Việt Nam: Trận chiến giành sự thật lịch sử

Richard Botkin – DCVOnline lược dịch

April-30-1975-tankNhân dịp kỷ niệm lần thứ 38, xác định lại sự thật về cuộc chiến Việt Nam.

Ba mươi tám năm trước đây, hôm nay, cuộc chiến tranh Việt Nam, đối với người Mỹ, đã chính thức kết thúc trong ô nhục và không vẻ vang. Đối với hàng triệu người Việt Nam yêu chuộng tự do bị bỏ lại, kết thúc của “chiến tranh chống Mỹ” đơn giản là sự bắt đầu của một chuỗi thời gian dài gần như vô tận, đầy tăm tối, và đau khổ.

Tank của CSVN tiến vào Dinh Đọ Lập, 20-04-1975. Ảnh AP.
Tank của CSVN tiến vào Dinh Độc Lập, 30-04-1975. Ảnh AP.

Những người trong chúng ta đủ tuổi để biết đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, sẽ mãi mãi nhớ những bản tin cuối cùng từ Sài Gòn bị át đi vì đoàn quân bộ binh và thiết giáp của Cộng sản Bắc Việt, với hình ảnh của đám đông vô vọng, cố gắng len chân vào các chuyến tản cư của Mỹ, hình ảnh của tàu hải quân Mỹ ngoài khơi đầy người tị nạn, và trên sàn tàu tràn ngập máy bay trực thăng đang được đẩy xuống biển sâu – hình ảnh nhũng chiếc trực thăng chìm dần trong biển cả được so sánh với sự phí lạm lớn lao máu xương và của cải của người Mỹ. Và kể từ buổi hoàng hôn hôm đó những vết thương chiến tranh Việt Nam đã không bao giờ hoàn toàn lành lặn hay đã được ghi lại trong tiềm thức bằng những quan điểm thích đáng.

Đánh giá tình hình, nhiều năm sau đó, là một chính khách đã nghỉ hưu từ lâu và một phần đã được phục hồi danh dự, Richard Nixon, người sẽ cho chúng ta một nhận định chỉ có hai dòng, có thể xem đây là một nhận xét có ý nghĩa nhất, về kinh nghiệm của chúng ta tại Việt Nam khi ông nói:

“Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ bị hiểu lầm hơn so với chiến tranh Việt Nam. Nó đã được đưa tin sai lạc lúc đó, và giờ đây nó lại được biết đến một cách sai lầm.”

Chúng ta đang mất nhanh dần đi thế hệ của những người đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam. Họ lần lượt qua đời – và trong nhóm này cũng phải kể đến hàng triệu người Việt Nam tị nạn cộng sản đến sống trên đất nước này – những nhân chứng lịch sử ngôi thứ nhất, và khả năng nói lên sự thật, để thảo luận về những thiếu sót nghiêm trọng về lịch sử hoặc bác bỏ vô số những huyền thoại, một nửa sự thật và những lừa dối trắng trợn về cuộc chiến tranh đang tràn lan khắp nơi và phần lớn không gặp một thách đố nào và hiện đang được xem như là những sự thực. Lịch sử loại đó đã được viết bởi những tác giả, những người chống lại sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh, nhiều người đó đã ngồi trong tháp ngà ở đại học, trốn quân dịch – là những người hiện nay đang giữ vai trò kiểm soát các ngành lịch sử ở các trường đại học trên toàn quốc và cũng là những người có ảnh hưởng lớn với các phương tiện truyền thông .

Ít người có thể tranh cãi rằng thế hệ của những người đem lại chiến thắng của Mỹ trong Thế chiến II – đã được mô tả là thế hệ vĩ đại nhất – đã làm được một việc tuyệt vời. Tuy nhiên, điều khó hiểu được là “Thế hệ Việt Nam” đã không được định nghĩa bởi những chiến sĩ đã lặng lẽ và vinh dự đứng lên đáp lời sông núi, nhưng lại do những người đàn ông và đàn bà đã tham gia tích cực trong phong trào phản chiến và, trong khá nhiều trường hợp, thực sự họ là cái loa cho kẻ thù của chúng ta mà không phải chịu một hậu quả nào.

