Chính nghĩa và phi chính nghĩa của những cuộc biểu tình

Võ Long Ẩn

VietnameseGirlbtHai chữ “biểu tình” được Paul Huỳnh Tịnh Của trình bày trong Việt Nam Quốc Âm Tư Vị như sau: Biểu: Biểu dương lực lượng; Tình: Tình nguyện hợp sức; nghĩa là biểu dương sức mạnh đồng tình hợp lực để đối kháng với chính quyền áp đặt chính sách cai trị hà khắc với dân chúng, hay với chủ nhân các tập đoàn tài phiệt bóc lột công nhân, v.v.

Những cuộc biểu tình chính nghĩa đã đạt được thành công, theo ý nguyện của nhân dân, lật đổ được chính quyền. Gồm có các cuộc biểu tình chống chế độ tài của tổng thống Phi Luật Tân cai trị đất nước trên 30 năm.

Những cuộc biểu chống lãnh đạo độc tài của Nam Dương, TT Suharto cai trị trên 32 năm và gần đây các cuộc biểu tình của các quốc gia trong phong trào “Cách Mạng Hoa Lài” thuộc các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi v.v.

Những cuộc biểu tình phi chính nghĩa đã trở thành trò hề, trò bạo động gây bất an cho cuộc sống yên lành cho dân tộc cho nhân loại nói chung. Đó là những cuộc biểu tình đập phá ở, đốt nhà cửa xe cộ tài sản của người dân vô tội như ở Anh quốc ở Pháp v.v. Hay cuộc biểu tình ở đội quân Áo Đỏ ở Thái Lan các cuộc biểu tình này luôn bị dập tắt.

Quay lại lịch sử biểu tình tại miền Nam Việt Nam, trong thời gian chiến tranh khốc liệt, quân dân miền Nam chống sự xâm lăng của quân đội CS Hà Nội thì tại hậu phương, những tên vô loại đã làm tay sai cho cộng sản phát động những cuộc biểu tình không ngoài mục đích lật đổ chính quyền của Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà cho tới ngày 30-4-75.

Từ vĩ tuyến 17 trở vào không một tỉnh thành nào không bị khuấy phá liên tục: biểu tình, xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu ký giả đi ăn mày, tổ chức báo nói của nhóm dân biểu phản động “ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản” gồm: Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Võ Long Triều, Ngô Công Đức, Phan Xuân Huy (đảng viên cộng sản nằm vùng) …

Các cuộc biểu tình được phát động như sau.

Năm 1963

Biểu tình ủng hộ tướng lãnh đao chánh; đòi xử tử hai ông Diệm Nhu. Nguồn: Douglas Pike Photograph Collection - Vietnam Center and Archive.
Biểu tình ủng hộ tướng lãnh đao chánh; đòi xử tử hai ông Diệm Nhu. Nguồn: Douglas Pike Photograph Collection – Vietnam Center and Archive.

