Cái đẹp đánh chết tài năng

Vivien Chang | DCVOnline lược dịch

plasticsurgery_mast“Cái nết đánh chết cái đẹp”? Câu nói đó không hẳn đúng trong trong thị trường lao động ngày nay vì sắc đẹp có thể thắng cả tài năng.

Vài năm trước, một phụ nữ Trung Quốc 21 tuổi đã đi giải phẫu thẩm mỹ để trông giống như Jessica Alba và tin đã lan truyền cả thế giới, nhưng việc thay đổi diện mạo vì lý do thực tế hiện nay rất phổ biến ở Trung Quốc.

Xiaoqing, 21 tuổi, muốn sửa sác đẹp cho gióng Jessica Alba để giành lại người yêu. Nguồn: http://www.smh.com.au/
Xiaoqing, 21 tuổi, muốn sửa sác đẹp cho giống Jessica Alba để giữ lại người yêu. Nguồn: http://www.smh.com.au/

Trung Quốc đang đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và Brazil, về con số các cuộc giải phẫu thẩm mỹ hàng năm, theo Hiệp hội quốc tế về phẫu thuật thẩm mỹ.

Không giống như ở Bắc Mỹ, một chuỗi các phòng mạch ở Trung Quốc ước tính 40% số bệnh nhân tại các phòng giải phẫu thẩm mỹ trong khoảng tuổi 20. Một công ty ở Thượng Hải cho biết 20% bệnh nhân bây giờ là sinh viên.

Phẫu thuật phổ biến nhất là — cắt mí mắt, rhinoplasty (sử cho mũi cao hơn), và sửa hàm lại—không có nghĩa là để chống già đi, nhưng để cho người trẻ có lợi thế hơn bạn đồng trang lứa.

Với giới nhà giàu mới ở Trung Quốc, sửa sắc đẹp là bước sau cùng trong quá trình tái tạo của họ. Kể từ khi TQ theo mô hình tư bản (định hướng XHCN) trong cuối những năm 1970, nền kinh tế đã phát triển theo cấp số nhân và do đó sinh ra lớp siêu giàu. Cuốn sách “Crazy Rich Asians” của Kevin Kwan mô tả tầng lớp nhà giàu Trung Quốc suy đồi đến độ phù phiếm. “Họ ở khắp mọi nơi, mua tất cả mọi thứ trong tầm mắt,” ông viết. “Nếu có hàng hiệu là họ muốn mua.”

Lớp nhà giàu mới Trung Quốc yêu túi xách da cá sấu hiệu Hermes Birkin bao nhiêu thì họ cũng chuộng sắc đẹp (sau khi giải phẫu) như thế, như những món hàng mua được. Đối với giới trẻ, một khuôn mặt hấp dẫn sẽ cho họ lợi thế lúc đi tìm việc và ở cả tình trường nơi mà phụ nữ trên 25 tuổi đã bị xem là “gái ế”.

Sinh viên TQ vừa tốt nghiệp ddaji học. Nguồn: faungg's photo/Flickr
Sinh viên TQ vừa tốt nghiệp ddaji học. Nguồn: faungg’s photo/Flickr

Điều này có nghĩa gì cho bảy triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học năm nay? Nó có nghĩa là việc tiến thân không dựa trên tài hay thành tích, nhưng tùy thuộc ngoại hình. Dù sự thật là trình độ giáo dục đẳng cấp thế giới có giá rất cao trong thị trường lao động ở bất cứ nơi nào, nhưng đơn xin việc ở Á châu thường yêu cầu ứng viên kèm một bức ảnh của họ, người diện mạo thanh tao tự nhiên hay nhờ phẫu thuật có ngay lợi thế không công bằng. Và việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp mới ở Trung Quốc ngày càng ít đi, nâng mức cạnh tranh lên tầm cao mới.

