Amy Coney Barrett và thách thức tách biệt nhà thờ và nhà nước

Michael Coren | DCVOnline

Hoa Kỳ được thành lập dựa trên sự trung lập về tôn giáo đối với sự cai trị đất nước. Đối với những người bảo thủ tôn giáo — ngay cả các thẩm phán — vị trí đó ngày càng khó khăn.

Người được đề cử làm thầm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Amy Coney Barrett điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào ngày đầu tiên hôm 12 tháng 10 năm 2020. Ảnh: Caroline Brehman – Pool/Getty Images

Các phiên điều trần nhằm chấp nhận vai trò thẩm phán Tối cao Pháp viện của giáo sư luật của Đại học Notre Dame Amy Coney Barrett vừa bắt đầu và đây sẽ là một giai đoạn thử thách đối với nhân vật được Donald Trump chọn để thay thế thẩm phán noiri tiếng Ruth Bader Ginsburg. 48 tuổi, mẹ của 7 đứa trẻ đã chia rẽ chính trị, truyền thông và dư luận Mỹ giữa những người coi bà như một thiên thần giải phóng khỏi cái ác — đôi khi theo đúng nghĩa đen, trong đó có những kiểu thời thượng trên mạng xã hội mô tả bà với đôi cánh thiên thần — hoặc một kẻ phản động người sẽ đóng hầu hết mọi cánh cửa cho phụ nữ và người sắc tộc thiểu số mà người tiền nhiệm của bà đã đấu tranh để mở ra.

Lý do là Barrett là một người Thiên Chúa giáo bảo thủ, và là thành viên của một nhóm đặc biệt Công giáo có khuynh hướng gia trưởng và thứ bậc mạnh mẽ, đồng thời cực lực phản đối việc ngừa thai, phá thai và hôn nhân bình đẳng.

Barrett được coi là một thẩm phán giỏi, nhưng những quyết định trước đây của bà, mặc dù thường chỉ gián tiếp chạm đến những vấn đề nóng bỏng này, nhưng lại luôn mang tính ra bảo thủ. Điều này khiến giới phê bình suy đoán liệu giờ đây cô ấy sẽ cầm cân công lý như một người Thiên Chúa giáo hay là một luật sư, khi những người chống đối lên tiêng đòi tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, và những người ủng hộ phàn nàn về thành kiến ​​chống Thiên Chúa giáo. Trường hợp của Barett không được giúp được gì vì thực tế là ban đầu bà đã không tiết lộ việc đã tổ chức hai cuộc nói chuyện với các nhóm sinh viên chống phá thai vào năm 2013 và cũng đã ký một quảng cáo “quyền được sống” phản đối án lệ Roe V Wade.

Đó là một vấn đề sâu sắc và phức tạp nhưng một phần của vấn đề là nhiều người bình luận giả định rằng những người có đức tin có thể để tín ngưỡng của họ ở ngoài nhà thờ hoặctrước  cửa chùa. Tuy nhiên, sự thật là đối với một tín đồ thuần thành, tôn giáo là dấu chỉ đường mọi điều, nói và làm. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy tôi không thể loại bỏ tinh thần Cơ đốc giáo của tôi khỏi chính trị của tôi; những gì tôi cho là vĩnh cửu là một phần không thể thiếu trong mỗi khoảnh khắc sống của tôi và tôi chắc chắn rằng điều đó cũng giống như vậy đối với các chính khách Canada và những thẩm phán Hoa Kỳ.

Bi kịch của vấn đề này là thực sự những vấn đề trung tâm của Cơ đốc giáo — hòa bình, công bằng xã hội, chăm sóc người nghèo và bị thiệt thòi — ít khi bị công chúng soi xét, nhưng là những chủ đề hiếm khi thực sự được đề cập trong thánh thư— phá thai, đồng tính luyến ái, ngừah thai — mang một ý nghĩa to lớn, với việc phá thai được coi là vượt trội do quyền Cơ đốc giáo.

Trong trường hợp của Amy Coney Barrett, sẽ có một cố gắng hết sức của cộng đồng ủng hộ sự sống và những người lãnh đạo khuyenh hướng này để đảo ngược án lệnh Roe V Wade hoặc giảm bớt hậu quả của nó. Và đây là những thách thức không thể tránh khỏi. Đối với những người phản đối phá thai, hành động này liên quan đến việc giết người trái pháp luật, thậm chí là sát nhân và đó không phải là một “vấn đề” mà chính là “vấn đề”. Chúng ta có mong đợi bà thẩm phán bỏ đi những niềm tin nội tại như vậy khi bà ấy bước vào phòng của Tối cao Pháp viện, hay để một dân biểu làm điều tương tự khi có mặt tại Hạ viện hay không?

