Một quán cà phê thiếu văn hóa bậc nhất tại Hà Nội

Thiên Minh – Vương Tâm

cong_cafe11Hình ảnh người dân trong các ấp chiến lược trong kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” dồn dân lập ấp của Đế quốc Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước cũng được giăng đầy quán. Hình ảnh về chiến tranh, hình ảnh về quân Mỹ Ngụy cũng được treo khắp tường.

DCVOnline – Dưới đây là một bài viết về một quán cà phê tại Hà Nội. Không hẳn là một bài viết giới thiệu hay quảng cáo cho quán này, đây là một bài biểu dương quan điểm về văn hóa của người viết đăng trên trang PetroTimes.

Vắn tắt, tác giả cho rằng quán cà phê đã làm phiền hàng xóm, không tôn trọng tài sản tri thức có giá trị trên toàn thế giới, xuyên tạc lãnh tụ – bóp méo hiệu lệnh phát động cuộc tổng tấn công mùa xuân năm Mậu Thân 1968 của Hồ Chí Minh và khẩu hiệu của Lenin, lại treo khắp tường hình ảnh về quân Mỹ Ngụy, v.v. Tóm lại theo tác giả đây là một quán cà phê thiếu văn hóa bậc nhất thủ đô như nhan đề khẳng định.

DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc toàn cầu bài viết của Thiên Minh – Vương Tâm.

(PetroTimes) – Nhiều tháng nay, cư dân sinh sống tại chung cư 4F (khu đô thị Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị “tra tấn” bởi những âm thanh chát chúa từ một quán kinh doanh cà phê ngay dưới tầng 1 tòa nhà. Không những thế, chủ nhân của quán này còn mang cả sách Lê Nin toàn tập ra làm menu, xuyên tạc lời nói, khẩu hiệu, thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bài 1: Người dân bị quán cà phê “tra tấn” bằng âm thanh

Lấy bông bịt tai để sống

Đường dây nóng PetroTimes nhận được phản ánh của một số người dân sống tại tòa nhà 4F (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về việc, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tiếng nhạc chát chúa phát ra từ quán cà phê ở tầng một tòa nhà.

Theo đó, quán cà phê này có tên “Cộng” nằm trong chuỗi quán cà phê cùng tên của ca sĩ Linh Dung (thành viên của nhóm Đại – Lâm – Linh). Để “câu khách”, chủ nhân của nó thường xuyên tổ chức những buổi “nhạc sống” với âm thanh cực lớn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những cư dân đang sinh sống xung quanh. Không chỉ kinh doanh đồ uống giải khát, cà phê Cộng còn bán cả đồ uống mạnh như rượu bia, theo phản ánh, đã có nhiều vụ xô xát, đánh nhau xảy ra tại quán, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại khu vực.

Theo tìm hiểu của PetroTimes, quán cà phê này thường tổ chức biểu diễn ca nhạc vào buổi tối, thời gian bắt đầu từ 20h và kết thúc 23h cùng ngày. Vào những lúc biểu diễn ca nhạc, quán sẽ mở nhạc với âm lượng rất lớn, mặc dù quán không hề có hệ thống cách âm. Tiếng nhạc ồn ào cộng với tiếng hò reo của thực khách đã vang vọng lên khắp các căn hộ của tòa nhà và khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn bởi những âm thanh hỗn độn này.

Phía ngoài quán cà phê Cộng ở khu Trung Yên. Nguồn: PetroTimes.
Phía ngoài quán cà phê Cộng ở khu Trung Yên. Nguồn: PetroTimes.

“Gia đình tôi có hai cụ già ngoài 70 tuổi và hai đứa con nhỏ, vậy mà cứ vào buổi tối là quán mở nhạc lớn vang vọng vào nhà khiến mọi thành viên trong gia đình choáng váng đầu óc. Nhiều hôm, tôi phải lấy bông bịt vào tai hai đứa con nhỏ để cho các cháu ngủ” – một cư dân cho hay.

Còn một người dân khác bức xúc nói:

“Hiện tôi đang sống tại tòa nhà 4F, gia đình tôi có hai con nhỏ (một cháu học lớp 3 và một cháu học lớp 10 – PV). Mỗi khi quán cà phê biểu diễn ca nhạc là nhà tôi chẳng khác nào cái vũ trường mini. Âm thanh chát chúa vang vọng, con tôi phải đeo tai nghe nhằm giảm âm lượng để học bài. Thế nhưng vẫn chẳng ăn thua, kết quả học tập của các cháu giảm sút trông thấy.”

