Dù có trên hàng tỷ đô la, các giáo phận Thiên Chúa giáo vẫn tích lũy tiền viện trợ của dân đóng thuế
Reese Dunklin và Michael Rezendes | Trà Mi
Khi đại dịch bắt đầu bùng phát, một cuộc điều tra của Associated Press đã phát giác ra rằng nhiều giáo phận Thiên Chúa giáo trên khắp Hoa Kỳ đã nhận được viện trợ qua Chương trình Bảo vệ Phiếu lương trong khi họ có hơn 10 tỷ đô la tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các quỹ có sẵn khác.
Khi virus coronavirus buộc các nhà thờ phải đóng cửa và không thu tiền giáo dân đóng góp vào mỗi Chủ nhật, Giáo phận Thiên Chúa giáo ở Charlotte đã xoay sang nhận cứu trợ những doanh nghiệp nhỏ của chính phủ liên bang với một số tiền hơn 8 triệu đô la.
Hồ sơ tài chính cho thấy từ trụ sở chính, nhà thờ đến trường học của giáo phận đã nhận được sự giúp đỡ mặc dù họ đã có sẵn khoảng 100 triệu đô la tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn vào mùa xuân năm ngoái. Khi giới lãnh đạo nhà thờ lo sợ về thảm họa tiền mặt không xảy ra, đến mùa hè thì số tài sản đó đã lên đến 110 triệu đô la.
Trong báo cáo tài chính của giáo phận đã được kiểm toán và công bố vào mùa thu năm ngoái, Giám mục Peter Jugis viết,
Khi đại dịch bắt đầu bùng phát, một cuộc điều tra của Associated Press đã phát giác ra rằng nhiều giáo phận Thiên Chúa giáo trên khắp Hoa Kỳ đã nhận được viện trợ qua Chương trình Bảo vệ Phiếu lương trong khi họ có hơn 10 tỷ đô la tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các quỹ có sẵn khác. Và bất chấp sự suy thoái kinh tế, những tài sản này đã tăng lên ở nhiều giáo phận.
Tuy nhiên, ngay cả với mạng lưới an toàn tài chính đó, 112 giáo phận cùng phúc trình tài chính của họ, với các nhà thờ và trường học mà họ cai quản, đã thu về ít nhất 1,5 tỷ đô la tiền cứu trợ do người dân đóng thuế hỗ trợ. Đa số các giáo phận này cho biết có đủ tiền để trang trải chi phí hoạt động ít nhất sáu tháng, ngay cả khi không có thu nhập mới.
Nguồn tài chính của một số giáo phận ngang ngửa với hoặc vượt quá nguồn tài chính dành cho các cơ sở giao dịch công khai như Shake Shack và Ruth’s Chris Steak House, những công ty sớm tham gia vào chương trình nhận cứu trợ đã gây ra sự phẫn nộ trong công chúng. Nhà chức trách liên bang đã trả lời bằng cách nhấn mạnh rằng số tiền này được dành cho những người thiếu sự che đỡ mà tiền mặt và các thanh khoản khác mang lại. Nhiều công ty đã trả lại tiền cứu trợ.
Nhìn chung, gần 200 giáo phận trên toàn quốc, nơi các giám mục và hồng y cai quản, và các cơ sở Thiên Chúa giáo khác đã nhận được ít nhất 3 tỷ đô la. Điều đó khiến Giáo hội Thiên Chúa giáo có lẽ là người hưởng lợi lớn nhất từ chương trình phụ cấp trả lương, theo phân tích của AP về dữ liệu mà Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ của Hoa Kỳ công bố sau một vụ kiện hồ sơ công khai của các tổ chức thông tin. Cơ quan này trong nhiều tháng chỉ cho biết một phần thông tin, khiến không thể làm việc phân tích chính xác hơn.
Đã là một trong những nỗ lực viện trợ liên bang lớn nhất từ trước đến nay, SBA (Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ) đã mở lại Chương trình Bảo vệ Tiền lương vào tháng trước với khoản tiền mới gần 300 tỷ đô la. Khi đưa ra thông báo, quản trị viên của cơ quan vào thời điểm đó, Jovita Carranza, đã ca ngợi chương trình vì đã phục vụ
“như một dây cứu sinh kinh tế cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ”.
