Thắng cuộc nhưng chưa khi nào thắng trận

John McCain – DCVOnline lược dịch

General-Vo-Nguyen-GiapÔng ta đánh bại chúng tôi trong chiến tranh nhưng chưa bao giờ thắng ở mặt trận. Để đánh bại bất kỳ kẻ thù nào, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt đã chịu nhận số thương vong khổng lồ và và để đất nước của ông bị phá hủy gần hết.

Tôi đã gặp tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa qua đời chiều thứ sáu – hai lần. Lần đầu tiên tại bệnh viện quân đội Việt Nam, nơi tôi đã được đưa đến ngay sau khi bị bắt năm 1967. Cha tôi là tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đã khiến tôi trở thành một đối tượng của sự tò mò đối với một số người trong chính phủ Bắc Việt.

Tôi nhớ  lúc ấy có nhiều vị khách cấp cao ngoài số nhân viên canh giữ và thẩm vấn tôi thấy hàng ngày. Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt, là người duy nhất tôi nhận ra. Ông chỉ ở lại trong khoảnh khắc, nhìn chằm chằm vào tôi, sau đó bỏ đi mà không nói một lời.

Chúng tôi gặp nhau lần thứ hai vào đầu những năm 1990, trong một chuyến đi Hà Nội của tôi để thảo luận về vấn đề tù binh / người mất tích (POW / MIA) và việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng lúc đó là Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngoại giao, Lê Mai,  sắp xếp một cuộc phỏng vấn ngắn với vi tư lệnh huyền thoại của Quân đội Nhân dân Bắc Việt.

Một người đàn ông nắm giữ một bức chân dung của cuối Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông lên đường trong số hàng ngàn người khác bên ngoài nơi cư trú của cuối Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi đi để tỏ lòng tôn kính người anh hùng độc lập dân tộc tại Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 2013. Nguồn: Agence  France-Presse/Getty
Một thanh niên ôm bức chân dung của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp,cùng hàng ngàn người khác bên ngoài căn nhà của ông, trước khi đi để tỏ lòng tôn kính người anh hùng tại Hà Nội ngày 6 tháng 10 năm 2013. Nguồn: Agence France-Presse/Getty

Ngày hôm sau, tôi được dẫn vào phòng tiếp tân lớn của Phủ Chủ tịch mà người Pháp đã xây cho các quan thuộc địa của họ (Toàn quyền Đông Dương), nơi ông Tướng đang chờ đợi. Mỉm cười, người nhỏ bé, có tuổi nhưng nhanh nhẹn, mặc một bộ đồ màu xám và đeo cà vạt, hầu như ông không giống như hỗn danh thời chiến là ông tướng tàn nhẫn, với tính khí cọc cằn.

Giáp chào tôi nồng nhiệt ở dưới bức tượng bán thân rất lớn của Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Cả hai chúng tôi ôm chặt vai nhau như thể chúng tôi là đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không phải là kẻ cựu thù.

Tôi đã hy vọng cuộc thảo luận của chúng tôi sẽ tập trung vào vai trò lịch sử của ông (Giáp). Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ vào năm 1973, tôi đã đọc tất cả mọi thứ có thể có đặt tay tới về chiến tranh chống Pháp và Mỹ tại Việt Nam, bắt đầu với cuốn “Địa ngục trong một nơi rất nhỏ,” của Bernard Fall, tài liệu nghiên cứu kinh điển của ông về cuộc vây hãm năm 1954 ở Điện Biên Phủ, nơi mà chế độ thực dân Pháp thực sự kết thúc và thiên tài của tướng Giáp lần đầu tiên  được cả thế giới biết đến và kinh ngạc.

Tôi muốn nghe Giáp kể lại trận đánh kéo dài gần hai tháng, để được giải thích bằng cách nào lực lượng của ông đã gây sốc cho quân Pháp vì đã kéo được pháo lên những ngọn đồi và qua những khu rừng dày đặc. Tôi muốn nói chuyện với ông ấy về một kỳ công hậu cần khác, đường mòn Hồ Chí Minh.

