Việt Nam đối với Mỹ và Trung Hoa
Huỳnh Phan – Tuần Việt Nam
Tầng lớp trung lưu (tương tự như tầng lớp văn thân ngày xưa) có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin rất tốt để có thể nắm rõ tình hình trong nước và quốc tế, thông qua Internet, và các ứng dụng trên nền Internet như Facebook.
DCVOnline: Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, từ 26 tới 28-11-2012 tại Hà Nội, Giáo sư Chính trị và Kinh tế học Yoshiharu Tsuboi tại Đại học Waseda đã trình bày về quan hệ đối tác chiến lược Nhật – Việt. Lãnh vực chuyên môn của ông là chính trị Việt Nam hiện đại.
Yoshiharu Tsuboi còn là cố vấn cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Gs. Tsuboi tốt nghiệp tiến sĩ tại Ecole des Hautes Etudes en Sciences et Sociales (EHESS) tại Viện Đại học Paris. Ông đã giảng dạy tại Đại học Hokkaido. Gs. Tsuboi đã đoạt giải Shibusawa-Claudel (1988) và Giải thưởng Châu Á-Thái Bình Dương cho cuốn sách “Việt Nam, tại lúc Bình minh của ‘thịnh vượng’” (Nhà xuất bản Iwanami, Tokyo, 1994).
Huỳnh Phan – Tuần Việt Nam (HP) đã có cuộc phỏng vấn với ông Tsuboi (YT) xung quanh mối quan hệ Nhật – Việt.
Như ông đã nói trong bản trình bày tại hội thảo, năm 1973, Nhật Bản nhìn nhận một Việt Nam thống nhất như là một quốc gia hết sức quan trọng với Nhật Bản. Nhật Bản đã đánh giá về kỳ vọng đó như thế nào, sau 4 thập kỷ.
Từ khi đổi mới đến giờ, GDP đầu người của Việt Nam tăng lên quá một ngàn USD, điều đó cũng phản ánh một năng lực nổi bật của người Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ phát triển đang chậm lại, và Việt Nam đang gặp khó khăn trong nhiều mặt.
Năm 2016, cộng đồng ASEAN, theo dự kiến sẽ hình thành, và lúc đó Việt Nam trở thành nước mạnh hay nước yếu, phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mấy năm tới. Việt Nam có hai việc rất quan trọng cần làm.
Thứ nhất, phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ, Mỹ, Úc, và Nhật Bản. Thứ hai là phải xây dựng một thể chể để có thể phát huy được sức mạnh của hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài.
Giai đoạn này cũng cần có những thay đổi, giống như một cuộc đổi mới lần thứ hai của Việt Nam.
HP: Ông có nói khi quyết định bí mật tiếp xúc với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để bình thường hóa quan hệ (trong khi vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa), Nhật Bản nhìn nhận Việt Nam như cái đê chắn sóng để ngăn chặn sự bành trướng thế lực của Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á. Qua 4 thập kỷ, ông nhìn nhận sự thể hiện vai trò này của Việt Nam so với kỳ vọng của Nhật Bản như thế nào?
YT: Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng lại vừa là một nước độc lập. Chính vì vậy, Việt Nam phải tự hành động để khỏi bị nuốt bởi Trung Quốc, và, vô hình trung, Việt Nam trở thành cái đê chắn sóng là vậy.
HP: Ông viết cuốn sách nổi tiếng “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, liệu ông có định viết cuốn sách nào về Việt Nam đương đại hay không?
YT: Nếu có thời gian, chắc hẳn tôi sẽ viết cuốn sách “Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa”. Bối cảnh đã khác nhiều rồi.
Chẳng hạn, Việt Nam đặt mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, và, về nguyên tắc, chủ trương đề cao vai trò làm chủ của người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều nhóm có lợi ích xung đột với nhau, và chính sự xung đột của các nhóm này phần nào cản trở sự phát triển của các bạn. Về khía cạnh này, cũng có điều gì đó tương tự với Đại Nam ở thế kỷ 19 dưới thời Tự Đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. Việt Nam đã thành công trong thời kỳ chiến tranh, nhưng, hiện nay, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, do tồn tại xung đột lợi ích nhóm.
