Obama dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam

Matt Spetalnick | DCVOnline dịch

p-3HÀ NỘI | Hôm thứ Hai Mỹ tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam; đây là bước ngoặt lịch sử về mặt ngoại giao giữa hau kẻ thù cũ nhấn mạnh sự chia sẻ quan tâm của hai nước về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama  tại Hà Nội. Nguồn: CNN
Tổng thống Mỹ, Barack Obama tại Hà Nội. Nguồn: CNN

Quyết định này được đưa ra trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama đến Hà Nội, mà Việt Nam mô tả như sự bắt đầu của một mùa xuân ấm áp và một chương mới trong quan hệ giữa hai nước cựu thù trong chiến tranh đã chấm dứt từ hơn bốn mươi năm trước.

Obama, tổng thống Hoa Kỳ thứ ba đến thăm Việt Nam kể từ khi quan hệ ngoại giao khôi phục lại vào năm 1995, đã thực hiện một chiến lược ‘tái cân bằng’ hướng tới châu Á như một trung tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ.

Việt Nam, một nước láng giềng của Trung Quốc, là một phần quan trọng của chiến lược đó do những lo ngại về tuyên bố quyết đoán về chủ quyền của Bắc Kinh trên 80 phần trăm Biển Đông.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí, kết quả sau cùng của cuộc tranh luận dữ dội trong chính quyền Obama, cho thấy lập luận cho rằng Việt Nam đã chưa làm đủ để cải thiện hồ sơ nhân quyền và Washington sẽ mất đòn bẩy cho việc cải cách ở Việt Nam đã bị lép vế.

Trong một cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Obama phát biểu rằng các tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình và không phải do bất cứ ai “ưa lấy thịt đè người”. Nhưng Obama nhấn mạnh việc dỡ bỏ lện cấm vận vũ khí không liên quan đến Trung Quốc, ông nói,

“Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận không đặt trên cơ sở vì Trung Quốc hay bất cứ những cân nhắc khác. Nó dựa trên mong muốn của chúng tôi để hoàn tất một quá trình lâu dài hướng tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.”

Obama sau đó nói thêm rằng chuyến viếng thăm của ông đến một kẻ thù cũ cho thấy “lòng người có thể thay đổi và hòa bình là việc có thể đến”.

Việc bán vũ khí, Obama cho biết, sẽ phụ thuộc vào các cam kết về nhân quyền của Việt Nam, và sẽ được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Các tổ chức Nhân Quyền bất bình

Human Rights Watch đã phản ứng với thất vọng trước quyết định của Washington đã bỏ đi một đòn bẩy quan trọng có thể có để thúc đẩy việc đổi mới chính trị ở quốc gia bị độc đảng Cộng sản cai trị.

Phil Robertson, giám đốc Châu Á vuj của HRW, cho biết trong một tuyên bố rằng ngay cả khi Obama đang chuẩn bị tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí thì nhà cầm quyền Việt Nam đã đang bắt giữ một nhà báo, người hoạt động nhân quyền và các blogger trên đường phố và trong nhà của họ, ông nói,

“Trong một cú bất ngờ, Tổng thống Obama đã vứt đi những gì còn lại của đòn bẩy của Hoa Kỳ để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam – và về cơ bản không nhận được gì trong cuộc trao đổi này.”

Obama nói với trong cuộc họp báo là Washington sẽ tiếp tục lên tiếng cho nhân quyền, kể cả quyền tạp hợp của công dân bằng xã hội dân sự.

Obama sẽ gặp một nhóm những người hoạt động vào hôm thứ Ba.

Quang, người thực sự thông báo việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ trước khi ông Obama lên tiếng, cho đến gần đây là bộ trưởng Công an, người mà giới hoạt động nói đã quấy rối và bắt giữ những người bất đồng chính kiến.

Bất đồng chính kiến đã từng lĩnh vực của một thiểu số ở Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây đảng (CSVN) cùng lúc đã cho phép việc chỉ trích cởi mở hơn, và cũng rất nhanh chóng dập tắt những thách thức đối với quyền lực của họ.

Tác dụng của việc buôn bán vũ khí

Mặc dù hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam chính thức có quan hệ anh em, nhưng chính sách “bên vực thẳm chiến tranh” của Trung Quốc ở Biển Đông – nơi mà họ đã chuyển những mỏm đã nhỏ thành các hòn đảo có đường bay và bến cảng – đã buộc Việt Nam phải xác định lại chiến lược quốc phòng của mình.

