Về bộ phim “Đặng Tiểu Bình trong giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc”

Spread the love

Hu Zi

dengNgày 22 tháng 8 năm nay là dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đặng Tiên Đế – Đặng Tiểu Bình, do vậy từ ngày 8 tháng 8, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã phát bộ phim “Đặng Tiểu Bình trong giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc” trên kênh CCTV-1.

Quảng cáo cho phim.
Quảng cáo cho phim.

Nội dung của bộ phim 48 tập này mô tả lại quãng thời gian từ tháng 10 năm 1976 tới năm 1984, đây chính là quãng thời gian mà Trung Quốc vừa kết thúc 10 năm phong trào “Đại Cách Mạng Văn Hóa”, đồng thời Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạch định lại hướng phát triển, dần nghiêng về nền kinh tế thị trường trong đó không thể bỏ qua vai trò của Đặng.

Đồng thời phim cũng khắc họa chân dung đối thủ lúc đó của Đặng là Chủ tịch Trung Quốc Hoa Quốc Phong, chấm dứt 33 năm tên của Hoa hoàn toàn biến mất trên truyền thông cũng như đời sống chính trị Trung Quốc, trong khi ông ta chính là người được chọn là kế nghiệp của Mao Trạch Đông, từng được tung hô “Chủ tịch Hoa Quốc Phong vạn tuế”.

Hoa Quốc Phong khi hết quyền lực. Nguồn: OntheNet
Hoa Quốc Phong khi hết quyền lực. Nguồn: OntheNet

Kì thật di sản lớn nhất của Hoa Quốc Phong chính là đã để lại vũ đài chính trị cho Đặng Tiểu Bình một cách hòa bình, nơi mà sau đó Đặng với lí luận cải cách của mình, đưa Đảng Cộng sản và Trung Quốc từng bước đi tới thành quả như hôm nay. Đây cũng được xem là một tín hiệu nói rằng chủ đề về Hoa Quốc Phong cũng như những sự kiện trong thời kỳ này không còn là chủ đề cấm kị ở Trung Quốc Đại Lục.

Bộ phim phần nào giúp người xem hiểu được quá trình đưa ra quyết định của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc ở phía sau những bức tường màu đỏ của Trung Nam Hải. Trong phim, nhân vật chính được mô tả mặc áo Trung Sơn, ngồi trên Sofa bọc vải bàn luận chuyện quốc sách đại sự, cộng với nhạc phim trang nghiêm, thể hiện sự quan trọng của thời điểm lịch sử mà bộ phim đề cập. Trên phim còn thể hiện lãnh đạo Trung Quốc thời đó còn ăn mặc đơn giản, ngôn từ cẩn trọng, nhìn nhận vấn đề thấu đáo, tâm địa lương thiện, thể hiện bản thân là người ngay thẳng, chính nghĩa…

Trong phim còn xuất hiện cả những nhân vật thuộc chủ đề “cấm kị” như Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang. Là một nhà cải cách nổi bật, cái chết của ông năm 1989 đã kéo theo một loạt các sự kiện của phong trào sinh viên, phong trào đòi dân chủ ở Trung Quốc, cuối cùng dẫn tới các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sau đó là lệnh đàn áp đẫm máu từ chính tay Đặng Tiểu Bình. Ở Trung Quốc, cái tên Hồ Diệu Bang không được các phương tiện truyền thông nói tới nữa từ sau năm 1989. Báo in tưởng nhớ ngày mất của ông năm 1994 đã bị rút bỏ không xuất bản.

Hình Hồ Diệu Bang, Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, và một số người mẫu Trung Hoa tời đó trong bích chương "Ké vãng khai lai" của Cáo Khởi Khuê vẻ tặng cho UBND Thiên Tân (Tianjin) năm 1986. Nguồn: chinaposter.net
Hình duy nhất vẽ Hồ Diệu Bang, Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, và một số người mẫu Trung Hoa thời đó trong bích chương “Ké vãng khai lai” của Cáo Khởi Khuê vẻ tặng cho UBND Thiên Tân (Tianjin) năm 1986. Nguồn: chineseposters.net

Chế độ kiểm duyệt hiện nay ở Trung Quốc được thực hiện rất chặt chẽ, kịch bản của phim truyền hình, điện ảnh đều được chính quyền thẩm tra từ lúc mới có kịch bản, những tác phẩm dính dáng tới các chủ đều chính trị nhạy cảm đều bị cấm chiếu; ví dụ như những gì liên quan tới sự kiện Thiên An Môn đều là chủ đề hết sức nhạy cảm, bị cấm hoàn toàn. Ngược lại những bộ phim về chiến tranh chống Nhật Bản hay Quốc Dân Đảng thì lại được làm liên tục, thậm chí vào năm 2012, có tới 69 bộ phim truyền hình về đề tài chiến tranh chống Nhật được chiếu trên truyền hình.