HP: Trong cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” ông có nêu 4 nguyên nhân khiến Tự Đức thất bại trong việc tổ chức kháng chiến, cụ thể là “mất lòng dân, yếu kém về kinh tế, gánh nặng của di sản (món nợ quá khứ) và những khó khăn về chính trị”. Nếu cuốn viết sách “Nước Việt Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa”, ông sẽ nhìn nhận những khó khăn hiện nay của Việt Nam thế nào?
YT: Tôi nghĩ lịch sử đang lặp lại với Việt Nam. Chỉ có một điểm khác là tầng lớp trung lưu (tương tự như tầng lớp văn thân ngày xưa) có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin rất tốt để có thể nắm rõ tình hình trong nước và quốc tế, thông qua Internet, và các ứng dụng trên nền Internet như Facebook. Bất cứ có chuyện gì xảy ra, không thể giấu được mọi người.
Chính vì vậy, tôi rất trông chờ ở thế hệ trẻ, nói một cách tương đối, ở Việt Nam, tức là những người sinh ra vào những năm ‘60, ‘70, và ‘80. Những người tôi gặp ở trong độ tuổi này hầu như đều có kiến thức và khá cấp tiến.
Điều quan trọng là Việt Nam phải cải tiến thể chế thế nào để tăng quyền tự do ngôn luận của người dân, để họ có thể tham gia chủ động hơn vào công cuộc cải cách đất nước. Một vấn đề lớn ở Việt Nam là những người trẻ hầu như ít được nắm quyền lãnh đạo.
GS Tsuboi tại Hội thảo nhà Nguyễn 2008 (TP Thanh Hóa). Ảnh: Huỳnh Phan
HP: Sang đầu thế kỷ 20, sau thất bại của Tự Đức, Việt Nam có phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, nhưng không thành công. Ông nghĩ sao về lựa chọn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đang đối diện với Mỹ và Trung Quốc?
YT: Có nhiều ý kiến dự báo rằng giới lãnh đạo tương lai của Trung Quốc sẽ là những người có thể nói tiếng Anh tốt. Tôi nghĩ Việt Nam rất cần chuẩn bị tương tự cho đội ngũ lãnh tạo kế cận. Họ sẽ khơi nguồn cho sự thay đổi của Việt Nam. Hãy nhìn tấm gương thành công của Singapore, hay Hồng Kông. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là dòng chảy chính trong vòng hai thập kỷ tới.
HP: Thế Việt Nam có thế học gì từ Nhật?
YT: Trong vòng 150 năm qua, Nhật Bản cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu các tri thức của Âu – Mỹ, để phát triển Nhật Bản. Tôi nghĩ du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học sẽ có cái lợi là học được cách chuyển hóa văn minh Âu – Mỹ để có thể áp dụng trong một xã hội phương Đông như Việt Nam.
Tôi nghĩ giai đoạn học hành, nhất là học cái tinh thần tiếp thu văn minh phương Tây của Nhật Bản để phát triển kinh tế – xã hội của mình, đã qua rồi. Theo tôi, Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng một thể chế hữu hiệu để giám sát quyền lực. Chẳng hạn, Quốc hội Việt Nam vừa rồi đã thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm, và sẽ áp dụng từ sang năm.
Hay, trong mô hình tổ chức quốc hội Nhật Bản, chúng tôi có thư viện thông tin để giúp các nghị sĩ có đầy đủ thông tin, dữ liệu, cần thiết để thực thi quyền lập pháp của mình. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam không có thư viện kiểu đó.
Chẳng hạn, muốn bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, trong đó có cả lãnh đạo các tỉnh thành, rất cần có một thể chế xây dựng dữ liệu liên quan đến từng vị lãnh đạo, để từ đó việc bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra chính xác về hiệu quả hoạt động của họ, chứ không làm chung chung theo tinh thần chỉ đạo như xưa nay.
