Những bàn chân nổi giận

Tương Lai

tuonglai-sSự nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do.

DCVOnline: Tác giả bài này, ông Tương Lai, một nhà xã hội học còn được biết đến với tên Nguyễn Phước Tương, đã từng là cố vấn cho hai Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1991 cho đến 2006. Bài bình luận này đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh và đi hôm 6 tháng Sáu, 2013 trên báo The New York Times, trang A 27 với tựa đề: Vietnam’s Angry Feet.

DCVOnline trân trọng mời bạn đọc theo dõi bài bình luận của tác gỉa Tương Lai.

Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội “nói xấu Trung Quốc”. Những cáo buộc  này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Bi kịch lớn nhất của một số người lãnh đạo Việt Nam là sự ám ảnh về cái gọi là “cùng chung một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” nên đã không quyết liệt đáp trả những thủ đoạn bành trướng nham hiểm và những hành động xâm lược ngang ngươc của Trung Quốc. Họ lại quyết liệt đàn áp những người yêu nước, bóp nghẹt dân chủ, bưng bít thông tin và khủng bố tư tưởng công dân mình. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.

Dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về truyền thống bất khuất, quật cường của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong vị thế oái ăm, sát cạnh một láng giềng khổng lồ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng bành trướng nhằm nuốt chửng Việt Nam. Đất nước này đã từng chìm đắm cả nghìn năm Bắc thuộc. Trong cái đêm dài đau đớn ấy, kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa dân tộc Việt. Và chúng đã thất bại.

Việt Nam đã từng đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII và những kẻ xâm lược khác trong thế kỷ XV, XVIII và XX. Bản lĩnh dân tộc Việt đã được hun đúc qua những cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, bất chấp luật pháp quốc tế và chà đạp trên nguyên tắc và đạo lý, Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện mộng bành trướng trên Biển Đông, cái “lưỡi bò” ham hố và bẩn thỉu đang thè ra chực nuốt cả vùng biển rộng lớn, nơi có trữ lượng dầu mỏ đủ đáp ứng cơn khát nguyên liệu của một nền kinh tế đang cố ngoi lên vị thế siêu cường. Nơi đây cũng là con đường huyết mạch trên biển để Trung Quốc thực hiện tham vọng của họ.

Vì thế, những “bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh “sở hữu toàn dân” để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà  không được đền bù thỏa đáng. Cùng với điều đó, mạng lưới thông tin qua Internet đã trỗi lên như nấm sau cơn mưa biểu thị tinh thần yêu nước bất chấp mọi đàn áp đang đang mở ra một cục diện mới.

Sự nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do. “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” là một khái niệm rất mơ hồ, những người lãnh đạo lại dùng nó để duy trì một hệ thống chính trị đã quá lỗi thời.

Tác giả Tương Lai Nguyễn Phước Tương.
Tác giả Tương Lai Nguyễn Phước Tương.

Nếu không có những đổi mới ở thập niên 80, nền kinh tế tập trung có lẽ đã đưa Việt Nam đi đến bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, những cải cách kinh tế đó đã bị đình trệ vì không có cải cách chính trị song hành. Tuy nói rất nhiều về một nhà nước “của dân do dân và vì dân” nhưng người ta chưa bao giờ muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự đúng với ý nghĩa đích thực của nó.

Với cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Việt Nam đã nhận được sự đồng cảm, lòng tôn trọng và ngưỡng mộ của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đáng tiếc là từ đỉnh cao của chiến thắng, người ta lại duy trì một hệ thống chính trị lạc hậu và một hệ tư tưởng giáo điều nên nền kinh tế Việt Nam đã không thể phát triển mạnh mẽ như nó cần làm và có đủ điều kiện để làm. Để rồi  họ trở thành thành mục tiêu phê phán của cộng đồng quốc tế về đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền.

Chính vì một số nhà lãnh đạo Việt Nam bị “cái mũ kim cô”  của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo dân chủ để gánh chịu lạc hậu và lạc điệu so với thế giới văn minh, một thế giới mà Việt Nam đang rất cần hòa nhập để đất nước có điều kiện phát triển.

Ấy thế mà từ lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội để thay thế bằng một “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” man rợ nhằm nuôi dưỡng mộng bành trướng của cha ông họ mà họ chưa bao giờ từ bỏ. Cho nên, cái gọi là “cùng chung ‎ ‎thức hệ” mà ai đó đưa ra chỉ là cái bình phong che đậy cho tham vọng quyền lực, nhằm giữ bằng được cái ghế mà họ đang ngồi. Những ngôn từ đạo đức giả được đưa ra, rồi mười sáu chữ bịp bợm về “láng giềng hữu nghị” được tung hứng chỉ là trò khôi hài.

Nhằm bảo vệ cái ghế quyền lực của một số người đang giành được những vị thế quan trọng, để củng cố và mở rộng những lợi ích béo bở của mình, người ta đang quay lưng lại với nhân dân. Một số trí thức và nhân sĩ, trong đó có người viết bài này, đã đưa ra hàng loạt kiến nghị về thực thi dân chủ và nhân quyền trong Hiến pháp nhằm hướng tới việc tạo ra một hệ thống chính trị thực sự dân chủ. Tuy nhiên, đề xuất của chúng tôi đã gặp phải những lời lăng mạ và vu khống trên các tờ báo chính thống được chỉ đạo sát sao.

