11 khoảnh khắc nên biết trong lịch sử người Mỹ gốc châu Á
Paulina Cachero & Olivia B. Waxman
“Học sinh có thể qua hết đời đi học mà không nghe thấy. biết đến một sự kiện hay lịch sử nào liên quan đến người châu Á ở Mỹ. Chúng ta cần dạy về kinh nghiệm đời sống và vấn đề chủng tộc của người Mỹ gốc châu Á ở Mỹ, và người Mỹ gốc châu Á đứng lên làm gì không chỉ cho những người châu Á khác, mà cho tất cả người Mỹ trong cuộc đấu tranh chống lại phân biệt chủng tộc. Loại học tập như thế này là điều cần thiết cho tất cả chúng ta để nhìn thấy tinh thần nhân bản của nhau.” Helen Zia
Hơn 30 năm sau khi Tổng thống George H.W. Bush đã ký một đạo luật chỉ định tháng 5 năm 1990 là Tháng Di sản của người Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên, phần lớn lịch sử của người Mỹ gốc châu Á vẫn chưa được nhiều người Mỹ biết đến — kể cả nhiều người Mỹ gốc châu Á.
Thông thường, lịch sử người Mỹ gốc châu Á được giảng dạy ở trường chỉ giới hạn quanh một số mốc quan trọng như Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa năm 1882 và việc giam giữ những người gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai, và phiên bản lịch sử rút gọn đó hiếm khi gồm hết gần 50 nhóm sắc tộc khác tạo nên nhóm chủng tộc và sắc tộc phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21.
Đối với nhiều người, sự thiếu ý thức đã được cho thấy rõ sau vụ xả súng ở spa Atlanta ngày 16 tháng 3 khiến 6 phụ nữ gốc châu Á thiệt mạng. Những vụ giết người đó đi theo một khuynh hướng dùng bạo lực lớn hơn đối với người châu Á nhưng không bị coi là tội ác vì căm thù, ngay cả khi giới lãnh đạo than thở rằng “các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc … không phải bản chất của chúng ta” [là] người Mỹ. Nhưng trên thực tế, trong khi vụ xả súng giết người đó tiêu biểu cho đỉnh điểm của sự gia tăng những bản tin về quấy rối và phân biệt đối xử chống người châu Á trong hơn một năm qua, thảm kịch cũng là một phần của lịch sử hơn 150 năm chống phân biệt chủng tộc và bạo lực chống lại người châu Á ở Mỹ. Helen Zia, một người hoạt động người Mỹ gốc Hoa và là cựu nhà báo, nói với TIME,
“Học sinh có thể qua hết đời đi học mà không nghe thấy. biết đến một sự kiện hay lịch sử nào liên quan đến người châu Á ở Mỹ. Chúng ta cần dạy về kinh nghiệm đời sống và vấn đề chủng tộc của người Mỹ gốc châu Á ở Mỹ, và người Mỹ gốc châu Á đứng lên làm gì không chỉ cho những người châu Á khác, mà cho tất cả người Mỹ trong cuộc đấu tranh chống lại phân biệt chủng tộc. Loại học tập như thế này là điều cần thiết cho tất cả chúng ta để nhìn thấy tinh thần nhân bản của nhau.” — Helen Zia
Để giúp lấp đầy khoảng trống kiến thức đó, TIME đã yêu cầu một số sử gia và chuyên gia về lịch sử người Mỹ gốc châu Á trên toàn quốc chọn một cột mốc trong lịch sử này mà họ tin rằng nên được dạy trong các trường trung tiểu học và mẫu giáo (K-12) và giải thích cách nó trong bối cảnh của nước Mỹ ngày nay. Sau đây là những khoảnh khắc họ đã chọn.
