Tiệc tùng với người Nga: thông điệp là mọi chuyện rồi sẽ qua đi

Andrew Coyne | DCVOnline

Tóm lược: Vào Chủ nhật, có tin Bộ Ngoại giao Canada đã cử một viên chức cao cấp , Phó trưởng ban nghi lễ Yasemin Heinbecker, đến một bữa tiệc tại tòa đại sứ Nga vào cuối tuần qua.

Một người ủng hộ Ukraine vác cờ đi bên ngoài tòa đại sứ Nga ở Ottawa vào ngày 24 tháng 2. Adrian Wyld / Báo chí Canada

Một phát ngôn viên của Bộ ban đầu biện hộ sự tham dự của bà ấy (“đây không phải là tình trạng bình thường, nhưng chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ ngoại giao với Nga về các vấn đề lợi ích của Canada”). Tuy nhiên, với sự phản đối kịch liệt sau đó, chính người phát ngôn đó đã đột ngột xin lỗi về quyết định này; ngay sau đó, Bộ trưởng đã đưa ra một tuyên bố gọi đó là “không thể chấp nhận được” và thề rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Mélanie Joly nói với Quốc hội, “Tôi là Bộ trưởng và trách nhiệm là ở đây, nhưng…” đó là điều mà các chính khách thường nói khi họ muốn được coi là đã nhận trách nhiệm mà không thực sự nhận trách nhiệm. Thông điệp với chữ “nhưng”  trong đó rất rõ ràng: đây là trác nhiệm của bộ. Tôi không những không biết gì hết, tôi chỉ nghe nói về nó.

Tuy nhiên, ngày hôm sau, chúng ta biết được từ “các nguồn chính phủ cấp cao” rằng ít nhất văn phòng của bà Joly đã biết về chuyện đi dự tiệc của bà Heinbecker. Tuy nhiên, vì một số lý do, không ai nghĩ đến việc báo cho với Bộ trưởng biết. Sốc hơn nữa, Văn phòng Thủ tướng, nơi có tai mắt ở khắp nơi trong chính phủ này cung không hay biết gì.

Chúng ta phải làm gì để giải quyết vấn đề này, bên cạnh những nỗ lực liên tiếp trong việc đổ trách nhiệm cho người khác — từ bà Joly qua bộ của mình, từ bộ sang nhân viên của bộ trưởng Joly, từ PMO sang những người khác? Nếu thực sự Bộ trưởng không biết về điều đó, thì hệ lụy là đủ để đáng lo ngại: bộ trưởng phải có trách nhiệm biết về những việc đó và báo cho nhân viên của họ như vậy. Nhưng cho dù chính bộ trưởng có biết hay không, thì điều đáng lo ngại hơn về vụ này là suy nghĩ mà nó để lộ — thái độ tiết lộ trong câu trả lời lần đầu của phát ngôn viên bộ ngoại giao (“đây không phải là tình trạng thông thường mà là”).

Tất nhiên, chữ “đây” mà người phát ngôn đề cập là cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine, cuộc tàn sát hàng loạt và các tội ác chiến tranh khác mà Nga đang gây ở đó và những lời đe dọa mà Nga đã đưa ra để làm chuyện tương tự ở những nơi khác. Nhưng sau đó, như người phát ngôn lưu ý, Canada đã công khai lên án cuộc xâm lăng và đã “triệu tập phái viên của Moscow hai lần để bày tỏ sự lên án này với ông ta.” Hai lần! Bạn đọc thấy đó? Đã phản đối rồi nghen. Tiệc tùng nào.

Ngụ ý rõ ràng là tội ác của Nga — theo một cuộc bỏ phiếu của toàn thể dân biểu Quốc hội, tội diệt chủng — không quá nghiêm trọng đến như vậy. Bây giờ Nga có thể là một quốc gia hạ đẳng, bị cô lập về mặt ngoại giao và phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm khắc nhất. Nhưng một khi tất cả những thứ chiến tranh này qua đi, tất cả chúng ta đều có thể quay trở lại công việc bình thường: thực sự là mọi việc như bình thường.

