Kẻ nói dối tạo ra ‘ảo ảnh về sự thật’ như thế nào

Tom Stafford | DCVOnline

Chuyên gia Tâm lý Tom Stafford cho biết: Lặp đi lặp lại làm cho một sự kiện có vẻ đúng hơn, bất kể điều đó có đúng hay không.  Hiểu được ảnh hưởng này có thể giúp bạn đọc tránh bị tuyên truyền.

Ảnh: Getty Images

“Lặp đi lặp lại lời nói dố nhiều lần nó sẽ trở thành sự thật”, là quy luật tuyên truyền thường được cho là do Joseph Goebbels của Đức Quốc xã đã đua vào áp dụng. Trong số các nhà tâm lý học, hiện tượng như thế này được gọi là hiệu ứng “ảo tưởng về sự thật”. Dưới đây là cách một thí nghiệm điển hình về lết quả của hiệu ứng: thí sinh tham gia đánh giá mức độ thực hư của các vật đố vui, những thứ như “Xí muội là mận muối khô”. Đôi khi những so sánh này đúng (như câu so sánh vừa rồi), nhưng đôi khi người tham gia lại thấy một phiên bản tương tự nhưng không đúng (đại loại như “Quả cà na là quả ô liu”).

Sau một khoảng thời gian nghỉ — vài phút hay vài tuần — những người tham gia trở lại tiếp tục cuộc đốó vui, nhưng lần này một số vật họ đánh giá là vật mới thấy và một số vật họ đã thấy trước đó trong là đó đầu tiên. Kế quả quan trọng thấy được là mọi người có khuynh hướng đánh giá các vật mà họ đã thấy trước đây có nhiều phần là đúng, bất kể chúng có đúng hay không và có vẻ như vì lý do duy nhất là chúng quen thuộc hơn.

Vì vậy, ở đây, kết quả được thu thập trong phòng thí nghiệm, dường như là nguồn gốc của câu nói rằng nếu bạn lặp lại một lời nói dối nhiều lần thì nó sẽ trở thành sự thật. Và nếu nhìn xung quanh mình, bạn đọc có thể bắt đầu nghĩ rằng tất cả mọi người từ những quảng cáo đến chính khách đều đang tận dụng nhược điểm này đối với tâm lý con người.

Nhưng một hiệu quả đáng tin trong phòng thí nghiệm không nhất thiết là một hiệu quả quan trọng đối với niềm tin trong thế giới thực của mọi người. Nếu bạn đọc thực sự có thể biến lời nói dối thành sự thật bằng cách lặp lại, thì không cần đến tất cả các kỹ thuật thuyết phục khác.

‘Ảo tưởng về sự thật’ có thể là vũ khí nguy hiểm trong tay một cán bộ tuyên truyền như Joseph Goebbels (Nguồn: Getty Images)

Một trở ngại là những gì người ta đã biết. Ngay cả khi lời nói dối nghe có vẻ hợp lý, tại sao người ta lại gạt những gì họ đã biết sang một bên chỉ vì đã nghe nói dối nhiều lần?

Gần đây, một nhóm nghiên cứu do Lisa Fazio của Đại học Vanderbilt dẫn đầu đã bắt đầu kiểm tra cách ảnh hưởng của ảo ảnh về sự thật tương tác với kiến thức trước đây của chúng ta. Nó có ảnh hưởng đến kiến thức hiện có của chúng ta không? Họ đã sử dụng những cặp tuyên bố đúng và không đúng, nhưng cũng phân chia các vật thí nghiệm của họ theo khả năng người tham gia biết sự thật (vì vậy “Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên Trái đất” là một ví dụ về các mục “đã biết”, cũng tình cờ là đúng, và “Đại Tây Dương là đại dương lớn nhất trên Trái đất” là một mục không có thật, mà mọi người có thể biết sự thật là gì).

Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả của ảo ảnh về sự thật đều tốt đối với những điều đã biết cũng như những điều chưa biết, cho thấy rằng dù đã có kiến thức người ta vẫn bị nghe lặp đi lặp lại (lời nói không đúng sự thật) lung lạc những phán đoán về tính hợp lý của chúng ta.

Để tránh được những sơ hở, nhưng chuyên gia đó đã thực hiện một nghiên cứu, trong đó những người tham gia được yêu cầu đánh giá mức độ đúng của mỗi tuyên bố trên thang điểm sáu bậc và một nghiên cứu trong đó họ chỉ phân loại mỗi thực tế là “đúng” hoặc “sai”. Sự lặp đi lặp lại đã đẩy mục/sự kiện trong thí nghiện lên trong thang điểm sáu bậc và làm tăng xác xuất của tuyên bố đó có thể được phân loại là đúng. Đối với những tuyên bố thực sự là ‘sự thật’ hay ‘hư cấu’, đã biết hoặc chưa biết, việclặp đi lặp lại khiến tất cả chúng đều có vẻ đáng tin hơn.