Tôi biết ông tự hào về danh tiếng của mình là “Napoleon Đỏ,” và tôi nghĩ rằng ông sẽ thỏa mãn sự tò mò của tôi về những chiến thắng của ông. Tôi muốn chúng tôi ứng xử như hai sĩ quan đã nghỉ hưu và hai kẻ cựu thù kể lại các sự kiện lịch sử, trong đó ông đã đóng một vai trò quan trọng và tôi giữ một vai nhỏ. Nhưng ông đã trả lời hầu hết các câu hỏi của tôi rất vắn tắt, không hơn những gì tôi đã biết, và sau đó xua tay cho biết ông không hứng thú.

Tất cả bây giờ đã là quá khứ, ông nói. Chúng ta nên thảo luận về một tương lai mà hai nước chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn. Và vì vậy chúng tôi đã vào cuộc, hai chính trị gia thảo luận về việc hiện tại giữa hai nước của chúng tôi, điều đã đưa tôi trở lại Việt Nam.

Giáp là bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông dựa trên nhiều hơn thế. Những chiến thắng của ông đã đạt được bằng một chiến lược kiên trì mà ông và Hồ Chí Minh đã tin chắc là sẽ thành công—một quyết tâm sắt đá chịu nhận  số thương vong khổng lồ và để cho đất nước của họ bị phá hủy gần hết hầu đánh bại bất kỳ kẻ thù nào, dù mạnh đến đâu. “Các ông giết 10 người của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết một người của các ông,” Hồ Chí Minh nói với Pháp, “nhưng cuối cùng, các ông sẽ mệt mỏi [và bỏ cuộc] trước.”

“Các ông giết 10 người của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết một người của các ông, nhưng cuối cùng, các ông sẽ mệt mỏi [và bỏ cuộc] trước.” – Hồ Chí Minh

Giáp thực hiện chiến lược đó với một ý chí bất khuất. Pháp đẩy lùi hết sóng người này đến sóng người khác trong cuộc tấn công trực diện tại Điện Biên Phủ. Cuộc tấn công Tết Mậu thân 1968 là một thảm họa quân sự gần như đã tiêu diệt lực lượng Việt Cộng. Nhưng Giáp đã kiên gan và đã thắng thế.

Mỹ chưa bao giờ thua trận trước quân Bắc Việt, nhưng Mỹ đã thua cả cuộc chiến. Quốc gia, chứ không chỉ những đoàn quân ở đó, đã chiến thắng trong chiến tranh. Giáp hiểu điều này. Người Mỹ thì không. Người Mỹ quá mệt mỏi vì sự giết chóc trước khi người Việt Nam chán ngán. Thật khó để biện hộ cho đạo đức của chiến lược này. Nhưng không ai có thể phủ nhận sự thành công của nó.

Gần cuối buổi họp, tôi đã một lần nữa cố để thử thách độ thẳng thắn của Giáp. Tôi hỏi có phải sự thật là ông đã phản đối cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam. Ông cũng bác bỏ điều đó, và nói đại khái, “quyết định của đảng luôn luôn đúng.”

Đến đó, cuộc gặp mặt chấm dứt. Chúng tôi đứng lên, bắt tay, và khi tôi quay đi, ông ta ôm chặt cánh tay tôi, và nói nhỏ, “ông là một kẻ thù đáng kính.”

Tôi không biết có phải ông nói thế như một sự so sánh với các kẻ thù khác của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản hay Pháp, người đã giết chết vợ ông, hay đây chỉ là một sự thừa nhận ngầm rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lý tưởng chứ không phải vì muốn là đế quốc và rằng tính nhân bản của chúng tôi đã góp một phần trong thất bại của Hoa Kỳ. Có lẽ ông ấy chỉ nói thế để tâng bốc tôi. Dù ngụ ý là gì đi nữa tôi vẫn đánh giá cao tình cảm này.

Ông McCain là một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona.

