Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm đến Nhân quyền tại Việt Nam
Ủy Ban Ngoại Vụ Quốc Hội Hoa Kỳ
Viên chức Ngoại giao Hoa Kỳ điều trần trước Ủy ban Ngoại vụ Quốc hội về Nhân quyền tại Việt Nam và đặc biệ quan tâm đến hai bản án của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã giành cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Dân biểu Đảng Cộng Hòa (Califorbia), ông Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Vụ Quốc Hội Hoa Kỳ, chất vấn Phụ tá Trợ lý Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tiến sĩ (Ts) Daniel B. Baer về việc hai sinh viên Việt Nam, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, bị chính quyền nước CHXHCN Việt Nam kết án tù 6 và 8 năm.
Dân Biểu Ed Royce yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trả tự do cho hai sinh viên Uyên và Kha.
Chairman Royce (R-CA), Chairman of the Foreign Affairs Committee, Questions Witnesses at Hearing on U.S. Relations with Vietnam. Subcommittee on Asia and the Pacific | 2172 House Rayburn Office Building Washington, DC 20515 | Jun 5, 2013 2:00pm [Tiếng Anh]
Đoạn Youtube video sau đây do Nguyễn Hùng phụ đề tiếng Việt
Phụ đề và chuyển ngữ: Nguyễn Hùng
Ts. Daniel Baer [DB]: Cám ơn ông Chủ tịch cho thực hiện buổi chất vấn này.
Dân Biểu Royce [ER]: Mối quan tâm của tôi là trong năm 2013 đã có đến 40 trường hợp bắt bớ. Trong thời gian 6 tuần lễ đầu tiên, các phiên tòa cuội của nhà nước cộng sản VN và các bản án tù nhiều năm và còn có thêm nhiều vụ khác, cộng lại còn nhiều hơn số vụ bỏ tù của năm 2012, và đôi khi chúng ta nói về những vụ xét xử này, chúng ta phạm sai sót là chúng ta không quan tâm đến chi tiết liên quan đến mức độ vi phạm nhân quyền xảy ra, và xem như một sự việc không đáng gì , có lẽ không phải không đáng gì. Tôi muốn nói trường hợp của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Họ chỉ nói lên suy nghỉ của họ về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bằng cách rải truyền đơn. Nhưng vì chỉ nói lên điều đó, cô gái 21 tuổi này, đây là bức ảnh của cô, trước đó hình của cô đã được phổ biến, Giơ đây cô gái đó bị kết án 6 năm tù. Và đây là mối quan tâm của tôi mà tôi muốn hai vị cần phải chú ý.
Sau khi cô bị bắt, trước khi bị kết án, chúng ta (CP Hoa Kỳ) có bàn thảo với phía Việt Nam. Tôi lại không thấy gì trong báo cáo của ông trình bày về những gì đã xảy ra với cô ta (Phương Uyên). theo như lời tố cáo của mẹ cô, của bạn cô, trong lúc bị tạm giam cô đã bị hành hung đến bất tỉnh! Mẹ cô báo rằng những vết bầm tím ở cổ, hai cánh tay mà bà có thể thấy rõ. Cô bị mang đi và bị kết tội với thuật ngữ gọi là “tuyên truyền chống lại nhà nước XHCN VN”. Và thật tồi tệ: cô bị kết án tới 6 năm tù, và bạn cô, anh thanh niên trẻ cũng vào lứa tuổi đầu 20, một sinh viên tại đại học khác (Nguyên Kha), anh ta bị kết án đến 8 năm tù!
Đó không chỉ là một phiên tòa cuội và những bản án mà còn là cách họ bị đánh đập tàn nhẫn bất nhân. Mối quan tâm của tôi là: trong khi chúng ta đã thảo luận vào tháng 4, ngay cả trước khi cô bị kết án, Ts. ông đã làm việc với phía nhà nước VN được đến mức độ nào về trường hợp này? Và ông nói gì về việc Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng thực hiện nhằm ngăn chặn việc kết tội phi lý, và những hành động đánh đập khi bị giam cầm?
[DB]: Cám ơn Dân biểu. Tôi thực sự quan tâm đến vụ này ngay từ lúc cô mới bị bắt giam. Tôi đã đi New York gặp đại sứ VN tại LHQ. Tôi đã nói lên sự quan tâm của HK về trưòng hợp của cô.
[ER]: Ông đại sứ VN nói gì, tôi thật tình rất muốn nghe?
