Phiên tòa xử nhóm “Người giữ lời thề” gây bạo loạn ở điện Capitol

Lindsay Whitehurst | DCVOnline

WASHINGTON (AP) — Một phiên tòa bắt đầu từ tuần này tại Washington, D.C., là cuộc thí nghiệm lớn nhất trong nỗ lực của Bộ Tư pháp nhằm quy trách nhiệm cho những người đã tham gia tấn công Điện Capitol vào 6 tháng Giêng năm 2021, một cuộc tấn công bằng vũ lực thách thức nền móng của nền dân chủ Hoa Kỳ.

Stewart Rhodes (giữa), người sáng lập nhóm “Những người giữ lời thề”, phát biểu trong một cuộc biểu tình bên ngoài Toà Bạch Ốc ở Washington, ngày 25 tháng 6 năm 2017. Công tố viên liên bang đang chuẩn bị truy tố  người sáng lập nhóm cực đoan “Những người giữ lời thề” và bốn cộng sự viên. Họ bị buộc tội nặng nhất trong những vụ xử nghi phạm tham gia cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng năm 2021, tấn công vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Tuyên bố mở màn sẽ diễn ra vào thứ Hai tại tòa án liên bang của Washington trong phiên tòa xét xử Stewart Rhodes và những người khác bị buộc tội âm mưu dấy loạn. (Ảnh AP / Susan Walsh, File)

Đang bị xét xử là thủ lĩnh cực đoan Stewart Rhodes, người sáng lập nhóm cực đoan “Người giữ lời thề”, và bốn cộng sự viên. Công tố viên và luật sư bào chữa sẽ đưa ra tuyên bố mở màn vụ kiện vào thứ Hai và phiên tòa sẽ kéo dài vài tuần. Dưới đây là những gì sắp xảy ra:

NHỮNG “NGƯỜI GIỮ LỜI THỀ” THỀ LÀ AI?

Nhóm chống chính phủ này do Rhodes thành lập vào năm 2009; Rhodes được đã theo học tại Trường Luật Yale và phục vụ  một thời gian ngắn như một lính dù của Quân đội Hoa Kỳ trước khi gặp tai nạn trong lúc huấn luyện khiến ông ta bị thương ở lưng.

Nhóm được đặt tên theo mục tiêu đã nêu của nhóm là chiêu mộ cựu quân nhân cũng như lính hiện dịch, những người cấp cứu và nhân viên cảnh sát thực hiện lời hứa bảo vệ Hiến pháp chống lại kẻ thù. Họ đã ban hành một danh sách những mệnh lệnh mà thành viên của nhóm sẽ không tuân theo, chẳng hạn như tước vũ khí của công dân, thực hiện các cuộc khám xét không có trát tòa và bắt giữ người Mỹ như là chiến binh của kẻ thù vi phạm quyền được bồi thẩm đoàn xét xử.

Các chuyên gia cho biết, việc tạo khung hoạt động tương đối lành tính và tận dụng mạng xã hội đã giúp nhóm này phát triển thành một trong những nhóm dân quân chống chính phủ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng cuộc đối thoại nội bộ thường u ám hơn, giới chuyên gia cho biết. Oath Keepers đã tham gia vào cuộc đối đầu với liên bang với giới chức tại Trang trại Bundy ở Nevada vào năm 2014, và sau đó trên mái nhà ở Ferguson, Missouri sau khi một bồi thẩm đoàn lớn từ chối buộc tội một nhân viên cảnh sát trong vụ bắn chết Michael Brown, 18 tuổi.

Rốt cục nhóm Oath Keepers ủng hộ tu từ  của ứng cử viên tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ và những tuyên bố sai lầm của ông rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp.

TẠI SAO HỌ LẠI BỊ XÉT XỬ?

Cùng bị xét xử với Rhodes là Kelly Meggs, lãnh đạo của chi nhánh “Những người giữ lời thề” ở Florida; Kenneth Harrelson, một “Người giữ lời thề” khác ở Florida; Thomas Caldwell, một sĩ quan tình báo Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu ở Virginia; và Jessica Watkins, người dẫn đầu một nhóm dân quân ở Ohio.

Họ đã bị buộc tội âm mưu dấy loạn trong một trong những vụ án nổi tiếng nhất vì cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng tại Điện Capitol Hoa Kỳ.

Công tố viên cho biết họ đã bỏ ra vài tuần để tích lũy vũ khí, tổ chức huấn luyện bán quân sự và chuẩn bị những toán vũ trang bên ngoài Washington để ngăn Joe Biden trở thành tổng thống. Âm mưu bắt đầu xảy ra vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, khi “Những người giữ lời thề” thề đội nón sắt và dùng những dụng cụ chiến đấu khác được ghi lại trên máy thu hình phóng qua đám đông những người ủng hộ Trump đang tức giận và xông vào Điện Capitol theo đội hình quân sự.

Công tố viên nói rằng cuộc nổi dậy, đối với “Những người giữ lời thề”, không phải là một cuộc phản kháng nhất thời mà là một phần của một âm mưu nghiêm túc kéo dài hàng tuần nhằm ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực.

Về phần họ, “Những người giữ lời thề” nói rằng công tố viên đã vặn vẹo lời nói của họ và khẳng định không bao giờ có bất kỳ kế hoạch nào nhằm tấn công Điện Capitol. Họ nói rằng họ đến Washington để giữ an ninh và chuẩn bị, huấn luyện, trang bị và vũ khí nhằm bảo vệ bản thân trước bạo lực có thể có của nhóm chống phát xít cánh tả hoặc sẵn sàng nếu Trump viện dẫn Đạo luật Mưu phản để kêu triệu tập dân quân.

ÂM MƯU DẤY LOẠN LÀ GÌ?

Luật âm mưu dấy loạn ban hành sau cuộc Nội chiến để bắt giữ những người miền Nam có thể tiếp tục chống lại chính phủ Hoa Kỳ. Việc truy tố hiếm khi xẩy ra trong lịch sử gần đây — với các kết quả khác nhau.

Trong trường hợp này, công tố viên sẽ cố gắng chứng minh rằng Rhodes và những người cộng sự của ông ta đã âm mưu dùng bạo lực chống lại quyền lực của chính phủ liên bang và cố ý ngăn chặn việc thực thi các luật liên quan đến việc chuyển giao quyền lực của tổng thống.

Có thể khó chứng minh vì công tố viên phải cho thấy các bị cáo đã làm nhiều hơn là chỉ nói về việc sử dụng vũ lực, rằng họ đã âm mưu thực sự dùng vũ lực.

Các vụ xử án âm mưu dấy loạn sau cùng tại tòa là vào năm 2010, và những vụ án đó kết thúc với sự trắng án. Vụ xét xử âm mưu thành công cuối cùng là vào năm 1995, khi giáo sĩ Ai Cập Sheikh Omar Abdel-Rahman và 9 tín đồ bị kết án trong một âm mưu làm nổ tung một số địa điểm mốc ở New York và New Jersey.

Tội dấy loạn có thể bị phạt tới 20 năm tù.

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: The Oath Keepers’ Capitol riot trial, explained   | Lindsay Whitehurst | AP news | October 3, 2022.