“Hàng đêm, quán cà phê Cộng mở nhạc để thu hút khách hàng, người ta thu lợi, còn gia đình thôi thì hứng chịu tiếng ồn. Âm thanh lớn dội vào tai hàng đêm nên thính lực của tôi cũng bị giảm sút, nhiều lúc nói chuyện với người đối diện mà họ nói nhỏ thì không thể nghe được gì” – chị M. cư dân 4F chia sẻ.

Quán cà phê “phớt” Nghị định

Theo quan sát của chúng tôi, tòa nhà 4F mặc dù là tòa chung cư nhưng lại không có khu vực dành riêng cho việc sinh hoạt cộng đồng cũng như nhà văn hóa, sân chơi tập thể… Thay vì dành diện tích tầng 1 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng của cư dân, Ban quản lý tòa nhà đã “xà xẻo” để cho thuê bán cà phê.

Các buổi tối hàng tuần, “Cộng” thường tổ chức những buổi biểu diễn ca nhạc ồn ào. Nguồn: PetroTimes.
Các buổi tối hàng tuần, “Cộng” thường tổ chức những buổi biểu diễn ca nhạc ồn ào. Nguồn: PetroTimes.

Thêm vào đó, việc quán cà phê thường xuyên tổ chức ca nhạc gây ồn ào làm ô nhiễm môi trường do âm thanh, ảnh hưởng đến những người xung quanh thì quán cà phê này đã vi phạm Nghị định số 117/2009 của Chính phủ về hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn.

Để tìm hiểu rõ hơn việc xử lý những sự sai phạm của quán cà phê này, phóng viên PetroTimes đã liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) thế những chỉ nhận được câu trả lời: “Sếp bận họp, hẹn hôm khác đến”.

Ở bài viết sau, PetroTimes đề cập đến những hành vi vô văn hóa, kém cỏi của cafe “Cộng” khi mang cả thơ của lãnh tụ Hồ Chí Minh ra xuyên tạc… Điều đáng nói là những lộn xộn, hổ lốn ở “Cộng” diễn ra trong một thời gian dài, người dân phản ứng rất mạnh, chỉ có chính quyền là lờ đi như không có chuyện gì xảy ra. Có nhiều cách để lý giải cho vụ việc này, nhưng có một cách giải thích đơn giản nhất mà cũng thông dụng nhất: Chính quyền địa phương “bảo kê” “nhắm mắt” trước những việc làm lố lăng, phạm thượng!

Bài 2: Sách Lenin thành… menu – thơ Bác Hồ bị xuyên tạc

Những bức tranh “khó hiểu” được đăng tải trên trang facebook của quán cafe Cộng. Nguồn: Petrotimes.
Những bức tranh “khó hiểu” được đăng tải trên trang facebook của quán cafe Cộng. Nguồn: Petrotimes.

Sách Lenin làm… menu

Thay vì in thực đơn, quán cafe này đã dùng những cuốn Lenin toàn tập để ghi tên món ăn, đồ uống cho khách hàng lựa chọn. Chủ quán đã dán thêm tờ giấy nâu vỏ bao xi măng hay ghi trực tiếp tên đồ uống bằng bút dạ to lên trang sách, tạo nên sự nhem nhuốc, thiếu tôn trọng một tài sản tri thức có giá trị trên toàn thế giới.

Thứ nhất, sách của Lenin là những giá trị về tư tưởng, đạo đức, lý luận chính trị… thế nhưng, chủ nhân của những quán cafe mang tên Cộng đã xúc phạm đến những di sản quý giá về lý luận của nhân loại bằng cách sử dụng nó thành thứ để ghi tên các món ăn, thức uống. Chúng ta, ai cũng biết và nhớ câu nói của Đại thi hào văn học Nga Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”. Sách là con đường sống, vậy mà chủ nhân của quán cafe Cộng lại không biết hay cố tình không biết, để rồi từ một cuốn sách với biết bao giá trị về lý luận, đạo đức… bỗng trở thành một một quyển menu.

Cuốn menu “kì lạ” của quán cafe Cộng. Nguồn: PetroTimes.
Cuốn menu “kì lạ” của quán cafe Cộng. Nguồn: PetroTimes.
Mang cuốn Lenin toàn tập làm menu. Nguồn: PetroTimes.
Mang cuốn Lenin toàn tập làm menu. Nguồn: PetroTimes.

Xuyên tạc cả khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cafe Cộng còn treo một câu khẩu hiệu xuyên tạc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là câu “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta”, nhưng đã bị quán “xuyên tạc” thành “Ngồi im … toàn thắng ắt về ta”.