Người ta đã không thấy được rằng, một khi phong trào yêu nước chống ngoại xâm gắn kết được với cuộc đấu tranh dân chủ và thực hiện quyền con người đã được ghi vào trong Hiến pháp, sẽ đẩy tới những bước hợp trội trong sự phát triển, tạo ta những đột phá không lường trước được, hình thành một cục diện mới, đưa đât nước đi lên.

Cho nên, càng sử dụng bạo lực và đàn áp, càng cho thấy sự phi dân chủ, vô nhân tính của những người sử dụng nó.

Người lãnh đạo nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhạy đáp ứng được lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ của dân và sự đồng tình của bạn bè quốc tế.

Ngược lại, nếu tiếp tục quay lưng lại với dân, nấp dưới chiêu bài ý thức hệ đã lỗi thời, bám chặt mô hình toàn trị phản dân chủ, chỉ cốt giữ cho được cái ghế quyền lực đã rệu rã và đưa đất nước vào ngõ cụt không lối thoát, thì sự cáo chung là điều không thể tránh khỏi.

2013 DCVOnline


Nguồn:

1. Những Bàn Chân Nổi Giận, Tương Lai Nguyễn Phước Tương, bản tiếng Việt trên VOA, 7 June 2013.
2. Vietnam’s Angry Feet, Tương Lai Nguyễn Phước Tương, bản tiếng Anh đăng trên tờ New York Times, ngày 6 tháng Sáu năm 2013.

35 Comments on “Những bàn chân nổi giận

  1. Từng làm cố vấn cho hai Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan văn Khải qua thời gian
    còn đen tối,, chứng tỏ ông Tương Lai là Ai? Sau lung ông Tương Lai, là ai?
    Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh — VNCH cũ –cũng làm cố vấn Kinh tế cho Thủ tướng Kiệt, thì ông Oánh là ai, và ai đứng sau lung ông Oánh?
    Thủ tướng Tấn Dũng từng là đàn em than tín của ông Kiệt.;gồm toàn những nhân
    vật Miến Nam nắm chánh quờn : Hùng – Kiệt – Triết – Khải – Sang – và DŨNG.
    Nay trong nước, thiên hạ chia hai, người khen tụng, kẻ chửi bới ông Tương Lai
    hết lời. Lời lẽ của kẻ chửi, vận sặc mùi…Cộng Phỉ. Và nếu trong nước, đa số
    bệnh vực ông Tương Lai, thì xem như vận nước sắp tới rồi.Cách đây trong vòng năm năm, ông Tương Lai từng nói, rồi đây, chúng ta phải đổi tên nước, tên đảng.
    Tờ báo New York Times chon đăng bài của ông Tương Lai là một dấu hiệu tốt
    Chân dung trong sáng của cháu Phương Uyên trên báo Times, cũng là dấu hiệu lòng tin.

  2. Cho rằng “…một số những người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do” là cả một sự đưa tin sai lầm. Vì sao? Vì phải hiểu là Nhà Nước VN quyết liệt dẹp bỏ những vụ tụ tập đông người không những để phản đối mà cả để ủng hộ một cái gì đó có chủ đề chính trị, nói ngắn gọn là mọi unrest về chính trị trong xã hội là không được chấp nhận, bất kể ủng hộ hay chống đối.

    Trong bộ luật hình sự, không có tội danh nào là tội mà tác giả đặt vào hai cái nháy nháy để nhấn mạnh “nói xấu Trung Quốc”, đây là sự xuyên tạc có chủ ý nhằm kích động quần chúng nhưng không có tác dụng mấy đối với đồng bào trong nước ngoại trừ vài người đếm được trên đấu các ngón tay và đương nhiên cái cộng đồng bé tí teo hải ngoại.

    Cuối cùng cái này mới là quan trọng vì bài này được đăng trong mục Op-Ed Contributor của tờ NY Times, nghĩa là tuy không phải quan điểm của tờ báo nhưng sự xuất hiện của nó trên một tờ báo có uy tín sẽ có ảnh hưởng rộng lớn do đó sự trong sáng của mục này trên tờ NY Times đã được bàn cãi vì sự có khả năng các bài viết của các op-ed contributor này dính dáng đến “sự mua bán” để trục lợi, nhưng cho đến nay các tờ báo hàng đầu vẫn im thin thít với các đòi hỏi chính đáng này.

    • Ông TRÙM nói có lý hơn TM Ý. Tuy nhiên, tụi tư bản cũng thay đổi thái độ ỡm ờ từ lâu, sang thái độ săn đón.
      Cái ‘ thằng” Mỹ, nó hay để mọi sự lình bình, như VN, Cuba, North Korea,
      Afghanistan… thì nó mới có mặt khặp nơi.
      Nhưng khi một vấn đề cần giải quyết dứt khoát ( rốt ráo) thì nó mần ngay, như Lybie…. Mong rang nạn nhân VN chịu đựng quá đủ rối, ta cũng bắt đầu được dẽ thở hơn…, vì thời điểm, thời thế, chứ chẳng ai thương mình.