Nguồn Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa. Huỳnh Phan. Tuần Việt Nam, 05/12/2012.
Trích: “YT: Tôi nghĩ lịch sử đang lặp lại với Việt Nam.”
Lịch sử đang lập lại với Việt Nam!
Sau 1975, một số cán bộ vào miền Nam giảng chính trị, khuyên bảo trí thức miền Nam hãy đọc các kinh điển Mác Lê, và khi làm bài chính trị thì trích dẫn càng nhiều kinh điển càng tốt. Cái chữ kinh điển làm nhiều trí thức miền Nam nhớ lại thời nhà Nguyễn và nhớ lại cái nạn Nho sĩ vùi đầu vào kinh điển mà không nhìn vào thực tế và thái độ học vẹt. Thái độ của cán bộ Cộng Sản là lập lại các sai lầm của thời nhà Nguyễn. Ngày nay ông giáo sư Nhật này cũng nhìn thấy là “lịch sử đang lập lại với Việt Nam”. Người Nhật nhìn thấy các sai lầm của người Việt vào lúc người Nhật đã thức tỉnh mà canh tân. Ngày nay họ nhìn thấy người Việt vẫn mắc phải cái sai lầm cũ mạc dù đã trải qua cái là cuộc cách mạng .
TMY nhớ lại tài tiên tri của De Gaulle :” Cộng Sản bành trướng ra toàn cầu,
phải đi qua đại lục Trung Hoa.” Ý tưởng của De Gaulle dĩ nhiên cũng là
tầm nhìn xa của chú Sam vậy.
Cộng Sản sau khi đến Trung hoa, sẽ tràn ra quốc tế qua ” hướng tiến quân nào?” Nhìn vô coi, chắc chắn phải qua cái lưỡng nghi chữ S Việt Nam này…
Không lẽ chú Sam ngồi mà nhìn CS tràn khắp rồi mon men đến nhà mình
ru mà ? Ấy a, thì từ thời chàng tài tử Kennedy dã có tư tưởng chiến lược
là Biên giới của nước Mỹ phải bung ra ngoài ngàn xa xa, bất cứ nơi đâu có
ánh mặt trời lung linh vạn nèo.
Và với Chú Sam, cái lưỡng nghi chữ S đó, chính là ” Con Đường Tiến Sát”
Avenue of approach mà chạm gặp cái ” hướng tiến quân, Axis of advance.
của chú Chệt kia… — Cho nên, VN ta phải đất bằng nổi sóng một thời
xuân xanh của những chàng Tonydo, Dâm, ,ông Trùm, ZULU, Võ Bình.,
và Chế Phủ aka Một Ngư phủ, nickname Ông Lái đò Trương Chi xấu ình…
Cái quan trọng là Văn Hoá cuả chúng ta từ bao đời nay nó không giống văn hoá Nhật tí nào cả. Cứ nhìn cái cách chê bai của cụ Tô ( nào là xấu như Trương Chi, nào là lái đò) là đủ biết Văn Hoá của VN ta ra sao rồi. Khi Nhật bị Mỹ đánh cho thảm bại thì từ Vua tới dân thường cắn răng làm lại,(cho cả con gái vào nhà Thổ kiếm tiền Đô để xây dựng lại Quê Hương), không than vãn, kêu ca, nài nỉ, đổ thừa cho nhau. Ngay cả vụ sóng Thần mới đây, đói như thế vẫn nhường nhịn giúp đỡ nhau. Còn VN ta thì ba thằng rớt xuống giếng chết cả ba vì không thằng nào muốn công kênh thằng khác, sợ nó lên, nó chạy. Người Nhật thì lên cả ba. Ừ thì trong Nước đã đành, ở HN đã gần nửa thế kỷ mà cũng chẳng hơn gì ( ngoại trừ thế hệ sanh sau 75). Người bạn gốc Hải Quân Mỹ của mình khi giải ngũ ở Nhật được $800 đủ để mua được cả một nhà Thổ với 30 người đẹp xứ Anh Đào. Bà Mẹ bắt về vì nghe tới cái nghề ghê quá. Anh ta vẫn tiếc hùi hụi, nếu ở lại với cái Nhà Thổ đó bây giờ thành Triệu, Triệu phú rồi, đâu phải đi làm công với Tonydo. Ngẫm cho cùng, cũng tội cụ Tô, cứ để cho Mỹ nó lo hộ, có lẽ lại là hay.