Theo như truyền thông Trung Quốc, bộ phim “Đặng Tiểu Bình trong bước ngoặt lịch sử Trung Quốc” được đầu tư 19.4 triệu USD, thời gian chuẩn bị kịch bản 3 năm, khởi quay từ tháng 9 năm ngoái và quay phim trong thời gian 100 ngày, quá trình xử lí hậu kì hết 7 tháng. Số lượng đĩa DVD tặng các cấp lãnh đạo để phê duyệt lên tới hơn 10,000 đĩa.

Mặc dù ảnh hưởng của Đặng Tiểu Bình đối với lịch sử hiện đại Trung Quốc rất lớn, nhất là trong 30 năm trở lại đây, tuy nhiên cho tới nay những ghi chép về Đặng trong sách lịch sử chính thống tương đối ít. Ngày mai 22 tháng 8 là kỉ niệm 110 năm ngày sinh của Đặng, do đó rất rõ ràng Bắc Kinh muốn mượn bộ phim truyền hình này nhằm đề cao tính chính thống cho Đảng Cộng sản, hơn nữa nhấn mạnh vai trò lịch sử của Đặng đối với Trung Quốc hiện đại.

Bộ phim cũng không nhằm mục đích đưa ra những quan điểm tranh luận khác nhau, mà nhấn mạnh tới tình hình xã hội Trung Quốc đương đại đang gặp phải những vấn đề mang tính sống còn giống như thời đại Đặng mới lên nắm quyền.

Tập Cận Bình muốn viện dẫn tinh thần của Đặng, khi đưa ra các cải cách kinh tế, phát động chiến dịch bài trừ tham nhũng, qua đó Tập Cận Bình muốn được coi là truyền nhân của Đặng, thay vì chỉ đơn giản là người kế tục Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Đặng nổi tiếng với thái độ thực tế và cách nói thẳng, tương tự, Tập cố gắng chứng tỏ là một lãnh đạo “gần dân” khi xuất hiện trong tiệm bán bánh bao, trên đường phố.


Nguồn: Về bộ phim “Đặng Tiểu Bình trong giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc”. Hu Zi. Facebook, 21/8/2014.

1 Comment on “Về bộ phim “Đặng Tiểu Bình trong giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc”

  1. u0110u1eb7ng Tiu1ec1u Bu00ecnh cu00f3 mu1ed9t nhu1eddi hay nhu1ee9t, nhu1eafn cu00e1c tu1ed3ng chu00ed :n” Trung Quu1ed1c phu1ea3i …triu1ec7t u0111u1ebf… tru00e1nh chiu1ebfn tranh vu1edbi Mu1ef9.”nu1eda hu00f4, thu00e0nh ra nhu1eefng lu1ed9n xu1ed9n hiu1ec7n nay giu1eefa Mu1ef9 vu00e0 Tu00e0unlu00e0 canh bu1ea1c…hu00f2a bu00ecnh giu1eefa hai tu00ean trong Casino.nTui mu00ed anh lu00e0 bu1ea1n, nhu01b0ng thu1eb1ng nu00e0y khu00f4n thu00ec vu00e9t tu00fai thu1eb1ngnkia; thu1eb1ng kia khu00f4n thu00ec mu00f3c tu00fai thu1eb1ng nu00e0y.nnHou1eb7c lu00e0, anh cu00f3 hu1ed3n thu00ec giu1eef , khu00f4ng thu00ec cu00e1i lu00e3nh thu1ed5 du00e2n bu1ea3nncu1ee7a anh su1ebd bu1ecb chia nu0103m su1ebb bu1ea3y, u0111u00f3 khu00f4ng tu1ea1i tu1ea1i tui, nhu00e1.