Ngày 8-3- Phật tử biểu tình trước đài phát thanh Huế, đòi phát thanh bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang
Ngày 30-5, Phật tử biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Saigon chống đàn áp Phật Giáo. Cũng trong ngày Phật tử biểu tình và tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ tại Huế, chống đàn áp Phất Giáo.
Ngày 31 tháng 5 tăng ni phật tử biểu tình tại Quảng Trị, chống đàn áp Phât Giáo
Ngày 2-6 Tăng Ni Phật tử biểu tình tại Nha Trang, chống đàn áp Phật Giáo.
Ngày 3 -6 Tăng Ni, Phật Tử biểu tình la hét ném đá trước toà đại biểu chính phủ tại Huế, chống đàn áp Phật Giáo.
Ngày 4-6 Phật tử biểu tình bạo động tại Huế, Chống đàn áp Phật Giáo
Ngày 7-6, phật tử biểu tình bạo động tại Đà Lạt chống đàn áp Phật Giáo
Ngày 11-6, tăng ni quỳ tụng kinh tại ngã tư Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt Saigon, Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, Chống đàn áp Phật Giáo.
Ngày 16-6, tăng ni Phât tử xuống đường bạo động tại Saigon, chống đàn áp Phật Giáo.
Ngày 30-6 tăng ni Phật Tử xuống đường bạo động tại Saigon, chống đàn áp Phật Giáo.
Ngày 3 tháng 7, tăng ni Phật tử xuống đường biểu tình tại Saigon, Đà Lạt,Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế, chống đàn áp Phật Giáo và kỷ niệm thất tuần của Hoà Thương Thích Quảng Đức tự thiêu.
Ngày 13-8 tăng ni Phât tử biểu tình tại Huế đòi đưa quan tài của Đại đức Thích Thanh Trực đi tuần hành ngoài đường phố. (Chính quyền địa phương muốn rằng đám tang của Đại Đúc tự thiêu được cử hành trong chùa).
Ngày 23-8 Phật tử sinh viên học sinh xuống đường biểu tình bạo động tại Saigon chống đàn áp Phật Giáo. (Sau vụ Cảnh sát Dã Chiến và Lực Lượng Đăc Biệt tấn công các chùa đên 20-8)
Ngày 25-8 Phật tử sinh viên học sinh xuống đường biểu tình bạo động tại Saigon, chống đàn áp Phật Giáo. Và đòi thả những sinh viên, học sinh bị bắt. (tuớng Đính ra thông báo : (Tướng Tôn Thất Đình, tổng trấn Saigon họp báo lên án sinh viên học sinh làm loạn, và cho biết khoảng hơn 1,300 sinh viên học sinh đã bị bắt giữ)
Ngày 7-9 Phật tử, sinh viên xuống đường biểu tình bạo động tại Saigon chống đàn áp Phật Giáo. (tuớng Đính ra thong báo : “Sinh viên học sinh bị bắt trong các vụ xuống đường bạo động, nếu vị thành viên thì cho vào trại cải huấn,nếu thành viên thì cho vào trại Quang Trung làm binh nhì”)
Ngày 9-9 Phật tử sinh viên xuống đường biểu tình bạo động chống đàn áp Phật Giáo, và chống đàn áp sinh viên học sinh.

Biểu tình sau cuộc đảo chánh 1/111/1963. Nguồn: Douglas Pike Photograph Collection - Vietnam Center and Archive.
Biểu tình sau cuộc đảo chánh 1/11/1963. Nguồn: Douglas Pike Photograph Collection – Vietnam Center and Archive.

Năm 1964. Này 16 tháng 8 hiến chương Vũng Tàu được công bố.