Tonydo/Tô Mã Ý…
Tonydo, nghe 5…
TMY thưa rằng ; Khi viết lịch sử VN cận đại, thì O nên viết xuôi,
nên viết…ngược đời, thì mới ra lý lẽ…” khí dụ” giải phóng thì là
xâm lăng; đồng minh thì là ông kẹ ; cải tạo thì là đi tù…ấy a…
Vậy rằng thì và là mà, khi mềnh xúi dại bạn Một Ngư Phủ…xấu
trai như Trương Chi, thì tức khắc một hình ảnh Phan An rạng
ngời lóe sáng, đến bà Kim Ngân cũng phải tram trồ….
Còn vế cái sự ” công kênh” tụi Mỹ, thì mong chờ nó sẽ giúp
tui cứu đỡ các thương binh, cô nhi quả phụ…đôi phấn, đó…
Amen.
Thế Cụ Tô có móc ngoặc làm sao mà ông Tổng lãnh sự gốc Việt cao lênh khênh cũng ghé lại nghĩa trang quân đội Biên Hoà cắm hương vậy? cụ Tô, Bravo.
Theo kẻ mê kim ngân ( tiền là $ đó nha), thì Tổng lãnh sự
Lê Thành Ân không tự ý viễn du ra thăm Huyện Hoàng Sa,
và cận du thăm nghĩa trang Dĩ An thuộc cựu QLVNCH.
Symbolique cả đó. — Điều gì phải xảy ra, sẽ xảy ra.
Tonydo có thể ” cải tạo” Dâm Tiên tôi về…mánh khóe CS, mà chàng còn trăc nghiệm IQ của DâM tôi, mà chi ?
Ối Giời ơi gặp hai “thứ dữ,kinh điển” như cụ Dâm Tiên và bác Minh Đức, đầu có sạn rồi thì HCM có sống lại hay “lý thuyết gia, đại hùng biện” Trần văn Giàu, người có lần đã nói: Nguyễn Aí Quốc lý luận xoàng lắm, cũng không”Cải Tạo”được. Ấy vậy mà đàn chắt,,đàn chút của Kim Ngân, Thu Hà chẳng cần mở miệng, lắc mông mà Tony em té liền. Số là ông Tướng Sư Đoàn bảy ngẫu hứng sao đó bốc em lên trực thăng thẳng tiến vùng bốn, rồi đổ bộ xuống Kiến Hòa. Khi chờ Tướng Quân họp hành diệt Cộng sao đó, em làm tô mì tôm đỡ buồn. Nhìn cô em gạo trắng nước trong, gân cốt đâm đà, lại toàn màu hồng nhạt, cười thì hàm răng như pha lê làm em quên luôn cả mì. Khi ông Tướng họp ra (hay đánh trận xong) nói, mày làm cái gì như chết đói vậy, có muốn thì hỏi nó đàng hoàng rồi vô phòng kia( chỉ vô phòng Tướng Quân vừa ra), bác chờ, đến khổ. Cám ơn Tướng Quân, nhớ hoài.