1765: Những người Mỹ gốc Philippines đầu tiên định cư ở Louisiana
Ngay từ năm 1765 và đến những năm 1800, các thủy thủ Philippines, được biết đến với cái tên “Manilamen”; họ là những người từng làm việc trong thủy thủ đoàn hoặc người phục dịch trên tàu Tây Ban Nha, đã nhảy khỏi tàu ở Vịnh Mexico và thành lập các cộng đồng người Mỹ gốc Philippines đầu tiên ở vùng đất ngày nay được biết đến. là lục địa Hoa Kỳ. Theo sử gia Marina Espina, tác giả về Người Philippines ở Louisiana, vào những năm 1880, những người Manilamen đã thành lập tám ngôi làng ở vịnh Louisiana. Họ đã chiến đấu cùng với Hoa Kỳ trong Trận chiến New Orleans trong Chiến tranh năm 1812, xây dựng những ngôi nhà sàn tương tự như túp lều dừa nước ở Philippines, trở thành những ngư dân đánh cá và “nhảy tôm” trên giàn phơi (lấy tôm phiw trên giàn xuống, bỏ đầu, bóc vỏ), thành lập các tổ chức sắc tộc thiểu số, và đã kết hôn với các gia đình người Cajun và Creole địa phương. Đến nay đã có từ tám đến mười thế hệ người Mỹ gốc Philippines.
—Emily P. Lawsin, Chủ tịch Quốc gia của Hội Lịch sử Quốc gia Người Mỹ gốc Phillipines (FANHS) và Giảng viên cấp IV về Nghiên cứu Giới tính và Phụ nữ, Văn hóa Mỹ và Nghiên cứu Người Mỹ ở Châu Á / Thái Bình Dương tại Đại học Michigan
1854: Vụ Chính phủ kiện Hall xác định rằng người Trung Hoa không thể làm chứng chống lại các bị cáo da trắng
Với tội ác căm thù chống lại người Mỹ gốc châu Á tăng vọt trong đại dịch, nhiều người đã chọn Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa năm 1882 như một dấu mốc lịch sử của cách họ bị đối xử ở Hoa Kỳ. Đúng hơn nữa là vụ án khét tiếng năm 1854, People v Hall tại Tối cao Pháp viện California. George Hall đã bị kết tội giết người với lời khai của ba nhân chứng người Trung Hoa. Trong vụ kháng cáo, tòa án đã loại bỏ lời khai của ba nhân chứng người gốc Trung Hoa. California đã cấm các nhóm cụ thể (“Người da đen châu Phi, người da đen, người da đỏ và người hợp chủng – thường là trắng và đen”) làm chứng chống lại người da trắng, nhưng “người Trung Hoa” không có trong danh sách đó. Thẩm phán này trở thành người lập pháp bằng cách giải thích, bằng logic phức tạp của mình, cho rằng người Trung Hoa là “Da đỏ” và / hoặc “Da đen.” Phan quyết đó đã gây ra sự phân biệt chủng tộc ác độc với mối đe dọa lớn rằng nếu người Trung Hoa có thể làm chứng chống lại người da trắng, họ sẽ trở thành những công dân hoàn toàn bình đẳng. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của việc phân biệt đối xử với người châu Á đã trở thành chuẩn mực trong xã hội Mỹ.
Hall thoát tội giết người.