Ngày 19-8 Phật tử sinh viên học sinh xuống đường tại Saigon chống đốc tài Nguyễn Khánh, chống dư đảng cần lao
Ngày 20-8 Phật tử sinh viên học sinh xuống đường chống độc tài Nguyễn Khánh chống dư đảng Cần Lao.
Ngày 21-8 phật tử và sinh viên Phật tử xuống đường biểu tình tại Huế chống độc tài Nguyễn Khánh chống dư đảng Cần Lao.
NGày 22-8 Phật tử sinh viên xuống đường biểu tình tại Saigon, chống độc tài Nguyễn Khánh, chống dư đảng Cần Lao đòi tự do dân chủ.
Ngày 23-8 Phật tử và sinh viên học sinh xuống đường biểu tình trước đài phát thanh Saigon, chống độc tài Nguyễn Khánh chống dư đảng Cần Lao, đòi hủy bỏ sắc luật tuyên bố tình trạng khẩn trương (ban hành ngày 7-8)
Ngày 23-8 tăng ni, Phật tử xuống đường biểu tình trước viện Hóa Đạo Saigon, đòi tự do hành đạo, đòi loại bỏ những phần tử chống Phật Giáo trong chính quyền, và đòi tân diệt dư đảng Cần Lao.
Ngày 24-8 Phật tử và sinh viên, học sinh xuống đường tại Saigon chống độc tài Nguyễn Khánh, và tố cáo Mỹ can thiệp vào nội bộ VN.
Ngày 24-8 Phật tử và sinh viên xuống đường tại Huế chống độc tài Nguyễn Khánh, đả đảo Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (hội đồng này là hậu thân của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mang năm 1963).
Ngày 25-8 Phật tử sinh viên học sinh tụ họp tại bùng binh chợ Bến Thành (còn được gọi là công trường Quách Thị Trang) chống độc tài Nguyễn Khánh. Sau đó đám đông kéo đến phủ chủ tịch ở đường Thống Nhất, đả đảo độc tài Nguyễn Khánh, đả đảo hiến chương Vũng Tàu, đả đảo Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng và đòi Nguyễn Khánh từ chức. Đám đông kéo đến đài phát thanh, tràn vào bên trong, định phát thanh tuyên ngôn chống Nguyễn Khánh nhưng đã bi nhân viên công lực giải tán.
Ngày 25-8 một đám người tấn công làng Thanh Bồ, Đà Nẳng môt làng đa số người công giáo. Hai bên xô xác có người chết và bị thương.
(Ngày 26-8 Hội Đồng Quân Đội Cách thu hồi bản hiến chương Vũng Tàu)
Ngày 27-8 Tam đầu chế Nguyễn Khánh, Trần thiện Khiêm, Dương Văn Minh ra đời thay thế cho Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng
Ngày 27-8 Công Giáo biểu tình trước cổng bộ Tổng Tham Mưu, chống cộng sản, chống trung lập và chống những phần tử phá rối.
Ngày 28-8 Phật tử và sinh viên xuống đường chống độc tài Nguyễn Khánh. Thanh niên Công Giáo, cũng xuống đường chống những kẻ phá rối trật tự an ninh và yêu cầu chính quyền tại lập trật tự, hai bên xô xát, có người chết và bị thương.
Nggày 21-9 Phật tử và sinh viên xuống đường bạo động tại Huế và Quy Nhơn, đả đảo độc tài và lùng bắt dư đảng Cần Lao, đám đông chiếm đài phát thanh.
Ngày 26-9 Phật tử xuống đường tại Quy Nhơn chống độc tài Nguyễn Khánh và chống Mỹ.

Ngày 4-10 Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Thượng toạ Trí Quang do bác sĩ Lê Khắc Quyến chủ tịch, nhóm họp đầu tiên tại Huế. Ngày 30-10 cụ Trần Văn Hương được chỉ định làm thủ tướng. Nội các Trần Văn Hương ra mắt ngày 4-11.

Ngày 6-11 Phật tử xuống đường tại Saigon chống chính phủ Trần Văn Hương
Ngày 10-11, Phật tử xuống đưòng bạo động tại Saigon chống chính phủ Trần Văn Hương.
Ngày 13-11 Phật tử xuống đường tại Saigon, đòi thủ tướng Trần Văn Hương từ chức.
Ngày 22-11 Phật tử và sinh viên xuống đường tại Saigon, tố cáo chính phủ Trần Văn Hương phản cách mạng và dung dưỡng “bọn Cần Lao ác ôn”
Ngày 24-11,Phật tử và sinh viên xuống đường chống chính phủ Trần Văn Hương
Ngày 25-11 Phật tử và sinh viên xuống đường đả đảo chính phủ Trần Văn Hương và kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ chính phủ Trần Văn Hương. Khoảng 2000 Phật tử dựng chướng ngại vật trước trụ sở Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, dùng đá gậy cầm cự với cảnh sát. Một thanh niên bị bắn chết.
Ngày 18-11 Tăng ni Phật tử sinh viên xuống đường bạo động tại Saigon, đám đông khiên quan tài thanh niên “bị bắn chết ngày 25-11) hò hét đả đảo Trần Văn Hương. Cảnh sát bắt được 20 người có khí giới trong mình. Đám tang bèn ngồi bệt xuống đường để phản đối dư đảng Cần Lao trong chính phủ Trần Văn Hương.