Bác Tony thuộc nòi… yêu cái đẹp, khó sống với Vixi, nên sớm trở về với “chính nghĩa” QG phải không? Nhưng bác có thể yên tâm, cái đẹp chính là gốc của hạo nhiên. Khi ta thấy cái gì đẹp, là đã nhận ra điều phải (đạo đức) và đúng (lý)…
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (“Sống với Thủ Đô”) khi trở về tiếp thu Hà Nội, 54, nhận ra con gái Hà Thành (phe QG) sao mà đẹp quá, còn con gái kháng chiến về sao mà xấu thế… Ông không dám nói với ai, nhưng sau nghe mấy ông bạn (như họa sĩ Nguyễn Sáng) nói lên cùng cảm nghĩ, ông biết mình nghĩ đúng… Vấn đề không chỉ giới hạn ở một giai đoạn, mà là ở triết lý sống, 50 năm sau vẫn không thay đổi được…
Tuy Nguyễn Huy Tưởng không thuộc “nhóm” NV-GP, nhưng viết đám này đúng, ông đã không hùa theo đám bồi bút, đệ tử của Tố Hữu. Điều này cũng đủ để ông khốn đốn. Từ vị trí nhận vật thứ ba trong hệ thống văn học “đảng” – chỉ sau Tố Hữu và NĐT – ông chẳng là cái gì cả… Tất cả nỗi niềm, ông ghi hết trong cuốn nhật ký, mới đây được người con trai biên soạn lại và cho ra mắt… Đọc mới thấy, ít nhất ở Việt Nam, vẫn có “người CS” tốt…
Bác Tony thấy đó, tôi tuy ngây thơ, dốt nát lại không được “bác đảng dạy dỗ” nhưng tôi không phải là hoàn toàn mù tịt về công trạng của “đảng ta”.
Có điều, tôi vẫn nghĩ, dù sao đi nữa cuộc cách mạng sắp tới chỉ có thể thành công nếu phát xuất từ “Đàng trong”, vì xã hội “Đàng ngoài” đã hủ hóa đến độ hết sửa chữa được rồi. Nền tảng đạo đức thê thảm hơn các nuyuớc CS Đông Âu, như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp, Hung rất nhiều…
Nguyên do chính gây nên bởi hai chiến dịch đào xới tận gốc rễ, CCRĐ và cuộc truy giệt NV-GP đã giết chết tất cả những mầm mống tốt của xã hội miền Bắc… Sau này, người miền Bắc đều nhận ra sự hư hỏng tận gốc rễ đó, nhưng không dám nhìn nhận hay nói lên cái gốc của sự hư hỏng đó… Tuy nhiên, nếu người miền Bắc can đảm đứng lên gỡ “lá bùa CS” – có tên HCM – thì mọi chuyện lại đổi khác… Vấn đề là chi khi họ tự động làm thì mới hiệu nghiệm, người miền Nam hay ngưòi Việt lưu vong chúng ta không thể làm thay họ được, vì căn bệnh năm trong nội tạng…
Cụ Nguyễn Huy Tưởng mất sớm quá (1912-1960) thật tiếc. Trương Tửu(1913-1999) thì sống lâu hơn, tuy nhiên vào thời kỳ đó nếu muốn sống và có gạo ăn thì cũng phải viết theo com măng của Tố Hữu (đảng), thì cũng chẳng ra sao, nhiều khi chết sớm một chút mà lại hay. Có điểm lạ là thời điểm đó Trời sinh toàn người tài trước tuổi, từ văn chương như NHT,TT, NT, PQ, thơ thì HL,TD.v.v Nhạc có: ĐN,VC,PD,HP TCS,sang đây không bố nào viết được nữa. Khó hiểu thật. Có biết về Trương Tửu một chút, là người em ruột cho tới chết không dám thăm anh. Năm nay về sẽ kiếm sách của các con ông Tưởng. Thân.
Cụ NHTưởng là con người tốt, được Chúa sớm gọi về cũng hợp lý, ít nhất đối với người có tín ngưỡng TCG! Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa là một bộ óc lớn. Cả hai đều không được CS dung thứ là chuyện đương nhiên… Bác nói hoàn toàn đúng về người thực tài thời đó rất đông (trong Nam, ở Trung cũng nhiều lắm lắm… thời nay tìm đâu ra những Nguyễn Phan Long, Hồ Hữu Tường, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hoàn Xuân Hãn…) nhưng chắc chắn không vì… đói đâu 😀
TB. Có hai cuốn “Cha tôi, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”, tác giả Nguyễn Huy Thắng (2006) và cuốn sách tôi nói tới là “NHT và những ngưòi thân” (2012), cùng tác giả. Cuốn sau tôi mới đọc đây, rất hay.