—Andrew Leong, Phó Giáo sư Khoa Triết, Nghiên cứu Pháp lý, Nghiên cứu Mỹ Latinh và Châu Á tại Đại học Massachusetts Boston
Ngày 19 tháng 2 năm 1862: Tổng thống Lincoln ban hành lệnh cấm ‘buôn bán cu li’ ở California có hiệu lực trên toàn quốc
“Đạo luật Liên bang cấm công dân Mỹ ‘Buôn bán Coolie’ (Buôn bán phu/ cu li) trên các tàu của Mỹ” đặt việc loại trừ di dân gốc Trung Hoa vào trung tâm của các cuộc tranh luận về chủng tộc, chế độ nô lệ, nhập cư và tự do khi kết thúc cuộc Nội chiến. Cái gọi là “buôn bán cu li” bắt đầu vào thế kỷ 19 và trở thành một hệ thống toàn cầu vào những năm 1830 để di chuyển những người nhân công châu Á đến các đồn điền mà người gốc châu Phi da đen làm nô lệ trước đây đã làm việc. Tập thể cu li được coi là một thay thế thích hợp cho những công nhân nô lệ khi việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương đang bị dỡ bỏ. Trong khi hệ thống dùng nhân công đem từ nước ngoài vào cho rằng tính hợp pháp của sự đồng ý bằng hợp đồng lao động, các thủ tục này che giấu bản chất tàn bạo và chết người của việc buôn người đến các địa điểm nguy hiểm như đảo phân chim của Peru hoặc khai thác tại các đồn điền mía của Cuba. Việc coi thường tính mạng con người một cách liều lĩnh và tàn nhẫn tương tự vốn là đặc điểm của việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương cũng phổ biến như việc buôn bán cu li Thái Bình Dương.
Vì thói quen thực tế này, quan niệm phân biệt chủng tộc về người di cư châu Á đã được kết hợp với quan niệm về lao động rẻ, từ nước ngoài, dùng một lần rồi bỏ. Việc Tổng thống Lincoln ban hành đạo luật chống coolie đã hệ thống hóa khái niệm phân biệt chủng tộc này về người châu Á, ngay cả khi nó lên án bất kỳ hình thức lao động áp bức nào, như sẽ được tuyên bố trong Tuyên bố Giải phóng vào năm sau.
—Jason Chang, Phó Giáo sư Lịch sử và Nghiên cứu Người Mỹ gốc châu Á tại Đại học Connecticut và là tác giả của Người Mỹ gốc châu Á: Người đọc nguồn chính (Asian America: A Primary Source Reader.).
Ngày 28 tháng 3 năm 1898: Tối cao Phám viện duy trì quyền công dân vì sinh tại Mỹ trong vụ án Hoa Kỳ vs. Wong Kim Ark
Wong Kim Ark là một người Mỹ gốc Hoa sinh năm 1873 tại San Francisco có cha mẹ là người Trung Hoa. Khi ông trở về Mỹ sau chuyến thăm Trung Hoa năm 1895, cơ quan di trú đã từ chối không cho ông tái nhập cảnh, với lý do luật Loại trừ người Trung Hoa cấm người châu Á nhập cư và nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Wong khẳng định quyền của mình với tư cách là một công dân Hoa Kỳ bà được phép trở lại đất nước của mình. Quyền công dân do sinh tra tại Mỹ là sản phẩm của Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp được thông qua ngay sau Nội chiến. Ban đầu, quyền công dân được sinh ra tại Mỹ nhằm mang lại lợi ích cho những người Mỹ gốc châu Phi, và đặc biệt là những người Mỹ gốc châu Phi trước đây bị bắt làm nô lệ. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nguyên tắc đó có áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc – và vụ việc được chuyển lên Tối cao Pháp viện. Trong một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1898, tòa án quy định rằng Wong có quốc tịch khi mới sinh và do đó phải được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ, vì Đạo luật Loại trừ Trung Hoa năm 1882 không áp dụng cho ông ta.
Với quyết định về vụ Wong Kim Ark, Tối cao Pjasp biện đã duy trì nguyên tắc quyền công dân và khẳng định tính phổ biến của bản sắc dân tộc Mỹ — khái niệm cho rằng bất kỳ ai sinh ra trên đất Mỹ đều có thể là người Mỹ bất kể chủng tộc. Đối với người Mỹ gốc châu Á, điều này đặc biệt quan trọng vì nó cho phép những người Mỹ gốc châu Á sinh ra ở Mỹ — con và cháu của những người di cư — có quốc tịch Hoa Kỳ trong thời kỳ mà người châu Á sinh ra ở nước ngoài bị cấm nhập tịch vì lý do chủng tộc. Điều này sẽ không thay đổi cho đến khi Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1952 bãi bỏ các hạn chế chủng tộc đối với quốc tịch Hoa Kỳ lafn sau cùng và mãi mãi.
