Trung Quốc đã đến chân tường
Paul Krugman – DCVOnline lược dịch
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của TQ, hệ thống kinh tế phát triển đáng kinh ngạc suốt 30 năm qua, đã đạt đến giới hạn của nó.
Thường các dữ liệu kinh tế đều được xem như một loại truyện khoa học giả tưởng nhàm chán, nhưng những con số của Trung Quốc thậm chí còn giả tưởng nhiều hơn hầu hết mọi truyện giả tưởng. Thêm vào đó là một chính phủ bí mật, báo chí bị kiểm soát, kích cỡ khổng lồ của TQ, và do đó thật khó để biết được những gì thực sự xảy ra ở Trung Quốc hơn là ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác.
Tuy nhiên, những dấu hiệu hiện nay không thể nhầm lẫn: Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn. Chúng ta không nói về một số những vướng mắc nhỏ bên đường, nhưng một cái gì đó cơ bản hơn. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của TQ, hệ thống kinh tế phát triển đáng kinh ngạc suốt 30 năm qua, đã đạt đến giới hạn của nó. Người ta có thể nói rằng mô hình Trung Quốc đã đến chân Vạn lý trường thành, và bây giờ câu hỏi duy nhất còn lại là sự khủng hoảng và sụp đổ sẽ tồi tệ đến mức nào.
Bắt đầu với các dữ liệu, dù không đáng tin cậy. Người ta thấy ngay những gì khi so sánh Trung Quốc với hầu hết các nền kinh tế khác, ngoài sự phát triển nhanh chóng của nó, đó là sự chênh lệch giữa mức tiêu dùng và độ đầu tư. Tất cả các nền kinh tế thành công dành một phần thu nhập hiện tại để đầu tư hơn là để tiêu dùng, với mục đích phát triển khả tiêu thụ trong tương lai. Trung Quốc, tuy nhiên, dường như chỉ đầu tư để phát triển khả năng đầu tư nhiều hơn trong tương lai. Mỹ, phải công nhận, là một nên kinh tế tiêu dùng cao, dành 70 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa để tiêu thụ, với Trung Quốc, con số này chỉ bằng một nửa, trong khi gần 50% GDP của TQ dành cho đầu tư.
Làm thế nào có thể có thể có chuyện đó? Giữ mức tiêu thụ rất thấp, và làm thế nào để Trung Quốc, cho đến nay, đã có thể đầu tư quá nhiều mà không rơi vào tình trạng lợi tức giảm dần? Câu trả lời là một chủ đề gây tranh cãi dữ dội. Câu chuyện mà có ý nghĩa nhất đối với tôi, tuy nhiên, dựa trên một cái nhìn sâu sắc từ lâu của kinh tế gia W. Arthur Lewis, người đã lập luận rằng các quốc gia trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế thường có một khu vực hiện đại nhỏ bên cạnh một khu vực kinh tế truyền thống lớn sử dụng một số lớn của “lao động thặng dư” — nông dân với việc làm không đúng mức đóng góp không đáng kể vào sản lượng kinh tế tổng thể.
Sự tồn tại của lực lượng lao động thặng dư này, lần lượt, có hai hệ quả. Trước tiên, trong một khaorng thời gian các nên kinh tế như vậy có thể đầu tư nhiều vào các nhà máy mới, xây dựng, và như vậy mà không rơi vào tình trạng lợi tức giảm dần, bởi vì họ có thể tiếp tục lấy thêm lao động mới từ nông thôn. Thứ hai, sự cạnh tranh của lực lượng lao động dư thừa này giữ mức lương thấp ngay cả khi nền kinh tế đã phát triển giàu mạnh hơn. Thật vậy, điểm chính giữ tiêu thụ của Trung Quốc ở mức thấp dường như là người Trung Quốc không bao giờ thấy phần lớn thu nhập gia đình được tạo ra bằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Một phần của thu nhập đó chảy vào một tầng lớp chính trị phe nhóm, nhưng phần lớn của số thu nhập đó đơn giản là bị kẹt trong các doanh nghiệp, đa số là các xí nghiệp quốc doanh.
Đó là chuyện rất khác thường theo tiêu chuẩn của chúng ta, nhưng nó đã có hiệu quả (ở TQ) trong nhiều chục năm qua. Bây giờ, tuy nhiên, Trung Quốc đã đụng “điểm Lewis” — nói một cách dễ hiểu, TQ không còn lao động thặng dư từ giai cấp nông dân.
Đó dúng ra là một điều tốt. Tiền lương đã tăng, cuối cùng, người dân Trung Quốc bình thường đang bắt đầu chia sẻ những thành quả của sự phát triển kinh tế. Nhưng nó cũng có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đột nhiên phải đối đầu với nhu cầu để “tái cân bằng” quyết liệt — một thuật ngữ đương đại. Đầu tư hiện nay rơi vào tình trạng lợi tức giảm dần và sẽ giảm sút thê thảm bất kể chính phủ làm gì, mức tiêu dùng phải tăng lên một cách đáng kể thay vị trí lợi tức từ đầu tư. Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có thể xảy ra đủ nhanh để tránh một cuộc khủng hoảng.
Và câu trả lời, càng ngày dường như là “không thể”. Nhu cầu phải tái cân bằng đã được thấy rõ ràng từ nhiều năm qua, nhưng Trung Quốc cứ tiếp tục trì hoãn những thay đổi cần thiết, thay vào đó họ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế bằng cách giữ đồng Nhân dân tệ ở giá thấp và cho tín dụng giá rẻ tràn ngập thị trường. (Vì người nào đó sẽ nêu lên vấn đề này. Không, việc này rất ít điểm tương đồng với chính sách của Ngân hàng Liên bang tại đây.) Các biện pháp này chỉ có thể trì hoãn giờ G, nhưng cũng đảm bảo rằng khi nó xảy ra thì hoàn cảnh lúc đó sẽ khó khăn hơn. Và giờ G đã đến.
Ảnh hường với chúng ta sẽ lớn cỡ nào? Theo giá trị thị trường – đó là những gì quan trọng đối với triển vọng toàn cầu – nền kinh tế của Trung Quốc vẫn chỉ lớn hơn nền kinh tế của Nhật Bản một cách khiêm tốn, khoảng một nửa kích thước của nền kinh tế Hoa Kỳ hay của Liên minh châu Âu. Vì vậy, nó lớn nhưng lại không vĩ đại, và, trong thời điểm bình thường, thế giới có thể có thể gánh đỡ những rắc rối của Trung Quốc.
Thật không may, hiện nay không phải là thời điểm bình thường: Trung Quốc là đụng “điểm Lewis” cùng một lúc các nền kinh tế phương Tây đang trải qua “khoảnh khắc Minsky”, là khi những con nợ (tư) quá mức đồng loạt co tay lại cùng một lúc, và như thế kích động một sự sụt giảm chung cho nền kinh tế. Tai họa mới của Trung Quốc là điều cuối cùng chúng ta cần có.
Không còn nghi ngờ có nhiều độc giả cảm thấy như bị trẹo cổ trí tuệ. Ngày xưa, chúng ta sợ Trung Quốc. Bây giờ chúng ta lo cho họ. Nhưng tình trạng của chúng ta vẫn chưa cải thiện.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Hitting China’s Wall. By PAUL KRUGMAN. Published: July 18, 2013. DCVOnline minh họa.