Sự bác bỏ triều đại Hồng-Bàng bằng kinh thánh và toán học

Lê Minh Khải | Trà Mi dịch

lqacNhững người phương Tây đầu tiên khảo sát lịch sử Việt là những linh mục Dòng Tên.

Vào thời điểm đó những người truyền giáo Dòng Tên bắt đầu làm việc tại đồng bằng sông Hồng ở thế kỷ XVII, một trong những người đồng sự của họ ở Trung Quốc đã có một khám phá rất lớn, cụ thể là lịch sử Trung Quốc trước thời điểm hồng thủy trong Kinh Thánh.

Học giả đã xác định điều này là nhà truyền giáo Dòng Tên Martino Martini(*). Ông đã viết trong tác phẩm của ông, “Sinicae Historiae” [Lịch sử Trung Quốc] năm 1658, rằng “vùng ngoài cùng châu Á là nơi đã có người sinh sống trước trận đại hồng thủy.” Ông đã đi đến kết luận này bằng cách tính toán khi nhiều hiện tượng thiên văn đề cập trong các văn bản cổ đại Trung Quốc đã xảy ra. Từ những tính toán này, ông xác định rằng Phục Hi, người mà ông cho rằng là người, có thể kiểm chứng được, đã trị vì Trung Quốc  đầu tiên, đã sống trước thời của trận hồng thủy.

Lịch sử Trung Quốc của Martini. Nguồn: LMK
Lịch sử Trung Quốc của Martini. Nguồn: LMK

Martini tính toán dựa trên một phiên bản của Kinh Thánh, Vulgate (Vũ Gia Đại). Có một phiên bản, bản Septuagint (Thất Thập Sĩ), đặt trận hồng thủy trước đó, nhưng không đủ sớm để hoàn toàn phủ nhận sự hiện diện của người dân ở Trung Quốc trước thời điểm đó.

Khoảng một 150 năm sau khi Martini đã khám phá điều này, có một linh mục Dòng Tên, cũng nghiên cứu lịch sử Việt cổ một cách tương tự.

Ý tưởng của người này xuất hiện trong một loạt các ấn phẩm của những lá thư từ các sứ đoàn linh mục Dòng Tên ở châu Á gọi là Nouvelles Lettres édifiantes des des missions de la Chine et des Indes Orientales [New Thư mới và khai trí của Hội Truyền giáo của Trung Quốc và Đông Ấn].

Nguồn: LMK
Nguồn: LMK

Tập thứ sáu trong loạt thư này, được công bố vào năm 1821, gồm thư từ truyền giáo ở Đàng Ngoài, hoặc nơi ngày nay chúng ta gọi là miền Bắc Việt Nam.

Trong phần giới thiệu về những lá thư này, người nào đó cung cấp một “Bảng Niên đại của các vị vua của Bắc Việt” bắt đầu với “Triều đại Hồng-Mang.” (xxxiv)

Ngày nay triều đại thần thoại này được gọi là triều đai Hồng Bàng, nhưng ký tự “bàng” 厖 / 龐 cũng được phát âm là “mang”, đưa đến một câu hỏi thú vị: Tại sao ai đó đã viết đoạn này trong những năm đầu thế kỷ XIX lại nghĩ phát âm đúng của ký tự này trong tên triều đại này là “mang”?

Nguồn: LMK
Nguồn: LMK

Trong mọi trường hợp, tác giả viết đoạn giới thiệu này tuyên bố rằng thông tin về các triều đại Hồng-Mang không gì khác hơn là một mảng của những truyện ngụ ngôn. Cách mà tác giả đi đến kết luận này bằng cách là so sánh ngày của triều Hồng-Mang với ngày của trận hồng thủy trong Kinh Thánh.

Tác giả nói rằng theo Việt niên sử, triều đại này bắt đầu từ năm 2874 trước dương lịch (hiện nay, 2879 tdl là năm mà thường được sử dụng), mà theo phiên bản Vulgate của Kinh Thánh là đã 500 năm trước khi xẩy ra hồng thủy. Như vậy, rõ ràng với tác giả này thì không có triều đại nào có thể đã sống sót sau sự kiện đó, và do đó, các tài liệu về sự tồn tại của nó phải là thần thoại.