—Jane Hong, Phó Giáo sư Lịch sử tại Trường Cao đẳng Occidental và là tác giả cuốn Mở cánh cổng đến Châu Á: Lịch sử xuyên Thái Bình Dương về cách Mỹ xóa bỏ Luật loại trừ người châu Á (Opening the Gates to Asia: A Transpacific History of How America Repealed Asian Exclusion)
1905-1906: Doanh nhân Trung Hoa tẩy chay hàng Mỹ
Năm 1905, các doanh nhân ở Thượng Hải và Quảng Châu đã tổ chức tẩy chay các sản phẩm của Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa phân biệt chủng tộc đã cấm lao động Trung Hoa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nhưng giới chức di trú Hoa Kỳ thường từ chối ngay cả những người Trung Hoa mà luật pháp cho phép nhập cảnh: thương nhân, sinh viên và nhân viên ngoại giao. Thúc đẩy vì chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng của Trung Hoa, cuộc tẩy chay đã tìm cách thay đổi tình hình khó chịu này.
Cuộc tẩy chay đã đưa đến một số cải thiện trong việc đối xử với người di cư Trung Hoa nhưng cuối cùng thất bại vào năm 1906. Tuy nhiên, đến lúc đó, nó đã gây cảm hứng cho một số công dân Mỹ trẻ gốc Hoa, những người đã nhìn thấy trong phong trào tẩy chay như một phản ứng mạnh đối với sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử mà họ phải hứng chịu trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhiều người hiện đã bắt đầu coi việc du lịch đến Trung Hoa là để đóng góp vào tương lai của nước này, và hàng trăm người thậm chí đã ghi tên theo học ở đại học để được có kyc thuật cao cấp trong các lĩnh vực mà họ coi là quan trọng đối với tiến trình hiện đại hóa của Trung Hoa. Vào những năm 1930, gần một nửa tổng số người Mỹ gốc Hoa thuộc thế hệ thứ hai đã di cư sang Trung Hoa – mặc dù hầu hết cuối cùng đã quay trở lại Hoa Kỳ vì Chiến tranh Thế giới thứ hai.
—Charlotte Brooks, tác giả của of American Exodus: Second-Generation Chinese Americans in China, 1901–1949 và là giáo sư lịch sử tại Đại học Baruch, CUNY.
Ngày 4 tháng 9 năm 1907: Bạo loạn Bellingham
Bị thúc đẩy bằng những tu từ gây xúc phạm của Liên đoàn bài trừ châu Á, hàng trăm công nhân da trắng đã tràn qua thị trấn ven biển Bellingham, Wash., vào ban đêm, đi tìm những người di cư Ấn Độ. Những người Ấn Độ đang làm công cho các xưởng gỗ ở Bellingham, phần lớn là đàn ông theo đạo Sikh từ Punjab. Những kẻ bạo loạn đã kéo công nhân Ấn Độ ra khỏi giường ngủ, đốt cháy những căn nhà tầng của họ, lấy cắp tài sản của họ và đánh đập họ. Một số người theo đạo Sikh đã bị đánh đập đến mức phải vào bệnh viện. Cảnh sát địa phương vây bắt các nhóm người Ấn Độ khi họ tìm đường chạy trốn bạo lực, đưa họ vào nhà giam ở Tòa thị chính Bellingham. Ngày hôm sau, toàn bộ công nhân khai thác gỗ dân di cư Ấn Độ đã phải bỏ chạy vì sự an toàn của chính họ, đi về phía bắc qua biên giới đến Canada. Đây là trường hợp bạo lực chống dân gốc Nam Á ở mức lớn, và có tổ chức đầu tiên được biết đến ở Hoa Kỳ, và là một phần của làn sóng tấn công nhằm vào dân di cư gốc châu Á xảy ra trên khắp Hoa Kỳ và Bờ Tây Canada trong giai đoạn đầu Thế kỷ 20. Liên đoàn Loại trừ Châu Á và các tổ chức đồng minh khác, các chính khách và giới lãnh đạo lao động cuối cùng đã thành công trong việc thuyết phục Quốc hội thông qua Đạo luật Di trú năm 1917, cấm người di cư lao động từ Châu Á nhập cảnh.