Có lần em nói đùa với mọi người sở dĩ những người tốt hay được Chúa gọi về sớm vì họ có nhiều cái tốt mà TRÊN kia đang cần. Năm nay nếu về làng thì họ hàng lại làm lễ Thượng Thọ lần thứ tư ( chắc là ngồi một mình chiếu trên ). Có nghĩa là mình còn nhiều cái xấu quá nên chưa nơi nào cần. Lần trước khi nói chuyện về văn chương với một ông Lớn Cờ Đỏ, từ rất xa xưa em cứ tưởng Phu Nhân ổng là cháu cụ Trương Tửu nhưng là em ruột. Bà đã mất trước 75,tức là trước khi dám liên lạc với người anh. Cũng tội, ông Lớn phải phóng xe Jeep cả ngày đêm từ mãi tận Quảng Trị để về chôn vợ rồi đi ngay ( người em của nhà văn đáng kính). Em có thắp nén hương và không muốn nói gì nữa. Bà này cũng văn thơ dữ lắm. Sẽ có cuốn “NHT 2012” nay mai, cám ơn bác. Thân.
Tôi cho là câu hỏi và trả lời cuồi cùng vô cùng quan trọng và bổ ích. Tuy nhiên, người nước ngoài (văn minh) họ rất dè dặt khi cho lời khuyên. Ta cần phải suy diễn sâu hơn. Điểm khác nữa, là câu “phát huy được sức mạnh của hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài” cần phải suy ngẫm. Người Nhật bỏ rất nhiều tài lực, thời gian (150 năm) để cho người đi học cái hay ở xứ người, không thiếu thứ gì, kể cả nghề làm đồng hồ (Seiko), đàn ghi-ta, dương cầm (Yamaha)… gần đây nhất là nghề… đá banh! VN voô tình và may mắn có cả triệu người đã học thành tài ở nước ngoài – nhà nước không tốn một xu – nhưng không chịu sử dụng (sợ mất quyền lợi của con cháu các cụ!)… Nói nữa càng thêm.. xấu hổ!
Bác Lê Văn tức cười quá. (Nói nữa càng,, thêm xấu hổ)! Không nói nữa cũng đã xấu hổ rồi còn gì? (Sợ mất quyền lợi của CCCC). Lại tức cười nữa. Bác Lê Văn chắc ít giao thiệp với giới Vi xi, VN nên bác không biết cái lập luận của họ là: Ông Cha gian khổ, con cháu phải được hưởng. Hy sinh đời bố, củng cố đời con. Vậy mới có vụ TS họ Cù du học khắp từ Mỹ tới Pháp, bằng cấp đầy mình. Bà Dì út em có cô con gái được học bổng Fullbright nên qua Mỹ để dự lễ ra trường của con, nhân tiện có tạt vào thăm gia đình em. Khi về kể với người anh (tướng về hưu) rằng nhà thằng Tony rộng như cái Đình, TV lớn như cả bức tường, mỗi đứa một xe bốn bánh láng cảo, ăn thì tô phở to như cái nồi, toàn thịt, rồi kết luận: Nó sống chết, đáng được hưởng..v.v. Ông Tướng già quát, cô nói phét, lại sính Mỹ rồi cúp máy. Tuy nhiên nếu ta đánh đổi cho một băng (đảng) của bà con mình bên này về cầm quyền thì không biết con cái có được hưởng không?Thân,bác.TB, hỏi cho có chuyện đừng giận nghe bác.
