Lý Đông A, Lương Kim Định, Trần Ngọc Thêm và cuộc di cư của người TQ thời cổ đại của Terrien de Lacouperie
Lê Minh Khai | Trà Mi dịch
Như tôi đã đề cập nhiều lần ở blog này, có một ý tưởng có tầm quan trọng trung tâm đối với những tác giả Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và đó là vào thời cổ đại người Trung Quốc di cư đến khu vực hiện nay là Trung Quốc từ phía tây bắc, và khi đến nơi, họ đã thấy có người đã sống ở đó trước.
Những người này, theo những tác giả theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan như Lý Đông A (thập niên 1940), Lương Kim Định (những thập niên 1950-năm 1990) và Trần Ngọc Thêm (từ 1990 đến nay) là tổ tiên của người Việt, và họ văn minh hơn người Trung Quốc, vì họ là những người tạo ra những ý tưởng mà chúng ta thấy trong các tác phẩm như Kinh Dịch.
Từ lâu, tôi đã tự hỏi ý tưởng đó đến từ đâu, và bây giờ tôi nhận ra rằng nguồn gốc chính rõ ràng là các tác phẩm cuối thế kỷ XIX của một mhaf Đông Phương học tên là Albert Étienne Jean Baptiste Terrien de Lacouperie.
Terrien de Lacouperie sinh ra ở Pháp vào năm 1845, nhưng gia đình ông có gốc ở nước Anh, và ông viết bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình như là một thương gia ở Hồng Kông, nơi ông cũng học tiếng Trung Quốc, nhưng đến năm 1879 ông định cư tại London và trở thành một thành viên của Royal Asiatic Society.
Quan tâm chính của Terrien de Lacouperie là lịch sử ban đầu của Trung Quốc, và những gì ông cảm nhận là các kết nối của nó với thế giới văn hóa Chaldean-Akkadian của Lưỡng Hà cổ đại.
Trong công trình như Lịch sử ban đầu của nền văn minh Trung Quốc (1880), Ngôn ngữ của Trung Quốc Trước Người Trung Quốc (1887), Nguồn gốc miền Tây của nền văn minh cổ đại của Trung Quốc từ 2300 TDL đến 200 SDL, hoặc những Chương về các phần tử có gốc từ nền văn minh phía Tây Châu Á trong việc hình thành các cổ Văn hóa Trung Quốc cổ đại (1894), đưa ra ý tưởng cho rằng người Trung Quốc có nguồn gốc từ một số bộ tộc di cư từ Trung Đông đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, không giống như những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã lập luận rằng những người di cư kém tinh vi hơn so với các dân tộc đã sinh sống trong khu vực đó ở Trung Quốc, Terrien de Lacouperie cảm thấy rằng những người di cư Trung Quốc mang theo văn bản và ý tưởng mà họ đã tạo ra, và điều này có thể được chứng minh bằng những gì ông cho là sự tương đương giữa chữ viết của người Akkadian và người Trung Quốc, và tương đồng giữa số học trong Kinh Dịch với các khái niệm tương tự trong văn hóa Chaldean-Akkandian.
Vì vậy, dù có những sự khác biệt về nội dung với lập luận của Terrien de Lacouperie, những tác giả Viêt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã cho rằng cuộc di cư của người Trung Quốc thời cổ đại chính là cuộc di cư mà Terrien de Lacouperie đã dựng khung sườn lý luận.
Nó cũng là một khái niệm đã không được nhiều người hỗ trợ khi ông xuất bản những ý tưởng của mình, và nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Tuy nhiên, những ý tưởng không chính thống và không chuyên nghiệp này đã tồn tại ở những tác giả Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và tôi tin chắc rằng Terrien de Lacouperie sẽ rất hài lòng khi biết rằng ít nhất một số người trên thế giới vẫn tin ông ấy.
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Lý Đông A, Lương Kim Định, Trần Ngọc Thêm and Terrien de Lacouperie’s Ancient Chinese Migration. Le Minh Khai’s SEAsian Blog, 21apr16
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC KHOA HỌC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan chỉ xây dựng trên lý tính, tức trên tình cảm mong ước và chủ quan. Trái lại chủ nghĩa dân tộc khoa học xây dựng trên lý tính tức trên tình cảm khách quan và trên mục tiêu khoa học.
ChỈ có ý nghĩa khoa học mới là ý nghĩa đúng đắn nhất và tình cảm lành mạnh nhất trên cõi đời này, bởi vì nền tảng của nó luôn luôn là lý trí sáng, nghiêm cẩn, chừng mực và thận trọng nhất. Nên nghiên cứu dân tộc một cách khách quan qua lịch sử cũng là xây dựng định hướng và ý nghĩa tương lai của chính dân tộc đó.
Bởi vậy tôi cho rằng những người như Lý Đông A, Lương Kim Định, Trần Ngọc Thêm là những người có ý thức, thiện chí và mục tiêu tốt đẹp để làm điều đó.
Không tự tôn giả tạo dân tộc tính của dân tộc mình, cũng không mặc cảm linh tinh vì lý do này hay lý do khác về nó, đó chính là niềm tự tin cơ bản để nghiên cứu về đặc điểm dân tộc so với những dân tộc khác. Tất nhiên ở đây không coi thường yếu tố của hoàn cảnh, cũng không vì yếu tố hời hợt, nhất thời, tạm bợ này để coi thường dân tộc tính là cái gì sâu xa hơn, vĩnh viễn hơn , mặc dầu có khi nó phải chịu lép vế và bị khuất phục tạm thời bởi hoàn cảnh.
Ngay như giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc nghiên cứu dân tộc tính giữa hai đất nước này cũng là điều hết sức bổ ích và sâu sắc. Như so sánh các mặt mạnh và mặt yếu giữa dân tộc ta và dân tộc Trung Quốc, điều này rất rõ nét trong quá khứ, cả trong hiện tại, và chúng cũng sẽ quyết định nhiều hơn trong tương lai. Như ta ba lần thắng Nguyên Mông mà Trung Quốc không làm được, như chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam it tệ lậu hơn Trung Quốc, tuy vậy Trung Quốc lại đổi mới trước ta, hay như Trung Quốc thường xâm lăng Việt Nam, trong khi ta phải tiến công họ ngay trên nước họ để tự vệ cho ta chỉ có một lần.
Đặc biệt tư tưởng triết học Việt Nho phải chăng có nguồn gốc từ nước Việt nhưng không phải từ người Trung Quốc, đó là điều có khách quan, đáng tin và niềm tự hào hay không, đó là điều mà Giáo sư Kim Định đã thử đặt nền móng một cách vững vàng, tự tin và đây tính can trường, sáng tạo, là điều cần cho những người đi sau quan tâm và tiếp tục sự nghiệp sau này trong chiều hướng đó.
ĐẠI NGÀN
(23/4/16)