Ngày 10-12 các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất ra thông bạch sẽ chống chính phủ Trần Văn Hương cho tới cùng và cảnh cáo Mỹ can thiệp vào nội bộ VN. Thông bạch còn lên án Thủ tướng Trần Văn Hương về bốn tội sau đây: Dùng những phần tử của chế độ Diệm, triệt hạ những tờ báo của Phật Giáo, bắt công chức phải khai rõ tôn giáo của mình nhằm mục đích loại bỏ Phật tử ra khỏi guồng máy chính quyền, phỉ bang Phật Giáo. Thủ tướng Trần Văn Hương đã có lần gọi những nhà sư xuống đường là “bọn đầu trọc làm trò khỉ”

Ngày 12-12 thủ tướng Trần Văn Hương lên đài phát thanh tuyên bố lý do tại ông bị phật giáo chống đối: “Phật Giáo đưa danh sách một số tổng bộ trưởng, bắt tôi phải chấp nhận vào nội các của tôi. Tôi không chấp nhận. Bởi vì, tôi không thể chấp nhận một quốc gia trong một quốc gia”

Năm 1965

Phật tử biểu tình ở Huế, 1966. Nguồn UPI, Nguyễn Thanh Tài
Phật tử biểu tình ở Huế, 1966. Nguồn UPI, Nguyễn Thanh Tài

Ngày 17-1, Phật tử xuống đường bạo động bạ tại Huế, Đà Lạt đòi lật đổ chính phủ Trần Văn Hương.
Ngày 20-1 Hoà thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng toạ Thích Tâm Châu, Thượng tọa Trí Quang đồng tuyệt thực đòi lật đổ chính phủ Trần Văn Hương. Ba vị lãnh đạo tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến chết, nếu thủ tướng Trần Văn Huơng không từ chức…

Những nhân vật lãnh đạo các cuộc xuống đường, bạo động, nổi loạn, biểu tình không ngoài mục đích “lật đổ tất cả các chính Phủ của VNCH”. Nhưng những cuộc biểu tình phi chánh nghĩa đã không lật đổ nổi chính phủ của hai nền Cộng Hoà của miền Nam.

Nền đệ nhất Cộng Hoà sụp đổ do tập đoàn tướng lãnh tay sai nhận tiền của Mỹ, vì háo danh, ham tiền (3triệu đồng tiền VN) để chia chác với nhau. Tranh nhau quyền lực đó là thời kỳ hỗn quan, hỗn quân đen tối nhất tong chính trường miền Nam.

Nền đệ nhị Cộng Hoà sụp đổ vì Dương Văn Minh, tay điệp viên nằm vùng; dinh Hoa lan là mật khu an toàn chứa chấp những cán bộ, điệp viên cao cấp, Việt cộng nằm vùng…

Những trí thức Phật tử lãnh đạo các cuộc biểu tình một số đã qua đời, số đông hiện còn sống hiện đang ẩn trốn. Trong lúc đất nước lâm nguy đã và đang bị tập đòan cộng sản, thái thú, dâng hiến cho Tàu cộng.

Những trí thức Phật tử, những người có thừa kinh nghiệm xuống đường trên các đường phố của miền Nam nay ở nơi đâu? Sơn hà đang nguy biến.

Phụ nữ biểu tình chống Mỹ không cho triệu tập quốc hội, 1966. Nguồn AP.
Phụ nữ biểu tình chống chính phủ quân nhân (Nguyễn Cao Kỳ) và phản đối Mỹ không cho triệu tập quốc hội, 1966. Nguồn AP.

16-3-2013

© 2013 DCVOnline


Tham Khảo:
– Nguyễn Văn Chức, Việt Nam Chính Sử, nhà xuất bản Alpha, 6771 Wilson BLVD Fall Church Hoa Kỳ.
-Lý Quý Chung, Hồi ký Không Tên, nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 12 năm 2004 tại Saigon