Và lịch sử đã nói nói hay biết gì về những đồng minh Việt Nam của chúng ta? Là người Mỹ, chúng ta có thể đến Washington, DC, để đọc và chạm tay vào tên của mỗi người trong số 58.187 chiến binh và tám phụ nữ đã hy sinh tại Việt Nam. Trong khi các con số có thể không chính xác lắm, bạn đồng minh Nam Việt Nam của chúng ta đã hy sinh ít nhất gấp năm lần số tử vong của Mỹ, và Việt Nam khi đó là quốc gia chỉ có một phần mười dân số so với Hoa Kỳ. Hàng chục ngàn người khác – đa số là sĩ quan quân đội trước đây – đã không thoát nổi những gì cộng sản mỹ từ hóa gọi là “Trại Cải tạo”. Những con số này không kể hàng trăm ngàn thường dân vô tội đã chết cũng như hàng triệu người ly tán không nhà cửa, hầu hết họ bị đầy đoạ dưới bàn tay hung bạo của cộng sản. (Thí dụ tồi tệ nhất là những cuộc pháo kích vào thường dân ở tỉnh Quảng Trị trong cuộc tấn công Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 và sau đó một lần nữa trên một phạm vi quy mô, và lớn hơn nhiều trong cuộc tấn công cuối cùng vào mùa Xuân năm 1975 tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam.) Thêm vào đó, có khoảng 250.000 người đã thiệt mạng trên đường vượt biển chạy trốn thiên đường cộng sản sau năm 1975. Và những con số này chỉ riêng cho dân quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Không kể đến hàng triệu người đã bị Khmer Đỏ sát hại dã man tại Campuchia, hoặc hàng trăm ngàn người thiểu số vùng cao nguyên của Lào và Thái Lan. Đám quần chúng vô danh đó không được kể đến cùng những hy sinh to lớn của họ hầu hết đã, một cách thuận lợi, bị gạt ra ngoài các trang lịch sử.

Chắc chắn là điều vô ích để hâm lại câu hỏi “Nếu …?” trong lịch sử – Nhưng điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng đồng minh Nam Việt Nam của chúng ta đã cận kề với chiến thắng, hoặc ít nhất là cũng giữ được chân kẻ xâm lược miền Bắc, sau khi cuộc rút quân của Mỹ đã hoàn tất. Nhiều người Mỹ hẳn còn nhớ cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 khi đó lực lượng đồng minh đã gây ra thương vong đáng kể cho lực lượng của Hồ Chí Minh. Trong khi Tết Mậu Thân 68 là một chiến thắng chiến thuật cho khối đồng minh thì cộng sản đã thành công trong việc phá vỡ ý chí chính trị của người Mỹ để tiếp tục chiến tranh mở ngỏ. Điều này đã dẫn đến chương trình “Việt Nam hóa” chiến tranh và sau cùng là cuộc rút lui của Mỹ.

Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Ảng OntheNet.
Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Ảng OntheNet.

Trong khi chính khách, tướng lĩnh và quân nhân Việt Nam, trong suốt cuộc chiến và sau đó, hầu như đều được miêu tả là những con hạm tham nhũng, vô hiệu và không muốn chiến đấu, là một điều kỳ lạ đã xảy ra trên đường Việt Nam hóa chiến tranh. (Nếu ai đã từng đặt vấn đề về ý chí chiến đấu của đồng minh Việt của chúng ta thì con số thương vong của họ đã nói lên tất cả những gì cần để nói về chương trình “Việt Nam hóa” chiến tranh.) Những điểm này đã được ghi nhận sâu rộng trong giới lãnh đạo quân sự của Mỹ, từ Tướng Creighton Abrams (Abrams là sĩ quan cao cấp của Mỹ – MACV – trong Việt Nam 1968–72) xuống cấp cố vấn cơ sở rằng khả năng quân sự của Việt Nam Cộng Hòa cải thiện rõ rệt trong quá trình rút quân của Mỹ. Không có ai thấy sự cải thiện đó rõ ràng và lo ngại hơn là những người vẽ kế hoạch chiến tranh tại Hà Nội.

Thử thách lớn nhất của chương trình Việt Nam hóa là cuộc tổng tấn công Mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Với số quân ít nhất nhiều gấp hai lần số quân chính quy đã có trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, cùng một số lượng lớn xe bọc sắt, pháo binh và súng phòng không mới nhất do Xô Viết viện trợ, cuộc tấn công ba mũi nhọn nhằm đánh ngón đòn trực tiếp cuối cùng. Cuộc tấn công thất bại. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa, sau khi lãnh những cú sốc ban đầu, phản công mạnh. Trong các mặt trận đẫm máu kẻ xâm lược bị đánh dội trở lại. Ngoại trừ phần phía bắc lãnh thổ VNCH, gần vùng phi quân sự, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại tất cả các phần lãnh thổ bị chiếm đóng trước đó.

