Pierre Poilievre không được ưa chuộng ở tỉnh lớn thứ hai của Canada — và chính sách của ông cũng vậy

Chantal Hébert | DCVOnline

Khuynh hướng đánh lừa quá mức của người lãnh đạo Đảng Bảo thủ bất chấp thực tế phũ phàng hầu hết được coi là một triệu chứng của sự non nớt về chính trị.

Pierre Poilievre, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada

MONTREAL—Khó để có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng tốt ban đầu. Pierre Poilievre sẽ cố làm điều đó khi ông bắt đầu chuyến thăm đầu năm đến Quebec vào tuần tới.

Người lãnh đạo mới nhất của đảng Bảo thủ có nhiều đá tảng trước mặt ông ta. Ở tỉnh lớn thứ hai của Canada, Poilievre không chỉ kém nổi tiếng hơn nhiều so với các đối thủ chính mà còn bắt đầu kém hơn so với ba người tiền nhiệm.

Về ý định bỏ phiếu của cử tri, Đảng Bảo thủ thua xa cả Đảng Tự do dẫn đầu và Khối Québécois. Ở mức 19 %, là tỉ lệ thấp nhất của đảng này ở tỉnh bang.

Tỉ số cử tri ưa chuộng Poilievre thậm chí còn ảm đạm hơn. Vào cuối năm, một cuộc thăm dò của Angus Reid cho thấy gần 2/3 cử tri Quebec có quan điểm không tốt về người lãnh đạo Đảng Bảo thủ.

Trong suốt lịch sử và dưới nhiều hình thức khác nhau, đảng Bảo thủ liên bang hầu như luôn phải đối phó với các cuộc tranh cử khó khăn ở Quebec.

Mười năm Mulroney là một ngoại lệ. Đây cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử gần đây mà một người lãnh đạo ở Quebec đứng đầu một đảng bảo thủ thống nhất.

Nếu có bất cứ điều gì, cuộc vận đông tranh ghế lãnh đạo của Poilievre và hậu quả của nó đã làm tăng thêm bất lợi lâu dài liên quan đến căn cước của ông là người bên ngoài ở Quebec.

Trên đường giành chiến thắng trong đợt đếm phiếu đầu tiên, Poilievre đã vận động một cách  không khoan nhượng chống lại Jean Charest. Ông ta có thể đã thu hút được nhiều sự ngưỡng mộ hơn trong tỉnh nếu đánh bại cựu thủ tướng một cách công bằng trong diễn đàn tranh luận. Nhưng sau lần chạm trán đầu tiên với đối thủ chính, Poilievre đã chọn không xú hiện trên bục tranh luận. Thật khó để để được tôn trọng hơn khi trốn tránh tranh luận.

Thiệt hại thêm cho đảng Bảo thủ ở Quebec do cuộc vận động tranh bât chấp tất cả như một ứng cử viên dẫn đầu  là việc cựu phó tướng Quebec đã  bỏ đảng và đứng ở Quốc hội như một dân biểu độc lập.

Trước khi quyết định trở thành một dân biểu độc lập, Alain Rayes là một trong những dân biểu Đảng Bảo thủ nổi tiếng trong tỉnh bang, đồng thời là người thu hút được nhiều người cho một đảng vốn không dễ thu hút nhân tài của Quebec.

Như đã xảy ra, cả Charest và Rayes đều thu hút được số khán giả ở Quebec lớn hơn so với Poilievre. Điều đó có thể còn đúng hơn nữa bốn tháng đâu nhiệm kỳ lãnh đạo  so với vào buổi sáng ngay sau chiến thắng ghế lãnh đạo của ông.

Với vai trò là lãnh đạo phe đối lập chính thức, Poilievre hiện là người phê bình chính của thủ tướng. Nhưng thường xuyên như không, những tu từ của ông ấy dường như chỉ nhắm vào những người đã ủng hộ đảng Bảo thủ.

