Đồng thuận Bắc Kinh

Hu Zi

doi_moiTrong mấy năm vừa qua người ta đã nghe quá nhiều về những lời tụng ca cái gọi là “đồng thuận Bắc Kinh”. Mệnh đề hoa mĩ này là để chỉ các chế độ ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn giữ hệ thống độc đảng.

Nhiều người cho rằng đấy là giải pháp tốt nhất cho các nước đang phát triển, là toa thuốc giúp phát triển kinh tế và xã hội và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa.

Khái niệm Beijing Consensus – 北京共识 được Joshua Cooper Ramo, cựu biên tập của tạp chí Time, đưa ra từ năm 2004. Khái niệm này không phổ biến lắm và ít khi được giới học giả nhắc đến. Ý tưởng của Ramo là một quốc gia (đang phát triển) thay vì chạy theo free market như Washington Consensus kêu gọi thì có thể học tập TQ ở 3 điểm sau:

– Sẵn sàng thay đổi và chấp nhận “dò đá qua sông” (lời khuyên của Đặng Tiểu Bình)。
– Hướng đến tăng trưởng bền vững với một xã hội công bằng (ít nhất theo nghĩa phân bổ thu nhập)
– Tự chủ về mặt chính trị.

DDoofng thuaajn Bawsc Kinh. Nguoofn: online.wsj.com
Đồng thuận Bắc Kinh. Nguồn: online.wsj.com

Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, “đồng thuận Bắc Kinh” có vẻ như càng ngày càng thuyết phục hơn. Trung Quốc đã tự khẳng định như một đối thủ của Mỹ về mặt kinh tế và sắp tới là về mặt quân sự mà còn cạnh tranh với Mỹ về mặt tư tưởng nữa: Trung Quốc có “sức mạnh mềm” về chính trị là khả năng quyến rũ của mình.

Dù Trung Quốc đang là “bảng quảng cáo lớn nhất thế giới về một phương cách phát triển mới”, làm kinh tế tư bản trong khi tiếp tục chuyên quyền, các nhà lãnh đạo Đảng đang nắm chặt bàn tay vì lo sợ mất quyền kiểm soát và sợ Trung Quốc rơi vào hỗn loạn. Chính nỗi sợ hãi này, là động lực thúc đẩy đằng sau những biểu hiện ứng xử bề ngoài gây quan ngại của Trung Quốc. Quyền lực của Đảng, lập luận tiếp tục, dựa vào sự tăng trưởng kinh tế, và đến lượt nó, sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên do chính các quốc gia không hài lòng với Trung Quốc cung cấp. Các chính trị gia ở Châu Phi trong thực tế hiếm khi nói về theo đuổi một “đồng thuận Bắc Kinh”. Nhưng họ yêu thích dòng chảy viện trợ từ Trung Quốc mà không phải nghe các bài giảng về lãnh đạo và nhân quyền như từ phương Tây.

Cũng chính sự sợ hãi này khiến lãnh đạo Trung Quốc thờ ơ trước việc đánh bóng mô hình Trung Quốc. Họ hiểu rõ người Mỹ sẽ nhạy cảm ra sao trước bất kỳ cuộc nói chuyện nào mang hàm ý Trung Quốc muốn nổi lên như một đối thủ cạnh tranh về quyền lực và ý thức hệ – và xung đột với Hoa Kỳ có thể làm sụp đổ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.


Nguồn: Đồng thuận Bắc Kinh. Hu Zi. Facebook, October 15, 2013

1 Comment on “Đồng thuận Bắc Kinh

  1. Trong năm 1992, không biết trong trường hợp và vì lý do gì, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố theo BBC thuật lại như sau:
    ” Trung Quốc có truyền thống …chia rẽ trong quá khứ. Vậy đảng CS Trung Quốc yêu cầu nhân dân làm ăn phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng CS hiền từ. Đến khi nào thời cơ thuận tiện, Trung Quốc sẽ có thay đổi về chính trị.”
    Trái ba-lông đã lờ vờ bay lên. Trước sau gì, bằng một phương cách nào đó, Đảng CS Trung Quốc cũng phải tự mình lột da metaphormoser thôi, miễn là đảng chuyển hướng mới với các đảng viên trở thành công dân bình thường, trong một đất nước kinh tế thị trường, không có cái đuôi định hướng …” xuống hố nút ” nữa.
    Trung Quốc dư biết họ bị vây hãm về địa lý quân sự từ bốn hướng; và tuy phát triển, nhưng TQ vẫn bị thế giới xem là một thứ trưởng giả học làm sang. Đảng CS Trung Quốc phải giải thể , thì Trung Hoa tồn tại hòa hảo củng thế giới.