Giữa cuộc tấn công Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 đến cuối năm 1973, rất nhiều trận chiến đã diễn ra giữa hai phe quốc cộng. Hiệp định Paris, bảo đảm cho Mỹ sẽ được đón tù binh chiến tranh, và một ngõ thoát “danh dự”, là một trò hề. Mặc dù sự xảo trá của cộng sản và họ vi phạm hiệp ước từ ngày đầu, triển vọng cho Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn khá tốt. Vào cuối năm 1973, chiến thắng của phe cộng sản không phải là một việc đã rồi. Những cố vấn Mỹ, trong số những người cuối cùng rời khỏi Việt Nam, phần lớn đều tin tưởng rằng Việt Nam Cộng Hòa có thể một mình đứng vững miễn là họ được viện trợ đầy đủ.

Buồn thay, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng bị thua không phải trên chiến trường nhưng tại phòng họp của Quốc hội Mỹ. Vào giữa năm 1973 Quốc hội thông qua luật hạn chế khả năng Tổng thống của Nixon để đối phó với hành vi vi phạm hiệp ước của phe cộng sản và có thể tôn trọng các cam kết cá nhân của ông như đã hứa với Tổng Thống Thiệu. Ngoài ra, viện trợ quân sự và tài chính năm 1974, trực tiếp cho đồng minh của chúng ta đã bị cắt giảm 32 phần trăm so với mức của năm 1973, và, cũng thế, bị cắt một lần nữa cho năm tài chính 1975. Sức mua tương đương thực tế (cần nhớ lại các lệnh cấm vận dầu Ả Rập và lạm phát do giá nhiên liệu tăng cao trong năm 1973 và 1974), làm việc cắt giảm trở nên khắc nghiệt hơn. Phía cộng sản Bắc Việt không có những hạn chế đó vì Liên Xô và Trung Quốc thực sự đã tăng gấp đôi viện trợ CSVN trong cùng giai đoạn. Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975, các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã ra chiến trường với những hạn chế về hậu cần khiến họ chắc chắn sẽ gặp thất bại. Trong khi chúng ta không thể nói chắc chắn rằng nếu họ đã được tiếp vận đầy đủ họ sẽ thắng hoặc ít nhất là tăng nâng cao giá của chiến thắng vượt quá khả năng chi trả của Hà Nội, chúng ta biết chắc chắn rằng bằng cách cắt đứt viện trợ cho miền Nam Việt Nam, chúng ta đã đảm bảo sự sụp đổ của VNCH.

Rất ít người ngoài cộng đồng người Mỹ gốc Việt quan tâm nhớ lại hoàn cảnh đuua đến sự bại trận là một điều chắc chắn. Có lẽ đó là câu chuyện quan trọng nhất chưa bao giờ được thực sự kể lại về sự kết thúc của cuộc chiến Việt Nam.

Kết thúc của chiến tranh … cuộc chiến giành lại sự thật lịch sử

Chúng ta đang mất đi những chiến binh thuộc “Thế hệ Việt Nam” tại một mấu chốt đáng lo ngại, và cách người Mỹ sẽ nhớ về cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn bất định. Khi họ “ra đi” thì người ta cũng mất những cơ hội để nói thật, nói thẳng về sự ngăn cản chủ nghĩa cộng sản và việc chống đỡ các quân cờ domino ở châu Á. Sự quyết tâm chung của Mỹ và Nam Việt Nam đã mua được đoạn thời gian quan trọng cho phần còn lại của Châu Á đang phát triển, và có thể ở những nơi khác, để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường tự do. Và đây không chỉ là quan điểm riêng của Mỹ, nhưng còn là nhận xét từ những người như Lý Quang Diệu ở Singapore, khó có thể nói là một tay sai của Mỹ. Những hạt giống của nỗ lực đó, nằm yên vào cuối tháng Tư năm 1975, đã đưa đến một vụ mùa bội thu tự do và thịnh vượng, gần 40 năm sau đó.

