Đánh giá lại tướng Võ Nguyên Giáp của CSVN
MARK MOYAR | Trà Mi lược dịch
Những trường hợp rõ ràng nhất về tội ác [chiến tranh] của Giáp đã diễn ra trong năm 1946, khi ông chỉ đạo các vụ ám sát hàng trăm người trong giới lãnh đạo chính trị của các đảng phái quốc gia và những người của các tổ chức quốc gia khác.
Vị tướng vừa qua đời không đóng góp nhiều trong các trận thắng như báo chí gần đây giả định.
Võ Nguyên Giáp, người đã qua đời tuần trước ở tuổi 102, được nhớ đến ở phương Đông và trời Tây như là một vị tướng nổi bật nhất trong chiến tranh Việt Nam. Cáo phó trên báo chí phương Tây đã đưa tin về vị tướng “huyền thoại” như người đã “đạo diễn những thất bại của Pháp và Mỹ” bằng cách lãnh đạo một “đoàn quân du kích khố rách áo ôm đi đến chiến thắng” lần thứ nhất (1946-1954) và trong cuộc chiến Đông Dương Thứ Hai (1960-1975). Trong khi Giáp đã thực sự chứng minh tài năng đáng kể như một tướng lãnh, nhưng những thành tựu thật sự của ông ít ấn tượng hơn những gì người ta có thể kết luận từ những tuyên bố gần đây.
Đúng thế, trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Giáp giám sát việc chuyển đổi một quân đội nhỏ, được trang bị nhẹ thành một lực lượng quân sự quy ước có kỷ luật. Công trạng này đã đủ để dẹp bỏ việc dùng thuật ngữ đội quân “khố rách áo ôm” [để gọi đoàn quân của ông Giáp –TM]. Ông rất xuất sắc ở mặt hậu cần, một công tác bị đánh giá thấp nhưng thiết yếu trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong những năm đầu tiên của chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lúc đó quân Cộng sản Việt Minh của ông chiến đấu với Pháp và đồng minh Việt Nam, quân đội của tướng Giáp bị nhiều tổn thất quân sự. Phần nhiều những tổn thất này là kết quả của những quyết định sai lầm của ông Giáp.
Lực lượng Việt Minh đã không có tiến triển đáng kể cho đến khi nhận được viện trợ khổng lồ của Trung Quốc, sau khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Hoa vào năm 1949. Năm 1950, Cộng sản Trung Hoa chở sang cho Việt Minh 14.000 súng trường, 1.700 súng máy và súng không giựt, và 300 khẩu bazooka. Trong bốn năm sau đó, Trung Quốc viện trợ cho Việt Minh đã tăng gấp mười lần, đến 4.000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng đã gởi 281 cố vấn quân sự Trung Quốc, kể cả ông Trần Canh (Chen Geng), một trong những tướng giỏi nhất của Mao Trạch Đông.
Vì thành tích kém cỏi của Giáp, Trần Canh năm giữ vai trò chỉ đạo chiến lược cho Việt Minh; Đây là một thực tế, nếu được người đời biết đến, có thể đã xoá sạch những lời khen ngợi dành cho Giáp trong cuộc chiến tiếp theo tiếp theo.
Trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Minh đã được hậu thuẫn với số lượng lớn các binh sĩ hậu cần Trung Quốc và xe tải, nếu không có họ đã không thể chiếm ưu thế. Quân đội Việt Minh, tại thời điểm này còn tồi tệ hơn nhiều những gì thế giới bên ngoài tin tưởng. Sau này, Giáp tâm sự với nhà ngoại giao Hungary Janos Radvanyi rằng Điện Biên Phủ “là cố gắng tuyệt vọng cuối cùng của quân đội Việt Minh.” Năm tháng của chiến tranh rừng núi “đã đẩy tinh thần các đơn vị chiến đấu xuống dốc thẳm,” và quân đội đã đang “trên bờ vực của sự kiệt sức hoàn toàn.”