—Vivek Bald, Sử giac và nhà làm phim; tác giả của Bengali Harlem and the Lost Histories of South Asian America.
1913: California thông qua Đạo luật Đất của Ngoại nhân
Vào mùa xuân năm 1913, quốc hội tiểu bang California đã thông qua dự luật cấm “những người nước ngoài không đủ điều kiện nhập quốc tịch” làm chủ đất nông nghiệp và giới hạn thời hạn họ được thuê đất là ba năm. Mặc dù kiểu phân loại chủng tộc này — “người nước ngoài không đủ điều kiện nhập quốc tịch” — được áp dụng cho tất cả những người di cư đến từ châu Á, các kiến trúc sư của dự luật này đặc biệt lưu ý đến người Nhật. Họ lo ngại rằng những người di cư Nhật Bản đang thăng tiến trong xã hội và muốn ngăn cản họ trở thành chủ nhân của những mảnh đất độc lập, một địa vị mà nhiều chính khách ở California muốn duy trì cho tương lai của tầng lớp lao động da trắng. Việc ban hành dự luật này đã dẫn đến xung đột ngoại giao giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, và Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã cố gắng ngăn chặn thống đốc California ký dự luật thành đạo luật. Nhưng California đã quyết định thi hành Đạo luật Đất của Ngoại nhân, và nhiều tiểu bang miền Tây khác, gồm Washington, Oregon và Arizona đã đi theo đạo luật này. Những người di cư Nhật Bản và các đồng minh da trắng của họ đã tranh tụng chống những hành độc phân biệt chủng tộc này tại tòa án, nhưng Tối cao Pháp viện đã giữ nguyên đạo luật này vào năm 1923. Mãi cho đến sau Thế chiến II, Tối cao Pháp viện và California mới đảo ngược quyết định của họ.
—Chris Suh, Trợ lý Giáo sư Lịch sử tại Đại học Emory
Tháng 1 năm 1943: Cơ quan Di dời vì Chiến tranh đầu tiên mở Văn phòng thực địa tại Chicago
Hầu hết học sinh sẽ học được điều gì đó về việc người Mỹ gốc Nhật bị giam giữ trong Thế chiến thứ hai, khi 112.000 người đem ra khỏi nhà; lấy đi sự nghiệp, thu nhập và tiền tiết kiệm; bị giam trong các trại nội địa hoang vắng do Cơ quan Di dời Chiến tranh (WRA) quản lý; và bị chấn thương nhiều thế hệ vẫn còn cho đến ngày nay, bất chấp sự quan tâm và tích cực của cộng đồng trong nhiều thập kỷ.