Ở Việt Nam hôm nay, dù vẫn là một quốc gia cộng sản, đi dạo xung quanh trung tâm thành phố Sài Gòn người ta dễ dàng tìm thấy hình ảnh tiệm thịt gà chiên Kentucky hơn là thấy băng rôn Hồ Chí Minh hô hào công nhân đi làm cách mạng. Chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do đang rõ ràng tiến lên cao. Đó chính là bằng chứng cho thấy những nỗ lực của chúng ta để đưng về bên phải của lịch sử.

Cuộc chiến giành lấy con tim và trí tuệ vẫn chưa kết thúc. Đã quá lâu, sự mô tả những nỗ lực của chúng ta để ngăn chặn làn sóng đỏ là viển vông, đơn giản, lỗi thời. Những chiến binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề xã hội, xem như kẻ bị lừa, bị trì độn, và là những nạn nhân, chứ không phải là những người danh dự, hào hùng và thắng trận. Chân dung của người đồng minh Nam Việt của chúng ta đã, đang và phần lớn vẫn hoàn toàn bị làm cho sai lạc đi, bị ghi chép không đúng cách trong vô số sách vở và phim ảnh – nghệ thuật và tiểu thuyết được trình bày như thực tế qua các cuốn phim thái quá như “Deer Hunter”, “Apocalypse Now”, “Platoon” và ngay cả “Rambo”. Hiển nhiên, những người chiến sĩ Hoa Kỳ đáp lời sông núi và đồng minh Nam Việt kiên quyết của chúng ta phải có một vị trí xứng đáng và tốt hơn trong lịch sử.

longb
Đồng minh: Harry” Tran Ngoc Hue và Australian WO2 Barry Long. Ảnh: axishistory.com.

Richard Botkin là tác giả của “Cưỡi Sấm: Câu chuyện chiến tranh Việt Nam – Danh dự và Chiến thắng”, mà hiện nay đang được thực hiện thành một phim tài liệu dài đầy đủ. Mục đích của dự án này là để thay đổi cách thế giới nhớ lại cuộc chiến Việt Nam, đơn giản bằng cách nói lên sự thật.

 

© 2013 DCVOnline


Nguồn: VIETNAM: THE BATTLE FOR HISTORICAL TRUTH. On 38th anniversary, seeks to set record straight about war. By Richard Botkin © Copyright 1997–2013. All Rights Reserved. WND.com.

22 Comments on “Việt Nam: Trận chiến giành sự thật lịch sử

  1. Thời gian nhất định sẽ bóc mẻ sạch sẽ lớp mạ vàng trên bất cứ sự thật nào.

    Thankful that mt được thấy diễn tiến đó đang xảy ra. Chỉ rất tiếc những lớp sơn son thếp vàng kia đã làm hao tốn biết bao nhiêu xương máu người VN cũng như những chiến sĩ bạn đồng minh Mỹ Không chỉ vậy còn đang nối tiếp bao thảm cảnh trên đất nước VN 🙁

    Cám ơn DCV đã dịch và phổ biến bài này.

    (à, khi tg Mỹ viết bài về chiến tranh VN, họ khó tránh được có cái nhìn như nó là cuộc chiến của họ với những người bạn đồng minh Nam VN)

    • Có lẻ cô Mỹ Thanh muốn nói rằng “Thời gian nhất định sẽ bóc mẻ sạch sẽ lớp mạ vàng trên bất cứ sự ‘giả dối’ nào”? Thân chào.
      Võ Bình

      • hihi thanks anh VB. Cũng còn tùy “sự thật” gì anh VB à, nhưng có lẽ là câu sửa của anh VB nghe xuôi tai hơn. Bị trong đầu mt đang nghĩ tới sự thật “CS bán nước”, “tay sai của QTCS Liên Xô” thành ra chúng có mạ vàng với yêu dân yêu nước chi chi đó cũng sẽ bị bóc thành nham nhở đến … trần truồng ;p

  2. Xin cám ơn DCVOnline đã cho đọc một bài rất hay, được tác giả viết và đưa lên trang mạng WorldNetDaily đúng vào dịp kỷ niệm 30 tháng Tư lần thứ 38. Tôi rất thích comment của một độc giả ký tên Ruler4you, nêu ra sự tương đồng giữa “trại học tập cải tạo” của Việt Cộng với…. những trường đại học Hoa Kỳ, nơi mà giới trí thức thiên tả tìm đủ cách để xóa bỏ sự thật của lịch sử và nhồi nhét vào đầu óc các sinh viên tư tưởng “xã hội chủ nghĩa”.