Sự ám ảnh với ngoại hình trong công sở có thể là điều khó hiểu, nhưng giới trẻ Trung Quốc coi đó là một khoản đầu tư cho tương lai của họ. Lần đầu tiên, giàu có đưa đến cơ hội, và nếu phải đẹp để leo lên bậc thang danh vọng thì đành phải thế. Họ đón nhận những gì công nghệ hiện đại và y học cung cấp, dù đó là một chiếc iPhone 5 hay một sóng mũi hoàn hảo hơn.

Có lẽ, ngày nào đó, họ sẽ vượt qua triết lý tiền mới và nết tiêu hoang. Trong lúc này, điều quan trọng cần lưu ý là giải phẫu thẩm mỹ không phải là không có rủi ro của nó. Bị tê vĩnh viễn, bị nhiễm trùng và có thể thiệt mạng là tất cả những rủi ro có thể xảy ra. Đối với hầu hết mọi người, vệ sinh tốt, trang điểm, và tự tin có thể đủ để thanh công, mà không cần phải thay đổi khuôn mặt.

Lý tưởng nhất, một ngày nào đó sinh viên Trung Quốc mới tốt nghiệp  sẽ không cần phải dùng đến biện pháp quyết liệt như vậy để tiến thân.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Chinese graduates use surgery to get ahead . By Vivien Chang | July 4th, 2013. Tác giả vừa tốt nghiệp Cử nhân Mỹ thuật của trường Đại học British Columbia.

9 Comments on “Cái đẹp đánh chết tài năng

  1. “, vệ sinh tốt, trang điểm, và tự tin có thể đủ để thanh công, mà không cần phải thay đổi khuôn mặt.”

    Đó là quan niệm của những dất nước văn minh. Cái đẹp ai mà không muốn, nhưng đem cái đẹp của thân xác ra để tiến thân, đó là dấu hiệu của một xã hội bệnh hoạn.

    Nếu như những người phỏng vấn để tuyển chọn nhân viên là phái nữ, tôi nghĩ họ sẽ chọn người thực tài, kể cả khi họ gặp phái nam.

    • Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leuphana của Lüneburg ở miền bắc nước Đức đã kết luận lương bổng, thăng tiến ở nơi làm việc liên quan đến ngoại hình của nhân viên.

      Từ lâu người ta đã nghĩ ngoại hình chỉ cần thiết cho phụ nữ để tiến thân trong nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu ở Đại học Leuphana nói diện mạo còn quan trọng hơn đối với nam giới. [Đọc thêm: http[://]goo[.]gl[/]LX7qd]

      Đức có lẽ không thể là một xã hội bệnh hoạn. Thực ra quan điểm/thực tế trên không chỉ có ở Đức mà rất phổ quat trong các xã hội
      đã tiến bộ về công nghiệp (Mỹ, Pháp, Canada, Anh, v.v.)

      • Các nhà nghiên cứu nói để nghe với nhau cho vui, chỉ người bàng quan tin. Thực sự mấy ông chủ, ai đã làm chủ thì họ cần khả năng, tài năng hơn sắc vóc. Trường hợp tài sắc ngang nhau, cung nhiều, cầu ít thì gạn lọc qua sắc vóc là chuyện dĩ nhiên, ai cũng vậy thôi.

        Cứ tin vào các viện nghiên cứu, các đại học có khi trật đường …

        • Mỹ nói riêng đã có rất nhiều nghiên cứu về sắc đẹp. Chủ đề này đột nhiên trở nên rất phổ biến trong những năm 1990. Kinh tế gia Daniel Hamermesh của Đại học Texas đã chứng minh rằng các công nhân viên có ngoại hình hấp dẫn kiếm được nhiều tiền hơn so với các đồng nghiệp có diện mạo ít hấp dẫn hơn.

          Điểm chính ở ý kiến của tôi là để kiến phản biện kết luận này: “đem cái đẹp của thân xác ra để tiến thân, đó là dấu hiệu của một xã hội bệnh hoạn.” của bạn đọc Zulu. Nếu có thể bạn Zulu phản biện lại, thí dụ, bằng cách chứng minh Đức, Mỹ là những xã hội bệnh hoạn.
          Kính.

