Obama mời Chủ tịch Nước Việt Nam qua Mỹ
DCVOnline — Tin AFP, Shaun Tandon
Cựu Chủ tịch Nước duy nhất của Việt Nam từ sau chiến tranh đến thăm Nhà Trắng năm 2007 là Nguyễn Minh Triết theo lời mời của Tổng thống Bush. Người biểu tình đã bám sát chuyến thăm sáu ngày của ông Triết tại Mỹ.
WASHINGTON – Một nguồn tin của AFP hôm thứ Tư cho biết Tổng thống Barack Obama đã mời đối tác Việt Nam của ông đến thăm Mỹ trong tháng này, để tăng cường hợp tác về an ninh, thương mại mặc dù có những quan tâm về hồ sơ nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Chuyến thăm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ là lần thứ hai một nguyên thủ Việt Nam đến Washington kể từ khi hai kẻ thù chiến tranh trước đây có quan hệ bình thường và cả hai chính phủ đều thấy lợi ích chung ngày càng tăng.
Hai nhân vật biết rõ kế hoạch của chuyến đi sắp đến, nhưng không được phép nêu tên, nói với AFP rằng ông Obama đã mời ông Sang đến Nhà Trắng trong tuần cuối tháng Bảy.
Nhà Trắng và sứ quán Việt Nam không muốn bình luận ngay lập tức.
Việt Nam đã mong muốn mở rộng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vì những quốc gia Đông Nam Á đang tố cáo Trung Quốc đang tăng cường chiến thuật gây hấn trong những tranh chấp lãnh thổ.
Quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội bớt căng
Khi căng thẳng vẫn còn ở mức cao giữa Trung Quốc và Philippines, thì dường như đã bớt đi giữa Bắc Kinh và Hà Nội trước khi Tổng thống Obama có quyết định mời Chủ tịch Sang.
Chủ tịch Việt Nam đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng trước để thảo luận về những tranh chấp biển đảo. Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng hai cựu thù lịch sử đã đồng ý thiết lập đường dây nóng để giải quyết các sự việc liên quan đến tàu thuyền đánh cá trong vùng đang có tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông.
Nhưng sự phát triển quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam đã bị chỉ trích ở Capitol Hill, cáo buộc chính phủ Mỹ nói đãi bôi khi kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Dân biểu Cộng Hòa tiểu bang Virginia, Frank Wolf, cáo buộc rằng chính quyền Obama đã là “vô cùng nhu nhược” trong việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam và các nơi khác.
“Nếu đã bỏ phiếu cho Obama và nghĩ rằng ông ấy sẽ là một người bênh vực cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam thì người ta đã bị lừa,” ông Wolf nói với AFP.
“Ông ấy là tổng thống tồi tệ nhất chúng tôi đã từng có về phương diện (nhân quyền) này,” Wolf nói tiếp.
Viên chức chính quyền đã xác nhận trước Quốc hội hồi tháng trước rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã tệ đi, Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 120 tù nhân chính trị và đẩy mạnh việc kiềm chế người dùng Internet.
Quốc hội Mỹ có thái độ hiện nay một phần vì những vận động của một số người Mỹ gốc Việt, những người tị nạn, bỏ trốn chế độ cộng sản.
Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Việt Tân, một nhóm vận động có trụ sở ở Mỹ và bị Hà Nội cấm hoạt động ở Việt Nam, cho biết rằng ông Obama nên làm áp lực với ông Sang để thiết lập “tự do chính trị thực sự” và trả tự do cho các tù nhân gồm cả người Thiên Chúa giáo bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, luật sư Lê Quốc Quân.
Đông Nam Á là một ưu tiên của Obama
Obama đã nói Đông Nam Á là một ưu tiên, thấy đó một cơ hội để xây dựng mối quan hệ với một khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao và phần lớn thân thiện với Hoa Kỳ.
Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Obama đã tiếp đón các nhà lãnh đạo của Singapore, Brunei ở Nhà Trắng, và có một chuyến viếng thăm Miến Điện – chuyến đi không thể có trước khi có cuộc đổi mới dân chủ tại đây.
Mỹ cũng đã mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam, một trong số những quốc gia đang đàm phán hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương được Mỹ hậu thuẫn.
Chính quyền Obama đã hình dung hiệp ước đó sẽ là cơ sở cho một trật tự mới, và sẽ thiết lập các quy tắc cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại một thời điểm đang thay đổi nhanh chóng đánh dấu bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tổng thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và đã đến thăm Việt Nam như một bước ngoặt của hòa giải trong năm 2000. Tổng thống George W. Bush cũng đã đến Việt Nam vào năm 2007, tham dự hội nghị thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương.
Cựu Chủ tịch Nước duy nhất của Việt Nam từ sau chiến tranh đến thăm Nhà Trắng năm 2007 là Nguyễn Minh Triết theo lời mời của Tổng thống Bush. Người biểu tình đã bám sát chuyến thăm sáu ngày của ông Triết tại Mỹ.
Sang đến thăm Hawaii hồi năm ngoái tham dự một hội nghị thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương và các Thủ tướng Việt Nam đã đến thăm Washington nhiều lần kể từ năm 2005.
Ngoại trưởng John Kerry, một cựu chiến binh Việt Nam đã hoạt động tích cực trong việc bình thường hóa quan hệ hai nức, đã nói rằng ông có kế hoạch đến thăm Hà Nội trong tương lai gần.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Obama invites Vietnam president for rare trip. Shaun Tandon. Agence France-Presse. 8:56 am | Thursday, July 11th, 2013.
TMY tôi có tinh thần chia rẽ Bắc vs Nam, xin liều mình làm tên lính
tiền sát. Nhận ra rằng:
Từ khi Việt Nam Cộng Hòa đi vô hậu trường, thì một chuỗi các nhân vật
Miền Nam nổi lên cầm chèo con thuyền Quốc gia tuy còn Cộng sản.
Phạm Hùng – Võ Văn Kiệt – Nguyễn Minh Triết – Phan Văn Khải – Y tá X –
(Nhớ cho: ông Phạm Hùng đột tử khi đi họp với dân Bắc Kỳ, cùng với Tư
lệnh phó Quân khu VII tháp tùng ông ta).
Riêng ông Tấn Sang, TMY tui lờ mờ thấy ông ấy không Bắc không Nam,
không Tàu không Mỹ, có thể đóng vai trò swing vote một khi con số bầu
bán là 50/50, thì ông Sang sẽ đầu quân vô cho con số 51 kia. Ông Sang
là chủ tịch nước, it quyền năng, nhưng là titre honorifique đứng đầu
một gia đình.
Ấy a, hai ông quốc trưởng Trung Hoa và Hoa Kỳ đều nháy nhau mà mời
ông Sang tới thăm, tới…lãnh ý gì đó. TMY tôi thấy là Good news. Bởi
hai bên Tàu và Mỹ đều chính là ” kiến trúc sư ” của cuộc chiến VN.
Đây là lần đầu và lần duy nhất em phải sửa gáy cụ Tô, xin cụ đừng tái phạm nữa. Người miền Nam vốn có máu anh hùng lương sơn bac, coi thường mạng sống nhưng không ham địa vị, vì vậy ít đòn phép và không bền nên trong lãnh vực chính trị, chính em chỉ toàn làm PHÓ, hoặc về đuổi gà cho vợ, chứ không dai dẳng như các bố,THANH NGHỆ tĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN,HUẾ. Này nhé. Tôn đức Thắng , Trần văn Hương, Nguyễn ngọc Thơ, Nguyễn thị Bình. Hoặc chỉ làm ông phỗng(Chủ Tịch,TT) như Nguyễn minh Triết,Dương văn Minh v.v. Ngay cả sang tới Mỹ này, các nhà đấu tranh dai như đỉa đói cũng từ cái vùng eo nhỏ xíu đó mà ra. Các bố Bắc Kỳ thì lẻm mép, xúi trẻ con ăn cứt gà chứ nhát như thỏ đế, chẳng làm ăn gì nên hồn cả. Vì vậy đồng chí Sang kỳ này qua gặp ngài Ồ Ba Ma không phải chuyện đùa đâu cụ Tô. Chào cụ.