Điện Biên Phủ là cố gắng tuyệt vọng cuối cùng của quân đội Việt Minh. Năm tháng của chiến tranh rừng núi đã đẩy tinh thần các đơn vị chiến đấu xuống dốc thẳm, và quân đội đã đang trên bờ vực của sự kiệt sức hoàn toàn. – Võ Nguyên Giáp
May mắn cho Việt Minh, chính phủ Mỹ đã từ chối yêu cầu của Pháp để hỗ trợ trên không ở Điện Biên Phủ, một phần không nhỏ vì ước tính phóng đại sức mạnh của Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh đã tổn thất với một con số khổng lồ là 22.900 thương vong tại Điện Biên Phủ, gần một nửa tổng số đoàn quân của họ, trước khi tấn công giày xéo đội quân ít người hơn ở mặt trận.
Vai trò của tướng Giáp trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai nhỏ hơn thế nữa. Vào thời điểm Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến tranh trên bộ vào năm 1965, Lê Duẩn và các quan chức cấp cao khác của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho Giáp ra rìa, vì họ cho rằng Giáp nghiêng về học thuyết của Liên Xô hơn chủ nghĩa Mao. Khi Lê Duẩn và viên tướng được Duẩn ưa chuộng, Nguyễn Chí Thanh, chủ trương sự tăng cường nhanh chóng cuộc đấu tranh quân sự vào năm 1965, sự phản đối của tướng Giáp bị bỏ ngoài tai.
Như Giáp đã cảnh báo, Mỹ phản ứng với tăng cường rằng với một can thiệp lớn trên mặt đất. Điều này được lưu miền Nam Việt Nam và sản xuất một kế dài đẫm máu Bắc Việt đánh bại. Trong hai năm tới, như thương vong Bắc Việt nhân, Giáp tư vấn chuyển sang chiến tranh du kích kéo dài. Một lần nữa, kiến nghị của ông đã đi ai chịu nghe.
Giáp đã chẳng còn tiếng nói nào trong cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Ông lấy lại một số ảnh hưởng trong những năm đầu thập niên 1970, chia sẻ quyền lực với một số tướng khác. Do đó, ông đã phải chịu một số trách nhiệm cho sự thất bại của cuộc Tấn Công mùa hè năm 1972, khi đó lực lượng bộ binh của Nam Việt Nam [VNCH –TM] và không quân Hoa Kỳ đập tan 14 sư đoàn quân Bắc Việt [VNDCCH – TM]. Giáp đã đóng góp lớn trong việc hoạch định cuộc tấn công cuối cùng vào năm 1975, nhưng việc thực hiện chiến dịch cuối cùng đã vào tay tướng Văn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công trong việc lật đổ chính quyền Sài Gòn không phải là chính yếu vì kết quả của kế hoạch của tướng Giáp, nhưng vì việc Mỹ rút đi những viện trợ cho quân đội Nam Việt Nam khiến cho việc bảo vệ sườn phía đông của Việt Nam đã không thể có được.
Một bỏ qua gây thắc mắc khác trong những điếu văn gần đây cho tướng Giáp là đồng lõa của ông trong tội ác chiến tranh. Đây là điều khác biệt nổi bật với cáo phó cho người đồng nhiệm Mỹ, tướng William Westmoreland, đã đề cập đến những cáo buộc tội ác chiến tranh.
Những trường hợp rõ ràng nhất về tội ác [chiến tranh] của Giáp đã diễn ra trong năm 1946, khi ông chỉ đạo các vụ ám sát hàng trăm người trong giới lãnh đạo chính trị của các đảng phái quốc gia và những người của các tổ chức quốc gia khác. Giáp không bao giờ hối hận, và đã viết về những vụ giết người này như một sự thật hiển nhiên:
“Việc thanh toán bọn phản động của các đảng phái quốc gia mà đỉnh điểm là thành công và chúng ta có thể giải phóng tất cả những khu vực đã rơi vào tay bọn chúng.”