Các Thủ tướng Canada theo Thiên Chúa giáo như Brian Mulroney, Paul Martin và Justin Trudeau chắc chắn đã giám sát những luật pháp tiến bộ liên quan đến đời sống và tình dục, nhưng tất cả đều theo khối tự do hơn của nhà thờ. Chủ nghĩa tự do đó đã cho phép họ – cũng như Joe Biden – chấp nhận quan điểm rằng chúng ta không chỉ có thể mà còn phải thực thi sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Như Martin đã nói khi đưa ra luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới,

“Những quyết định của tôi dựa trên những gì tôi tin là điều đúng đắn cho đất nước.”

Paul Martin

Điều đó không ngăn cản nhiều người Thiên Chúa giáo khác, gồm các giáo sĩ và ngay cả một giám mục nổi tiếng, đã lớn tiếng chỉ trích ông. Nó còn nghiêm trọng hơn nhiều ở Hoa Kỳ, và đầu tháng này, Fr. James Altmann, một linh mục Thiên Chúa giáo ở La Crosse, Wisconsin, đã đăng một đoạn video trong đó ông nói:

Nguồn: OntheNet/DCVOnline

“Quý vị không thể theo Thiên Chúa giáo và là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết. Sẽ có 60 triệu trẻ sơ sinh bị phá thai đứng ở cổng thiên đường ngăn cản sự ra vào của Đảng Dân chủ của quý vị.”

Lm. James Altmann

Video đó đã được xem hơn nửa triệu lần và khiến Altmann trở thành anh hùng đối với những người bảo thủ theo đạo Cơ đốc.

Chủ nghĩa bảo thủ đó hiện đang hoạt động mạnh và tích cực hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở Mỹ mà ngay cả ở Canada. Có quan điểm từ khối người ủng hộ nó cho rằng chủ nghĩa thế tục, và những gì mà những người bảo thủ mô tả một cách khinh bỉ là “nhà thờ tử tế”, đã chiếm ưu thế quá lâu và đã đến lúc phải tính toán phân minh. Điều này hiển hiện trong các bài viết và chương trình phát thanh của họ và là lý do chính mà rất nhiều người trong số họ sùng bái Donald Trump, trong khi kín đáo và thường công khai thừa nhận rằng ông là một người đàn ông rất không hoàn thiện và một người hầu như không sống theo các nguyên lý của thánh Kinh!

Như thể đúng với thánh thư, Tòa thánh Vatican gần đây đã đưa ra lời phê bình rõ ràng nhất về việc giúp cho người ta chết (assisted dying), nhấn mạnh rằng bất kỳ hình thức nào của việc đó sẽ “đầu độc xã hội loài người” và là “tội ác chống lại cuộc sống con người bởi vì, bằng hành động này, người ta chọn trực tiếp gây ra cái chết của một con người vô tội khác.” Các chính khách, thẩm phán và bất kỳ ai khác thực hiện “hành động giết người” này đều bị coi là “đồng phạm”. Trong trường hợp an tử đó, dưới bất kỳ hình thức hay nhãn hiệu nào, sẽ là một vấn đề chính trị và pháp lý thường xuyên trong những năm tới, điều này sẽ cực kỳ khó khăn đối với những người Thiên Chúa giáo trong đời sống công cộng, và đặc biệt là đối với Amy Coney Barrett.

Tôi không thể giả vờ rằng với tư cách là một tu sĩ hay một nhà báo, tôi có câu trả lời cho tất cả những điều này. Lý tưởng nhất là các chính khách nên nêu rõ quan điểm của mình và sau đó tin rằng cử tri sẽ bỏ phiếu theo suy nghĩ của họ. Xin vui lòng không có thêm các kiểu ngoằn ngoèo, vặn vẹo như Scheer nữa. Những người trong chính phủ có nhiệm vụ phục vụ tất cả người dân nhưng đồng thời lương tâm của họ cũng được hình thành một phần nếu không muốn nói là phần lớn do đức tin của họ. Đối với các thẩm phán, và đối với các thẩm phán có thể ngồi vào Tối cao Pháp viện của một quốc gia được thành lập dựa trên sự trung lập về tôn giáo trong việc cai trị của quốc gia đó, tôi thấy một số người trong đó đang kẹt giữa hai tảng đá, tảng đá là của St. Peter. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn, nhầm lẫn và nói bóng gió. Thành thật mà nói, làm thế nào có thể không có được?

Tác giả | Michael Coren là mục sư, một người bình luận chính trị và viết chuyên mục , làm việc tại Toronto. Là người thường xuyên đóng góp cho mục Ý kiến của báo  The Star, MacLean’s và iPolitics; ông là tác giả của mười bốn cuốn sách. Cuốn sách gần đây nhất của  là “Epiphany: A Christian’s Change of Heart & Mind on Same-Sex Marriage.”

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Amy Coney Barrett and the challenge of separating church and state | Michael Coren | MacLean’s | October 12, 2020.