Giới chức trong Giáo hội cho biết nhân viên của họ cũng đáng được giúp đỡ như những công nhân tại các cơ sở kinh doanh ngoài xã hội, và nếu không có viện trợ đó, họ sẽ phải cắt giảm việc làm và cắt giảm công tác từ thiện của giáo hội khi nhu cầu về thức ăn và dịch vụ xã hội tăng vọt. Họ chỉ ra những quy tắc của chương trình viện trợ đã không yêu cầu họ phải cạn kiệt hết tiền mặt và các quỹ khác trước khi ghi danh nhận viện trợ.
Nhưng các báo cáo tài chính mới của vài chục giáo phận đã được công bố cho năm 2020 cho thấy rằng các nguồn tài chính sẵn có của họ vẫn dồi dào hoặc được cải thiện trong những tháng đầu của đại dịch. Tình trạng đó đều đúng cho dù đó là một giáo phận lớn hay nhỏ, ở thành thị hay nông thôn, ở miền Đông hay Tây, Bắc hay miền Nam.
AP cho biết tại Kentucky, quỹ dành cho Tổng giáo phận Louisville, các giáo xứ và các tổ chức khác của nó đã tăng từ ít nhất 153 triệu đô la lên 157 triệu đô la trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6. Chính những văn phòng và tổ chức đó đã nhận được ít nhất 17 triệu đô la tiền lương. Theo báo cáo tài chính của họ,
Ở Illinois, Tổng giáo phận Chicago đã có hơn 1 tỷ đô la tiền mặt và các khoản đầu tư vào trụ sở chính và cơ sở nghĩa trang tính đến tháng 5, trong khi các tín hữu tiếp tục đóng góp “nhiều hơn mong đợi”, theo đánh giá của cơ quan xếp hạng độc lập Moody’s Investors Service . Các giáo xứ, trường học và bộ của Chicago đã tích lũy được ít nhất 77 triệu đô la trong quỹ bảo vệ tiền lương.
Phía trên đường xa lộ liên bang từ Charlotte ở Bắc Carolina, Giáo phận Raleigh đã thu được ít nhất 11 triệu đô la tiền viện trợ. AP cho biết, tuy nhiên, trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6, tổng số tiền quyên góp chỉ giảm 5% và tài sản dành cho giáo phận, các giáo xứ và trường học của giáo phận đã tăng khoảng 21 triệu đô la lên hơn 170 triệu đô la. Trong một thước đo khác về tình trạng tài chính, giáo phận đã không rút khẩn cấp mức tín dụng 10 triệu đô la của họ.
Giới lãnh đạo Thiên Chúa giáo ở các giáo phận gồm Charlotte, Chicago, Louisville và Raleigh cho biết các giáo xứ và trường học của họ, giống như nhiều doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận khác, phải chịu thiệt hại về tài chính khi họ đóng cửa để làm chậm sự lây lan của coronavirus gây chết người.
Một số giáo phận báo cáo rằng các nhà thờ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của họ đã thấy thu nhập giảm từ 40% trở lên trước khi các khoản quyên góp bắt đầu tăng trở lại vài tháng sau đó, và các trường học đã bị ảnh hưởng khi các cuộc quyên góp bị hủy bỏ và các gia đình gặp khó khăn trong việc trả học phí. Khi doanh thu giảm, các giáo phận cho biết, việc cắt giảm lương và vài chục vụ sa thải là cần thiết ở một số văn phòng.
Các nhà nghiên cứu Thiên Chúa giáo tại Đại học Georgetown, những người đã khảo sát các giám mục của quốc gia vào mùa hè năm ngoái nhận thấy rằng các biện pháp như vậy không thường xuyên xảy ra. Để so sánh, một cuộc khảo sát của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho thấy 42% chủ doanh nghiệp nhỏ đã cắt giảm nhân viên hoặc tiền lương, và 33% đã chi tiêu tiết kiệm cá nhân để duy trì hoạt động.
Giới lãnh đạo Giáo hội đã đặt câu hỏi tại sao AP lại đặt mũi dùi vào đức tin của họ sau một bản tin vào tháng 7 năm ngoái, khi Hồng y Timothy Dolan ở New York viết rằng các phóng viên “đã bịa ra một câu chuyện khi chưa có và tìm cách bêu xấu Giáo hội.”
AP cho biết, bằng cách sử dụng quyền miễn trừ đặc biệt mà giáo hội đã vận động để đưa vào chương trình trả lương, các thực thể Thiên Chúa giáo đã tích lũy được ít nhất 3 tỷ đô la — gần bằng tổng số tiền nhận của 5 tôn giáo hàng đầu khác.