Nó không phải là điều khó thấy lý do tại sao những người Cộng sản Việt Nam muốn phóng đại giá trị của tướng Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông ta. Có điều người Mỹ đã làm như thế mới là phiền và đáng ngạc nhiên hơn. Việc tiểu thuyết hoá kẻ thù trong thời chiến có thể có vẻ không quan trọng đối với nững người Mỹ chưa bao giờ nghe tiếng đạn bắn đi trong sự tức giận, nhưng với những người đã chiến đấu ở địa đầu chiến tuyến thì ứng xử như thế là một sự xúc phạm. Họ xứng đáng hơn thế.
Mark Moyar là tác giả cuốn “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965” [“Chiến thắng bỏ lỡ: Chiến tranh Việt Nam, 1954-1965”].
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Vietnam’s Giap Reappraised. The late general had less of a hand in war victories than recent press presumes. By MARK MOYAR | http://online.barrons.com, WEDNESDAY, OCTOBER 9, 2013. DCVOnline minh hoạ.
Tác giả đã đưa ra một số điểm làm hạ giá trị của ông Võ Nguyên Giáp và các điểm này không phải là không có căn cứ.
Việt Minh lớn mạnh nhờ có Trung Quốc hỗ trợ. Nếu Mao Trạch Đông không thắng ở Hoa Lục mà Tưởng Giới Thạch đặt vững sự cai trị ở Trung Hoa thì nhóm Việt Minh lúc đó đang phải rút lên vùng rừng núi sẽ ra sao? Sẽ phải tiếp tục chiến tranh du kích rồi sau đó không biết sẽ như thế nào khi Pháp trả lại độc lập cho Bảo Đại. Dù cho Bảo Đại là thân Pháp bù nhìn mà Việt Minh không có đủ khí giới để lật ngược tình thế thì sẽ có thể sẽ giống như Cộng Sản ở Mã Lai. Và có nghĩa là không có trận Điện Biên Phủ và không ai biết đến thiên tài quân sự của ông Giáp.
Cuộc Đại Thắng Mùa Xuân là do Mỹ đã cắt viện trợ quân sự cho VNCH. Đánh thắng một quân đội hết đạn thì không cần phải có thiên tài quân sự.
Thật ra các chiến dịch Tổng Công Kích 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, quân đội CS đều bị thua vì hỏa lực Mỹ quá manh. Với hỏa lực quá mạnh thì thiên tài quân sự không thấm tháp gì vì hễ tập trung quân định tấn công thì bị B-52 dập cho tan đội hình. Cũng tương tự như Lã Bố, Mã Siêu tuy võ nghệ siêu quần, sức khỏe bạt chúng múa đao vèo vèo nhưng trước một anh lính quèn mang khẩu tiểu liên thì Lã Bố, Mã Siêu cũng toi mạng.
Trích: “Vì thành tích kém cỏi của Giáp, Trần Canh năm giữ vai trò chỉ đạo chiến lược cho Việt Minh”
Ở đây tác giả bài này không biết đến chi tiết trong trận Điện Biên Phủ là lúc đầu Việt Minh tuân theo chiến thuật của Trần Canh là đánh biển người. Sau khi đánh vài trận ông Võ Nguyên Giáp ngưng lại đòi đổi chiến thuật đánh chậm, tiến chậm vì nếu đánh theo kiểu Trung Quốc thì Việt Minh sẽ cạn người rất nhanh. Việt Nam không có kho người vĩ đại như Trung Quốc. Vì thế sự đóng góp của ông Võ Nguyên Giáp cho Điện Biên Phủ là có. Còn về sau thì sự đóng góp của ông Giáp không rõ ràng lắm vì trong nội bộ đảng CS có nhiều chuyện mà người ngoài không nhìn thấy.