Tại tỉnh quê hương của Trudeau, khuynh hướng đánh lừa quá mức của nhân vất lãnh đạo đảng Bảo thủ bất chấp thực tế phũ phàng hầu hết được coi là một triệu chứng của sự non nớt về chính trị.

Nếu bất cứ điều gì, khi nói đến cử tri Quebec cũng như tầng lớp chính trị của tỉnh bang, luận điệu quá khích của Poilievre có thể đóng vai trò như một liều thuốc giải độc cho sự mệt mỏi của công chúng với Justin Trudeau.

Ngày nay, mối quan hệ giữa François Legault và thủ tướng đang ấm hơn lên. Cuộc gặp mặt trực tiếp cuối cùng vào năm 2022 của họ đã kết thúc trong một ghi kết quả khá tốt, với sự lạc quan tràn đầy từ phía thủ tướng tirng bang về việc có thể đạt được thỏa thuận cấp tỉnh-liên bang về tài trợ y tế.

Về phần mình, Poilievre vẫn chưa có cuộc gặp mặt trực tiếp nào với Legault. Trong những bình luận trước công chúng, thủ tướng Quebec đã tỏ ra dứt khoát không có cam kết gì với người lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ.

Khi Erin O’Toole bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ vào năm ngoái, có vẻ như ông ấy đã mang đi hết vốn liếng thiện chí mà ông đã tích lũy thay mặt cho đảng của mình với chính phủ CAQ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Legault và nhóm của ông ấy đang theo dõi chặt chẽ mối liên hệ giữa Poilievre và Éric Duhaime, đồng chí của anh ấy, Lãnh đạo đảng Bảo thủ cấp tỉnh bang. Bất kỳ dấu hiệu nào của việc tái lập quan hệ hợp tác có thể sẽ khiến Poilievre mất hy vọng về mối quan hệ có hiệu quả tốt trên phương diện bầu cử với đảng CAQ.

Cuối cùng, có những dấu hiệu đáng ngại cho thấy cuộc tấn công về mặt tài chính, giá sinh hoạt của Poilievre không có kết quả ở Quebec, hoặc ít nhất là nó sẽ không cho phép đảng Bảo thủ thoát khỏi nỗi lo không được coi là đảng quan tâm đếm việc biến đổi khí hậu.

Về vấn đề này, một cuộc thăm dò của chính phủ do Hội đồng Cơ mật ủy quyền vào tháng 8 năm ngoái và được  David Akin của Global đưa tin gần đây cho thấy rằng khi nói đến những chính sách xanh, người Quebec có khuynh hướng quan tâm nhiều hơn đáng kể so với những người dân ở những tỉnh bang khác.

71% dân Qubec muốn chính phủ liên bang hành động nhiều hơn trên mặt trận đó so với 7% người dân muốn chính phủ làm ít hơn. Bên ngoài Quebec, 25% dân ủng hộ ngừng quan tâm và hành động về vấn đề  khí hậu.

Khi được hỏi liệu lạm phát hay biến đổi khí hậu có nên là ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang hay không, 56% ở Quebec đã chọn biến đổi khí hậu. Bên ngoài Quebec, tỷ lệ người Canada cảm thấy khí hậu nên được ưu tiên hàng đầu chỉ là 30%. Và khi người Quebec được hỏi liệu giảm giá xăng có nên được ưu tiên hơn việc giải quyết ấn đề biến đổi khí hậu, 60% dân Quebec không đồng ý.

Nếu Poilievre nhất quyết tiếp tục rao giảng trong sa mạc ở Quebec, thì đó là nơi ông sẽ thấy mình trong đêm bầu cử.

Tác giả | Chantal Hébert là một cộng tác viên tự do ở  Montreal viết chuyên mục chính trị cho tờ Star.Email: [email protected] hoặc theo dõi trên Twitter: @ChantalHbert

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Pierre Poilievre is unpopular in Canada’s second-largest province — and so are his policies | Chantal Hébert · The  Star · Jan 15, 2023