Những người nhận tiền theo đạo Baptist, Lutheran, Methodist và Do Thái cũng có tổng trị giá ít nhất 3 tỷ USD. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 1/5 dân số Hoa Kỳ trong khi tín đồ của các giáo phái Tin lành và Do Thái giáo chiếm gần một nửa.
AP cho biết, các cơ sở Thiên Chúa giáo cũng nhận được nhiều hơn các tổ chức phi lợi nhuận lớn khác với các sứ mệnh từ thiện và những hoạt động quốc gia, chẳng hạn như United Way, Goodwill Industries và Boys & Girls Clubs of America. Nhìn chung, những người Thiên Chúa giáo nhận được gần gấp đôi so với 40 tổ chức từ thiện lớn nhất, nổi tiếng nhất ở Mỹ cộng lại.
Bức tranh hoàn chỉnh chắc chắn thậm chí còn lệch lạc hơn. Nhiều thực thể Thiên Chúa giáo đã nhận được sự giúp đỡ mà các phóng viên không thể xác định được tất cả, ngay cả sau khi dành hàng trăm giờ để kiểm tra hàng chục nghìn hồ sơ trong dữ liệu liên bang.
Vatican đã chuyển các câu hỏi về chương trình trả lương cho Hội đồng Giám mục Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ, Hội đồng Giám mục Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (USCCB) cho biết họ không thay mặt các giáo phận phát biểu.
Trình bày về phát giác của AP, phát ngôn viên Hội đồng giám mục USCCB Chieko Noguchi đã trả lời bằng một tuyên bố cho rằng Chương trình Bảo vệ Tiền lương được
“thiết lập để bảo vệ việc làm của người Mỹ thuộc mọi tầng lớp xã hội, bất kể họ làm việc cho các nhà tuyển dụng phi lợi nhuận hay phi lợi nhuận, dựa trên đức tin hoặc thế tục.”
USCCB | Chieko Noguchi
HOÀI NGHI TRONG NỘI BỘ
Đánh giá của AP về tài chính của giáo hội TCG Mỹ là một trong những đánh giá toàn diện nhất cho đến nay. Phần lớn dánh giá đó lấy từ các phúc trình tài chính đã được kiểm toán và do các văn phòng chính của 112 trong số gần 200 giáo phận của trên toàn quốc đăng trực tuyến.
Giáo hội TCG không bắt buộc phải công bố mặt tài chính của mình. Do đó, phân tích của AP không bao gồm phần tiền mặt, tài sản ngắn hạn và hạn mức tín dụng do một số giáo phận lớn nhất nắm giữ, kể cả những giáo phận phục vụ Thành phố New York và các khu vực đô thị lớn khác.
Phân tích này tập trung vào các tài sản có sẵn vì các nhà chức trách liên bang đã trích dẫn các số liệu đó khi xét rõ tính xem những giáo phận xin viện trọ có đủ điều kiện được giúp theo chương trình trả lương. Do đó, AP xác định 10 tỷ đô la không tính các trụ cột tài chính quan trọng của giáo hội TCG Hoa Kỳ. Trong số đó có hàng ngàn tài sản bất động sản và hầu hết các quỹ mà các giáo xứ và trường học nắm giữ. Cũng bị loại trừ là những khoản tiền — ước tính khoảng 9,5 tỷ đô la trong một nghiên cứu năm 2019 của công ty quản lý tài sản Wilmington Trust có trụ sở tại Delaware – do các quỹ từ thiện được tạo ra để giúp các giáo phận giám sát các khoản quyên góp nắm giữ.
Ngoài ra, các giáo phận có thể dựa vào một hệ thống nâng đỡ được tài trợ tốt gồm sự giúp đỡ từ các giáo phận giàu có hơn, hội đồng giám mục và các tổ chức Thiên Chúa giáo khác. Giáo luật, bộ luật pháp lý mà Vatican sử dụng để điều hành giáo hội toàn cầu, lưu ý rằng các giáo phận giàu có hơn có thể hỗ trợ những giáo phận nghèo hơn, và AP đã thấy những trường hợp họ đã làm như vậy.
Trong phúc trình tài chính của mình, 112 giáo phận thừa nhận có ít nhất 4,5 tỷ đô la tài sản lưu động hoặc có sẵn. Để đạt được tổng số 10 tỷ đô la, AP cũng kể cả số tài trợ mà các giáo phận đã chọn chỉ định cho các dự án đặc biệt thay vì chi phí chung; tiền mặt dư thừa mà các giáo xứ và các chi nhánh của họ gửi tiết kiệm và cho vay của giáo phận của họ; và các dòng tín dụng thường có với các ngân hàng bên ngoài.