[DB]: Ông ta nói ông ta ghi nhận sự quan tâm của chúng ta và sẽ đưa trinh bày này về Hà Nội. Và tôi nhắc lại vấn đề này trong quá trình đối thoại nhân quyền. Tiếc rằng thực ra cô không được nhắc đến trong lần chứng nhận công khai vì danh sách những người tôi chỉ có thể ghi lại được mà không có thời gian nhắc đến cô ấy…
[ER]: Tôi hiểu điều đó Dr. Baer, đến một lúc nào đó, hành động của chúng ta phải đi đôi với lời nói. Một cách nghiêm túc, đối với VN chúng ta bây giờ đang ở thời điểm đó; không thể nào có đến 40 vụ bắt bớ bỏ tù chỉ trong thời gian 6 tuần lễ mà chính phủ Hoa Kỳ lại không có một hành động quyết liệt nào. Lý do chúng tôi triệu tập buổi điều trần ngày hôm nay vì chúng tôi đòi hỏi môt tinh thần trách nhiệm cụ thể của chính phủ đối với Quyền con người tại Việt Nam. Chúng ta đang có quan hệ với nước này, Viêt Nam yêu cầu nhiều thứ từ Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ rằng ta yêu cầu trả lại tự do cho cô ấy (Phương Uyên) và cho anh sinh viên kia (Nguyên Kha) là quá nhiều.
Nực cười, tội ở đây chỉ là thả truyền đơn đặt những câu hỏi về hải phận Việt Nam! Làm sao có thể biện minh cho sự đánh đập mà cô ấy đã phải chịu đựng và những một bản án như cô và bạn cô phải nhận lãnh?
Và..và.. nếu chúng ta không kịp thời sử dụng lợi thế mà chúng ta có để kiểm tra những hành vi bốc đồng sử dụng bạo lực (của tòa án) như vậy. Với lợi thế của Hoa Kỳ, chúng ta thật vô trách nhiệm nếu chúng ta không có hành động tương xứng với lời nói của chúng ta. Chúng ta sẽ phải có hành động đúng mức về vấn đề này.
Và đề nghị của tôi là: Tiếp xúc lại với vị đại sứ VN. Nói cho ông ấy biết điều quan ngại của chúng ta, không chỉ riêng chúng ta mà còn các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Đây là việc làm sẽ tạo ra một cơn bão lửa trong giới trẻ, thế hệ cho tương lai của trái đất này khi bị chính phủ trấn áp thế này… và còn có những vấn đề khác nữa ông và tôi đã bàn luận mà tôi có thể đem ra, nhưng trong lúc này, ông vui lòng ít nhất nói ra một điều cụ thể rằng sự đối thoại của chúng ta (với VN) sẽ có kết quả, vì chúng ta thật tình khi chúng ta nói muốn cùng làm việc về vấn đề nhân quyền và cho tương lai, và đây là một khởi điểm quan trọng cho chính phủ VN bắt đầu. Đó là đối với hai sinh viên… Bây giờ ông có thể trả lời vắn tắt…
[DB]: Xin bảo đảm với ông rằng tôi tiếp tục nêu vấn đề này, tôi sẽ áp lực họ trả tự do cho cô và bạn của cô về các tội danh mà họ bị gán ghép.
[ER]: Cám ơn Tiến sĩ Baer. Cám ơn ông Chủ tịch [Dân biểu Steve Chabot (R-OH), Chủ tịch Tiểu ban Châu Á và Thái Bình Dương, Ủy ban Ngoại vụ. – DCVOnline.]
Nguồn: The House Foreign Affairs Committee YouTube Channel. Quốc hội Hoa Kỳ. DCVOnline biên tập phần chuyển ngữ.
Nếu sửa lại đôi chút như đã được trình bày trong phần ý kiến ở bài “HK cảnh cáo…” được viết bởi bạn đọc …. ông Trùm thì câu ” Với lợi thế của Hoa Kỳ, chúng ta thật vô trách nhiệm nếu chúng ta không có hành động tương xứng với lời nói của chúng ta..” là câu dịch đúng và hay nhất lời nói của cái ông Royce này.
p/s: ý kiến này cũng để phản hồi bạn đọc noileo về vấn đề dịch thuật, cám ơn bạn đọc noileo đã có ý kiến.
Để nói sự thật. Câu của dân biểu Ed Royce: “It’s not responsible for the United States with the leverage we have not to make our actions match our words about this” đã gây vài tranh cãi trong bài “HK cảnh cáo..”
Bài chủ đã dịch:
“Đây không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ với đòn bẩy chúng ta có để làm cho hành động của chúng ta đi đôi với lời nói về vấn đề này”. (“Đây không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ” là dịch sai hắn!)
Ông Trùm đề nghị dịch lại (cho đúng):
“Thật là vô trách nhiệm đối với Hoa Kỳ, với cái đòn bẩy như thế mà chúng ta chưa làm cho hành động của chúng ta đi đôi với lời nói về vấn đề này.”