          • Tôi không có ý bác bỏ những lập luận phản biện của Bạn đọc. Không biết rồi đây, các viện nghiên cứu, các đại học sẽ đặt tên cho xã hội chon vóc dáng là tiêu chuẩn cao hơn trí tuệ là xã hội gì. Tạm thời tôi gọi là “Bệnh hoạn”.

            Thân

    • NEWSWEEK đã có cuộc thăm dò với 202 giám đốc tuyển dụng nhân viên (human resources manager), thuê từ nhân viên phòng nhân sự cho dến Phó Chủ tịch cấp cao, cũng như 964 người khác trong đại chúng, chỉ để xác nhận những gì nhân viên đủ tiêu chuẩn (hoặc không đủ tiêu chuẩn) không muốn thừa nhận: từ việc tìm được việc làm đến chính trị trong công sở, đến thăng tiến nghề nghiệp, thì “cái đẹp” không còn là một cái gì đó chúng ta có thể bỏ qua, coi là phù phiếm hay vô ích.

      Năm mươi bảy phần trăm giám đốc tuyển dụng nhân viên nói với Newsweek rằng các ứng viên có trình độ nhưng trông không hấp dẫn có thể khó tìm được việc; đồng thời hơn một nửa giám đốc tuyển dụng khuyên ứng viên nên bỏ nhiều thời gian và tiền bạc để “đảm bảo họ sẽ trông hấp dẫn” cũng như quan tâm đến việc hoàn thiện hồ sơ lý lịch (résume).
      [Nguồn: The Beauty Advantage, Jessica Bennett, Newsweek Magazine, 19/07/2010]

  2. Chào ông chủ và đông đủ người nhà , lèo tèo chừng năm người, chưa
    đủ túc số cho một hàn lâm viện!)
    Đây không phải “chiết lý,” mà là thực tế : liền ông con trai hầu hết
    tiến thân bằng tài năng hay cơ bắp;
    Trái lại , đàn bà con gái thường tiến thân bằng sắc đẹp hay thân xác
    của mình. (sắc đẹp và thân xác thì cũng xêm xêm).
    Chân lý này chưa từng thay đổi. Thử sống qua thế kỷ 22 mà coi.

    • Lê nin hay Các mác cho rằng: những cuộc hôn nhân ( trai/ gái)
      nơi các xã hội tư bản,
      chỉ là sự rao bán trao đổi thân xác của phụ nữ cho đàn ông, nhá.
      Nghe cũng có lý, bởi it cô nào mà lấy Chử Đồng Tử chỉ có cái khố
      rách bên con sông xa vắng, nước đưa bèo trôi.

  3. Chẳng biết ở Đức thì sao chứ ở đây thì em suýt chết mấy lần với cảnh sát Mỹ chỉ vì cái ngoại hình của mình. #1: Hôm đó phải ở lại làm overtime 12 tiếng tới 3 giờ sáng mới về, trên đường 60 km về nhà, đoạn có cánh rừng thông hai bên xa lộ thì ống nước xe (Civic 11 tuổi) bị bể, hơi nước bốc lên như mây mù che kín cả xe. Hồi đó chưa có Cell Phone nên ngừng ở rìa xa lộ, mở nắp máy và vẫy những xe phóng qua xin giúp. Một lúc sau có một xe cảnh sát lùi ngược lại phía xe em. Mừng quá em nhảy bay khỏi xe, miệng la lớn, help, help . Hai người cảnh sát rút súng và nhảy rất nhanh ra hai hướng, một người hét lớn ra lệnh đóng nắp xe và nằm xuống đường, hai tay giơ lên gáy. Thưa chỉ vì em mặc quần áo lao động lấm lem và ngưòi thì chỉ có thước sáu nhăm, mặt mũi đen ngòm sau 12 giờ lao động.