Một số trong giới chức sắc của giáo hội cho biết AP đã đọc sai sổ sách tài chính của họ và do đó đã phóng đại tài sản hiện có. Họ nhấn mạnh rằng số tiền mà giám mục của họ hoặc các cố vấn của họ đã dành cho các dự án đặc biệt không thể được sử dụng lại trong trường hợp khẩn cấp, mặc dù các phúc trình tài chính được nhiều giáo phận đăng cho biết sự thật ngược lại.
Để phân tích, AP đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và luật của giáo hội. Một người là Linh mục James Connell, một nhân viên kế toán trong 15 năm trước khi nhận chức linh mục và trở thành quản trị viên của Tổng giáo phận Milwaukee. Connell, cũng là một luật sư giáo luật hiện đã nghỉ hưu với tổng giáo phận, cho biết những phát giác của AP đã thuyết phục ông rằng các thực thể Thiên Chúa giáo không cần viện trợ của chính phủ — đặc biệt là khi hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa vĩnh viễn.
Lm. Connell hỏi “Muốn hay Cần?”
Connell không phải là người duy nhất trong số các tín hữu lo ngại việc nhà thờ chạy theo tiền cứu trợ của dân đóng thuế. Các giáo dân ở một số thành phố đã chất vấn giới lãnh đạo giáo phận, những cơ sở đã nhận tiền của chính phủ cho các trường Thiên Chúa giáo mà họ sau đó đã đóng cửa.
Trong một diễn biến khác, một giáo sĩ ở một tiểu bang miền Tây nói với AP rằng ông đã từ chối nộp đơn ngay cả sau khi các chức sắc giáo phận liên tục thúc ép ông. Ông nói với điều kiện giấu tên vì chính sách của giáo phận không nói chuyện với các phóng viên và lo ngại về việc có thể bị trả thù.
Vị giáo sĩ đã tiết kiệm, giống như giới lãnh đạo của các giáo xứ khác. Khi đại dịch xảy ra, ông đã sử dụng số tiền đó, cắt giảm chi phí và nói với văn phòng tài chính trung ương của giáo phận rằng ông không có kế hoạch xin viện trợ. Các quản trị viên đã theo dõi nhiều lần, giáo sĩ nói, khi một viên chức cao cấp đặt câu hỏi tại sao ông lại “để của hời trên bàn.”
Giáo sĩ cho biết ông cảm thấy có một “niềm tin đạo đức đúng đắn” rằng tiền cứu trợ có ý nghĩa nhiều hơn đối với các chủ nhân cửa hàng và nhà hàng, nếu không có nó, họ có thể đóng cửa vĩnh viễn.
Khi nhiều tuần trôi qua vào mùa xuân năm ngoái, vị giáo sĩ cho biết nhà thờ của ông đã quản lý tốt. Ông nói, các giáo dân đã rất vui mừng với các Thánh lễ trực tuyến mới và các sáng kiến khác của ông đểtiếp xúc với giáo dân, họ đã tăng phần đóng góp của họ vượt quá mức năm 2019. Vị giáo sĩ nói,
“Chúng tôi không cần nó. Và cố ý muốn để lại tiền cho những chủ doanh nghiệp nhỏ cần hơn.”
VƯỢT QUA NỖI KHÓ
Nhiều tháng sau khi đại dịch lần đầu tiên bao phủ nền kinh tế, 112 giáo phận công bố púc trình tài chính đã bắt đầu cập nhật thông tin. Trong số 47 giáo phận cho đến nay, tác động của đại dịch còn lâu mới đến độ bị tê liệt.
47 giáo phận đã công bố thông tin tài chính cho năm tài chính kết thúc vào tháng 6 đã tăng trung bình 6% về lượng tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn và các quỹ khác mà họ và các chi nhánh của họ có thể sử dụng cho các chi phí chung hoặc chi tiêu không lường trước được. Tổng cộng, 38 giáo phận đã phát triển các nguồn đó, trong khi chín giáo phận báo cáo là có giảm sút.
Tài chính ở Raleigh và 10 giáo phận khác nhận được sự trợ giúp của chính phủ đã đủ ổn định để họ không phải nhúng tay vào hàng triệu đô-la mà họ có được nhờ các dòng tín dụng bên ngoài.
