Hong Kong mất quyền thì Đài Loan kỷ niệm Thiên An Môn

Bethany Allen-Ebrahimian,

TAIPEI, Đài Loan – Hàng trăm người đã tập trung tại Đài Bắc vào Chủ nhật để kỷ niệm 34 năm phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989 ở Trung Hoa, đã bị quân đội Cộng sản Trung Hoa đàn áp.

Một người tham gia thắp nến tại lễ tưởng niệm Thiên An Môn ở Liberty Plaza ở Đài Bắc, Đài Loan vào ngày 4 tháng 6 năm 2023. Ảnh: Bethany Allen-Ebrahimian.

Tại sao lại quan trọng: Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Quảng trường Tự do trước đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, người lãnh đạo độc tài của Đài Loan, đánh dấu sự tương phản rõ rệt giữa cuộc đấu tranh giành dân chủ thành công của Đài Loan và việc mất quyền ở Hồng Kông. Nó cũng là một lời nhắc nhở nghiệt ngã về những gì đang bị đe dọa cho tương lai của Đài Loan.

Học giả Trung Hoa và cựu nhà tổ chức Thiên An Môn Wu Renhua cho biết trong một bài phát biểu tại lêc tưởng niệm, Đài Loan hiện là “xã hội Trung Hoa duy nhất” có thể tự do tổ chức lễ tưởng niệm Thiên An Môn.

Người ở Hong Kong đã từng tổ chức những buổi thắp nến tưởng niệm Thiên An Môn hàng năm thu hút hàng ngàn người tham gia. Nhưng những người canh thức như vậy hiện đã bị cấm từ khi luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh được thi hành tại thành phố vào năm 2020.

Cuối tuần qua, cảnh sát Hong Kong đã tuần tiễu xung quanh các khu vực trung tâm và bắt hoặc giam giữ một số người vì những hành động phản đối dù chỉ là treo ảnh ngọn nến và mang theo một bản sao của vở kịch về ngày 4 tháng Sáu.

Bức tranh toàn cảnh: Cuộc đấu tranh giữa dân chủ và chủ nghĩa độc tài đã định hình mối quan hệ giữa Trung Hoa, Hong Kong và Đài Loan — và đôi khi, tạo ra những mối ràng buộc bất ngờ giữa các xã hội đó.

Chi tiết: Lễ tưởng niệm có hơn một chục gian hàng do những tổ chức nhân quyền địa phương dựng lên và một số gian hàng do người Hong Kong tổ chức, cũng như bức tường Lennon và một bức trượng cỡ nhỏ của “Pillar of Shame”, một tác phẩm điêu khắc kỷ niệm Thiên An Môn bị cảnh sát Hong Kong thu giữ vào năm 2021.

Ban tổ chức ước tính có khoảng 1.000 người đã ghé thăm các gian hàng trong suốt cả ngày và tham dự cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình gồm cả những bài phát biểu của giới lãnh đạo Thiên An Môn nổi tiếng và những người hoạt động dân chủ khác.

Cựu giáo sư Hong Kong Kacey Wong đã dẫn đầu đám đông hô vang khẩu hiệu trong đó có “Đấu tranh cho tự do! Sát cánh cùng Hong Kong!” và “Đấu tranh cho tự do! Sát cánh cùng Đài Loan!”

Họ đang nói gì? Một người Hong Kong đang học ở Đài Bắc nói với Axios với điều kiện giấu tên do lo ngại bị truy tố ở Hong Kong vì đã tham dự lễ tưởng niệm, “Những người này đã chết vì đấu tranh cho dân chủ, vì vậy đó là lý do tại sao việc ghi nhớ điều đó thực sự quan trọng.”

“Bạn không còn thấy điều này ở Hong Kong nữa. Thật là sảng khoái khi xem nó… Tôi cảm nhận được điều đó trong trái tim mình.”

Bối cảnh: Phong trào Thiên An Môn đã truyền cảm hứng cho phong trào Hoa bách hợp do sinh viên lãnh đạo năm 1990 ở Đài Loan, phong trào này đã thúc đẩy thành công chính phủ thực hiện các cải cách dân chủ.

Năm 1989, khi sinh viên khắp Trung Hoa tổ chức biểu tình trong nhiều tuần đòi dân chủ, nhiều người ở Đài Loan cũng muốn điều tương tự cho chính họ. Thiết quân luật ở Đài Loan đã được dỡ bỏ hai năm trước đó, nhưng Quốc dân đảng (KMT) vẫn cai trị Đài Loan như một nhà nước độc đảng và tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến.

Zhang Longsan, một người dân Đài Bắc 53 tuổi có mặt tại lễ kỷ niệm hôm Chủ nhật, nói với Axios rằng ông đã tham dự cuộc tập hợp đoàn kết Thiên An Môn ở Đài Bắc vào ngày 3 tháng 6 năm 1989, đêm trước vụ thảm sát ở Bắc Kinh. Zhang cho biết, chính phủ Quốc dân đảng cho phép tụ tập vì mọi người đang bày tỏ sự phản đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa. Zhang nói,

“Lúc đó tôi nghĩ, sinh viên Đài Bắc và sinh viên Bắc Kinh đều như nhau.”  Nó khiến ông đặt câu hỏi tại sao Quốc Dân Đảng mà ông ủng hộ ban đầu lại cho phép sinh viên Đài Loan ủng hộ các yêu cầu dân chủ hóa ở Trung Hoa mà không phải là các yêu cầu dân chủ hóa ở Đài Loan.

Sau đó, tôi kỷ niệm ngày 4 tháng 6 hàng năm… Tôi nghĩ đó là một điều rất quan trọng đối với nền dân chủ ở Đài Loan và Trung Hoa.” Zhang hiện làm việc tại Chen Wen-chen Memorial Foundation, tổ chức ủng hộ nhân quyền ở Đài Loan.

Chờ xem gì: Khi Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình thúc đẩy mạnh hơn những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan, nhiều người ở Đài Loan ngày càng lo lắng rằng một ngày nào đó Đài Loan có thể phải đối diện với số phận tương tự như Hong Kong.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Hong Kong’s loss of rights looms as Taiwan commemorates Tiananmen  | Bethany Allen-Ebrahimian | Axios | June 4, 2023.