      • “Ông TRÙM nói có lý hơn TM Ý”
        Hì hì… hóa ra ông Ý trước đến giờ chẳng có chủ kiến gì cả, vì luôn luôn cho rằng có một mình mình là đúng tuyệt đối. Nay lại có người ăn nói bạo tợn hơn, thì lại khớp cho rằng có người tuyệt đối hơn! Rõ chán, đến lúc phải đi thôi… tiếc mà chi, đau thương qua rồi 😀

    • Trích: “nói ngắn gọn là mọi unrest về chính trị trong xã hội là không được chấp nhận, bất kể ủng hộ hay chống đối.”

      Không cho dân được quyền biểu tình dù là ủng hộ hay chống đối chính là cách cai trị của Thương Ưởng đời nhà Tần. Đời nhà Tần, khi Thương Ưởng làm tướng quốc ra lệnh thay đổi chế độ thì dân tụ tập kêu ca là bất tiện. Thương Ưởng cho lính ra đánh đuổi, cấm kêu ca. Sau một vài năm chế độ mới thi hành có nhiều cái hay, dân tụ tập ca ngợi quan tướng quốc. Thương Ưởng cũng cho lính đánh đuổi, bảo là dân thì chỉ được làm theo lời chính quyền mà thôi, không được có ý kiến gì cả.

      Vấn đề là cách cai trị này có đem lại sự tiến bộ, có thực sự phục vụ cho người dân hay không? Nếu xem dân kêu ca mà xem là unrest thì một chính quyền tham nhũng hay có chính sách sai lầm thì dân vẫn phải im lặng cúi đầu chịu đựng sự sai lầm, thối nát của chính quyền thì có phải là một chế độ tốt?

      Chế độ nhà Tần về sau bị lật nhào vì bóc lột sức dân quá đáng, làm luật gò bó dân quá đáng mà chính quyền không đếm xỉa gì đến ý kiến của dân, không cho dân được kêu ca.

      • Dưới cách cai trị của Thương Ưởng, nhà Tần giàu mạnh và có phép nước qui củ, không ai nhặt của rơi ngoài đường, cả nước không một tên ăn trộm ăn cướp, dân sống no ấm, an bình … sử sách chép như thế.

        Ông bị Tần Huệ Vương nghe lời dèm xiểm mà giết chết trước khi nhà Tần mất nước hơn 50 năm, sao lại đổ cho chính sách của Thương Ưởng?

        • Sau khi Thương Ưởng bị giết chết thì nhà Tần vẫn cai trị theo chính sách mà Thương Ưởng đặt ra.

          Sử chép nước Tần cai trị có qui củ thì đó là sự qui củ do dân sợ mà không dám làm bậy. Dùng hình phạt nghiêm khắc mà cấm tuy có tác dụng nhưng cũng có cái hại của nó. Nhà nước dùng sức mạnh mà cưỡng bách, sai khiến dân, khiến dân sợ mà nghe lời thì nhà nước có thể đi đến chỗ bóc lột dân quá đáng. Dùng sự khủng bố, sợ hãi mà cấm dân tuy có tác dụng tức thời nhưng về lâu dài nó không tốt bằng chính sách giáo dục cho dân biết, nâng cao dân trí để dân tự biết cái gì là tốt, cái gì là xấu mà tránh.

          • “Sau khi Thương Ưởng bị giết chết thì nhà Tần vẫn cai trị theo chính sách mà Thương Ưởng đặt ra.

            Thương Ưởng trừng phạt con vua khi hắn phạm pháp, cắt mũi thầy giáo của Thái Tử khi hắn phạm luật, cho nên nói như thế là thiếu sót nghiêm trọng, sự “chí công vô tư” của chính sách không còn sau khi ông chết, chính đó mới là lí do nhà Tần suy vong.

          • Con vua lên thì trả thù Thương Ưởng nhưng chính sách pháp trị, đường lối kinh tế cũng vẫn theo cách Thương Ưởng nghĩ ra. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, nghĩa là hơn 100 năm sau khi Thương Ưởng bị giết, rồi sau đó bị sụp đổ thì vẫn cai trị theo cách của Thương Ưởng bày ra.

    • Trích: “rong bộ luật hình sự, không có tội danh nào là tội mà tác giả đặt vào hai cái nháy nháy để nhấn mạnh “nói xấu Trung Quốc”

      Bộ Luật Hình Sự không có điều cấm nói xấu Trung Quốc nhưng có điều cấm nói xấu chính quyền và các điều cấm xâm phạm lợi ích của đảng Cộng Sản.

      Xem các điều luật cấm thì có thể biết là luật đó xem trọng cái gì, xem nhẹ cái gì. Luật cấm nói xấu chính quyền, cấm xâm phạm lợi ích cho một đảng là luật đặt sự tiến bộ, phát triển của quốc gia thấp hơn lợi ích của một chính quyền, của một đảng. Đó là thứ luật xem trọng lợi ích của một nhóm người mà xem nhẹ lợi ích và sự tiến bộ của quốc gia.