Russell Elmayan, giám đốc tài chính của Raleigh, nói với trang web tạp chí của giáo phận vào tháng 7,
“Cuộc khủng hoảng này đã thử thách chúng tôi. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng sự nhạy bén trong kinh doanh của nhân viên và cố vấn giáo dân của chúng tôi, cùng với dự trữ tài chính chiến lược được xây dựng theo thời gian, sẽ giúp các giáo xứ và trường học của chúng tôi tiếp tục vượt qua sự kiện chưa từng có này.”
Russell Elmayan
Giới chức của giáo phận Raleigh không trả lời các câu hỏi trực tiếp của AP.
47 giáo phận thừa nhận số tài sản sẵn có ít hơn AP tính được, mặc dù theo kế toán của chính họ, tài sản của giáo phận cũng tăng lên.
Triển vọng tài chính được cải thiện phần lớn là do những giáo dân đã tìm cách tiếp tục quyên góp và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã phục hồi lên mức cao mới. Nhưng khi thị trường lần đầu tiên lao dốc, chức sắc ở một số giáo phận cho biết, họ phải kéo giãn tài sản sẵn có vì ít chuyên gia dự báo về sự phục hồi nhanh chóng.
Tại Louisville, Charlotte và các giáo phận khác, giới lãnh đạo giáo phận cho biết họ cho vay hoặc trợ cấp cho các giáo xứ và trường học khó khăn, hoặc bù đắp các khoản chi tiêu hàng tháng mà họ đánh giá cho giáo xứ của mình. Ví dụ, ở Raleigh, trụ sở trung ương đã sử dụng 3 triệu đô la mà họ đã dành cho bảo hiểm trách nhiệm và cũng khai thác quỹ tiền gửi và cho vay nội bộ của mình.
Các viên chức của Giáo hội nói thêm rằng con số thiệt hại đầy đủ của đại dịch có thể sẽ được nhìn thấy trong một hoặc hai năm tới, bởi vì một số nguồn thu chính được tính dựa trên lợi tức mà các giáo xứ và trường học thu được. Phát ngôn viên Cecelia Price của Tổng giáo phận Louisville đã viết khi trả lời các câu hỏi:
“Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ không biết tất cả những tác động tiêu cực lâu dài đối với tài chính của giáo xứ, trường học và tổng giáo phận trong một thời gian.”
Cecelia Price
Tại chín giáo phận có ghi nhận sự sụt giảm tài sản lưu động hoặc tài sản ngắn hạn khác, mức sụt giảm thường dưới 10% và không phải lúc nào cũng gắn liền với đại dịch.
Nguồn tài chính của một số giáo phận lớn hơn được nhấn mạnh với thực tế là, giống như các công ty giao dịch công khai, họ có thể huy động vốn bằng cách bán trái phiếu cho giới đầu tư.
Một là Chicago, nơi các nhà phân tích của cơ quan xếp hạng Moody’s tính toán rằng 1 tỷ đô la tiền mặt và các khoản đầu tư do trụ sở tổng giáo phận và cơ sở nghĩa trang nắm giữ có thể trang trải khoảng 631 ngày chi phí hoạt động.
Chức sắc giáo phận ở Chicago khẳng định rằng số đô la đó là tiền cần có để trang trải các chi phí đáng kể trong khi các khoản quyên góp của giáo dân sụt giảm. Phát ngôn viên Paula Waters viết, nếu không được hỗ trợ bằng tiền lương,
“các giáo xứ và trường học sẽ buộc phải cắt giảm nhiều việc làm, vì tổng giáo phận, với trách nhiệm của mình, không thể thu hẹp khoảng cách tài trợ như vậy.”
Paula Waters
Moody’s đã lưu ý trong báo cáo tháng 5 rằng mặc dù việc quyên góp giảm, viện trợ liên bang đã bù đắp cho phần đó và giúp tổng giáo phận “ở vị trí tốt để vượt qua sự thất thoát doanh thu này trong vài tháng tới.” Trong số các lý do cho sự lạc quan: “một sức mạnh tín dụng duy nhất” mà theo luật giáo hội cho phép tổng giám mục đánh thuế doanh thu của giáo xứ hầu như theo ý của riêng mình.
Trong một báo cáo riêng của Moody’s về New Orleans, giáo phận đã nộp đơn phá sản vào tháng 5 trong khi phải đối phó với nhiều vụ kiện giáo sĩ lạm dụng, cơ quan xếp hạng đã viết vào tháng 7 rằng tổng giáo phận đã làm như vậy trong khi có “dự trữ tài chính đáng kể, với tiền mặt có thể chi tiêu và các khoản đầu tư hơn 160 triệu đô la.”