Ít được biết đến hơn là chương trình tái định cư người Mỹ gốc Nhật ra khỏi các trại và ra khỏi vùng Bờ Tây trong và sau chiến tranh. Loay hoay trong việc hòa giải việc giam giữ phi dân chủ một cách trắng trợn với một cuộc chiến tranh vì dân chủ, giới chức địa phương đã thúc đẩy việc tái định cư những người bị giam giữ như là hành động nhân từ, do chính phủ lãnh đạo. Mặc dù có nhiều điều châm biếm và đạo đức giả, cách giải thích này đã thúc đẩy nhà chức trách làm suôn sẻ tiến trình chuyển đổi để tái định cư cho công dân Mỹ gốc Nhật cũng như những người không phải công dân Mỹ. Văn phòng thực địa Chicago WRA (một trong số hàng chục văn phòng cuối cùng được thành lập) cho thấy tiến trình này trên thực tế. Các nhân viên quan hệ công chúng đã tiến hành một chiến dịch vận động để thuyết phục người dân Chicago về sự vô thưởng vô phạt của người Mỹ gốc Nhật; họ kết nối những người được tái định cư với nhà ở và việc làm được sàng lọc trước về quốc tịch, ngôn ngữ và rào cản chủng tộc cũng như khả năng hoặc trình độ đã được đào tạo. Những người tái định cư lần lượt định hình tiến trình này khi chính họ tham gia vào đội ngũ nhân viên và hội đồng quản trị của các cơ quan phúc lợi xã hội, thành phố và tài trợ địa phương này, định hình lại các dịch vụ xã hội của Chicago để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ. Việc tái định cư thể hiện một mô hình hòa nhập nghịch lý, có ích khi đất nước chúng ta đấu tranh để hiểu rõ nghĩa vụ của chúng ta đối với những người không phải cư dân chưa là công dân, người di cư bị giam giữ, người theo tôn giáo thiểu số và những người khác.
—Meredith Oda, Phó giáo sư lịch sử tại Đại học Nevada, Reno, và là tác giả của The Gateway to the Pacific: Japanese Americans and the Remaking of San Francisco
1965-1970: Những người nông dân Philippines dẫn đầu Cuộc đình công Delano Grape
Những đạo luật chống dân di cư gốc châu Á liên tiếp bắt đầu vào cuối những năm 1800 đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động lớn ở Hawaii và ở Bờ Tây. Tuy nhiên, Filipinas/os/xes có thể nhập cảnh tự do với tư cách là dân ở thuộc địa khiến họ là “thần dân” của Hoa Kỳ, không phải người ngoại quốc. Giới tuyển dụng công nhân của Hội những Người trồng Đường Hawaii đã đổ xô đến những vùng nghèo nhất của Philippines để tìm nhân công giá rẻ. Vào những năm 1920, hàng ngàn Filipinas/os đã cập cảng Bờ Tây mỗi năm. Nhiều người trong số đó hy vọng được vào học các trường đại học và đưa gia đình thoát cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, đa số dân di cư thấy họ chỉ có thể có việc làm ở những công xưởng đóng hộp hoặc làm nông. Họ bị cấm không được có quyền công dân, không được làm chủ đất đai, không dược sống trong các khu dân cư da trắng và khống được kết hôn với phụ nữ da trắng.
Từ những năm 1920-1940, công nhân ở nông trại và xưởng đóng hộp gốc Philippines đã thành lập các công đoàn và đình công trên khắp nước Mỹ. Một trong những nhân vật lãnh đạo xuất thân từ phong trào đó là Larry Itliong. Vào ngày 7 tháng 9 năm 1965, ông đã lãnh đạo các thành viên của Ủy ban Tổ chức Công nhân Nông nghiệp (AWOC), một nghiệp đoàn đa số là người Philippines, đình công chống lại những người trồng nho ở Delano. Larry có tầm nhìn xa và viến kiến để nhận ra rằng công lý cho công nhân nông trại không bao giờ có thể thành hiện thực trừ khi hai nhóm công nhân lớn nhất, Filipinas/os và Mexico, có thể thống nhất. Một tuần sau, Larry gọi điện cho Cesar Chavez để hỏi ông ta liệu tổ chức của ông ta, Hội Công nhân Nông nghiệp Quốc gia (NFWA), một hội gồm các gia đình công nhân người Mỹ gốc Mexico, có tham gia với AWOC trong cuộc đình công hay không. Điều này dẫn đến sự hợp nhất của hai tổ chức, mà cuối cùng đã tạo thành Tổ chức Công nhân Nông trại Thống nhất (UFW). Cuộc đình công, được cho là một hành động nhất thời của công nhân trong vài ngày, đã trở nên đẫm máu và nhức nhối khi những người trồng trọt không chịu nhượng bộ. UFW đã không ngừng nghỉ và không bỏ cuộc. Sau năm năm, chiến dịch toaofn bộ của Cuộc đình công Delano Grape đã giành được thắng lợi và các hợp đồng mới đã được ký kết vào năm 1970.