    (Nhắn quý bác trên diễn đàn: Đường link ở ghi chú “Nguồn” không dẫn trực tiếp đến bài viết bằng Anh ngữ. Nếu muốn đọc bài này xin quý bác chịu khó “work around” chút xíu trong “Search” box).

    Và tiện đây cũng xin trích dẫn lời giới thiệu của Amazon về cuốn sách rất đáng đọc của Richard Botkin (một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ). Sách được xuất bản giữa năm 2009:

    “In ‘Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph’, Richard Botkin breaks new ground in telling the heroic story of a few American and Vietnamese Marines who fought brilliantly and turned the tide of the Vietnam War.
    Botkin recounts the exploits of the U.S. Marines and their Vietnamese allies largely responsible for thwarting the Communist invasion of South Vietnam-known as the Easter Offensive of 1972. These are the men who “rode the thunder” and almost saved a nation.The book is brimming with new information about these old
    battles, including: How Colonel G.H. Turley found himself suddenly serving as chief advisor to the Third ARVN Division and how his command decisions helped defeat the Easter Offensive; how the incredible American effort to destroy the Dong Ha Bridge halted the Communist advance; how South Vietnamese Marines were winning on the battlefield and then suffered terribly after the war during the “re-education” process. Richard Botkin’s book provides a fresh, provocative look at the Vietnam War and the heroic warriors who fought it.”

    • Tôi khoái sư so sánh giữa trại cải tạo và đaị học HK. Quả là có nhiều điểm giống nhau lắm! Sư khác biệt chỉ ở chỗ: trong chế độ độc tài chuyên chế mọi chuyện đều đi theo định hướng của nhà nước, nếu định hường XHCN thì Xuống Hố Cả Nút; trong khi đó trong xã hội dân chủ thì khi chính quyền hay thì dân kéo lại (cho thêm vài cái bạt tai). Bài viết này cũng là một bằng chứng: chính quyền và thế lực tư bản (và cả trí thức, bào chí) vô tình hay cố tìnhg bẻ quẹo lịch sử, vẫn có những người sửa lại cho đúng. Khác ở CSVN, đảng viết lại lịch sử, cả nước phả học thuộc lòng… nhiều thế hệ sai theo. Hết thuốc chữa!

  3. Tất cả ta về vui dựng xây,
    Tháo tung binh khí, hết tù đầy.
    Người hiền như thuở còn thơ ấu
    Nước Việt vào xuân vẹn tháng ngày.

    • Trung sỹ Hà Châu làm gì mà post bài thơ này hoài vậy? Bộ đắc ý lắm sao?

      Tất cả cùng nhau chống Cộng Nô
      Nếu không đất nước với mã mồ
      Sẽ bị voi Tàu giày xéo nát
      Cội nguồn dân tộc biết ở mô?

      • Thằng Tàu bị MẮC MƯU thằng Mỹ.
        (Trung sĩ nhứt Hà Châu phán đoán.).
        Lại thơ nữa :
        Một dân tộc, hai hàng bia đỡ đạn;
        Một quê hương, hai thân phận chư hầu.
        Tôi chợt thấy thương Thù và yêu Bạn:
        Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau.

        • Cái đoạn thơ “bát ngôn ‘tứ quái’ ” này trung sỹ một (nhứt) Châu đã post trên chục lần rồi, trung sỹ không thấy mệt chứ tôi đọc đến phát bịnh đó! Nếu chẵng còn ý thơ nữa thì trung sỹ nên đổi nick lại là ‘Ý Hết’ thay vì Ý Yên, Ý Thiên!

          (đối thơ Ý Hết)
          Một dân tộc lãnh đạo làm chó giặc
          Một quê hương giày xéo bởi Nga, Tàu
          Tôi chợt thấy Cộng, Hồ ngu hết biết
          Hại dân mình phải lãnh nạn cộng nô!

          • Thân tặng Cửu Bàn:

            Quê hương rồi sẽ đẹp vô ngần,
            Những nẻo đường xa trở lại gấn
            Tôi chép bài thơ và sẽ gởi
            Đăng vào trang đẹp nhứt trời xuân.
            YY

          • Buồn thay cho con chim Anh Vũ í.. a..
            Người hùng đồi Móng Ngựa hôm nao í.. a..
            Giờ thành con khỉ trọc Trường Sơn í.. a.. là tình…

          • –V õ Bình nghiến răng: trả súng cho taoooo!
            – Chú Sam hiền hòa: Súng? Tao cho vô kho rùi.
            Dẹp cái súng của Võ Bìììh đi.
            — Võ Bình tiếp tục hăng máu: Chả thúng cho tui!
            — Chú Sam mỉm kười mím chi: Súng ống cái
            rì nữa. Tui uýnh tan Liên Sô, có cần viên đạn nào
            đâu?