Moody’s cho biết tài sản thanh khoản “rất tốt” của tổng giáo phận sẽ cho phép nó hoạt động 336 ngày mà không cần thêm thu nhập. Những tài sản đó đã khiến các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng yêu cầu thẩm phán liên bang bác bỏ đơn xin phá sản, lập luận rằng lý do chính của tổng giáo phận để kiếm sự bảo vệ pháp lý là giảm thiểu các khoản bồi thường cho họ.
Tổng giáo phận, cùng với các giáo xứ và trường học, đã thu được hơn 26 triệu đô la tiền lương. Các quan chức của Tổng giáo phận New Orleans đã không trả lời các câu hỏi bằng văn bản đã gới.
CHẠY XIN CỨU TRỢ
Nếu không có sự đối xử đặc biệt, Giáo hội Thiên Chúa giáo sẽ không nhận được tiền cứu trợ như vậy theo Chương trình Bảo vệ Tiền lương.
Sau khi Quốc hội cho phép các tổ chức phi lợi nhuận và tôn giáo tham gia ngay từ đầu, chức sắc Thiên Chúa giáo đã vận động với Chính quyền Trump cho đặc quyền thứ hai. Các tổ chức tôn giáo đã không bị cái gọi là quy tắc liên kết thường loại bỏ những cơ sở nộp đơn xin trợ cấp với hơn 500 công nhân.
Nếu không có sự châm chước đó, nhiều giáo phận đã mất cơ hội vì – kể hết các trụ sở chính, giáo xứ, trường học và các chi nhánh khác — số nhân viên của họ sẽ vượt quá giới hạn 500 công nhân.
Trong số những hoạt động vận động hành lang đó, hồ sơ liên bang cho thấy, có Tổng giáo phận Los Angeles. Các giáo xứ, trường học và các bộ ở đó đã thu được ít nhất 80 triệu đô la viện trợ qua chương trình phụ cấp tiền lương, vào thời điểm mà trụ sở chính phúc trình 658 triệu đô la tiền có sẵn trong năm tài chính khi coronavirus đến.
Giới chức giáo hội Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ cần ngoại lệ đặc biệt vì ít nhất hai lý do.
Luật Giáo hội quy định các giáo phận, giáo xứ và trường học có liên kết với nhau, điều mà Tổng giáo phận Los Angeles thừa nhận “đã được chứng minh đó là một trở ngại” đối với việc nhận ngân quỹ viện trợ vì các giáo xứ của nó hoạt động “dưới quyền của giám mục giáo phận.” Các giáo phận, giáo xứ, trường học và các tổ chức Thiên Chúa giáo khác cũng thường xuyên xác nhận với Sở Thuế vụ rằng họ có liên kết để họ có thể duy trì việc miễn thuế thu nhập liên bang.
Trong khi một số chức sắc Thiên Chúa giáo khẳng định các chi nhánh của họ tách biệt và độc lập về tài chính, AP đã phát giác ra nhiều trường hợp vay và chi tiêu trong số họ khi các giáo phận phải đối phó với tình trạng thiếu hụt tiền mặt trước đó. Ví dụ, Theo báo cáo tài chính năm 2019, ở Philadelphia, tổng giáo phận đã nhận được ít nhất 18 triệu đô la từ ba chi nhánh, gồm một chủng viện, để tài trợ cho chương trình bồi thường cho những nạn nhân sau vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Các hồng y và giám mục có thẩm quyền rộng rãi đối với các giáo xứ và các giáo sĩ điều hành chúng. Luật Giáo hội yêu cầu các giáo xứ phải nộp báo cáo tài chính hàng năm và các giám mục có thể yêu cầu các giáo xứ gửi tiền thặng dư vào các ngân hàng nội bộ do giáo phận quản lý. Lm Connell, cựu kế toán viên và luật sư giáo luật nói,
“Các giáo dân không thể thuê hoặc sa thải giáo sĩ; đó là trách nhiệm của giám mục. Mỗi giáo xứ hoạt động như một công ty con hoặc bộ phận tài sản trực thuộc hoàn toàn của một tập đoàn lớn hơn là giáo phận.”
Lm Jim Connell
Các giám mục thừa nhận nỗ lực phối hợp nhằm khai thác quỹ viện trợ lương trong một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Thiên Chúa giáo tại Đại học Georgetown. Khi được hỏi họ đã làm gì để giải quyết tình trạng thất thoát tài chính của đại dịch, 95% cho biết các văn phòng trung ương của họ đã giúp các giáo xứ nộp đơn xin phụ cấp tiền lương và các khoản viện trợ khác — đó là câu trả lời hàng đầu. Điều đó vượt hẳn sự khuyến khích giáo dân đóng góp qua mạng.