Tuy thế, tác giả này cũng lưu ý rằng phiên bản Septuagint của Kinh Thánh cho rằng trận hồng thủy đã xảy ra trước đó, trong 3235 tdl, và rằng có một sự phân tán của các dân tộc 173 năm sau trận lụt, hoặc 3062 trước dương lịch, trong trường hợp đó mà là về mặt lý thuyết có thể là nhà Hồng-Mang đã được thành lập vào năm 2874 trước dương lịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi đó là trường hợp xẩy ra, tác giả này lập luận rằng có những vấn đề khác với các thông tin về nhà Hồng-Mang. (xxxiv-xxxv)

nguồn: LMK
nguồn: LMK

Đặc biệt là biên niên sử ghi lại rằng người sáng lập của “triều đại Hồng-Mạng” là vua Kinh Dương (Kinh Dương Vương), và ghi rằng ông là chít của hoàng đế (thần thoại) Trung Quốc, Shen Nong / Thần Nông.

Theo tác giả này, Thần Nông lên ngôi trong năm 2818 trước dương lịch. Tuy nhiên, biên niên sử Việt nói rằng vua Kinh Dương bắt đầu để cai trị từ năm 2874 trước dương lịch. Vậy làm thế nào, tác giả này tự hỏi, chít trai có thể lên ngôi trước khi ông cố của mình là vua? (xxiv)

Một vấn đề khác liên quan đến thông tin trong biên niên sử, các vua Hùng đã cai trị trong 18 thế hệ. Tác giả này tính toán rằng một thế hệ phải bằng khoảng 30 năm. Vì vậy, 30 năm nhân với 18 sẽ bằng 540 năm.

Một khoảng thời gian cai trị ngắn như vậy, tuy nhiên, sẽ rất khó để ăn khớp với ý tưởng cho rằng các vua Hùng là những hậu duệ của Thần Nông (qua Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân), vì điều này sẽ tạo ra một khoảng cách 1.200 năm giữa Thần Nông và Kinh Dương Vương.

Đại Việt Sử ý Toàn Thu. Nguồn: LMK
Nguồn: LMK

Trước khi nhà truyền giáo Dòng Tên này viết bài này không lâu, học giả Việt Nam Ngô Thì Sĩ [thế kỷ XVIII] cũng đã đặt câu hỏi về sự chính xác về niên đại của triều đại Hồng Bàng(**). Thay vì giả định rằng một thế hệ đã khoảng 30 năm, Ngô Thì Sĩ đã lấy toàn bộ thời gian và chia cho số nhà vua đã cầm quyền, và từ đó, ông lưu ý rằng mỗi nhà vua đã phải cai trị 130 năm, và đó tất nhiên là điều là không thể.

Thật thú vị để thấy sự hội tụ của những ý tưởng nghi ngờ về những thông tin về thời đại Việt cổ đã được ghi nhận ở văn bản lịch sử Việt Nam, cụ thể là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư ở thế kỷ thứ XV.

200 năm sau đó, Việt Nam lại trở lại tin tưởng vào quá khứ này, trong khi người phương Tây, sau khi đã tin vào nó trong kỷ nguyên nặng tính chính trị của những năm 1960-1980, bây giờ đã quay trở lại để bác bỏ nó.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Biblical and Mathematical Refutations of the Hồng-Mang/Hồng Bàng Dynasty. Le Minh Khai SEAsian History Blog. 24 Jan 16.

(*) Martino Martini (Vệ Khuông Quốc) là nhà truyền giáo Dòng Tên người tại Trung Hoa (1642-1651; 1658-1661) Ý. (TM)
(**) Ngô Thì Sĩ đặt vấn đề “Hồng Bàng” trong Việt Sử Tiêu Án (越史標案, 1775) và qua những lời bàn khai triển ở Đại Việt sử ký tiền biên (大越史記前編, 1800). Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu, và An Nam Chí Lược (1355) của Lê Tắc, viết tại Trung Hoa, cũng không viết gì về đời Hồng Bàng. Và Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược (1919) cũng đặt dấu hỏi về đời Hồng Bàng. (TM)