Giới phân tích an ninh và các tùy viên quân sự khu vực cho rằng danh sách thiết bị Việt Nam muốn có đầu tiên sẽ gồm các dụng cụ radar giám sát mới nhất, công nghệ truyền thông và tình báo, cho phép họ theo dõi tốt hơn vùng biển Đông, phía Nam Trung Quốc, cũng như cải thiện sự hợp nhất các lực lượng ngày càng tăng của Việt Nam.

Washington đã cho phép bán cho Việt Nam các thiết bị phòng thủ hàng hải kể từ năm 2014. Giới chiến lược quân sự ở Hà Nội dự định sẽ mua thêm máy bay không người lái, radar, tàu tuần dương và có thể cả máy bay do thám Orion P-3 của Hoa Kỳ.

Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự của Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, cho biết mức giá cao của vũ khí của Hoa Kỳ sẽ vẫn là một yếu tố, đẩy Hà Nội về phía các nhà cung cấp hoả tiễn và máy bay đã quen thuôc, đặc biệt là Nga, nước đã bảo trợ an ninh cho Việt Nam trong một thời gian dài. Mặt khác, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam một đòn bẩy ở những hợp đồng vũ khí trong tương lai với những nhà cung cấp.

Trung Quốc coi hỗ trợ của Hoa Kỳ cho đối thủ trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam và Philippines, là sự can thiệp và một nỗ lực để thiết lập quyền bá chủ trong khu vực. Washington khẳng định ưu tiên của họ là bảo đảm tự do hàng hải và các chuyến bay ở Biển Đông.

Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc về tuyên bố tại Hà Nội đã bị hãm thanh. Bộ Ngoại giao TQ cho biết họ hy vọng sự phát triển trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực.

Nhấn mạnh cho mối quan hệ thương mại đang phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, một trong những hợp đồng đầu tiên ký kết trong chuyến đi của ông Obama là một văn bản đăt mua 100 máy bay của hãng hàng không Boeing của hãng bay VietJet trị giá 11,3 tỉ đô-la.

Boeing cung cấp hình của một chiếc Boeing 737 MAX-200 với màu sắc của VietJet Air. Nguồn ảnh: Boeing
Boeing cung cấp hình của một chiếc Boeing 737 MAX-200 với màu sắc của VietJet Air. Nguồn ảnh: Boeing

Trung Quốc là đối tác thương mại và nguồn nhập cảng lớn nhất của Việt Nam. Nhưng thương mại với Hoa Kỳ đã tăng lên gấp 10 lần trong vòng hai mươi năm qua, lên đến khoảng 45 tỷ đô-la. Việt Nam hiện là nước xuất cảng lớn nhất Đông Nam Á đến Mỹ.

Tại trung tâm thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh – trước đây là Sài Gòn – vào ngày thứ Ba, ông Obama sẽ gặp giới doanh nghiệp và quảng cáo cho thỏa thuận thương mại Trans-Pacific Partnership ông đã vận động.

Obama cho biết tại cuộc họp báo, ông tin rằng hiệp định thương mại sẽ được quốc hội Mỹ thông qua, mặc dù đây là năm bầu cử. Ông nói rằng ông đã không thấy một lý luận khả tín nào cho rằng thỏa thuận TPP này, gồm 12 nền kinh tế, sẽ làm tổn thương kinh doanh tại Hoa Kỳ.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: U.S. lifts arms ban on old foe Vietnam as regional tensions simmer. Reuters, Matt Spetalnick. May 23, 2016.
(Tường trình bổ túc của Mai Nguyễn, Hồ Bình Minh ở Mỹ Phạm và Martin Petty tại Hà Nội và Greg Torode ở Hong Kong; John Chalmers viết)

1 Comment on “Obama dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam

  1. VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG

    Ừ thì giở bỏ tốt thôi

    Thuận mua vừa bán ở đời khác sao

    Lý gì cứ mãi tào lao

    Kèm vào điều kiện sít sao nhân quyền

    Phải cần cái lợi ưu tiên

    Từ từ mà tính có phiền ai đâu

    Biển Đông sóng đã dậy rồi

    Chẳng lo tính trước có ngồi mà than

    Bình thường được cả hai đàng

    Tới đâu hay đó lại càng thông minh

    Mặc cho ai cứ bực mình

    Nhưng nào biết được sự tình tương lai

    Chẳng qua cứ thử trổ tài

    Lợi này không đặng cũng còn lợi kia

    Đừng mà tranh luận lia chia

    Hạ hồi phân giải cứ chờ rồi xem

    GIÓ NGÀN

    (25/5/16)