Sau khi Quốc hội thông qua chương trình phụ cấp trả lương, ba chức sắc cao cấp trong Giáo phận Manchester của New Hampshire đã gửi một bản ghi nhớ khẩn cấp tới các giáo xứ, trường học và các tổ chức liên kết kêu gọi họ ngừng sa thải hoặc tạm sa thải cho đến khi làm xong đơn ghi danh xin viện trợ.
Bản ghi nhớ viết, “Tất cả chúng ta cùng làm việc này,” và nói thêm rằng các chức sắc của giáo phận đã vấp bách làm việc để “hướng dẫn từng bước”.
Tiền của Chương trình Bảo vệ Phiếu lương đến dưới hình thức những khoản cho vay lãi suất thấp, trị giá mỗi khoản lên đến 10 triệu đô la, mà chính phủ liên bang sẽ bổ qua miễn là cơ sở nhận sử dụng tiền cứu trợ để trang trải khoảng hai tháng lương và chi phí hoạt động.
Sau 659 tỷ đô la ban đầu vào mùa xuân năm ngoái, Quốc hội đã chi thêm 284 tỷ đô la nữa vào tháng 12. Với việc đổi mới có những yêu cầu mới nhằm đảm bảo rằng các khoản tiền được chuyển đến các doanh nghiệp bị mất tiền do đại dịch. Giới lập pháp cũng giảm số nhân viên tối đa cho những co sở có thể nộp đơn xuống còn 300 người hoặc ít hơn.
MỘT CÂU HỎI VỀ NHU CẦU
Trong các chương trình chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ vay khác của liên bang, sự trợ giúp của chính phủ được coi là phương sách cuối cùng.
Nhưng cơ sở nộp đơn phải cho thấy họ không thể xin được tín dụng ở nơi khác. Và những người có đủ quỹ sẵn có phải trả nhiều hơn theo cách riêng của họ để giảm trợ cấp bằng tiền của người đóng thuế.
Quốc hội đã không đưa những thí nghiệm này vào Chương trình bảo vệ tiền lương. Để tăng tốc độ phê duyệt, các bên cho vay không bắt buộc phải thực hiện việc sàng lọc thông thường của họ và thay vào đó dựa vào chứng nhận nhu cầu của người nộp đơn.
Các tiêu chuẩn lỏng lẻo hơn đã giúp tạo ra một đợt cứu trợ trên 349 tỷ đô la tài trợ tiền lương đầu tiên. Các chủ doanh nghiệp nhỏ phàn nàn rằng họ đã đóng cửa, nhưng hàng chục công ty có đủ tài nguyên để giao dịch trên các sàn chứng khoán đã nhanh chóng được chấp thuận.
Khi phản ứng dữ dội lên cao vào tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã cảnh cáo tại một cuộc họp báo rằng sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” đối với những cơ sở nộp đơn khai thác chương trình cứu trợ không đúng cách.
Mnuchin nói:
“Chúng tôi muốn bảo đảm rằng số tiền này sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ cần nó, những người đã đầu tư tiền tiết kiệm cả đời.”
Steven Mnuchin
Các hướng dẫn của chương trình được biến hóa để nhấn mạnh rằng những người tham gia có khả năng tìm được nguồn tiền mặt đáng kể có lẽ không thể nhận được sự hỗ trợ “một cách lương thiện.”
Bộ Tài chính của Mnuchin cho biết họ sẽ kiểm toán các khoản vay vượt quá 2 triệu đô la, mặc dù các nhà chức trách liên bang chưa cho biết liệu họ có xét các tổ chức tôn giáo và các tổ chức phi lợi nhuận khác theo cùng tiêu chuẩn dựa trên nhu cầu như các doanh nghiệp hay không.
Trụ sở chính và các ban ngành chính của hơn 40 giáo phận đã nhận được hơn 2 triệu đô la. Mỗi giáo phận trả lời các câu hỏi cho biết họ sẽ tìm cách để chính phủ trang trải các khoản vay, thay vì hoàn trả các khoản tiền đó.
Một giáo phận nhận được khoản vay hơn 2 triệu đô la là Boston. Theo trang web của tổng giáo phận, văn phòng bộ trung ương của nó đã nhận được khoảng 3 triệu đô la, trong khi các giáo xứ và trường học của giáo phận này thu được thêm khoảng 32 triệu đô la.
