nào làm phức tạp thêm tình hình.

Campuchia trong những năm 1980, đó là một cơn bão hoàn hảo giữa các lợi ích quyền lực lớn – Mỹ, Trung Hoa và Nga. Vào thời điểm đó, ASEAN đã phải giải quyết vấn đề này. Chúng ta không phải không có những khiếm khuyết nhưng đồng thời, người ta có thể nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng mà ASEAN đã đóng một vai trò nào đó. Nó không phải là sự có sẵn, phải lầm việc để có, nó phải mạo hiểm.

Nói về nền dân chủ trong khu vực này vào thời điểm này gần giống như huýt sáo trong bóng tối. Nhưng một người phải kiên trì và có sức bật.

Al Jazeera: Trước đây,  ông đã từng nói rằng lần này, chế độ quân sự ở Myanmar sẽ khác vì người dân đã được hưởng tự do và dân chủ. Điều đó tác động đến tình hình như thế nào?

Natalegawa: Tình hình trong nước phức tạp hơn nhiều.

Khi ASEAN tham gia với bất kỳ ai là cơ quan có thẩm quyền ở Myanmar — tại thời điểm hiện tại là chính quyền quân sự — thì điều đó không diễn ra trong chân không. Nó sẽ thu hút sự chú ý của công chúng và sự chú ý từ xã hội dân sự ở Myanmar. Họ sẽ đặt câu hỏi về sự tham gia đó với các bên mà tất cả chúng ta đều coi là không phải là cơ quan có thẩm quyền hợp pháp. Vì vậy, sân khấu trong nước đã thay đổi.

Người biểu tình đang thách đố sự đàn áp phe đối lập. BBC

Tôi rất xúc động khi nghe những người trẻ tuổi được phỏng vấn và họ nói rằng, họ sẽ hy sinh ngay bây giờ để đấu tranh cho dân chủ vì họ không mong muốn thế hệ tương lai sống dưới sự thống trị của quân đội. Họ đã kinh nghiệm ý nghĩa của việc sống trong một môi trường nơi các quyền tự do dân sự được tôn trọng tốt hơn. Tôi không nghĩ rằng bạn có thể quay ngược đồng hồ.

Myanmar không khác Indonesia, về vai trò của quân đội trong lịch sử của nó… và tình hình căng thẳng ở các khu vực. Myanmar vô cùng đa dạng với nhiều sắc tộc khác nhau. Indonesia có thể cung cấp giống như một mẫu — không có một kích thước phù hợp với tất cả — nhưng kinh nghiệm của chúng tôi rất phù hợp.

Chúng tôi đã có thể tự chuyển đổi một cách dân chủ từ chế độ quân sự sang vị trí hiện tại. Một số bài học và kinh nghiệm kém tích cực. Chúng tôi có nhiều điều để chia sẻ về các bài học.

Al Jazeera: Ông sợ gì nếu không thể đạt được giải pháp?

Natalegawa: Trước hết, theo quan điểm của tôi, chúng ta không được trì hoãn. Đây không phải là thời điểm cho một khoảnh khắc phản ảnh — chúng ta nên tham gia hay không tham gia? Một câu hỏi như vậy đã được trả lời cách đây hơn một thập kỷ khi ASEAN tự giới thiệu mình như một phần của giải pháp cho tình hình ở Myanmar. Chúng ta không cần phải tự hỏi tại sao chúng ta cần phải tham gia. Một Myanmar gặp nhiều thách thức về kinh tế và bất ổn về chính trị cũng sẽ tác động đến sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Tôi hy vọng rằng có một kịch bản để giải quyết tình trạng này và kế hoạch ASEAN này phải đặt mong muốn và ý chí dân chủ của người dân Myanmar lên hàng đầu.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Myanmar crisis ‘a litmus test’ for ASEAN, says Indonesia’s ex FM | Jessica Washington | AL JAZEERA| March 2, 2021.