COVID-19 tiếp tục lây lan ở miền Bắc Việt Nam

Sebastian Strangio | DCVOnline

Dịch COVID-19 đang bùng phát tại Việt Nam làm nổi bật thực tế rằng chiến thắng chống coronavirus rất mong manh và dễ dàng bị đảo ngược.

Một chiếc xe cảnh sát với biển tuyên truyền COVID-19 ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 23 tháng 4 năm 2020. Nguồn: Wikimedia Commons / VOV2

Dịch coronavirus đang bùng phát đáng chú ý lần đầu tiên của Việt Nam tiếp tục diễn ra với vận tốc nhanh ở miền bắc, có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan y tế của quộc gia này. Hôm qua, chính phủ Việt Nam đã đưa tin có 175 người nhiễm COVID-19 mới lây truyền tại địa phương, nâng tổng số ca được xác nhận của cả nước lên 4.690 người đa nhiễm bệnh.

Đây có vẻ là một con số nhỏ so với nhiều quốc gia khác, nhưng cho thấy sự tăng đột biến đáng kể đối với Việt Nam, quốc gia đã ngăn chặn được dịch bệnh trong năm đầu tiên của đại dịch và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đạt mức tăng trưởng năm 2020.

Vào ngày 29 tháng 4, quốc gia này đã ghi nhận trường hợp lây truyền tại địa phương đầu tiên của COVID-19 trong 35 ngày, khiến việc thắt chặt kiểm soát và mở chiến dịch xét nghiệm mới ở một số khu vực của đất nước, nhưng nỗ lực phòng chống của chính phủ không ngăn chặn được các biến thể lây truyền nhiều hơn của bệnh dịch. Số người nhiễm bệnh hôm qua được công bố sau khi Bộ Y tế ghi nhận có 187 trường hợp lây nhiễm tại địa phương vào ngày 16 tháng 5, 181 vào ngày 17 tháng 5 và 152 vào ngày 18 tháng 5 (xem biểu đồ tại đây).

 Số lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam tính đến May 24, 2021. Nguồn: Vietnam Express
Dịch COVID-19 tah\ji Việt Nam. Nguồn: https://epidemic-stats.com/coronavirus/vietnam | Stats source:
WHO Novel Coronavirus 2019
National Health Commission of the People’s Republic of China
Johns Hopkins CSSE worldometers

Các ổ dịch mới tập trung ở các tỉnh phía đông bắc là Bắc Giang và Bắc Ninh, có 605 người nhiễm bệnh kể từ đầu đợt bùng phát hiện tại tính đến thứ Tư và 353 trường hợp sau đó.

Để đối phó, chính phủ đã thành lập hai bệnh viện dã chiến ở các tỉnh này để điều trị số bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng. Mỗi bệnh viện có 300 giường và sẵn sàng tăng lên 500 giường nếu có nhu cầu.

Sự bùng phát ngày càng trầm trọng của Việt Nam xảy ra khi gần như mọi quốc gia Đông Nam Á đều phải chiến đấu chống lại số bệnh nhân  nhiễm COVID-19 đang gia tăng. Hôm qua, Malaysia đã đạt ​​kỷ lục hàng ngày với 6.075 người lây nhiễm, đẩy tổng số bệnh nhân đã xác nhận của họ lên gần 500.000. Thái Lan cũng đã có ​​sự gia tăng kỷ lục trong tuần qua, vì căn bệnh này đã lây lan qua hệ thống nhà tù không được chuẩn bị kỹ càng tại đây. Trong khi đó, sự gia tăng đột biến trong việc lây nhiếm cộng đồng ở Singapore, trước đó là một điểm sáng khác của COVID-19, đã đẩy đất nước này vào tình trạng bế tắc và một lần nữa, trì hoãn việc mở ra một bong bóng du lịch theo kế hoạch với Hong Kong.

Sô lây nhiễm  COVID-19 cũng đã tăng lên ở Campuchia và Lào, giống như Việt Nam và Thái Lan, dù năm 2020 hầu như không bị ảnh hưởng vì COVID-19, nếu không bị ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng của nó. Campuchia chỉ ghi nhận cái chết chính thức đầu tiên vì đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm nay, tại thời điểm đó, nước này đã nhận có tổng cộng 1.163 người nhiexm bệnh. Tính đến ngày hôm qua, con số này đã tăng lên 23.282 người lây nhiễm và 159 người chết vì COVID-19.

Mãi đến ngày 9 tháng 5, Lào mới nhận có cái chết đầu tiên do COVID-19. Nó hiện đã có 1.697 người nhiễm bệnh này tính đến thứ Ba và đang phải vật lộn để ngăn chặn một loạt các ổ dịch nằm trong Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng, một khu du lịch bán tự trị và khu sòng bạc phục vụ phần lớn khách du lịch Trung Hoa, buộc chính phủ phải gia hạn thêm việc đóng cửa ở tỉnh Bokeo, giáp với Trung Hoa, cho đến cuối tháng Năm.

Trong khi đó, ở Philippines và Indonesia, hai quốc gia có tổng số người nhiễm COVID-19 lớn nhất, tổng số người bệnh đang có khuynh hướng giảm. Tuy nhiên, Philippines vẫn đang có gần 5.000 trường hợp được xác nhận mỗi ngày, trong khi giới hữuu trách Indonesia đang cảnh giác cao độ, lo ngại về khả năng gia tăng các trường hợp từ kỳ nghỉ lễ Eid của tuần trước.

Các đợt bùng phát trong khu vực đặc biệt liên quan đến chiến dịch chích ngừa chậm chạp ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Singapore là nước đi xa hơn trong vấn đề này, đã tiêm ít nhất một liều thuốc ngừa COVID-19 cho chỉ hơn một phần ba dân số vào ngày 17 tháng 5, theo Our World in Data tracker, tiếp theo là Campuchia (12,6%) và Lào (6,5 phần trăm).

Tỉ số dân đực chích ngừa COVID-19 tại một số quốc gia ở Đông Nam Á. Nguồn: Our World in Data tracker

Trong khi đó, Indonesia mới chỉ tiêm cho 5,1% dân số một liều thuốc ngừa  COVID-19 hay hơn, đứng trước Malaysia (3,9%) và Philippines (2%). Việt Nam, với tất cả những thành công trong việc ngăn chặn COVID-19, vẫn chỉ tiêm chủng cho hơn 1% dân số.

Trên thực tế, việc Việt Nam rơi vào tình trạng phong tỏa COVID-19, cùng với các đợt bùng phát tương tự ở Đài Loan và Singapore, cho thấy bản chất mong manh của các thành quả ngăn chặn khó giành được và sự cần thiết cấp bách của việc chủng ngừa như một tiền đề cho việc có thể mở cửa lại một cách bền vững.

Các chính phủ trong khu vực hiện đang tranh giành để mua các loại thuốc chủng ngauwf COVID-19 cần thiết để đạt được độ bao phủ càng lớn và càng sớm càng tốt, nhưng những thách thức về hậu cần và sự thiếu hụt nguồn cung khiến có khả năng là chế độ phong tỏa hiện tại — và các tác động kinh tế tiêu cực đồng thời — sẽ là kết quả không tránh được trên toàn khu vực trong tương lai gần.

TÁC GIẢ | Sebastian Strangio là Biên tập viên châu Á tại The Diplomat.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: COVID-19 Continues to Spread in Vietnam’s North | Sebastian Strangio | The Diplomat | May 20, 2021.