– Xét rằng, viện lý do “lạc đề” để xóa những ý kiến có liên quan đến vận mệnh đất nước lộ rõ chủ trương hướng dẫn dư luận hơn là dọn dẹp rác rưởi;
– Xét rằng, những đề tài DCV đưa ra chủ yếu là những đề tài mà nhà nước CSVN muốn mọi người chú ý tới;
– Xét rằng, chuyện Việt Nam sắp đến chung cuộc. Vấn đề là sống còn của đất nước và dân tộc và không phải là lúc để tranh cãi thế nào là đúng đường, thế nào là lạc đường…
Tôi xin được không tiếp tục góp ý kiến trên Diễn đàn này, để dành thời giờ công sức vào những việc khác.
LV ([email protected])
Chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang lần này sẽ khó có bản tuyên bố chung nhiều chữ “nhất trí” như bản tuyên bố chung với Trung Quốc vì Mỹ sẽ bàn với ông Trương Tấn Sang về vấn đề nhân quyền.
Mỹ chuyển trọng tâm đến Á Châu nhưng Mỹ cũng chọn nước để có thể hợp tác, làm bạn. Tại Đông Nam Á có Miến Điện là nước Mỹ có triển vọng tiến xa hơn về mặt hợp tác. Còn đối với Việt Nam xem ra hai nước sẽ không tiến xa hơn về mặt hợp tác.
Nhân chuyến Tây du ký thỉnh kinh Tự Do của Đường SANG, có
tí thơ tái đăng (ký) ri rà :
Tất cả mai về vui dung xây
Tháo tung binh khí, hết tù đầy.
Người hiền như thuở còn niên thiếu
Nước Việt về xuân vẹn tháng ngày. (YY)
Chuyện ngày xưa, ông Blời làm lụt hồng thủy, phạt người ta DâM Tiên
quá. Gia đình tị nạn No-e lênh đênh trên tàu …vượt biên, sau 40 ngày
thì tới bến… Vậy các bạn ta ơi, sau 1975 + 40 = khoảng 2014, 15,
ta sẽ thấy lại nhánh Olive xanh mát trên quê ta. Cho nên, chuyến Tây
du của Đường SANG là một điềm lành. Nên tui vui như niên thiếu, YY
Cho nên, có chàng Thơ gàn chờ…sung rụng ( fài chớ thôi!)
có tí Thơ gưởi cháu ông Giáp Võ Bình và chư vị :
MÀUXANH CHO QUÊ HƯƠNG
–Hãy mang về, hỡi chim lành,
Hãy tha về nữa một nhành ô-liu.
Trong cơn đau xót trăm chiều
Chờ xem nước đã xuống nhiều hay chưa?
–Chim ơi, theo gió ngàn đưa
Xin một lần hỏi, sáng chưa quê mình?
Cho người sau chuyến phiêu linh
Tìm về trong một bình minh khải hoàn.
–Chim ơi, vỗ cánh lên, ngoan
Hay đưa mầm sống tới khoang tàu này
Một tàn lá, một nhành cây
Ngắt đi và chắp cánh ngay tha về
–Cho ta trên biển não nề
Trong cơn hồng thủy tứ bề nguy nan
Cho ta biết giữa nhân gian:
Còn quê ta đó khuất ngàn nương dâu
(Nghĩa Lộ 1975. Ý Yên)