Việt Nam cân nhắc chiến lược mới để ngăn chặn Trung Quốc
Carl Thayer – Trà Mi lược dịch
Tin tức thế giới về cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam về việc TQ đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đang chìm dần theo thời gian.
Theo Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu, ngày 3 tháng 5 tàu tuần duyên Trung Quốc số 44044 đâm vào mặt bên của tàu Cảnh sát biển Việt Nam số 4033 gây ra một vết nứt dài ba mét, rộng 1 mét và hoàn toàn phá hủy động cơ bên phải của tàu.
Việt Nam đang làm gì để đối phó với những với những quyết đoáng tung tợn bằng sức mạnh hải quân của Trung Quốc? Chiến lược của Việt Nam để chống lại sự ép buộc Trung Quốc là gì?
Quan chức Việt Nam đã nhiều lần kêu gọi các cuộc thảo luận với Trung Quốc. Họ đã đề nghị mở lại đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao và họ đã yêu cầu Trung Quốc tiếp Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nói chuyện điện thoại với người đối tác Trung Quốc là Wang Yi. Và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh đã gặp qua người đồng cấp phía Trung Quốc Chang Wanquan bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN họp gần đây tại Nay Pyi Taw.
Trung Quốc đã từ chối tất cả những đề nghị của Việt Nam và những tiếp xúc gặp gỡ cá nhân xảy ra như trong băng giá.
Hoa Kỳ có thể đưa một chiếc máy bay mẫu mà Việt Nam đang muốn mua để tuần tiễu vùng duyên hải đến Việt Nam và tiến hành các chuyến bay diễn tập với các nhân viên quân sự Việt Nam trên tàu.
Trọng tâm chiến lược mới của Việt Nam là để tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc để buộc họ phải rút giàn khoan và tàu bè ra khỏi khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại thời điểm này Việt Nam đang nghiên cứu hai chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc
- Tận dụng mối quan hệ Hoa Kỳ liên minh với Nhật Bản và Philippines,
- Và chiến lược “bảo đảm hủy diệt lẫn nhau” chỉ áp dụng cho một tình trạng mà mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xấu đến điểm có xung đột vũ trang.
Mặt khác, không công khai, giới chức Việt Nam nhấn mạnh rằng tất cả các hoạt động thực hiện chiến lược mới sẽ hoàn toàn minh bạch để giảm thiểu tính toán sai lầm của Trung Quốc. Theo trao đổi riêng với một số quan chức chính phủ Việt Nam và các chuyên gia về an ninh, Việt Nam cũng đang xây dựng một chiến lược dài hạn để ngăn chặn Trung Quốc có hành động xâm lăng tương tự trong tương lai.
Chiến lược của Việt Nam buộc Trung Quốc phải đắn đo nên hay không chấp nhận rủi ro khi tấn công một liên minh hỗn hợp của các tàu hải quân và không quân Việt Nam cùng hoạt động kết hợp với các đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản, hay với nhân viên quân sự Mỹ.
Việt Nam đang nghiên cứu một chiến lược mới là một dấu hiệu cho thấy các quan chức và các chiến lược gia Việt Nam xem những căng thẳng hiện nay như một phần của một chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm khẳng định sự thống trị của TQ không chỉ trên Biển Đông mà còn là trên vùng biển phía Đông của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích cho rằng Việt nếu với mức thiệt hại như hiện nay tiếp tục, Việt Nam có thể không có đủ tàu để đối đầu với Trung Quốc trong vùng biển xung quanh giàn khoan.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Vietnam Mulling New Strategies to Deter China. What is Vietnam’s strategy for resisting Chinese coercion? By Carl Thayer. The Diplomat. May 28, 2014