Sự lặp lại thậm chí có thể khiến những lời nói dối đã biết trở nên đáng tin hơn. (Ảnh: Alamy)

Thoáng qua, điều này có vẻ như là một tin xấu đối với tính hợp lý của con người, nhưng — và tôi không thể nhấn mạnh hơn nữa — khi giải thích khoa học tâm lý, bạn phải nhìn vào những con số thực tế.

Việc mà Fazio và những người cộng tác thực sự tìm thấy, đó là ảnh hưởng lớn nhất đến việc liệu một tuyên bố có được đánh giá là đúng hay không là … liệu nó có thực sự đúng hay không. Hiệu quả của sự lặp lại không thể che giấu sự thật. Dù có hay không sự lặp lại, mọi người vẫn có nhiều khả năng tin vào sự thật hơn là những lời nói dối.

Như vậy nó cho thấy điều gì đó căn bản về cách chúng ta cập nhật niềm tin của mình — sự lặp lại có sức mạnh khiến mọi thứ nghe có vẻ đúng hơn, ngay cả khi chúng ta biết không phải thế, nhưng nó không triệt được sự hiểu biết/ kiến thức đó.

Câu hỏi tiếp theo phải là, tại sao có thể như vậy? Câu trả lời là người ta phải cố gắng suy nghĩ logic một cách chặt chẽ về mọi thông tin nghe được. Nếu mỗi khi nghe điều gì đó mà người ta lại đánh giá nó ngược lại tất cả những gì họ đã biết, thì họ sẽ vẫn nghĩ về bữa điểm tâm vào giờ ăn tối. Vì chúng ta cần phải đưa ra những phán đoán nhanh chóng, chúng ta đã chọ ngõ tắt — phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách đánh giá kinh nghiệm, và tìm giải pháp qua thí nghiệm và rút tỉa khuyết điểm thường đúng hơn là sai. Dựa vào tần suất người ta đã nghe điều gì đó để đánh giá cảm giác trung thực của điều gì đó chỉ là một chiến lược. Bất kỳ ở vũ trụ nào mà sự thật được lặp lại thường xuyên hơn lời nói dối, ngay cả khi chỉ 51% so với 49% sẽ là một vũ trụ mà đó là một quy tắc nhanh chóng và dễ để đánh giá sự thật.

Ảo tưởng về sự thật không phải là không thể tránh khỏi — khi được trang bị bằng kiến thức, chúng ta có thể chống lại nó (Nguồn: Getty Images)

Nếu sự lặp lại là điều duy nhất ảnh hưởng đến những gì chúng ta tin thì chúng ta sẽ gặp rắc rối, nhưng không phải vậy. Tất cả chúng ta đều có thể mang đến những sức mạnh lý luận sâu rộng hơn, nhưng chúng ta cần phải thừa nhận rằng chúng là một tài nguyên hạn chế. Tâm trí của chúng ta đang làm mồi cho ảo tưởng về hiệu quả của sự thật vì bản năng của chúng ta là ưa dùng ngõ đường tắt để đánh giá mức độ hợp lý của mọi việc. Thường thì cách này có kết quả. Đôi khi nó gây hiểu lầm.

Một khi chúng ta biết về ảnh hưởng của ảo tưởng về sự thật, chúng ta có thể đề phòng nó. Một phần của chiến thuật này là xét lại lý do tại sao chúng ta tin những gì chúng ta làm — nếu điều gì đó nghe có vẻ hợp lý thì đó là vì nó thực sự là sự thật, hay chúng ta vừa được nghe nói nhiều lần như vậy? Đây là lý do tại sao các học giả rất kiên quyết trong việc cung cấp tài liệu tham khảo — như vậy chúng ta mới có thể theo dõi nguồn gốc của bất kỳ tuyên bố nào, thay vì chỉ tin vào những gì mới nghe hay thấy/đọc trước mắt.

Nhưng một phần của việc bảo vệ sự thật, chống lại ảo tưởng về sự thật là trách nhiệm của chúng ta là ngừng lặp lại những điều giả dối. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thật quan trọng và đúng là nên quan trọng. Nếu chúng ta lặp lại mọi thứ mà không buồn xét xem chúng có đúng không, thì chính chúng ta đang giúp tạo ra một thế giới lẫn lộn dối trá và sự thật. Vì vậy, hãy suy nghĩ trước khi lặp lại.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: How liars create the ‘illusion of truth’ | Tom Stafford | BBC | Dec. 07, 2016