Tôi đề nghị nên dịch “make our actions match our words” là “có những việc làm tương ứng với lời nói” cho giống tiếng Việt, vả bị ông Trùm phê là đã “vứt biển đổ sông cả 100% cái câu của người ta”. Ghê gớm hơn nữa, ông Trùm còn “hù” rằng đây là “ngôn ngữ ngoại giao” – hẳn ý nói phải dịch theo ngôn ngữ “cao cấp” – Trong khi đây là cuôc chất vấn (có cả đập bàn đập ghế) “ngoại giao” ở khổ nào? :-o)
TB. Có vấn đề tôi không nói đến lần góp ý trước là cách dịch chữ “leverage”. Nghĩa đen (trong ngành Vật Lý) của nó là “đòn bẩy”, nhưng ở đây không nên dịch là “đòn bẩy”, hơi bị khó hiểu. Dịch là “lợi thế” trong bài có lẽ là “tuyệt” rồi. (Trong kinh tế chính trị,”leverage” quả là nói đến “lợi thế” hay “sức mạnh” – có thể là võ khí, tiền bạc, quen biết v.v.).
Đoạn văn dịch của các bạn đểu làm rõ nghĩa được câu tiếng Anh. Trong cách dịch chú trọng đến ngữ cảnh, tôi chọn câu của Lê Văn.
Chữ ” leverage ” trong câu tiếng Anh ý nói đến ” nguyên tắc đòn bẩy ” thành ra rất khó chuyển qua tiếng Việt tương đương…
Nếu như có bác TV, bác VParis hay YY thì hay hơn.
Thân mến,
Theo Merriam-Webster Dictionary:
le·ver·age /ˈlɛvərɪʤ, ˈli:vərɪʤ/ noun
[noncount] 1 : influence or power used to achieve a desired result
▪ The union’s size gave it leverage in the labor contract negotiations. ▪ The player’s popularity has given him a great deal of leverage with the owners of the team.
2 : the increase in force gained by using a lever
▪ I used the leverage of the bar and a wooden block to pry the rock out of the hole.
Cho nên đồng ý với bạn đọc Lê Văn, tác giả dịch “lợi thế” là tuyệt vời. Còn bạn đọc Zulu, viết thế là có ý gì hí?
Nếu chịu khó tra từ điển TRƯỚC KHI viết thì có phải là hay hơn không? 😀
Một cách để học hỏi lẫn nhau thôi. Không có ý gì cả.
Anh Lê Văn hiểu rất chính xác ngữ nghĩa câu tiếng Anh và có tài dịch ra tiếng Việt.
Anh Zulu thân,
Chữ “leverage” là chữ rất thường dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Nó chỉ một hành động hơn là một vật.
Trong lãnh vực kinh doanh, nó thường được dùng để chỉ việc tư nhân vay vốn của nhà băng để thực hiện những dự án sinh lợi nhuận. Ý nghĩa “nguyên tắc đòn bẩy” nằm ở chỗ gia tăng giá trị của số vốn ban đầu (khoản tiền mượn chẳng hạn) lên gấp bội. Nó giống “đòn bẩy” ở chỗ, nếu dùng sức người thì chúng ta có dùng hết sức cũng không thể nào nâng nổi cái máy giặt, nhưng nếu dùng đòn bẩy thì chỉ cần dùng nửa sức cũng nâng được nó. (Quan trọng ở đây là mục đích của việc làm, mượn tiền ngân hàng để mua tivi hay xe hơi – để đi chơi – không thể dùng từ “leverage” được. Nhưng mượn tiền để mua xe “ute” đi chở hàng kiếm ra tiền, thì chính là “leverage”).
Trong ngữ cảnh của lời phát biểu của ông Ed Royce, thì dịch là “lợi thế” là đúng nhất. Chắc chắn ông không muốn chỉ muốn nói đến sức mạnh quân sự hay kinh tế của Hoa Kỳ đối với nhà nước Hà Nội, mà nói đến “lợi thế” có bởi sức mạnh đó. Chữ “leverage” được dùng rất khéo, vì nó nói lên tính chất của sự việc: sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ không chủ yếu để bảo vệ Nhân quyền của người dân Việt, nhưng HK có thể “leverage” (sử dụng lợi thế của) sức mạnh đó để giúp người dân VN lấy lại quyền làm người.
Thân
Có thế mà cũng đòi “chia phần” thôi thì ông Trùm nhường hết “công “cho bạn đọc Lê Văn.
Viết lách mà không vì sư thật – dù cỏn con thế nào – thì để làm gì? Nói chuyện trả “công” thì ông Trùm có bán cả… váy cũng chẳng đủ để trả đâu 😀
Trên bình diện ngoại giao, sự dùng “lợi thế” để đạt được mục đích trong quan hệ đối tác giữa các quốc gia có chủ quyền là chuyện thường xảy ra. Đa phần thì các nước sử dụng sự lợi thế của họ để có được lợi trong giao dịch nhưng sự xử dụng cái “đòn bẩy” trong vụ việc các “nhà dân chủ” của VN này có một khoảng xám (gray area) khó xác định được là bên nào thực chất đã được lợi từ những vụ trao đổi này.