      • Vấn đề cần bàn luận ở đây là tác giả bài viết cho rằng bị cáo bị áp đặt một tội danh mà ông Trùm nhận thấy không có trong bất cứ bộ luật nào của VN chứ không có ý định nghiên cứu xem bộ luật hình sự của VN có những bất cập gì.

        • Nhưng hiện giờ những kẻ nói xấu Trung Quốc thì lại bị ghép là vi phạm các điều luật cấm nói xấu chính quyền XHCN.

    • Trích: “sự trong sáng của mục này trên tờ NY Times đã được bàn cãi”

      Tờ New York Times dịch bài này có lẽ là để cho độc giả Mỹ và thế giới biết ý kiến của một người từng phục vụ trong chính quyền CS như thế nào. Ý kiến này của ông Tương Lai không phải của tòa báo nhưng họ đăng để cho người đọc biết cũng như nói với độc giả là này hãy xem ở Việt Nam có người nói như thế đó.

      Ý kiến này cũng chưa chắc là có gì đặc sắc hơn ý kiến của những người Việt chống cộng, nhưng nó là ý kiến của một người CS nên được tờ NYT đăng.

      • “Tờ New York Times dịch bài này có lẽ là để cho độc giả Mỹ…”

        Vì cái “có lẽ” này mà mọi người cần một sự trong sáng hơn về động cơ của sự “phát tán” bài viết trong mục này.

        • Cái mà đảng Cộng Sản Việt Nam gọi là diễn biến hòa bình, là động cơ không trong sáng, đó là nhìn theo khía cạnh diễn biến hòa bình đe dọa đến lợi ích của đảng CSVN, đặt lợi ích của đảng CSVN lên hàng đầu. Còn như diễn biến hòa bình nếu là cơ hội để một đảng khác khá hơn thay thế đảng CSVN thì đối với lợi ích quốc gia thì không thể nói nó là động cơ không trong sáng.

  3. Múa tay, múa chưn, đập bàn, chổng khu gào om xòm…

    Rốt cuộc :

    “Người lãnh đạo nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhạy đáp ứng được lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ của dân và sự đồng tình của bạn bè quốc tế.”

    À, ra thế! Các đồng chí “lãnh đạo [phải/nên] nắm bắt được cục diện mới…”

    Tại sao không là: “Các đồng chí lãnh đạo Vc PHẢI đền tội …” hả ??

    Dỏm!

  4. 70 năm dưới chế độ cộng sản, sĩ phu Bắc hà gần như cạn kiệt, cùn mằn ý chí, họ hành xữ chỉ như phản ứng khả dỉ của một trí thức trước vận mệnh đất nước. Bài viết chẳng qua như thay cho lời than, cầu cứu chứ chưa phải là Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, hay ít ra cũng Hịch Cần Vương (TTT).

    Có lẻ phải đợi Sĩ phu miền Nam lên tiếng, gánh vác trách nhiệm làm lại lịch sử, gầy dựng Tổ quốc và đem lại danh dự cho dân tộc Việt.

    • Miền Bắc nếu tính từ 1945 thì gần 70 năm, đúng, nhưng hoàn toàn do chế độ CS nắm quyền thì từ 1954 tức gần 50 năm, theo bạn đọc Zulu thì sĩ phu Bắc Hà “gần như cạn kiệt”, cứ coi như là đúng đi thì miền Nam ra sao? từ 1975 đến nay là gần 40 năm do chế độ CS cầm quyền tức là chỉ 10 năm ít hơn so với miền Bắc, như vậy “sĩ phu Nam Hà” cũng phải được coi như là “sắp gần như cạn kiệt” mới đúng, nếu không thì phải có một sự “khác biệt” đáng kể nào đó giữa hai giới sĩ phu Nam Bắc.

      Ý thức rằng có sự khác biệt ấy là một quan niệm phản động, do đó đây là một ý kiến cực kì phản động có tính tiêu cực nhằm chia rẽ Nam Bắc trong lúc đất nước cần sự đoàn kết dân tộc. Ý kiến này bộc lộ sự hiện hữu của những thế lực phản động mà nhà nước ta hay đề cập đến.

      • Vấn đề phân chia Nam, Bắc là thực tế lịch sử, để riêng có dịp chúng ta nói tiếp.

        Miền Nam có 20 năm Cộng hoà, dù thời gian ngắn ngủi , nhưng chúng tôi thực sự sống tự do, dân chủ. Với một nền giáo dục khai phóng, miền Nam được gia nhập nhiều nền văn hoá khác nhau, ngay cả những chủ thuyết chính trị, có thời tôi mê Marxism-Leninism mà có sao đâu.

        Nhờ vào tinh thần cộng hoà, tự do, phóng khoáng ấy, văn hoá miền Nam đã hun đúc nên những con người tốt, lương thiện và bãn lĩnh, bằng chứng là nay thế hệ cháu con như Huỳnh Thục Vy, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Phương Uyên ….. V.v.

        Ý thức đúng, nhìn thẳng vào sự thực để tìm cách hàn gắn lại tình tự dân tôc vẫn hơn là mỉa mai chỉ trích, từ đó lại khuôn sáo, cho là phản đông thì chưa phải là người nhìn vào trình tự dân tộc, tương lai đất nước.