Làm gì mà giận, câu hỏi đúng. Tôi nghĩ biết câu trả lời nhưng không nói ra được, nhưng Bác biết tại sao tôi… hay buồn rồi chứ 😀
Cách hỏi của Tony hàm chứa câu trả lời rồi. Còn cái xấu hổ của Lê Văn là cái xấu hổ đáng suy nghĩ, cái xấu hổ chỉ có được với những người còn nặng tình Quê hương, Đất nước.
Phần đông NVHN được học hành, chung đụng với nhiều nền văn hoá khác nhau của nhân loại. Khuynh hướng tự nhiên con người thường đãi lọc, chon cái tốt đẹp về mình. Hiện nay hầu như trên mọi lãnh vực, đã có nhiều người Việt nỗi trội, dù chúng ta chỉ có mặt trên, dưới 30 năm ( Trung bình ). Số nhân tài này liệu bao nhiêu % về giúp quê hương dưới chế độ Cộng sản, và bao nhiêu % nếu quê hương là VNCH ?
TôI bi quan với con số $ này lắm. Như bây giờ, ở hải ngoại có bao nhiêu người Việt thành danh ở nước ngoài sinh hoạt cộng đồng ? Thành ra đề cập đến NVHN có lẻ là một sự mỉa mai chăng !
Những gì chúng ta nhìn thấy thì ông Nhật chỉ nói lấy lòng bà con HN mình, nên bác bảo là “mỉa mai” cũng không quá lời. Tuy nhiên có vài suy nghĩ có lẽ nên chia sẻ. Một, dù các cháu nhân tài không về giúp quê hương thì các vị lãnh đạo cũng phải tự hào là dân tộc ta có những người có thể “sánh vai với năm châu” lời HCM. Hai, đây cũng là cái gương tốt cho các thế hệ trẻ trong nước noi theo. Ba, 10 ngàn chuyên viên thượng thẳng TQ đã bỏ các doanh nghiệp Mỹ để trở về nước, khi TQ còn rất nghèo. Đến bây giờ em vẫn không hiểu lý do của chuyện này? Tất nhiên dù Cờ Đỏ hay Cờ Vàng với mức sống ở Mỹ thì việc các nhân tài trở về cũng chỉ là lơ thơ tơ liễu buông mành mà thôi. Kính.
Thật ra chẳng có gì khó hiểu! Một người bạn trẻ, khoa học gia, đi conderence ở Bắc Kinh, tức tối kể với tôi: bọn đồng nghiệp Tầu, ở nưóc ngoài về được ưu đãi, lãnh lương rất cao so với bên này…
Những nhà khoa học “thượng thặng” thường là những người rất bình thường (ít ra so với những kẻ “điên điên”… như tụi mình), tức là cũng mê hai thứ: tiếng và tiền. Cho nên muốn họ trở về cũng không khó, các bác ạ.
Trích: “Chỉ có một điểm khác là tầng lớp trung lưu (tương tự như tầng lớp văn thân ngày xưa) có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin rất tốt để có thể nắm rõ tình hình trong nước và quốc tế, thông qua Internet, và các ứng dụng trên nền Internet như Facebook.”
Tác giả nhìn ra là tầng lớp văn thân (tức là các sĩ phu) ngày xưa của Việt Nam thiếu kiến thức về thế giới lúc đó. Sự xuất hiện của các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ vào năm 1863 là điều đáng thương xót cho kiến thức của sĩ phu lúc đó vì đó là lúc Pháp đã đánh Việt Nam rồi thì đâu đủ thì giờ mà canh tân. Đó là sự thức tỉnh quá trễ mà lại là sự thức tỉnh của một người trí thức Công giáo bị các sĩ phu khác xem thường vì cho rằng người Công Giáo thân Pháp.
Điều khác nhau giữa chế độ CS ngày nay và chế độ quân chủ thời xưa là tầng lớp văn thân được chế độ giao quyền quyết định vì họ là người trí thức còn tầng lớp trí thức của chế độ cộng sản thì phần lớn không được giao cho quyền quyết định mà chỉ làm dưới quyền những kẻ kém kiến thức nhưng vì trung thành với đảng CS mà được giao cho quyền quyết định.