Bài viết này đăng trên trang A15, phiên bản Mỹ của tờ The Wall Street Journal, ngày 6 tháng 10 2013, với tiêu đề: Ông ta đánh bại chúng tôi trong chiến tranh nhưng chưa bao giờ ở mặt trận.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: He Beat Us in War but Never in Battle. John McCain, The Wall Street Journam, OPINION, October 6, 2013

3 Comments on “Thắng cuộc nhưng chưa khi nào thắng trận

  1. Tướng Giáp đi Tàu năm 1990, long ngóng, thua xa Trạng Quỳnh…Trung Cộng “đăng cai” tổ chức Á Vận Hội 1990,có mời
    đích danh Duẫn sang dự khán. Tụi Lê Duẫn khi ấy đã bưng bô cho Liên Sô và chê bỏ Tàu Cộng thối mồm, nên cả sợ không dám qua Tàu, lỡ phải xơi vịt quay Bắc kinh như Kụ Gồ, nên đẩy Giáp thay mặt. Giáp miễn cưỡng phải tuân hành chỉ thị
    của Duẫn.

    Hôm bế mạc Á vận , Giáp “bị” ngồi tít phía sau khán đài danh dự.
    Bỗng à ơi,một tên tướng Tàu Chệt hướng dẫn một người nữ…kia đến gặp Giáp. Tên tướng Chệt giới thiệu người nữ… kia với Giáp, nói khá lớn tiếng:
    Thưa ông Đại tướng Giáp, đây là bà quả phụ của vị tướng làm chủ nhiệm các lực lượng Trung Hoa, đã sang giúp đại tướng thắng trận ĐBP.

    (Giáp gượng cười, lí nhí cái gì, nghe không rõ).

    .

  2. Thắng cuộc tuy không thắng trận nào đó là nhờ chiến thuật Trì Cửu Chiến, kéo dài chiến tranh cho đến khi Mỹ bỏ cuộc. Bên phía Cộng Sản có thể dùng chiến thuật kéo dài chiến tranh mà bên phía Mỹ không làm được. Xã hội Cộng Sản được tổ chức để theo đuổi chiến tranh và chỉ để theo đuổi chiến tranh mà thôi . Phát triển kinh tế không phải là ưu tiên của xã hội cộng sản mà kinh tế chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Trong khi đó, xã hội Mỹ xem việc phát triển kinh tế, khoa học là ưu tiên . Bên phía Cộng Sản bưng bít tin tức, bắt dân chỉ nghe một luận điệu, dân không được bàn luận, kinh tế bao cấp có nghĩa là dân tiêu thụ tối thiểu, còn lại là nhà nước dùng để dốc vào chiến tranh. Các biện pháp đó khiến cho người dân chỉ nghĩ đến chiến tranh, dốc hết sức cho chiến tranh.

    Sau khi miền Nam mất thì Mỹ phải lùi bước trên nhiều nơi . Phe CS lan rộng tại Nam Mỹ, tại Phi Châu. Đó là nhờ giá dầu hỏa cao nên Liên Xô có nhiều tiền nhờ xuất cảng dầu hỏa. Đến khi giá dầu hỏa xuống thấp vào đầu thập niên 1980 thì nền kinh tế chỉ để phục vụ cho chiến tranh biến thành cái gót chân Archille của Liên Xô vì đó là nền kinh tế không cần sản xuất hàng hóa để xuất cảng. Không có hàng hóa để xuất cảng, món hàng xuất cảng chính là dầu hỏa thì giá lại kém nên Liên Xô không đủ ngân sách để duy trì guồng máy quân sự khổng lồ.

    Bưng bít tin tức, cấm dân bàn luận, kinh tế do nhà nước nắm là biện pháp phục vụ cho đường lối chiến tranh thời xưa, ngày nay thành trở ngại trong việc phát triển quốc gia.

  3. Giáp đã đi (cho) zồi…

    Giáp ui Giáp đã đi zồi
    Nước mây mát mẻ, người người cười vang
    Nhớ cái thuở vinh quang …bốc phét
    Từ Điện Biên, Tàu Chệt tràn sang
    Tàu sang mang ách lầm than
    Diễn trò đấu tố dã man trăm bề
    Người dân rét khổ ê chề

    Giáp đi cái đảng máu me cũng tàn
    Tiếc gì cái đảng ác gian
    Điện Biên, Tàu đến, trăm ngàn nỗi đau
    Quê hương bao thuở dãi dẩu
    Từ nay bặt tiếng ve sầu Điên Biên!

    Hay gì một tí lời khen
    Tiếng khen chẳng bõ ho hen một thời

    Giáp đi, khuất mắt cho rồi
    Điện Biên phải gíó bùi ngùi lòng ta…