        • hê hê hê, xin rút lại lời bàn về sĩ phu Bắc, Nam với bạn đọc Zulu và xin bạn cứ bảo lưu quan điểm ấy. Suy nghĩ lại mới thấy mình nhầm “phe”…Cứ tưởng mình đang tranh luận với phe …mình. Phản động gì chứ phản động ấy thì ông Trùm còn xin cổ vũ thêm cho “phe” bạn.

      • Người Anh [di cư & lập nghiệp] tại châu Mỹ và người Anh & chính quyền Anh tại đảo quốc Anh, đều là người Anh,

        vì thế người Anh tại châu Mỹ vẫn vui vẻ thần phục người Anh & nhà nước Anh tại đảo quốc Anh, nhìn nhận nhà nước đảo quốc Anh là nhà nước chung.

        Tuy nhiên, cho đến khi, thật quá đáng , bọn người Anh & nhà nước Anh tại đảo quốc ANH chỉ biết đòi hỏi người Anh tại châu Mỹ đóng góp, mà không nghĩ đến quyền của người Anh tại châu Mỹ, quyền có đại diện thực của mình tại nghị viện nhà nước Anh, tại đảo quốc Anh, thì người Anh tại châu Mỹ bèn đứng lên, đánh đuổi bọn phái viên của nhà nước Anh cút về đảo quốc Anh, thành lập một quốc gia riêng biệt cho mình.

        Người Anh tại châu Mỹ đã hành xử quyền được sống của mình, hoàn toàn hợp tình hợp lý hợp pháp

        Đó là sơ lược câu chuyện về sự thành lập nước Mỹ & Hợp chủng quốc Hoa kỳ !

        – – – –

        Người Việt ở miền nam và người Việt ở miền bắc, đều là người Việt, vì thế người Việt miền nam vẫn vui vẻ đóng thuế, chấp nhận sự cai trị của nhà nước miền bắc.

        Tuy nhiên, nếu nhà nước miền bắc chỉ nhìn thấy, chỉ biết đòi hỏi người Việt ở miền nam đóng góp, mà không nhìn nhận quyền của người Việt ở miền nam, quyền có đại diện thật của mình, quyền đuọc sống như con người, quyền công dân, quyền tư hữu, quyền tự nhiên của con người

        Tuy nhiên nếu nhà nước ở miền bắc không chịu bảo vệ quyền lợi & lãnh thổ của người Việt ở miền nam trước sự xâm lấn của giặc tàu,

        Tuy nhiên, nếu nhà nước ở miền bắc, không chỉ cắt xẻ lãnh thổ miền bắc dâng cho giặc tàu, mà còn cắt xẻ biển của miền nam dâng cho giặc Tàu,

        Tuy nhiên nếu nhà nước ở miền bắc vẫn nghiễm nhiên tọa thị khi giặc tàu đánh, bắt, giết hại ngư dân miền nam

        thì người Việt ở miền nam cũng có thể, cũng có toàn quyền hợp pháp, hợp tình, hợp lý, lập lại, tại Việt nam, câu chuyện về sự thành lập nước Mỹ,

        thì người Việt ở miền nam cũng có thể, cũng có toàn quyền hợp pháp, hợp tình, hợp lý, vì quyền sống còn của mình, đứng lên thành lập một quốc gia riêng biệt, tách rời khỏi nhà nước miền bắc.

        Ít ra như vậy thì chỉ có một miền bắc làm nô lệ cho tàu cộng, vẫn còn một quốc gia của người Việt, ở phía nam vĩ tuyến 17, độc lập với tàu cộng, còn hơn “thống nhất” để cả nước, 2 vùng lãnh thổ bắc & nam vĩ tuyến 17, đều phải chìm xuống vực sâu nội thuộc Tàu cộng .

        ” Ý kiến này bộc lộ sự hiện hữu của những thế lực phản động mà nhà nước ta hay đề cập đến.” (ông Trùm)

        nhà nước phản động của ông Trùm, bọn cộng sản Hồ chí Minh – the serial killer & Phạm văn Đồng – chuyên gia ký văn tự bán nước & Võ Nguyên Giáp – chuyên nghề ám sát chính trị & bọn cộng sản Việt nam Dân chủ Cộng hòa bắc kỳ phản động, vong bản ngoại lai, tay sai tàu cộng, đã dẫn giặc Tàu vào Việt nam từ những năm 1950, cùng với giặc tàu tiến hành cuộc bạo lực chính trị cộng sản, bành trướng chủ thuyết Mác lê tội ác vào Việt nam, thảm sát muôn dân VN, cắt đất VN dâng cho giặc Tàu, muốn nghĩ gì thì mặc “nhà nước ta” của ông Trùm, đừng nên mang ra đây cái “nhà nước ta” của ông Trùm “hay đề cập đến” !

        Đây là diễn đàn DCVOnline, không phải là “diễn đàn quốc hội gật nước CHXHCNVN” mà bi bô “nhà nước ta” gì, “nhà nước TRung quốc vĩ đại” gì ở đây!

