Tòa án Việt Nam bất ngờ giảm án tù cho những người bất đồng chính kiến
DCVOnline
“Trong khi kết quả này là ngoài mong đợi, nó không thay đổi thực tế là cả hai người đó đáng lý không bao giờ bị buộc tội hoặc bị bỏ tù từ đầu.” – Phil Robertson, HRW.
HÀ NỘI | 16 Tháng Tám (Reuters và AP) – Một tòa phúc thẩm Việt Nam hôm thứ Sáu đã giảm một nửa án tù tám năm của một người bất đồng chính kiến và cắt giảm án tù sáu năm của một người khác còn ba năm quản chế tại nhà, nguồn tin thông thạo nói rằng đây là một động thái bất thường được giới vận động nhân quyền hoan nghênh.
Nguyễn Phương Uyên, một sinh viên 21 tuổi, nhận án tù sáu năm hồi giữa tháng Năm, trong khi Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị tám năm tù vì bị cáo buộc phạm tội phân phối “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Cộng sản Việt Nam đã có chính sách cứng rắn với những người bất đồng chính kiến, số người bị bắt giữ và kết án ngày càng tăng trong ba năm qua tại quốc gia độc đảng này.
Thứ sáu, Tòa phúc thẩm tối đổi bản án của Phương Uyên thành ba năm quản thúc tại gia, ba nguồn tin cho biết sau phiên xử tại Long An. Phiên tòa Long An cũng giảm án cho Kha xuốn còn 4 năm.
Reuteurs không gặp được giới chức tòa án ở Long An để nghe bình luận.
Một luật sư có mặt trong tòa án, ông Nguyễn Thành Lương, cho biết thẩm phán nhắc đến tuổi của các bị cáo khi công bố quyết định.
“Đây là một dấu hiệu tích cực, và điều này cần được khuyến khích,” ông Lương cho biết hôm thứ bảy.
Tòa phúc thẩm của Việt Nam thường duy trì án đã được tòa án thấp hơn đưa ra, và giám asn tù 6 năm thành một án treo ba năm là một động thái rất hiếm thấy.
Quyết định này là một kết quả tích cực của áp lực bền vững với nhà nước Việt Nam, nhóm nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở tại New York, cho biết.
“Rất có thể áp lực quốc tế đã góp phần nào đó với kết quả này,” ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận Châu Á của HRW, cho biết trong một tuyên bố.
“Trong khi kết quả này là ngoài mong đợi, nó không thay đổi thực tế là cả hai người đó đáng lý không bao giờ bị buộc tội hoặc bị bỏ tù từ đầu.”
Uyên và Kha trở thành bạn, vào năm ngoái, với một người Việt Nam sống tại Thái Lan, trước khi tham gia một phong trào chống Việt Nam và phân phát truyền đơn chỉ trích nhà nước [CHXHCNVN] nhiều lần đến khi họ bị bắt cuối tháng Mười năm ngoái.
Human Rights Watch đã chỉ trích phiên tòa, và kêu gọi các nhà tài trợ và giới ngoại giao ngưng hỗ trợ Việt Nam.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Vietnam court cuts jail terms for dissidents in rare move. Reuteurs. Fri Aug 16, 2013.
Vietnam: woman dissident freed citing age. AP (The Hindu). 17/08/2013.
Điều có thể thấy là Nguyễn Phương Uyên khi ra tòa lần trước và ra tòa lần sau này đều không có thái độ sợ sệt, cầu khẩn thú tội để được giảm án.
Với chế độ dùng phiên tòa làm nơi trình diễn uy quyền của chế độ hơn là để thực thi pháp luật, thì phiên tòa đó thất bại, không đem lại tác dụng răn đe quần chúng, mặc dù nhà nước vẫn có thể ra án nặng bỏ tù bị can.
Những gì xảy ra sau phiên tòa sơ thẩm đó lại càng bất lợi cho nhà nước vì dư luận quần chúng ủng hộ Nguyễn Phương Uyên rất cao. Hình ảnh Nguyễn Phương Uyên được phổ biết lan tràn trên internet và thành tấm gương cho người trẻ noi theo. Sự bất mãn của quần chúng mạnh mẽ hơn khi thấy một cô gái ốm yếu bị guồng máy chính quyền đàn áp. Chính sự bất mãn của quần chúng nhất là giới sinh viên khiến cho nhà nước phải chùn tay lại, thả cho Phương Uyên về. Phương Uyên về nhà thì quần chúng sẽ bớt dùng hình ảnh Phương Uyên như là vị anh hùng để kêu gọi chống đối lại đảng CS.
Rất tâm đắc với ý kiến này của bạn đọc MĐức!
“Phương Uyên về nhà thì quần chúng sẽ bớt dùng hình ảnh Phương Uyên như là vị anh hùng để kêu gọi chống đối lại đảng CS”
Nguyễn Phương Uyên chưa/không nhận tội. Tại sao “tòa án nhân dân VC” thả người, lại còn thòng “án treo” là sao??
VC đã cố tình “xé lẻ” khi Nguyên Kha vẫn còn “tù giam” và Phương Uyên được “tù treo”?? Những người thân, bè bạn của Phương Uyên nên nhắc đến NKha, để khỏi mắc bẫy VC – dẫn đến chia rẽ.
Phải công nhận tuổi trẻ VN đã tham gia sinh hoạt chánh trị rất nhiệt thành – một hiện tượng của VN thời cận đại.
Xin đa tạ anh thư: tấm lòng cao thượng, ý chí son sắt.