Hay như chính Đại sứ Nga đã nêu điều đó trong một tuyên bố: “Chúng tôi không nhìn Canada bằng nhãn quan đối địch và sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi khi nội các của [Thủ tướng Justin] Trudeau hoặc chính phủ tiếp theo hiểu rằng đó là vì quyền lợi của quốc gia, Canada nên quan tâm theo đuổi mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Nga.”

Không thể đúng lúc hơn bây giờ. Trước cuộc xâm lăng không ngừng của Nga, quyết tâm bảo vệ Ukraine của những quốc gia dân chủ đang suy yếu, tình đoàn kết đang bị chia cắt. Không có đủ vũ khí và đạn dược mà họ cần, binh lính Ukraine đang gặp khó khăn hơn trong việc đẩy lùi bước tiến của Nga. Điệp khúc “chủ nghĩa hiện thực” kêu gọi áp dụng một giải pháp hòa bình với Ukraine — cùng điệp khúc đổ lỗi cho NATO và Ukraine về việc bắt đầu cuộc chiến — ngày càng lớn hơn.

Một “nền hòa bình” khiến Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraine không chỉ sai về mặt đạo đức mà còn không mạch lạc về mặt chiến lược. Liệu một thỏa thuận như vậy có nghĩa là mối đe dọa về các cuộc xâm lăng tiếp theo của Nga đã bị dập tắt? Dĩ nhiên là không. Nó chỉ đơn giản là cho người Nga cơ hội để tập hợp lại — khoảng thời gian tạm nghỉ để lấy sức.

Tóm lại, vấn đề không phải là Ukraine. Chính Vladimir Putin, hay nói đúng hơn là văn hóa chính trị rộng hơn đã đẻ ra một Putin. Khi ông Putin xâm lăng Ukraine, ông ấy đã tiết lộ  một lần và mãi mãi ông ấy là ai và ông ấy có khả năng làm những gì. Không có đường lui nào từ điểm đó, không có cách nào để không biết những gì bây giờ đã biết. Sự vi phạm không thể  chữa được.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, thông điệp đó dường như không lọt vào hầm trú ẩn của bộ ngoại giao Canada. Ai đó nghĩ rằng nên cử bà Heinbecker đi dự bữa tiệc đó, chính xác cho thông điệp mà hành động đó gửi đi. Họ đã không tự hiểu được điều đó. Đây là một chính phủ quá dễ bị thuyết phục rằng chúng ta đang sống trong một thế giới không có bạn bè hay kẻ thù, đồng minh hay đối thủ, mà chỉ có những xung đột được hòa giải, những cuộc tranh luận được triệu tập, với Canada trong vai trò quen thuộc của nó là “người an bài hữu ích”.

Thế giới, đúng là như vậy, là một nơi phức tạp. Nhưng điều đó không đòi chúng ta phải từ bỏ nhưng suy xét của lương tri. Chúng ta nên cẩn thận để xem tất cả những sắc thái của màu xám — kể cả màu đen và trắng.

Tác giả | Andrew Coyne là một nhà báo của chuyên mục  viết cho tờ The Globe and Mail. Lớn lên ở Winnipeg, ông Coyne tốt nghiệp Đại học Toronto và Trường Kinh tế London. Trước đây, ông đã làm việc cho The National Post, Maclean’s và Southam News, cũng như đóng góp cho nhiều tờ báo khác ở Canada và nước ngoài, kể cả The New York Times, The Wall Street Journal, National Review và The Walrus. Ông ấy cũng là một thành viên tham luận hàng tuần trên chương trình The National của đài truyền hình CBC.

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Partying with the Russians: the message is, this will all blow over some day | Andrew Coyne |The Globe and Mail | 15  June, 2022.