        • Ý kiến của bạn đọc noileo rất phản động. Không ai cấm cản người miền Nam làm như các ông “breakway” người Anh kia, nhưng vấn đề là họ có khả năng làm như vậy vào lúc này không? Chẳng phải là họ đã được Mỹ nắm đầu, “dụ khị” làm như thế từ 1954 cho đến khi thất bại năm 1975 à?

          GB đã nhượng bộ khi thua trận nhưng chúng ta, nhân dân VN, có Bác Hồ đã dặn dò “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn,núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” hay “dù bao hy sinh hay có phải đốt cả dãy Trường Sơn thì cũng phải giữ toàn vẹn lãnh thổ” thì làm sao có cái chuyện mơ tường ấy được. Đây là quan điểm cực kì phản động, là “mẹ” những quan điểm phản động mà ông Trùm được biết qua.

        • Có những ý (kiến, nghĩ) sai một cách thông minh và đáng yêu. Lại có những cái vừa sai vừa… thối. Sau cùng, có những cái “thối” được gói ghém như chân lý ngàn đời, như những lời “dặn dò” của “bác Hồ vĩ đại”!

          Miền Nam không hề là breakaway như Mỹ, Úc. Sự phân biệt Nam – Trung – Bắc (Kỳ), trái lại, do chính triều đình nhà Nguyễn ở Huế đặt ra, chủ yếu do sự tôn trọng sự khác biệt “đa nguyên” giữa ba miền đất nước.

          Khi đô hộ nước ta, người Pháp, muốn chiếm miền Nam (mà họ đặt tên là Cochinchine) làm thuộc địa, nên đã đã tìm cách tách ra. Nhưng đó không phải là điều người dân miền Nam muốn. Bằng chứng khi Quốc gia Việt Nam được tái lập năm 1948, thì lá cờ vàng ba sọc đỏ đã phất phới từ Sài Gòn ra Hà Nội. (Ở Mỹ, và sau đó ở Úc, người di dân muốn tách ra, lập một quốc gia mới, thì đúng là breakaway).

          Việc bỏ quê hương vào Nam của người dân miền Bắc năm 54, và việc chạy ra nước ngoài năm 75, hoàn toàn là việc chọn lựa (thể chế) chính trị. Gạt nước mắt mà đi, đa số (người miền Nam) ra đi đều nghĩ sẽ có ngày trở về. Không những thế, nhiều người còn ý thức rõ ràng rằng, ra đi là để cho thế hệ con cháu còn bảo toàn được văn hóa dân tộc, mà họ tin chắc là nếu ở lại sẽ bị phá hủy. Và họ đã “tính toán” hoàn toàn đúng.

          Đó là một thực cơ bản nhất mà ông Trùm không hề biết (biểu lộ qua những “lý luận” chớt wớt), và nhiều người “di tản buồn” nay đã quên đi…

    • Anh Zulu nhận xét rất chính xác, tuy phân tích có một sơ hở nhỏ. GS Tương Lai không phải là “sản phẩm” của miền Bắc, vì ông sinh trưởng ở Huế (như anh Zulu). Và cho dù hưởng nên giáo dục nào đi nữa thì vẫn không thể tiêu biểu cho “sĩ phu Bắc Hà”. Dù sao, sĩ phu Bắc Hà ngay nay – nhất là thế hệ trẻ lớn lên sau chiến tranh – còn tệ hơn thế nhiều. Họ không than thở mà còn “nổ như tạc đạn” (cụm từ của Công Tử Hà Đông HHT)… May mà còn đám già còn chút oai phong lẫm liệt.. như các cụ Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn…

      Tôi cũng nhận thấy Ông Trùm cũng thuộc loại “nổ” hơi bị nhiều, thích lý luận, nhưng vẫn chỉ là theo sách vở XHCN, chứ chưa thực sự đi vào thực tế. Lấy thí dụ chuyện miền Bắc bị ảnh hưởng quan điểm mác-xít, lấy mốc điểm 1945 mà tính thì không sai. Điểm mấu chốt: từ đầu thế kỷ 20, Nho học đã tàn rụi, dần dần được thay thế bằng văn hóa phương Tây. Khổ nỗi, những tư tưởng cao đẹp của Tây Phương như Tự Do, Nhân quyền, Dân Chủ có phần cao siêu, nhất là khác biệt với đạo Khổng quá xa – hầu như ngược lại – trong khi tư tưởng mác-xít-lê-nin-nít (loại “bình dân” – đúng ra là chủ nghĩa “xít-ta-lin”) lại gần với chủ nghĩa Khổng-Mạnh hơn, do đó ảnh hưởng của chủ nghĩa CS thấm ngay vào đầu óc ngưòi dân miền Bắc, nhất là dân quê…

      Thí dụ, trước đó dân ta có vua, “đức Thượng Hoàng”, nhưng vua ở xa, hoạ hoằn cả đời mới có một lần được “đức Thượng Hoàng giá lâm”… nên có mấy ai sợ, trong khi “bác – đảng” lại rất “gần gũi với dân”, đói hay no đều ở nơi “bác – đảng”, thậm chí mạng sống ngày mai có còn hay không cũng là do ý của “bác – đảng”…