—Dawn Bohulano Mabalon, Phó Giáo sư, Lịch sử, Đại học Tiểu bang tại San Francisco; Gayle Romasanta, Người sáng lập và Nhà văn, Nhà xuất bản Bridge và Delta; Allyson Tintiangco-Cubales, Giáo sư, Nghiên cứu về người Mỹ gốc châu Á tại Đại học Tiểu bang tại San Francisco
Ngày 19 tháng 6 năm 1982: Vụ giết Vincent Chin
Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 80, một cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu đã khiến nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái và dẫn đến sự sụp đổ của ngành kỹ nghệ xe hơi. Ngành sản xuất của Mỹ đã đổ lỗi cho Nhật Bản về sụp đổ này. Trong bầu không khí căm ghét chống người châu Á — một điều tương tự một cascg kỳ lạ như hiện nay — một người Mỹ gốc Hoa tên là Vincent Chin đã bị giết ở Detroit vì ông ta trông giống người Nhật. Đây là một phần của mô hình lịch sử trong đó người Mỹ gốc châu Á bị tấn công bất cứ khi nào có khủng hoảng ở Mỹ.
Những kẻ giết người ông Chin, những người da trắng, không bao giờ phải ngồi tù một ngày. Thẩm phán nói, “Đây không phải là loại đàn ông mà quý vị bỏ tù.” Nhưng gia đình của Vincent đã không được quyền lên tiếng và nói rằng ông ấy là một người tốt, còn cả cuộc đời phía trước và sắp tổ chức lễ cưới. Trên thực tế, ông Chị đã bị giết vào đêm tiệc vui ngày độc thân sau cùung của mình. Bất kỳ ai là người châu Á đều biết rằng họ có thể bị giết như Vincent Chin, và những kẻ giết họ sẽ được trả tự do. Khi những kẻ giết Vincent Chin được tạm tha để theo dõi, người Mỹ gốc Á trên khắp nước Mỹ đã cùng nhau tham gia một phong trào dân quyền quốc gia với Detroit là trung tâm mà ít ai có thể nghĩ đến. Trước đó, không có phong trào quần chúng thống nhất người Mỹ gốc Đông Á, Nam Á hoặc Đông Nam Á.
Phong trào này đã góp phần vào việc ban hành Đạo luật Phòng chống Tội ác vì Hận thù mà cuối cùng đã mở rộng khái niệm ai là người được bảo vệ bởi luật dân quyền liên bang và ý tưởng cho rằng tất cả mọi người ở Mỹ cần được bảo vệ trước bạo lực thù hận. Nó không chỉ đoàn kết những người Mỹ gốc châu Á lại với nhau để đấu tranh cho công lý. Vụ án Vincent Chin là một thời điểm mang tính bước ngoặt khi mọi người ở tất cả những nguồn gốc châu Á khác nhau đã cùng với những người Mỹ khác thuộc các chủng tộc khác tham gia chống lại nạn phân biệt chủng tộc, đứng lên đấu tranh cho công lý và tạo ra tác động có ảnh hưởng đến tất cả người Mỹ.
—Helen Zia, ngườivận động người Mỹ gốc Hoa, cựu nhà báo và tác giả cuốn Asian American Dreams: The Emergence of an American People.
