“Tình yêu” giữa chính quyền Trung Quốc và phong trào Hồi giáo Đông Turkestan

Hu Zi

saveMột vài tháng trở lại đây, Trung Quốc đã chứng kiến một loạt các vụ tấn công khủng bố đẫm máu và gây hoang mang cho dư luận.

Cảnh ngoài ga xe lửa ở Tân Cương sau vụ nổ ngày 30/4. Ảnh AP
Cảnh ngoài ga xe lửa ở Tân Cương sau vụ nổ ngày 30/4. Ảnh AP

Hôm 1 tháng 3, ba kẻ tấn công đã giết chết 29 thường dân và làm bị thương 143 người khác tại nhà ga thành phố Côn Minh. Sau đó, đến ngày 30 tháng 4, nhà ga Nam Urumqi của Tân Cương. Mới đây là vụ tấn công ngày 6 tháng 5, khi một kẻ tình nghi cầm dao đâm 6 người bị thương tại một nhà ga ở Quảng Châu. Theo như thông tin từ phía chính quyền Trung đưa ra, vụ tấn công tại nhà ga xe lửa Nam Urumqi ngày 30/4 vừa qua làm 3 người chết là do nhóm Phong Trào Hồi giáo Đông Turkistan gây ra (viết tắt là ETIM). Thông tin này được hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã (新華社) đưa ra vào ngày 18/5 vừa qua, đây là lần đầu tiên Tân Hoa Xã trực tiếp chụp mũ phong trào ly khai ETIM với vụ tấn công trên. Cuộc tấn công bằng dao và thuốc nổ đúng vào ngày cuối cùng trong chuyến làm việc của chủ tịch Tập Cận Bình tại Tân Cương, làm 79 người khác bị thương trong vụ này. Trước đó, Trung Quốc cho biết thủ phạm vụ tấn công tại khu vực Tân Cương là do nhóm người thuộc thành phần tôn giáo cực đoan đã thiệt mạng ngay tại hiện trường vụ nổ.

Tân Hoa Xã dẫn lời từ phía chính quyền Tân Cương cho biết, chính người cầm đầu tổ chức ETIM là Ismail Yusup đã vạch kế hoạch cho cuộc tấn công.

Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan được kể là một trong 8 tổ chức chủ trương bạo động tại Trung Quốc. Tài liệu nói rằng tổ chức này, cùng với lãnh tụ, là Hassan Makhsum, làm việc với Osama bin Laden tại Afghanistan, nhận tài trợ và được huấn luyện tại các trại của Osama bin Laden. Vào năm 2001, chỉ vài tuần sau khi xảy ra vụ khủng bố 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã công bố tài liệu nói về hơn 40 nhóm Đông Turkestan mà Trung Quốc gọi là các nhóm khủng bố, hoạt động ở bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó, vào tháng 2 năm 2002, Trung Quốc lại công bố một tài liệu khác, nói rõ hơn về những tổ chức mà Trung Quốc gọi là các lực lượng khủng bố Đông Turkestan, trong đó có Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, đổ cho các nhóm này đã gây ra hơn 200 vụ ở Tân Cương trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2001. Hai năm 1998-1999 được coi là thời kỳ phát triển lực lượng mạnh mẽ nhất của tổ chức này tại Tân Cương với hơn 1.000 thành viên.

Uighur (Duy Ngô Nhĩ) là sắc tộc thiểu số ở Tân Cương. Nhiều người Uighur không hài lòng với chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương và họ ủng hộ thành lập một nhà nước Đông Turkestan độc lập tại Tân Cương. Còn chính phủ Trung Quốc thì thường đem những vụ việc xung đột tại Tân Cương đổ hết lên đầu những thành phần tôn giáo cực đoan muốn ly khai để thành lập nhà nước độc lập.

Mặc dù hiện tại có rất ít bằng chứng có thể chứng minh sự liên quan trực tiếp giữa tổ chức Phong Trào Hồi giáo Đông Turkistan và vụ tấn công trên. Một phần cũng do sự thiếu minh bạch trong các hoạt động an ninh của chính phủ Trung Quốc, chúng ta không thực sự biết được ai là tác giả chiến dịch, tuy nhiên phía chính quyền luôn dùng đây là một lí do để tăng cường các chính sách đàn áp cứng rắn đối với khu vực Tân Cương. Vào năm ngoái, một nhân vật phụ trách an ninh của chính phủ Trung Quốc cho biết ông ta tin rằng vụ đâm xe ở quảng trường Thiên An Môn khiến 5 người thiệt mạng là “một vụ tấn công do tổ chức ETIM thực hiện”. Trong năm qua đã có hơn 100 người ở khu vực Tân Cương bị thiệt mạng do xung đột sắc tộc, văn hóa gây ra. Có thể thấy phía Bắc Kinh đang có xu hướng đưa một số vụ tấn công dân thường trở thành vụ tấn công khủng bố mặc dù luôn vấp phải sự hoài nghi của dư luận và các tổ chức nhân quyền.

Bắc Kinh đang cố thổi phồng nguy cơ từ phía người Uighur, mục đích cũng chỉ là nhằm có thể tăng cường hơn nữa sự khống chế của chính quyền trung ương đối với khu vực rộng lớn có nhiều tài nguyên này. Tân Cương là khu vực giáp ranh giữa Ấn Độ, Pakistan và khu vực Trung Á, có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng trong khu vực. Chính quyền cũng một mực cho rằng đã nới lỏng hơn một số chính sách quản lý hà khắc đối với người bản địa bằng chính sách hai mặt “tăng cường đầu tư kinh tế trong khi đẩy mạnh đàn áp người Uighur”. Tuy nhiên chính những hành động phân biệt đối xử và đàn áp tôn giao đang đẩy người Uighur đến chỗ có các hành vi cực đoan. Cộng thêm những bất mãn của người bản địa đối với chính sách phát triển kinh tế của Bắc Kinh khi họ cảm thấy chính mình bị đứng ngoài lề quá trình phát triển kinh tế ở Tân Cương, chính người Hán di dân tới Tân Cương mới chính là những người thu được lợi ích kinh tế lớn nhất, đồng thời phá hủy nền văn hóa bản địa lâu đời. Kết quả là cơn ác mộng được nối tiếp không biết tới khi nào mới chấm dứt!


Nguồn: “Tình yêu” giữa chính quyền Trung Quốc và phong trào Hồi giáo Đông Turkestan. Hu Zi. Facbook. May 21, 2014.

DCVOnline: Theo tin BBC đưa ngày 21 tháng 5, nhà chức trách TQ cho biết một “vụ khủng bố bạo lực” tại thành phố Urumqi Trung Quốc đã làm hơn 30 người chết. Đường đến khu vực Tân Cương đang bất ổn hiện khó khăn cho báo giới nhưng nhiều nhân chứng người Uighur đã liên lạc với phóng viên để kể lại diều mắt thấy tai nghe.

Khói ở trung tâm khu bạo loạn ở Tân Cươn. Ảnh: Nhân chứng "Manga"
Khói ở trung tâm khu bạo loạn ở Tân Cươn. Ảnh: Nhân chứng “Manga”