      Cái nỗi sợ đó đã thấm vào củ tỉ của người dân quê miền Bắc, chuyền sang đời con đời cháu, đã bắt đầu ngay từ thời chưa “tổng khởi nghĩa” rồi. Ông cụ tôi kể: “Thời đó, trước 45, các bà như Cụ bà, bà Nội mày – rất sợ hãi chúng nó, trời chưa xập tối đã hô đóng cửa, cài then thật kỹ, nghe tiếng động là giật bắn người…”. “Chúng nó” đây chính là Việt Minh, là Cộng Sản… Mà có gì khó đâu, chỉ cần nửa đêm lẻn vào giết ông lý trưởng, mổ bụng phơi ruột gan ra, vứt trên bờ đê để sáng ra mấy bà đi chợ nhìn thấy… là đủ! Một lần cho tất cả… nỗi sợ đó thấm tới muôn đời!

      Tất cả đều do “thiên tài” Lê-nin nghĩ ra: không có cách nào để trị dân công hiệu bằng… sợ! Bác Hồ nhà ta chỉ cần học thuộc một bài đó là đủ làm… vua nước Việt!

      • GS Tương Lai tuy người Huế, nhưng lớn lên, trưởng thành và hấp thụ nền giáo dục XHCN/miền Bắc.

        Hầu như tất cả nhận định cuả anh Lê Văn đều vượt xa số tuổi đời anh có. Khâm phục ! Thiệt đó.

        • Tôi cũng nói “cho dù hưởng nên giáo dục nào đi nữa”.

          Nói chung tôi tìm cách giải thích bằng nỗi sợ của người dân miền Bắc, vì bị khủng bố kịch liệt từ bao năm. Nhiều người lắm… Năm 45, ông bố tôi đang đi làm ở Hà Nội, chạy về quê, nhưng sống không nổi vì cảm thấy bị đe dọa thường trực, chạy ra Hà Nội lại, đúng vào lúc Việt Minh chuyển sang thế mạnh (tháng 5, tháng 6… Nguyễn Tưòng Tam đang làm Ngoại Trưởng phải bỏ trốn sang Tầu)… hụt chết trong một lần VM “khủng bố”… cuối cùng đã chạy ra nước ngoài ít lâu…

          Tóm lại, tôi nói về nỗi sợ (mà nhiều người nói tới, như câu nói nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân: Sở dĩ tôi còn sống là nhờ tôi biết sợ”) là để đáp lại nhận định “sĩ phu Bắc Hà gần như cạn kiệt, cùn mằn ý chí”. Tôi đồng ý, chỉ không kể GS Tương Lai vào trong số đó mà thôi. Sự vùng dậy của những vị trí thức Bắc Hà – tôi đưa vài tên làm thí dụ – mới chính là niềm hy vọng chúng ta đang mong đợi, mà tôi nhận thấy ngày càng lớn lên vùn vụt 😀

      • Viết dài nhưng ý chả có bao nhiêu, đang nói chuyện sĩ phu thì đem chuyện dân quê ra bàn. Tuy ông Trùm không biết bạn đọc Lê Văn bao nhiêu tuồi nhưng theo bạn đọc Zulu là các nhận định này đều vượt xa qua số tuổi đời anh có, nghĩa là một điều rất bất bình thường, mà điều bất bình thường thì thường là biểu hiện của sự rối loạn gì đó trong hệ thống (system), ở đây có lẽ là hệ thần kinh. Xin cẩn trọng.

        • Theo tôi, ai nổi cơn tam bành khi “bác – đảng” bị đụng chạm cũng nên xoi lại bộ óc của mình!

      • SỢ : đó là bài thuốc của Nhậm Doanh Doanh.
        Anh Lê Văn, tôi nhớ mang máng câu : Cộng
        sản chúng thống trị bằng Hứa hão và Dọa nạt,
        Promises alternate with Menaces = SỢ!

  5. Trích: “Đáng tiếc là từ đỉnh cao của chiến thắng, người ta lại duy trì một hệ thống chính trị lạc hậu và một hệ tư tưởng giáo điều nên nền kinh tế Việt Nam đã không thể phát triển mạnh mẽ như nó cần làm và có đủ điều kiện để làm.”

    Nói đúng hơn, để đạt đến đỉnh cao chiến thắng đó, chế độ gọi là XHCN tại Nga, Trung Quốc và miền Bắc được tổ chức để có sức mạnh quân sự tốt đa, hy sinh sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội. Các chế độ tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam ngày nay gần giống nhau ở chỗ chỉ theo kinh tế thị trường mà vẫn giữ cách cai trị độc tài. Nghĩa là vẫn còn xem trọng lợi ích của một nhóm, một đảng, của chính quyền hơn sự tiến bộ, phát triển của quốc gia.