          • Thân Tặng Ý Hết:

            Quê hương không dân chủ tự do
            Chẵng khác nào nơi nhốt trâu bò
            Nói đến tết xuân thêm thừa thải
            Giặc (Tàu) đã vào nhà chẵng biết lo!
            CB

    • Làm sao mai về để dựng xây
      Trong khi việt cộng lũ cướp ngày
      Bán sông, núi, biển cho Tàu Cộng
      Đánh người yêu nước chẵng nương tay?

  4. Theo tôi thấy, ngày 30 tháng Tư 1975.
    Đối với Hoa Kỳ, là sự chuyển đổi chiến tranh qua một hình thức mới.
    Đối với VNCH: là sự thi hành trọn vẹn Hiệp định Ba Lê 1973, khi
    Tt Dương Văn Minh hạ lệnh buông súng, ngưng chiến, chứng
    tỏ thiện chí hòa giải hòa bình.
    Đối với CS Bắc Việt và MTGPMN : vi phạm HĐ Ba Lê 1973.
    BV là ” kẻ gian đã thắng – the wrong guys won.” Như vậy, thì sự
    thống nhứt Vn vẫn là đòn ăn gian, chưa theo pháp lý.
    Vậy hãy suy nghĩ : HĐ BL 1973 chỉ bị vi phạm, vậy đã hết hiệu lực
    chưa ? Và Hoa Kỳ, LHQ, các đồng minh ” nếu xét cần” vẫn có thể
    tái xét HĐ Ba Lê.

  5. Trầy vi tróc vảy kiếm đường về nhà, bởi có nhiều điều “hoang tưởng”
    muốn hiện thực hóa lắm kìa; ví dụ: Thực thể VNCH minh bạch.

  6. Đây là một trong những bài của người Mỹ viết để thanh minh những điều mà báo chí, truyền thông Mỹ nói sai về chiến tranh Việt Nam. Sau 1975, cựu chiến binh Mỹ là những người thất thế. Họ bị dân Mỹ nhìn với cặp mắt xấu. Dần dần về sau, có những người xem xét lại sách vở, dữ kiện để đưa ra ý kiến là nước Mỹ không phải là đến miền Nam để làm điều xấu như báo chí Mỹ đã đưa tin vào thời chiến tranh đang tiếp diễn. Người Mỹ vẫn có những ý kiến khác nhau về chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, vẫn có người cho rằng Mỹ tham chiến tại Việt Nam là sai, vẫn có người cho rằng Mỹ tham chiến tại Việt Nam là đúng. Họ không hòa hợp hòa giải với nhau. Nhưng ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình. Ý kiến nào có tài liệu xác đáng chứng minh, dẫn ra được thực tế để chứng minh thì được xem là có giá trị. Không có Ban Tuyên Huấn nào ở Mỹ để bắt dân Mỹ phải tin theo luận điệu này mà không được tin vào luận điệu khác. Ban Tuyên Huấn duy nhất có quyền phán xét tối hậu là Sự Thực.

    Vì Mỹ để cho tự do ngôn luận mà cuộc chiến tranh tại Việt Nam bị xuyên tạc bởi báo chí Mỹ. Nhưng cũng nhờ tự ngôn luận mà có những người khác đưa ra ý kiến để sửa đổi các điều bị xuyên tạc. Tại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản, không có tự do ngôn luận nhưng người dân cũng vẫn bị cái nhìn sai lầm về cuộc chiến mà sai lầm nặng nề hơn. Họ vẫn là nạn nhân của báo chí đưa tin sai lạc.

  7. Tướng Westmoreland xin lỗi cựu quân nhân Quân Lực VNCH
    “Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ
    đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
    “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân
    Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”

    (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the
    veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)

    ( Cảm ơn Tướng Westmoreland. Anh Vũ tôi vinh dự là Lính VNCH . Các
    bạn tôi Unclefox, Ho Hui, ZULU, Cưu Bình, Võ Bình… cùng tôi…). (Ý)