Câu thơ “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta” nằm trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát trên sóng phát thanh quốc gia. Đây cũng chính là hiệu lệnh phát động cuộc tổng tấn công mùa xuân năm Mậu Thân 1968. Có thể nói, đây là bài thơ thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng không chỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nó còn đại diện cho ý chí kiên cường của cả dân tộc Việt Nam đối với kẻ thù. Thế nhưng, chủ nhân quán cafe đã xuyên tạc câu thơ có ý nghĩa lịch sử này.

Khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bị xuyên tạc trắng trợn. Nguồn: PetroTimes.
Khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bị xuyên tạc trắng trợn. Nguồn: PetroTimes.

Không những vậy, khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của Lenin cũng bị chủ quán cafe này xuyên tạc thành “Cộng, cộng nữa, cộng mãi”. Có thể thấy, việc ngang nhiên xuyên tạc khẩu hiệu của vị lãnh tụ đáng kính cho thấy sự yếu kém trong nhận thức, vô cảm với chính trị và mù mờ về kiến thức của chủ quán.

Khẩu hiệu của quán được “cải biên” từ lời nhắc nhở của lãnh tụ Xô viết V.I. Lenin. Nguồn: PetroTimes.
Khẩu hiệu của quán được “cải biên” từ lời nhắc nhở của lãnh tụ Xô viết V.I. Lenin. Nguồn: PetroTimes.

Ngoài ra, cafe Cộng cũng được chủ nhân của nó bài trí với phong cách “thời chiến”. Hòm thuốc súng làm bàn uống nước, hộp tiếp đạn làm ghế… hình ảnh người dân trong các ấp chiến lược trong kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” dồn dân lập ấp của Đế quốc Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước cũng được giăng đầy quán. Hình ảnh về chiến tranh, hình ảnh về quân Mỹ Ngụy cũng được treo khắp tường.

Được biết, chủ nhân của các quán cafe này là một nữ ca sỹ nổi tiếng. Vậy mà, những hành vi này lại bộc lộ sự yếu kém và lệch lạc trong nhận thức, sự xúc phạm tới lãnh tụ và lịch sử dân tộc. Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.

DCVOnline – Tuy nhiên một số tranh ảnh trưng bầy trong quán cà phê Cộng đã không được tác giả dùng dể minh họa cho bài viết.

Nguồn: /foursquare.com.
Nguồn: /foursquare.com.
Nguồn: /foursquare.com.
Nguồn: /foursquare.com.
Nguồn: /foursquare.com.
Nguồn: /foursquare.com.

 

Ca sỹ Linh Dung chủ quán cafe Cộng. Nguồn: http://autopro.com.vn
Ca sĩ Linh Dung chủ quán cafe Cộng. Nguồn: http://autopro.com.vn. Ảnh: Hà Phạm

 


Nguồn: Bài 1Bài 2. Thiên Minh – Vương Tâm. PetroTimes Online, 22-23/08/2013. DCVOnline bổ sung hình ảnh.

2 Comments on “Một quán cà phê thiếu văn hóa bậc nhất tại Hà Nội

  1. Đây là trò muốn làm mới lạ của bọn trẻ. Chính vì thế mà “nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng”. Những sách Lê Nin, thơ Hồ Chí Minh là thuộc về một quá khứ, với đường lối phục vụ cho chiến tranh cách mạng. Mà lớp trẻ thì xem ra không còn ở trong cái văn hóa chiến tranh cách mạng nữa. Ngay cả người lớn, các ông lớn cũng lo kiếm tiền, lo hưởng thụ, nào có xem sách Lê Nin, thơ Hồ Chí Minh là thứ đáng để theo.

  2. Trong thực đơn về cà phê thấy có nhiều loại cà phê chứ không chỉ là cà phê đen, cà phê sữa như người Việt từ xưa đến nay vẫn uống.

    Ngoài cà phê đen và cà phê sữa (gọi là cà phê Nâu), còn có cà phê nước dừa, cà phê rượu Rhum, cà phê sữa chua, lại có cả cà phê với sinh tố nước cốt dừa. Xem ra người Việt không hề thiếu sáng kiến.

    Với các sáng kiến này, tiệm cà phê này có khả năng cạnh tranh với Starbuck Coffee mới mở ở Việt Nam vì Starbuck Coffee có những loại cà phê riêng của họ mà Việt Nam chưa có. Nếu chủ nhân biết kinh doanh một cách có phương pháp như điều nghiên thị trường, sở thích của người uống, thì có thể mở rộng kinh doanh, thêm nhiều chi nhánh, và biết đâu có thể mở chi nhánh bên Mỹ như các tiệm bánh mì kẹp kiểu Việt Nam.