    Các chế độ của các nước Tây phương đặt ưu tiên cho sự phát triển, tiến bộ của quốc gia lên trên tất cả lợi ích của các nhóm, các đảng. Sự ổn định của chính quyền trong chế độ dân chủ chỉ là sự ổn định tương đối. Các nước này chấp nhận sự ổn định tương đối của chính quyền vì đặt sự tiến bộ của quốc gia cao hơn. Nếu chính quyền nào làm hại cho sự tiến bộ của quốc gia thì chính quyền có thể được thay thế một cách dễ dàng. Một chính quyền có thể bị thay thế là chính quyền có mức độ ổn định kém hơn một chính quyền không thể nào thay thế được.

    Điều mà giáo sư Tương Lai muốn có lẽ là thay đổi thứ tự ưu tiên. Phải xem trong sự tiến bộ của quốc gia hơn lợi ích của một đảng.

  6. Ông Tương Lai, vào năm 2006, đã lập lại ý tưởng và lời nói cùa đồng chí X.
    Đồng chí X khi còn là ông Phó, vào năm 2002, đã mạnh miệng đoán rằng:
    — Rồi xem, chúng ta cũng nên đổi lại tên nước.
    Vậy nếu lấy lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì vào 30.4.1975,
    biên (ranh) giới nam của VN Dân Chủ Cộng Hòa là Vĩ Tuyến 17.
    (NB. Sự thật : vào năm 2004, TMY tôi đã nghe, khi Y Tá Cà Mâu lên làm
    thủ tướng ( 2006) thì tình thế Việt Nam bắt đầu chuyển đổi. Vậy các ông Trọng
    Lú, Quang Nghị, Thế Thảo, hay Cù Vũ…có lật ngược được thế cờ…quốc tế
    đã định chăng?)

  7. Đã thưa thốt, thì phải thưa cho rốt…ráo. Về Doomsday của CSVN.
    CSVN phải tan hang không cố gắng, là sẽ tự nhiên như bên Liên Sô…
    Bằng cách nào. Có hai cách :
    1.Cách thứ nhứt mang chết choc khó lường cho CSVN, đó là khi người ta
    yêu cầu LHQ tái xét lại HĐ Ba Lê 1973 và Geneve 1954 nhằm phục hoàn
    sự ổn định chính trị cho vùng Đông Nam Á và khối ĐNA hình thành.
    2.Cách thứ hai, do ý thức phản tỉnh cứu nguy của CSVN, đó là ” phải tự
    nguyện dưới…sức ép Pháp lý và sức mạnh,” mà vui lòng trở lại…ngày
    xưa, khi còn là VN Dân chủ Cộng Hòa.
    (NB. Trong khi đó, những hoạt động đòi hỏi Dân chủ, nhân quyền, chỉ là
    những sinh hoạt chính trị hỗ trợ vòng ngoài, không có tính quyệt định.).
    Cả hai giải pháp đều dẫn đến sự tan hàng của CSVN; tuy nhiên tan hàng
    trong chết choc, hay tan hàng trong hồi sinh, hai giải pháp khác nhau. Vậy
    CSVN sẽ chấp nhận kết luận nào? (TMY)

  8. Như một định luật quái ác của lịch sử: không có một chế độ độc tài nào lại chấm dứt một cách hoàn toàn êm thắm. Nhưng oái oăm hơn nữa, những tác hại đớn đau để lại nơi ngưòi dân nhiều và sâu hay không hoàn toàn tuy thuộc vào thái độ tích cực và dứt khoát của chính người dân đối với độc tài khi chúng còn đang cai trị. Người dân càng cố chịu đựng để yên thân thì những tác hại sau đó lại càng nặng nề.

    Đó là những bài học tôi có tư suy ngẫm về hậu quả của các chế độ độc tài CS Đông Âu đối với người dân ở những quốc gia đó. Ở những nước như Ba Lan, Tiệp, Hung, các nước Baltique… nơi mà người dân đã hoàn toàn chối bỏ chế độ độc tài từ lâu trước khi chúng bị xụp đổ, giai đoạn chuyển tiếp từ “độc tài” sang “tự do” rất nhẹ nhàng, êm ả, trong khi ở Nga, đa số các nước chư hầu Liên Xô, Rumania… thì những xáo trộn vẫn tiếp diễn nhiều năm sau khi chế độ CS đã triệt tiêu…

    Do đó, tôi tin rằng, điều quan trọng hiện nay cho tương lai lâu dài của dân tộc là thái độ dứt khoát ngay bây giờ của người dân đối với chế độ CS độc tài còn đang tồn tại “biểu kiến”, chứ không thể đợi cho đến ngày mọi sự thay đổi…

    • Có thể tôi sẽ “quá nhời” khi thủng thẳng thưa rằng :
      Những kịch bản đều viết sẵn màn chót. Cái ” thế nhân dân”
      chỉ là màu mè riêu cua cho vui vẻ cả làng thôi, hay để vô
      tình hay…dại khờ ” hợp lý hóa’ cái sự bỏ rơi hay vồ vập
      của ” nó” thôi. ( Nói lơ mơ theo điệu ông Dũng).
      Khi nó hô ” biến!” thì một chế độ trong sáng VNCH…biến!
      Khi cũng nó hô ” thăng” thì cái công cụ là CSVN “thăng.”
      TMY tui tin như thế , và tiếp tục tin như vậy. Kyrie eleison.