Tuy nhiên, rộng lớn ng, cũng đã được thiết lập để tái thẩm. Tuy nhiên, đối mặt với viễn cảnh chi phí pháp lý cao và sự không chắc chắn của một phiên tòa khác, Lee đã đồng ý với tội danh giết người cấp độ hai mà không thừa nhận tội danh trong vụ hỗn chiến chết người trong sân nhà tù và được trả tự do khỏi
Đưa Chol Soo Lee ra khỏi danh sách Tử hình ở San Quentin vào ngày 9 tháng Tám, 1982
Vào tháng 6 năm 1974, Chol Soo Lee, một thanh niên di cư người Nam Hàn, bị kết tội oan và bị kết án tù chung thân vì một vụ giết người ở khu phố Tàu ở San Francisco. Trong khi thụ án chung thân tại nhà tù tiểu bang, Lee bị kết án và bị kết án tử hình vào tháng 5 năm 1979 với tội danh giết người bậc nhất vì tội tự vệ trong một cuộc tấn công vũ trang trong sân nhà tù của một thành viên băng đảng Aryan Brotherhood. Hai năm trước đó vào năm 1977, phóng viên điều tra của tờ Sacramento Union, K.W. Lee bắt đầu làm sáng tỏ cuộc điều tra có vấn đề của cảnh sát và phiên tòa sau đó xử vụ giết người ở Phố Tàu ở San Francisco. Loạt phóng sự điều tra của Lee thu hút được sự ủng hộ rộng lớn cho một phong trào xã hội quần chúng đáng chú ý, được gọi là Phong trào Tự do cho Chol Soo Lee, tập hợp các nhóm đa nguyên gồm người châu Á di cư và người Mỹ gốc châu Á sinh tại Mỹ cùng một mục tiêu đòi công lý và tự do cho Lee. Những nỗ lực của phong trào Tự do cho Chol Soo Lee cuối cùng đã dẫn đến việc xử lại vụ án giết người ở khu phố Tàu ở San Francisco, và bồi thẩm đoàn đã tuyên bố Lee trắng án vào tháng 9 năm 1982. Mặc dù được tha bổng, Lee vẫn nằm trong danh sách phạm nhân phải thụ án tử hình ở San Quentin vi bị kết án giết người cấp một của ông trong vụ giết người ở sân nhà tù, cũng đã được yêu cầu xử lại. Tuy nhiên, đứng trước với viễn cảnh phải trả chi phí pháp lý cao và kết quả không chắc của một phiên tòa khác, Lee đã đồng ý nhận tội giết người cấp hai và không nhận tội bị cáo buộc trong vụ hỗn chiến chết người trong sân nhà tù và được trả tự do, thoát bản án tử hình ở San Quentin vào ngày 28 tháng 3, 1983, tiisnh theo thòi gian đã ngồi tù.
Có nhiều lý do khiến phong trào quan trọng này phần lớn đã đi vào quên lãng, nhưng một trong số đó là cuộc đời ngắn ngủi của Chol Soo Lee, bất ngờ qua đời vào năm 2014, đã đặt ra vấn đề về các chuẩn mực đạo đức lý tưởng thường được mong đợi ở những người là biểu tượng của phong trào công bằng chủng tộc, đặc biệt khi Lee tiếp tục bị chấn thương nặng sau khi ngồi tù gần mười năm. Tuy nhiên, phong trào Tự do cho Chol Soo Lee cũng nêu bật việc chính trị hóa và trao quyền cho những người trẻ tuổi, những người đã là xương sống của phong trào toàn người châu Á đáng kinh ngạc này. Nhiều nhân vật hoạt động trẻ trong số này đã tiếp tục sự nghiệp phục vụ quần chúng xán lạn được hướng dẫn bằng một tầm nhìn lâu dài về việc thay đổi xã hội và công bằng. Do đó, lịch sử của phong trào Tự do cho Chol Soo Lee đã cho chúng ta những bài học quý giá trong việc hình dung ra những khả năng mới và khác biệt cho hiện tại và tương lai của chúng ta, đặc biệt là liên quan đến các phong trào xã hội đương đại, xây dựng liên minh và hệ thống tư pháp hình sự ở Hoa Kỳ.
—Richard S. Kim, Giáo sư Nghiên cứu Người Mỹ gốc châu Á tại UC Davis
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net“
Nguồn: 11 Moments From Asian American History That You Should Know | Paulina Cachero & Olivia B. Waxman | TIME | April 30, 2021.