Tổng giáo phận — cùng với các giáo xứ, trường học và nghĩa trang — có khoảng 200 triệu đô la khả dụng vào tháng 6 năm 2019, theo phúc trình tài chính đã được kiểm toán của họ. Khi năm tài chính đó kết thúc vài tháng sau đại dịch, số tiền có sẵn đã tăng lên khoảng 233 triệu đô la.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Terrence Donilon đã trích dẫn “áp lực kinh tế đang diễn ra” khi nói rằng tổng giáo phận sẽ xin chính phủ xóa các khoản họ vay năm ngoái và sẽ xin thêm các khoản tiền mới trong năm nay.
Ngoài các quỹ hiện có ngày càng tăng của mình, tổng giáo phận ở Boston và các chi nhánh của nó được hưởng lợi từ các nguồn tài trợ khác. Chiến dịch “Khơi dậy niềm hy vọng” của tổng giáo phận, được công bố vào tháng Giêng, đã quyên góp được ít nhất 150 triệu đô la.
Và một trong những tổ chức từ thiện hỗ trợ của nó — Tổ chức Trường học Thiên Chúa giáo, nơi Hồng y Sean O’Malley là chủ tịch hội đồng quản trị — đã có hơn 33 triệu đô la tiền mặt và các quỹ khác có thể được “sử dụng cho các hoạt động chung” tính đến đầu năm tài chính 2020, theo phúc trình tài chính của nó.
Bất chấp những nguồn tài nguyên này, tổng giáo phận đã đóng cửa một nửa tá trường học vào tháng Năm và tháng Sáu, thường lấy lý do thất thu do đại dịch. Dữ liệu về bảo vệ phiếu lương cho thấy bốn trường trong số đó đã được phê duyệt chung cho hơn $700,000 tiền viện trợ.
Các trường bị đóng cửa gồm trường Thánh Phanxicô thành Assisi ở Braintree, một vùng của tầng lớp trung lưu 10 dặm về phía nam của Boston, đã nhận được $210.000. Phụ huynh cho biết họ cảm thấy bị bất ngờ vì việc trường đóng cửa, được thông báo vào tháng 6 khi các lớp học kết thúc.
Kate Nedelman Herbst, mẹ của hai học sinh đang theo học tại trường tiểu học cho biết:
“Đó như một cú đấm vào bụng bởi vì đó là mái ấm của rất nhiều người trong suốt thời gian dài.”
Kate Nedelman Herbst
Cùng với hơn 2.000 người ủng hộ trường học khác, Herbst đã ký vào một bản phản đối Hồng Y O’Malley tuyên bố về nguồn tài chính dồi dào của tổng giáo phận. Sau khi HY O’Malley không trả lời, phụ huynh đã khiếu nại lên Vatican, lần này hj nhấn mạnh việc tổng giáo phận thu tiền viện trợ của Chương trình Bảo vệ Phiếu lương. Những phụ huynh viết,
“Rất khó hòa giải số tiền lớn mà tổng giáo phận quyên góp được trong những năm gần đây với việc phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng giáo dục của giáo phận.”
Vào tháng 12, Vatican đã từ chối yêu cầu của họ về việc phủ quyết Hồng Y O’Malley. Người phát ngôn Donilon cho biết quyết định đóng cửa trường “không được xét lại.”
Hôm nay, ba đứa con của Michael Waterman và vợ ông, Jeanine, đang học ở nhà. Và họ vẫn không thể hiểu tại sao tổng giáo phận không chuyển tiền để giúp cứu một ngôi trường được các tín hữu yêu quý. Michael Waterman nói,
“Điều khiến chúng tôi tức giận là chúng tôi cảm thấy, với số tiền mà Giáo hội Thiên Chúa giáo có, trưởng học chắc chắn có thể vẫn mở cửa hoạt động.”
Michael Waterman
___
Liên hệ với nhóm điều tra toàn cầu của AP tại [email protected]. Liên hệ với các phóng viên tại https://twitter.com/reesedunklin và https://twitter.com/mikerezendes.
Đóng góp vào bản tin này còn có Justin Myers, Randy Herschaft, Rodrique Ngowi, Holbrook Mohr, Jason Dearen và James LaPorta.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Sitting on billions, Catholic dioceses amassed taxpayer aid | Reese Dunklin And Michael Rezendes | AP| February 4, 2021.